CUỘC Đời CHÚA CỨU THẺ - QUYỂN 2

13/31

Chương 42—LỜI TRUYỀN KHẨU

Dựa theo Ma-thi-ơ 15:1 -20; Mác 7:1 -23

Các thầy thông giáo và người Pha-ri-si tưởng rằng sẽ gặp được Đức 101 Chúa Giê-su vào dịp lễ vượt Qua, nên họ đã lập mưu hại Ngài. Tuy nhiên, Đức Chúa Giê-su biết trước mưu đồ của họ, nên Ngài đã không đến dự lễ. “Bấy giờ, có mấy người Pha-ri-si và mấy thầy thông giáo từ thành Giêru-sa-lem đến gần Đức Chúa Giê-su”. Vì Ngài không đến chỗ họ nên họ đi tìm Ngài. Đã có lúc dân Ga-li-lê đón nhận Đức Chúa Giê-su với tư cách là Đấng Mê-si, và thẩm quyền của hàng giáo phẩm trong vùng đó bị lật đổ. Sứ mạng của mười hai sứ đồ là mở rộng công việc của Đấng Cứu Thế, và công việc này đặt các môn đồ vào cuộc chiến công khai với các thầy thông giáo, không những thế, sứ mạng các sứ đồ mang lại còn kích động sự ghen tỵ trong các bậc lãnh đạo tại Giê-ru-sa-lem. Lúc Ngài khởi thi hành chức vụ, các kẻ do thám tại Ca-bê-na-um vốn cố ép Ngài nhận tội vi phạm ngày Sa-bát đã bị đặt vào tình huống khó xử; nhưng các thầy thông giáo thì nhất quyết thực hiện ý đồ đen tối của mình. Giờ đây, một nhóm người khác được sai đi để thăm dò các hoạt động của Đức Chúa Giê-su và tìm ra một lời cáo buộc nào đó hòng chống lại Ngài. Như trước đây, lý do họ kiện cáo là Ngài đã không tôn trọng các lời truyền khẩu vốn làm cho luật pháp của Đức Chúa Trời ra nặng nề. Những lời truyền khẩu này được đặt ra để giúp tuân giữ luật pháp, nhưng người ta lại coi chúng thiêng liêng hơn cả chính luật pháp. Khi có sự xung đột giữa các lời truyền khẩu này với những Điều Răn được Đức Chúa Trời ban bố tại núi Si-nai, thì quyền ưu tiên vẫn dành cho các tục lệ của mây thầy thông giáo. CCC2 101.1

Trong số những quy định được nhấn mạnh nhiều nhất có các quy định về sự thanh tẩy theo nghi lễ. Việc bỏ qua các hình thức lễ nghi buộc phải tuân giữ trước khi ăn bị coi là một tội lỗi gớm ghiếc, đáng bị phạt cả trong đời này lẫn đời sau. Đây được coi như một lý do để tận diệt kẻ vi phạm. CCC2 101.2

Có vô số quy định liên quan đến sự thanh tẩy. Nếu dành trọn cuộc đời cũng không thể nào học hết các quy định này. Đời sống của những kẻ cố gắng tuân thủ những đòi hỏi của các thầy thông giáo là một cuộc đấu tranh dai dẵng nhằm chống lại những gì làm cho người ta ra ô uế khi chiếu theo nghi lễ, một chuỗi các lễ nghi dài vô tận về những việc tắm rửa và thanh tẩy. Dân chúng vì phải chăm chú vào những sự phân biệt nhỏ nhặt, và tuân giữ những điều Đức Chúa Trời không đòi hỏi, nên họ không còn quan tâm đến những nguyên tắc căn bản nhất trong luật pháp của Ngài. CCC2 102.1

Đấng Cứu Thế và các môn đồ đã không tuân giữ nghi lễ rửa tay này, và những kẻ do thám dựa vào sự kiện này để tố cáo thầy trò Đức Chúa Giê-su. Tuy nhiên, họ không trực tiếp tấn công Đấng Cứu Thế, mà lại tìm đến Ngài với những lời phê phán các môn đồ. Trước sự hiện diện của đoàn dân đông, họ nói: “Sao môn đồ Thầy phạm lời truyền khẩu của người xưa? Vì họ không rửa tay trước khi ăn”. CCC2 102.2

Bất cứ khi nào Lẽ Thật đến trong linh hồn con người với quyền năng đặc 102 biệt, Sa-tan đều xúi các sứ hắn mở màn cho cuộc tranh luận về một vấn đề vụn vặt nào đó. Hắn cho rằng làm như vậy có thể khiến cho người ta không còn chú ý tới vấn đề then chốt nữa. Khi một việc lành được khởi xướng, thì luôn có những kẻ cãi bướng sẵn sàng bước vào cuộc tranh luận về hình thức hay cách thức, hòng lôi kéo đầu óc người ta ra khỏi hiện thực sống. Khi Đức Chúa Trời sắp sửa hành động trong dân sự Ngài theo cách thức đặc biệt, thì chúng ta đừng để dân sự Ngài bị lôi kéo vào những cuộc tranh luận sẽ chỉ dẫn đến sự hủy diệt linh hồn. Những câu hỏi chúng ta phải quan tâm nhiều nhất là: Tôi có thực sự tin với đức tin cứu rỗi vào Con Đức Chúa Trời hay không? Cuộc sống của tôi có phù hợp với luật pháp của Chúa hay không? Như có chép rằng: “Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu.” “Tại sao chúng ta biết mình đã biết Ngài, ấy là tại chúng ta giữ các Điều Răn của Ngài.” (Giăng 3:36; I Giăng 2:3). CCC2 102.3

