Thiện Ác Đấu Tranh
40—Đần Sự Đức Chúa Trời Được Giải Cứu
KHI NHỮNG NGƯỜI tôn trọng luật pháp Đức Chúa Trời không còn được luật pháp của loài người bảo vệ, thì trong mọi nước, một phong trào sẽ đồng loạt dấy lên để tiêu diệt họ. Gần đến thời gian ấn định của sắc lệnh, dân chúng sẽ âm mưu tuyệt diệt một giáo phái mà họ rất ghét. Họ se quyết định vào một đêm cuộc tấn công quyết liệt sẽ dập tắt hoan toàn tiếng nói bất đổng ý kiến và chê trách họ. TT20 561.1
Dân sự Đức Chúa Trời—một số người ở trong ngục tối, một số người ẩn trốn ở những nơi vắng vẻ trong rừng hay trên núi—vẫn tiếp tục cầu xin Chúa bảo vệ, trong khi đó, khắp nơi, nhiều toán người võ trang, thúc đẩy bởi những hung thần, đang chuẩn bị cho cảnh chết chóc. Chính lúc này, vào lúc nguy khốn nhất, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên sẽ can thiệp để giải cứu tuyển dân của Ngài. Đức Giê-hô-va phán, “Bây giờ các ngươi sẽ xướng ca như trong đêm giữ lễ thánh. Các ngươi sẽ có sự vui trong lòng, . . . mà lên núi Đức Giê-hô-va, đến cùng Vầng Đá của Y-sơ-ra-ên. Đức Giê-hôva sẽ làm cho nghe tiếng oai nghiêm Ngài. Ngài sẽ tỏ cánh tay ngăm đe của mình ra, giữa cơn giận Ngài, những ngọn lửa nuốt, gió táp, bão, và mưa đá” (Ê-sai 30:29, 30). TT20 561.2
Nhiều đám người hung dữ, thốt ra những tiếng la đắc thắng, những lời chế diễu và nguyền rủa, sẵn sàng vổ lấy con mồi. Thình lình, một màn đen dày đặc, tối tăm hơn cả ban đêm, trùm xuống thế gian. Tiếp theo đó, một cái mống đầy sự vinh hiên của thiên đàng, vắt ngang bầu trời như che phủ nhóm người đang cầu nguyện. Đám đong đang phẫn nộ bỗng ngừng lại. Giọng chế diễu của họ ngưng tắt. Họ quên mất những người họ đang căm thù. Với linh cảm sợ hãi, họ ngước nhìn biểu tượng của giao ước Đức Chúa Trời và khao khát được bảo vệ từ ánh sáng rực rỡ. TT20 562.1
Dân sự Đức Chúa Trời nghe một giọng nói rõ ràng và êm dịu, “Hãy nhìn lên,” họ ngước mắt lên và ngắm nhìn cái mống của giao ước. Những áng mây đen tối và đe dọa bao phủ vòm trời tan biến mất, và giống như Ê-tiên, họ hướng mắt ngó chăm lên trời và thấy sự vinh hiên của Đức Chúa Trời và Con người đang ngự trên ngôi. Trên thánh thể của Ngài, họ nhận ra những dấu vết khiêm nhường, và từ môi Ngài, họ nghe được lời cầu xin cùng Cha và các thiên sứ thánh, “Cha ôi, Con muốn Con ở đâu, thì những kẻ Cha đã giao cho Con cũng ở đó với Con” (Giăng 17:24). Lại một lần nữa, họ nghe một giọng dịu êm và đắc thắng, “Họ đây rồi! Họ đây rồi! Thánh khiết, vô tội, và trong sạch. Họ đã giữ lời nhịn nhục của Ta; họ sẽ bước đi giữa các thiên sứ;” các môi nhợt nhạt và run rẩy của những người giữ được đức tin cách vững vàng thốt ra tiếng tung ho đắc thắng. TT20 562.2
