Thiện Ác Đấu Tranh
41—Sự Hoang Vu Của Trái Đất
VÌ TỘI LỖI nó chất cao tày trời, và Đức Chúa Trời đã nhớ đến các sự gian ác nó Hãy pha cho nó gấp hai chén mà nó đã pha cho kẻ khác. Nó càng khoe mình và chìm đắm trong sự xa hoa bao nhiêu, thì hãy làm cho nó đau đớn khốn khó bấy nhiêu. Bởi trong lòng nó tự nghĩ rằng: ta là một nữ vương ngự trên ngôi mình, không phai là đờn bà góa, và ta sẽ không than khóc bao giờ. Vậy cho nên đồng trong một ngày, những tai nạn nầy sẽ giáng trên nó, nào sự chết, nào sự than khóc, nào đói kém, và nó sẽ bị lửa thiêu mình đi nữa; vì Đức Chúa Trời phán xét nó là Chúa có quyền lực. Các vua thế gian đã phạm tội dâm dục và say đắm trong cuộc xa xỉ với nó, thấy khói của sự cháy nó thì sẽ vì nó khóc lóc thở than, . . . mà rằng, “Khốn thay! Khốn thay! Ba-by-lôn là thành lớn, là thành cường thạnh kia! Trong một giờ mà sự phán xét ngươi đã đến rồi!” (Khải huyền 18:5-10). TT20 577.1
“Các nhà buôn đó đã nhờ Ba-by-lôn làm giàu, sẽ đứng cách xa, vì e phải chịu khổ cùng nó; họ sẽ than khóc và buồn rầu, mà rằng: Khốn thay! Khốn thay! Thành lớn kia, đã từng mặc vải gai mịn, màu tía và màu điều, rực rỡ những vàng ngọc cùng hột châu! Trong một giờ sự giàu có sang trọng dường bao đã biến mất hết!” (Khải huyền 18:15-17). TT20 577.2
Đó là sự phán xét giáng trên Ba-by-lôn trong ngày thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Tội lỗi của nó đã tràn đầy; giờ nó đã đến để bị hủy diệt. TT20 577.3
Khi Đức Chúa Trời lên tiếng giải cứu dân sự Ngài thì có một sự tỉnh thức kinh hoàng cho những người đã mất tất cả trong cuộc đấu tranh cho sự sống. Khi còn ân điển thì họ bị mù quáng bởi những sự phỉnh-gạt của Sa-tan, và bào chữa cho đời sống tội lỗi mình. Kẻ giàu kiêu ngạo về sự cao sang của mình hơn những người kém may mắn; nhưng họ đạt được sự giàu sang là vì đã vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời. Họ hờ hững không cho kẻ đói ăn, không mặc cho kẻ trần truồng, không đối xử công bình, và không có lòng thương xót. Họ đã tìm cách tự đề cao và đạt được sự tôn trọng của đồng loại. Giờ đây, họ đã mất hết những sự tôn trọng đó, bị bỏ rơi trong cảnh thiếu thốn và không được bảo vệ. Họ rất kinh hoàng khi thấy sự hủy diệt các thần tượng mà họ đã ưa thích hơn Đấng Tạo Hóa. Họ đã bán linh hồn mình để đổi lấy sự giàu sang và vui thú thế gian, và không tìm cách trở nên giàu có trong Đức Chúa Trời. Kết quả của đời họ là sự thất bại; sự vui thú biến thành đắng cay, tài sản trở thành hư hoại. Tài lộc chắt bóp suốt cả đời bị quét sạch trong khoảng khắc. Kẻ giàu than khóc vì những ngôi nhà tráng lệ bị hủy diệt, vì vàng bạc bị phân tán. Tuy nhiên, sự than khóc của họ ngưng dứt vì lo sợ cho chính mình sẽ bị hủy diệt với những thần tượng của họ. TT20 578.1
Lòng kẻ ác tràn ngập sự hối tiếc, không phải vì đã hững hờ với Đức Chúa Trời và đồng loại, nhưng vì Đức Chúa Trời đã chiến thắng. Họ khóc vì hậu quả bất lợi, nhưng họ không ăn năn về sự gian ác của mình. Họ không ngần ngại áp dụng bất cứ phương pháp nào để dành thắng lợi nếu có thể được. TT20 578.2