Đức Chúa Giê-su đã không tìm cách biện giải cho mình và các môn đồ. Ngài cũng khôn g phản ứng gì với những lời buộc tội, nhưng Ngài vạch cho họ thấy tâm thần nào đã thôi thúc những kẻ khắt khe trong các nghi thức của người đời. Ngài cho họ một ví dụ về điều họ vẫn thường làm và họ đã làm ngay trước khi tới tìm Ngài. “Còn các ngươi sao cũng vì cớ lời truyền khẩu mình mà phạm Điều Răn của Đức Chúa Trời?” Ngài phán. “Vì Đức Chúa Trời đã truyền Điều Răn này: Phải hiếu kính cha mẹ ngươi; lại, điều này: Ai mắng nhiếc cha mẹ thì phải chết. Nhưng các ngươi lại nói rằng: Ai nói cùng cha mẹ rằng: Những đều mà tôi có thể giúp cha mẹ, đã dâng cho Đức Chúa Trời rồi, thì người ấy không cần phải hiếu kính cha mẹ”. Họ đã bỏ điều răn thứ năm mà không màng đến hậu quả, nhưng lại rất chính xác trong việc tuân giữ những lời truyền khẩu của cha ông. Họ dạy dân chúng rằng việc dâng của cải cho đền thờ là một bổn phận còn thiêng liêng hơn cả sự phụng dưỡng cha mẹ; và rằng, dù thiếu thốn đến đâu, khi cho cha hay mẹ một phần của cải đã dâng hiến sẽ là hành động phạm thượng. Một đứa con bất hiếu chỉ cần nói “Co-ban” về của cải của hắn, và vậy là hắn đã dâng của cho Đức Chúa Trời, rồi hắn có thể giữ lại của ấy cho mình sử dụng suốt đời. Và sau khi hắn chết, của cải đó sẽ được xung vào sự hầu việc tại đền thờ. Như thế, hắn được tự do sử dụng lúc còn sống cho đến tận khi chết, hành động không tôn kính và lừa gạt cha mẹ được núp dưới vỏ bọc của cái gọi là dâng hiến cho Đức Chúa Trời. CCC2 102.4

Dù trong cả lời nói lẫn việc làm, Đức Chúa Giê-su không bao giờ coi nhẹ bổn phận của con người là phải dâng của lễ cho Đức Chúa Trời. Chính Đấng Cứu Thế đã đưa ra tất cả các hướng dẫn của luật pháp về thuế phần mười và của dâng. Khi còn sống cuộc đời tại thế, Ngài đã khen người đàn bà nghèo dâng tất cả những gì mình có vào hộp tiền dâng nơi đền thờ. CCC2 103.1

Còn vẻ sùng kính Đức Chúa Trời của các thầy tế lễ và thầy thông giáo chỉ là một sự giả tạo để che đậy sự thèm khát đánh bóng chính bản thân mình mà thôi. Dân chúng đã bị họ đánh lừa. Họ đang phải mang những gánh nặng mà Đức Chúa Trời không bắt họ phải gánh vác. Các môn đồ của Đấng 103 Cứu Thế cũng không hoàn toàn thoát khỏi cái ách đã đặt trên họ do sự thành kiến để lại và do uy quyền của các thầy thông giáo. Giờ đây, bằng cách vạch rõ tinh thần đích thực của các thầy thông giáo, Đức Chúa Giê-su đã giải thoát tất cả những ai thực sự ao ước hầu việc Đức Chúa Trời khỏi sự nô lệ cho lời truyền khẩu. Ngài phán với những kẻ do thám: “Hỡi kẻ giả hình! Ê-sai đã nói tiên tri về các ngươi phải lắm, mà rằng: Dân này lấy môi miếng thờ kính Ta; nhưng lòng chúng nó xa Ta lắm. Sự chúng nó thờ lạy Ta là vô ích, vì chúng nó dạy theo những điều răn mà chỉ bởi người ta đặt ra”. CCC2 103.2

Những lời của Đấng Cứu Thế tố cáo toàn bộ hệ thống giáo điều của người Pha-ri-si. Ngài tuyên bố rằng: Chính việc đặt các đòi hỏi của họ lên trên các lệnh truyền của Đức Chúa Trời, đồng nghĩa với việc các thầy thông giáo đã muốn đặt mình lên trên Đức Chúa Trời. CCC2 103.3