Đức Chúa Trời bày tỏ quyền phép giải cứu dân sự Ngài vào lúc nửa đêm. Mặt trời sáng tỏ lạ thường. Các dấu hiệu và phép lạ nối tiếp nhau cách nhanh chóng. Kẻ ác nhìn thấy những cảnh đó một cách sửng sốt và kinh hoàng; trong khi những người công bình chiêm ngưỡng các dấu hiệu giải cứu họ với niềm vui tôn kính. Mọi vật trong thiên nhiên dường như thoát khỏi định luật. Sông ngòi ngừng chảy. Nhiều áng mây đen bay lên, chạm vào nhau. Giữa cảnh bầu trời giận dữ, có một khoảng sáng đầy vinh hiển không sao tả nổi. Tiếng phán của Đức Chúa Trời nghe như thác nước đổ, “Xong rồi” (Khải huyền 16:17). TT20 562.3
Tiếng phán ấy làm rung chuyên cả trời đất. Bấy giờ, xảy ra một trận động đất dữ dội, “động đất lớn lắm, đến nỗi từ khi có loài người trên đất chưa hề có như vậy!” (Khải huyền 16:18). Bầu trời dường như mở ra và khép lại. Sự vinh hiển của ngôi Đức Chúa Trời chói sáng không gian. Núi non lay động như cây sậy trước gió, đá vỡ tung tóe khắp nơi. Tiếng dông bão gầm thét. Biên cuộn sóng dữ dội. Tiếng gió gào thét như tiếng của quỷ vương trong công việc hủy diệt. Địa cầu lảo đảo, lay động như những đợt sóng của đại dương. Mặt đất vỡ ra, nền móng như sụp đổ. Nhiều dãy núi lún xuống. Nhiều hòn đảo có người ở đã biến mất. Các hải cảng tội lỗi giống như thành Sô-đôm, bị những đợt sóng hung hăng cuốn trôi. “Đức Chúa Trời nhớ đến Ba-by-lôn lớn đặng cho nó uống chén rượu thạnh nộ của Ngài” (Khải huyền 16:19). Các trận mưa đá, “những cục mưa đá lớn, nặng một ta-lâng” (Khải huyền 16:21), mở đầu cho việc hủy diệt vĩ đại. Những thành phố vĩ đại nhất bị đảo lộn. Những cung điện lộng lẫy, nơi ngự của các nhà cầm quyền thế gian,nơi mà họ đã hoang phí tài sản để tạo sự vinh quang cho cá nhân mình, đều bị sụp đổ tan tành trước mắt họ. Các bức tường của ngục tối nứt rạn từ trên xuống dưới, và dân sự Đức Chúa Trời bị giam cầm vì đức tin mình, nay được giải thoát. TT20 562.4
Mồ mả mở ra, và “nhiều kẻ ngủ trong bụi đất sẽ thức dậy, kẻ thì để được sự sống đời đời, kẻ thì để chịu sự xấu hổ, nhơ nhuốc đời đời” (Đa-ni-ên 12:2). Những người đã chết trong niềm tin của sứ điệp thiên sứ thứ ba, bước ra khỏi mồ mả cách vinh hiển, để nghe giao ước hòa bình của Đức Chúa Trời cho những người đã tuân giữ luật pháp Ngài. “Cả đến những kẻ đã đâm Ngài cũng trông thấy” (Khải huyền 1:7). Những kẻ đã chế diễu và cười nhạo nỗi thống khổ của Đấng Christ trên thập tự giá, cũng như những kẻ tử thù của lẽ thật và dân sự Ngài, đều được sống lại để thay Ngài hiện ra trong vinh hiển, và cũng để thấy danh dự dành riêng cho những người có lòng ngay thẳng và vâng phục. TT20 563.1
Những đám mây dầy đặc vẫn còn trùm lên bầu trời, tuy nhiên mặt trời cũng đôi khi chiếu rọi qua sự tối tăm, giống như cặp mắt báo thù của Đức Giê-hô-va. Nhiều tia chớp ghe rợn từ trời sa xuống bao phủ mặt đất trong màn lửa. Lấn át cả tiếng gầm thét của sấm sét, là tiếng nói huyền bí và ghê rợn, tuyên bố số phận của kẻ ác. Không phải mọi người đều hiểu ý nghĩa của những lời ấy, nhưng các giáo sư gia hiểu rất rõ ràng. Những người mới đây đã từng tỏ ra bất chấp, ngạo nghễ, thách thức, và vui mừng về sự độc ác của họ đối với dân sự giữ điều răn Đức Chúa Trời, thì lúc này hoảng hốt và run sợ. Tiếng kêu than của họ lấn át cả tiếng của thiên nhiên. Ma quỷ thừa nhận thần tính của Đấng Christ và run rẩy trước uy quyền của Ngài, trong lúc loài người van xin ân điển Ngài, bò lăn trên đất cách kinh hãi đê tiện. TT20 563.2