Thế gian thấy những kẻ mà họ thường chế diễu, cười chê, và muốn tiêu diệt, bây giờ không bị tổn thương gì trong cơn bão tố, động đất và dịch lệ. Đức Chúa Trời là ngọn lửa thiêu đốt cho những kẻ phạm luật pháp Ngài, nhưng là nơi ẩn náu an toàn cho dân sự Ngài. TT20 578.3
Người truyền đạo nào đã hy sinh lẽ thật để được cảm tình cua loài người, thì bây giờ nhận định rõ ràng bản chất và ảnh hưởng của sự dạy dỗ mình. Thật rõ ràng có đôi mắt toàn tri đang theo dõi người: lúc đứng trên tòa giảng, lúc đi ngoài đường phố, lúc hòa mình với dân chúng trong những hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống. Mỗi sự xúc động của tâm hồn, mỗi giòng chữ viết lên, mỗi lời nói thốt ra, mỗi hành động có tác dụng dẫn con người tới sự lầm lạc, đều như hột giống gieo ra trên đất; và giờ đây, trước những linh hồn khốn khổ và chết mất, người chứng kiến mùa gặt của mình. TT20 578.4
Đức Giê-hô-va phán, “Chúng nó rịt vết thương cho con gái dân Ta cách sơ sài, nói rằng: Bình an, bình an; mà không bình an chi hết.” “Vì các ngươi lấy sự dối trá làm buồn lòng người công bình, mà Ta chưa từng làm cho lo phiền; và các người làm cho tay kẻ dữ mạnh hơn, đặng nó không xây bỏ đường xấu mình để được sống” (Giê-rê-mi 8:11; Ê-xê-chi-ên 13:22). TT20 579.1
“Khốn thay cho những kẻ chăn hủy diệt và làm tan lạc bầy chiên của đồng cỏ Ta! . . . Nầy, Ta sẽ thăm phạt các ngươi về những việc dữ mình làm.” “Hỡi những kẻ chăn, hãy than khóc, cất tiếng than van! Hỡi những kẻ chăn bầy chiên, hãy lăn trong tro bụi! Vì ngày các ngươi bị giết, kỳ các ngươi bị tan lạc đã đến hạn. . . Kẻ chăn không đường trốn-tránh, kẻ dẫn bầy chiên không thoát đâu được” (Giê-rê-mi 23:1, 2; 25:34, 35). TT20 579.2
Các nhà truyền đạo và dân sự nhận biết rằng họ đã không giữ mối liên hệ đúng với Đức Chúa Trời. Họ thấy mình đã chống nghịch Tác giả của luật pháp công bình và chánh đáng. Sự chối bỏ các đạo luật thánh là nguyền do của biết bao tội lỗi, bất hòa, thù hận, tội ác, cho đến khi trái đất trở thành bãi chiến trường, vực thẳm của sự bại hoại. Đó là quang cảnh lúc này hiện ra trước mắt những người đã chối bỏ lẽ thật, và lựa chọn vui thú trong sự sai lầm. Không ngôn ngữ nào diễn tả nổi lòng hối tiếc của những người bat tuân và phản nghịch vì họ đã mất vĩnh viễn sự sống đời đời. Những người từng được thế gian tôn thờ vì tài năng và hùng biện, bây giờ nhìn thấy mọi điều dưới ánh sáng thật. Họ nhận biết rằng điều họ đánh mất do sự vi-phạm mình, và họ mọp dưới chân những người trung tín từng bị họ khinh khi và chế diễu, thú nhận rằng Đức Chúa Trời đã yêu mến những người này. TT20 579.3