Những kẻ được phái đến từ Giê-ru-sa-lem nổi cơn giận dữ. Họ không thể tố cáo Đức Chúa Giê-su rằng Ngài vi phạm luật pháp được ban cho tại núi Si-na-i, bởi vì Ngài nói với tư cách người bênh vực luật pháp ấy và chống lại các lời truyền khẩu của họ. Rõ ràng những điều răn vĩ đại, thánh khiết trong luật pháp mà Ngài đã trình bày, đối kháng gay gắt với những điều luật nhỏ nhen do con người nghĩ ra. CCC2 103.4

Đức Chúa Giê-su đã giải thích với đoàn dân đông hôm đó. Về sau này, Ngài lại giải thích một cách đầy đủ và tường tận hơn cho các môn đồ của Ngài mà rằng: Cái làm người ta dơ dáy không phải từ bên ngoài đem vào, mà là từ trong lòng người ta sinh ra đủ mọi thứ làm cho dơ dáy. Sự sạch sẽ và dơ dáy đi đôi với linh hồn. Chính những hành động, lời nói, tư tưởng xấu xa, và sự vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời, mới làm cho người ta dơ dáy, chứ không phải việc sao nhãng các nghi lễ bên ngoài do con người đặt ra. CCC2 103.5

Các môn đồ thấy những kẻ do thám đã tức điên lên khi những sự dạy dỗ sai quây bây lâu nay bị vạch trần. Họ thấy những ánh mắt giận dữ, nghe những lời thì thầm bất mãn và thù hằn, làm họ quên mất rằng Đấng Cứu Thế đã nhiều lần cho họ thấy là Ngài đọc thâu lòng họ như đọc một cuốn sách đang mở ra trước mắt. Các môn đồ thưa cùng Đức Chúa Giê-su về sự ảnh hưởng của Lời Ngài, với hi vọng Ngài sẽ làm hòa với các viên chức đang giận dữ này: “Thày có hay rằng người Pha-ri-si nghe lời Thầy nói mà phiền giận chăng?”. CCC2 104.1

Ngài đáp lại rằng: “Cây nào mà Cha Ta trên trời không tròng, thì phải nhổ đi”. Các phong tục và tập quán dù được các thầy thông giáo đánh giá cao đến đâu đi chăng nữa cũng đều thuộc về thế gian này mà thôi, hoàn toàn không phải từ trên trời mà đến. Tuy nhiên, vì họ có uy tín lớn đối với dân chúng, nên họ không thể chịu đựng nổi sự thử thách của Đức Chúa Trời. Tất cả những gì con người nghĩ ra để thay thế các Điều Răn của Đức Chúa 104 Trời đều chẳng có giá trị gì trong cái ngày mà “Đức Chúa Trời sẽ đem đoán xét các công việc, đến nỗi việc kín nhiệm hơn hết, hoặc thiện hoặc ác cũng vậy.” (Truyền-đạo 12:14). CCC2 104.2

Sự thay thế các Điều Răn của Đức Chúa Trời bằng các điều răn của con người không ngừng diễn ra. Thậm chí trong vòng những Cơ-đốc nhân cũng có những thể chế và tập quán được xây dựng trên nền tảng không khá hơn các lời truyền khẩu của cha ông. Những thể chế ấy chỉ dựa trên thẩm quyền của con người đã thay thế những thể chế do Đức Chúa Trời thiết lập. Con người bám vào các lời truyền khẩu, tôn sùng các tập tục của mình và nuôi lòng căm thù với những ai cố gắng vạch trần sự sai quây. Ngày nay, khi chúng ta được lệnh chú ý tới các Điều Răn của Đức Chúa Trời và lòng tin nơi Đức Chúa Giê-su, chúng ta cũng thấy sự thù nghịch ấy như sự thù nghịch đã được bộc lộ trong thời Đấng Cứu Thế. Đã có lời chép về những kẻ còn sót lại của Đức Chúa Trời như sau: “Con rồng giận người đàn bà, bèn đi tranh chiến cùng con cái khác của người, là những kẻ vẫn giữ các Điều Răn của Đức Chúa Trời và lời chứng của Đức Chúa Giê-su.” (Khải-huyền 12:17). CCC2 104.3

Nhưng “cây nào mà Cha Ta trên trời không tròng, thì phải nhổ đi”. Đức Chúa Trời truyền cho chúng ta phải đón nhận Lời của Cha đời đời, là Chúa trời đất thay vì uy quyền của những kẻ gọi là các giáo phụ của hội thánh. Chỉ có trong Lời của Cha đời đời, Lẽ Thật không bị trộn lẫn với những điều sai lầm. Đa-vít nói: “Tôi có trí hiểu hơn hết thấy kẻ dạy tôi, vì tôi suy gẫm các chứng cớ Chúa. Tôi thông hiểu hơn kẻ già cả, vì có gìn giữ các giềng mối Chúa”. (Thi-thiên 119:99, 100). Tất cả những ai công nhận thẩm quyền của người đời, các tập tục của hội thánh, hay các lời truyền khẩu của cha ông, hãy chú ý tới lời cảnh báo của Đấng Cứu Thế: “Sự chúng nó thờ lạy Ta là vô ích, vì chúng nó dạy theo những điều răn mà chỉ bởi người ta đặt ra”. CCC2 104.4