Dân chúng nhìn nhận rằng họ đã bị lường gạt. Họ đổ lỗi cho nhau về việc dẫn họ đến chỗ hủy diệt; nhưng tất cả đều cùng nhau lên án cách cay đắng các nhà lãnh đạo tinh thần. Những người chăn bày bất trung chỉ báo trước những chuyện êm tai; họ đã lôi cuốn thính gia coi thường luật pháp Đức Chúa Trời và đàn áp những người giữ luật pháp thánh. Giờ đây, trong cơn tuyệt vọng, họ thú nhận trước thế gian việc phỉnh lừa của họ. Đám đong dân chúng phẫn nộ la lên: “Chúng tôi chết mất! Và chính các người đã gây nên sự chết mất của chúng tôi;” và họ quay lại chống đối những người chăn bày gian dối. Chính những người dã từng ngưỡng mộ họ nhất, lại nguyền rủa họ thậm tệ. Chính những bàn tay đã một lần đội mão vinh quang cho họ, thì giờ đây hủy diệt họ. Những gươm giáo được dùng để giết dân-sự Đức Chúa Trời lại được mang ra để hủy diệt kẻ thù họ. Đâu đâu cũng có sự xung đột và đổ huyết. TT20 579.4
“Tiếng om sòm sẽ vang ra đến cùng đất, vì Đức Giê-hôva tranh cạnh cùng các nước, phán xét mọi xác thịt, phó kẻ dữ cho gươm dao, Đức Giê-hô-va phán vậy” (Giê-rê-mi 25:31). Suốt sáu ngàn năm, cuộc đấu tranh vĩ đại vẫn tiếp diễn; Con Đức Chúa Trời cùng với các sứ giả Ngài tranh chiến với quyền lực của kẻ ác, cảnh cáo, dạy dỗ, và giải cứu con cái loài người. Giờ đây tất cả đã quyết định; kẻ dữ hoàn toàn liên kết với Sa-tan trong trận chiến chống lại Đức Chúa Trời. Đã đến lúc Đức Chúa Trời phải binh vực cho uy quyền của luật pháp đã bị chà đạp của Ngài. Hiện nay cuộc đấu tranh chẳng những với Sa-tan mà thôi, nhưng cả với loài người. “Đức Giê-hô-va đấu tranh cùng các nước;” “Ngài phó kẻ dữ cho gươm dao.” TT20 580.1
Dấu hiệu giải phóng đã được đóng lên “những người đã than thở và khóc lóc về mọi sự gớm ghiếc đã phạm giữa thành nầy.” Đây là lúc thiên sứ hủy diệt hiện ra, thiên sứ mà Ê-xê-chi-ên đã đề cập đến trong một sự hiện thấy đó là những người đã nhận được lịnh để gieo rắc sự chết chóc khắp nơi, “Nào già cả, nào trai trẻ, nào gái đồng trinh, nào con nít, đờn bà; hãy giết hết, nhưng chớ lại gần một kẻ nào đã có ghi dấu, và khá bắt đầu từ nơi thánh Ta.” Tiên tri viết tiếp, “Vậy các người ấy bắt đầu từ các người già cả ở trước mặt nhà” (Ê-xê-chi-ên 9:1-6). Công tác hủy diệt bắt đầu từ những người tự xưng mình là những nhà lãnh đạo tinh thần của dân sự. Những người canh gian dối bị trừng phạt trước hết. Không ai được thương xót và dung thứ. Nam, nữ, gái đồng trinh và con nít cùng chết với nhau. TT20 580.2
“Vì nầy Đức Giê-hô-va ra từ nơi Ngài đặng phạt dân cư trên đất vì tội ác họ. Bấy giờ đất sẽ tỏ bày huyết nó ra, và không che đậy những kẻ đã bị giết nữa” (Ê-sai 26:21). “Vả, nầy sẽ là tai vạ mà Đức Giê-hô-va dùng để phạt mọi dân tranh chiến cùng Giê-ru-sa-lem: Ngài sẽ làm cho ai nấy khi chơn đương đứng thì thịt mục nát ra, mắt mục trong vành nó, lưỡi mục trong miệng nó. Trong ngày đó, Đức Giê-hô-va sẽ gieo sự rối loạn lớn trong chúng nó; vì ai nấy sẽ nắm tay kẻ lân cận mình, và tay người này sẽ giá lên nghịch cùng người kia” (Xa-cha-ri 14:12, 13). TT20 580.3
Trong cơn hỗn loạn xảy ra do sự căm giận của chính họ, và do cơn thạnh nộ không pha lẫn thương xót của Đức Chúa Trời giáng xuống tất cả dân cư hung dữ trên đất đều gục ngã - nào thầy tế lễ, kẻ cầm quyền và dân chúng, giàu hay nghèo, sang hay hèn. “Thây của những kẻ mà Đức Giê-hô-va đã giết trong ngày đó, sẽ đầy trên đất từ đầu nầy tới đầu kia; chẳng ai khóc, chẳng thâu liệm, chẳng chôn, sẽ làm phân trên mặt đất” (Giê-rê-mi 25:33). TT20 581.1
Trong ngày tái lâm của Đấng Christ, kẻ ác bị tẩy sạch khỏi mặt địa cầu, bị thiêu đốt bởi hơi thở từ miệng Ngài, và bị hủy diệt bởi ánh sáng của sự vinh hiển Ngài. Đấng Christ đem dân sự Ngài vào Thành của Đức Chúa Trời, và địa cầu sẽ không có người ở. “Nầy Đức Giê-hô-va làm cho đất trống không và hoang vu; Ngài lật đổ mặt đất và làm tan lạc dân cư.” “Trên đất sẽ trống không và hoang vu; vì Đức Giê-hô-va đã phán lời ấy.” Đất bị dân cư làm ô uế, vì họ đã phạm luật pháp, trái điều răn, dứt giao ước đời đời. Vậy nên sự rủa sả thiêu nuốt đất, những người ở trên nó mắc tội. Vì cớ đó dân trên đất bị đốt cháy, chỉ còn ít người sót lại” (Ê-sai 24:1, 3, 5, 6). TT20 581.2
Cả đất trở nên hoang vu giống như sa mạc. Những đống gạch vụn của thành phố và làng mạc bị phá hủy do động đất, cây cối bị bứng gốc, những tảng đá bị các đợt sóng hung hăng ném ra xa, hoặc bứt khỏi đất, tất cả đều rải rác khắp nơi, và những hố sâu vĩ đại ghi vết tích của những ngọn núi đã bị quăng đi. TT20 581.3
Giờ đây, biến cố xảy ra là hình bóng cho công việc trọng đại cuối cùng của ngày Đại lễ Chuộc tội. Khi việc tế lễ tại nơi chí thánh đã hoàn tất, và tội lỗi của Y-sơ-ra-ên được cất khỏi đền thánh nhờ huyết của con sinh tế, thì con dê đực còn sống được dẫn đến trước mặt Đức Chúa Trời; và trước sự hiện diện của hội chúng, thầy tế lễ thượng phẩm đặt tay trên đầu nó xưng “các sự gian ác và sự vi phạm tức những tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên, và chất trên đầu nó” (Lê-vi Ký 16:21). Cũng một thể ấy, sau khi công việc chuộc tội kết thúc ở đền thánh trên trời, thì trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời, các thiên sứ thánh và đám đông người được chuộc, tội lỗi của dân sự Đức Chúa Trời được chất trên đầy Sa-tan; hắn sẽ bị kết án về tất cả những tội ác mà hắn đã xui dục họ vi phạm. Giống như con dê đực còn sống bị đuổi vào đồng vắng, Sa-tan sẽ bị đày trên đất hoang vu, không dân cư và trở thanh sa mạc tiêu điều. TT20 581.4
Môn đồ của Chúa đã nói tiên tri trong sách Khải huyền về sự lưu đày của Sa-tan, tình trạng hỗn độn hoang vu của đất, và địa cầu sẽ ở trong tình trạng đó suốt một ngan năm. Sau khi đã mô tả quang cảnh tái lâm của Chúa và sự hủy diệt kẻ ác, tiên tri nói tiếp, “Đoạn, tôi thấy một vị thiên sứ trên trời xuống, tay cầm chìa khóa vực sâu và một cái xiềng lớn. Người bắt con rồng tức là con rắn đời xưa, là ma quỷ, là Sa-tan, mà xiềng nó lại đến ngàn năm. Người quăng nó xuống vực, đóng cửa vực và niêm phong lại, hầu cho nó không đi lừa dối các dân được nữa, cho đến chừng nào hạn một ngàn năm đã mãn. Sự đó đoạn, Sa-tan cũng phải được thả ra trong ít lâu” (Khải huyền 20:1-3). TT20 582.1
Từ ngữ “vực thẳm” ở đây có nghĩa là trái đất trong tình trạng hỗn độn và tối tăm được giải thích ở những đoạn Kinh Thánh khác. Về tình trạng của trái đất “luc ban đầu,” Kinh Thánh có chép “đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực” (Sáng thế Ký 1:2). Lời tiên tri dự ngôn rằng trái đất cũng sẽ ít nhất một phần nào trở lại tình trạng đó. Về ngày lớn của Đức Chúa Trời, tiên tri Giê-rê-mi viết, “Tôi xem đất: nầy, là vô hình và trống không; xem các từng trời thì không có sự sáng. Tôi xem các núi thấy đều rúng động, mọi gò đều lung lay. Tôi xem: chẳng còn một người, hết thảy chim trời đều trốn tránh. Tôi xem thấy ruộng tốt đã trở nên đồng vắng, hết thảy các thành đều bị hủy phá trước mặt Đức Giê-hô-va, bởi cơn nóng giận của Ngài” (Giê-rê-mi 4:23-26). TT20 582.2
Suốt một ngàn năm, trái đất này sẽ trở thành nơi cư ngụ của Sa-tan và các thiên sứ sa ngã. Bị giới hạn tại trái đất, nó không thể nào đi đến các hành tinh khác để cám dỗ và gây họa cho những dân cư chưa từng sa ngã bao giờ. Ý nghĩa Sa-tan bị xiềng xích là như vậy: không còn ai để nó có thể thực hành quyền của mình. Công việc dối gạt và hủy diệt của nó hoàn toàn bị chấm dứt; đó là điều mà hằng bao nhiêu thế kỷ nó đã lấy làm vui thích nhất. TT20 582.3
Tiên tri Ê-sai nhìn thấy thời kỳ Sa-tan bị lật đổ, đã nói, “Hỡi sao mai, con trai của sáng sớm kia, sao ngươi từ trời sa xuống! Hỡi kẻ giày đạp các nước kia, ngươi bị chặt xuống đất là thể nào! Ngươi vẫn bụng bảo dạ rằng: Ta sẽ lên trời, sẽ nhắc ngai ta lên trên các ngôi sao Đức Chúa Trời.” “Làm ra mình bằng Đấng Rất Cao. Nhưng ngươi phải xuống nơi âm phủ, sa vào vực thẳm.” “Những kẻ thấy ngươi sẽ ngó chăm ngươi; và nhìn ngươi cách ý tứ, mà rằng: Có phải người này là kẻ đã làm rung rinh đất, dấy động các nước, làm cho thế gian thành đồng vắng, lật đổ các thành, và chẳng hề buông tha kẻ bị tù về nhà mình đó chăng?” (Ê-sai 14:12-17). TT20 582.4
Sự phản loạn của Sa-tan làm “rung rinh đất” từ sáu ngàn năm nay. Nó đã “biến đất thành đồng vắng, lật đổ các thành.” Và nó “chẳng hề buông tha kẻ bị tu.” Suốt sáu ngàn năm, ngục tù của nó đã giam cầm con cái Đức Chúa Trời, và nó nắm giữ họ luôn, nếu Đấng Christ không bẻ gãy xiềng xích để giải thoát họ. Chính kẻ ác giờ đây cũng không còn ở dưới quyền lực của Sa-tan, còn lại một mình nó với các thiên sứ gian ác để nhận thức hậu quả của sự rủa sả do tội lỗi gây ra. “Hết thảy vua các nước đều ngủ nơi lăng tẩm mình cách vinh hiển. Nhưng ngươi thì bị ném xa khỏi mồ mả như nhánh cây thúi. . . Ngươi sẽ không được hội hiệp cùng các vua trong lăng; vì ngươi đã diệt nước mình và giết dân mình” (Ê-sai 14:18-20). TT20 583.1
Suốt một ngàn năm, Sa-tan đi đây đó khắp địa cầu hoang vu để nhìn thấy hậu quả của sự chống lại luật pháp Đức Chúa Trời. Trong thời gian này, nó đau đớn vô cùng. Sau khi nó sa ngã thì đời sống hoạt động liên tục của nó không để cho nó có thì giờ suy nghĩ nữa; nhưng giờ đây, quyền lực của nó bị tước đoạt. Nó được tự do suy tưởng đến vai trò đã đóng từ khi chống lại chính quyền của Đức Chúa Trời và nhìn thấy số phận đang chờ đợi nó để kinh khiếp và run sợ, khi biết mình phải gánh chịu tất cả những điều gian ác đã gây ra, cũng như sẽ bị trừng phạt về tất cả tội lỗi mà nó đã xui người ta vi phạm. TT20 583.2
Sự giam cầm Sa-tan sẽ làm dân sự Đức Chúa Trời được thỏa lòng và vui mừng. Tiên tri Ê-sai nói, “Đến ngày mà Đức Giê-hô-va sẽ cho ngươi yên nghỉ, khỏi cơn buồn bực bối rối, và sự phục dịch nặng nề mà người ta đã bắt ép ngươi, thì ngươi sẽ dùng lời thí dụ này noi về vua Ba-by-lôn (đây có nghĩa là Sa-tan) rằng: Sao kẻ bạo ngược đã tiệt đi! . . . Đức Giê-hô-va đã bẻ gậy của người ác và trượng của kẻ cai trị! Ây là kẻ đã nhơn giận đánh các dân tộc không thôi, dùng sự thạnh nộ cai trị các nước, và dùng sự bắt bớ chẳng ai ngăn lại” (Ê -sai 14:3-6). TT20 583.3
Trải qua một ngàn năm, giữa sự phục sinh thứ nhất và thứ nhì, sẽ có sự phán xét kẻ ác. Sứ đồ Phao lô nói về cuộc phán xét này là một biến cố xảy ra sau khi Chúa tái lâm. “Vậy, chớ xét đoán sớm quá, hãy đợi Chúa đến; chính Chúa sẽ tỏ những sự giấu trong nơi tối ra nơi sáng, và bày ra những sự toan định trong lòng người” (1 Cô-rinh-tô 4:5). Tiên tri Đani-ên truyền dạy là khi Đấng Thượng cổ đã đến, “sự xét-đoán đã ban cho các thánh của Đấng Rất Cao” (Đa-ni-ên 7:22). Trong thời gian đó, người công bình trị vì như vua và thầy tế lễ của Đức Chúa Trời. Sứ đồ Giăng ghi trong Khải huyền, “Tôi thấy những ngai, và những người ngồi trên ngai được quyền xét đoán.” “Song những người ấy sẽ làm thầy tế lễ của Đức Chúa Trời và Đấng Christ, cũng sẽ trị vị với Ngài trong một ngàn năm” (Khải huyền 20:4, 6). Chính trong thời gian đó, như Phao-lô đã dự ngôn rằng “các thánh đồ sẽ xét đoán thế gian” (1 Cô-rinh-tô 6:2). Cùng với Đấng Christ, họ đoán xét kẻ ác, đem so sánh các hành động của những người này với quyển sách luật, Kinh Thánh, và quyết định từng trường hợp tùy theo công việc làm. Kế đó, kẻ ác phải chịu đau đớn tùy theo việc họ dã làm; và tên của họ được ghi vào sổ sự chết. TT20 584.1
Cũng vậy, Sa-tan và các thiên sứ sa ngã phải bị Đấng Christ và dân sự Ngài đoán xét. Phao-lô nói, “Anh em há chẳng biết chúng ta se xét đoán các thiên sứ sao?” (1 Cô-rinhtô 6:3). Và Giu-đe tuyên bố rằng “còn các thiên sứ không giữ thứ bậc và bỏ chỗ riêng mình, thì Ngài đã dùng giây xích họ trong nơi tối tăm đời đời, cầm giữ lại để chờ sự phán xét của ngày lớn” (Giu-đe 6). TT20 584.2
Cuối một ngàn năm sẽ có sự phục sinh thứ hai. Bấy giờ kẻ ác sẽ sống dạy từ nơi mồ mả, sẽ đến trước mặt Đức Chúa Trời để nhận sự “phán xét đã được ghi chép.” Sau khi mô tả sự phục sinh của người công bình, tiên tri nói, “Còn những kẻ chết khác chẳng được sống lại cho đến mãn một ngàn năm” (Khải huyền 20:5). Và tiên tri Ê-sai tuyên bố về số phận của kẻ ác, “Họ sẽ nhóm lại cùng nhau, bị cầm trong hầm như tù bị nhốt trong ngục; cách lâu ngày, sẽ đều bị phạt” (Ê-sai 24:22). TT20 584.3