Các tiên tri, qua sự hiện thấy về ngày của Đức Chúa Trời, đã nói, “Các ngươi khá than khóc, vì ngày của Đức Giê-hôva đã gần: ngày đó đến như cơn tai nạn đến bởi Đấng Toàn năng (Ê-sai 13:6). “Ngươi khá vào nơi vầng đá, ẩn mình trong bụi đất, đặng tránh khỏi sự kinh khiếp của Đức Giêhô-va và sự chói sáng của uy nghiêm Ngài. Con mắt ngó cao của loài người sẽ bị thấp xuống, sự kiêu ngạo của người ta sẽ bị hạ đi; trong ngày đó chỉ Đức Giê-hô-va là tôn trọng.” “Trong ngày đó, người ta sẽ ném cho chuột cho dơi những hình tượng bằng bạc, bằng vàng mà họ làm ra cho mình thờ lạy; và vào trong hang đá, trong kẽ đá, đặng tránh khỏi sự kinh khiếp Đức Giê-hô-va và sự chói sáng của uy nghiêm Ngài, khi Ngài dấy lên đặng làm rúng động đất cách mạnh lắm” (Ê-sai 2:10-12, 20, 21). TT20 564.1
Xuyên qua kẽ hở của những đám mây, có một ngôi sao tỏa ánh sáng gấp bốn lần, trái ngược với bóng tối dầy đặc. Ngôi sao đó là niềm hy vọng và sự vui mừng cho những người trung tín; nhưng là sự nghiêm khắc và giận dữ đối với những kẻ vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời. Những ai đã hy sinh tất cả vì Đấng Christ, bây giờ được an toàn, giấu kín trong nơi bí mật của trại Ngài. Họ đã bị thử nghiệm, và trước mặt thế gian và những người khinh thường lẽ thật, họ đã tỏ ra trung tín với Đấng đã chết cho họ. Một sự thay đổi diệu kỳ xảy ra cho những người đã giữ vững đức tin dù phải đối diện với sự chết. Thình lình họ được giải cứu khỏi quyền chuyên chế, độc ác, khủng khiếp của những người biến thành ác quỷ. Trước đó không lâu, gương mặt họ nhợt nhạt, lo âu, và hãi hùng, thì bây giờ sáng rực rỡ với sự cảm phục, tin tưởng, và yêu thương. Họ cất cao giọng hát đắc thắng, “Đức Chúa Trời là nơi nương náu và sức lực cua chúng tôi. Ngài sẵn sàng giúp đỡ trong cơn gian truân. Vì vậy, chúng tôi chẳng sợ dù đất bị biến cải, núi lay động và bị quăng vào lòng biển; dầu nước biển ầm ầm sôi bọt, và các núi rúng động vì cớ sự chuyển dậy của nó” (Thi thiên 46:1-3). TT20 564.2
Trong lúc những lời tin cậy thánh khiết này dâng lên Đức Chúa Trời, thì những đám mây tan biến đi, một bầu trời đầy sao hiện ra, với một sự vinh hiển mà không ngôn ngữ nào diễn tả nổi, khác hẳn với khung cảnh tối tăm, giao động ở hai bên. Sự vinh hiển của thành thánh tỏa chiếu qua cổng mở hé. Và trên bầu trời hiện ra một bàn tay cầm hai bảng đá gấp vào nhau. Tiên tri nói, “Các từng trời sẽ rao truyền sự công bình Ngài, vì chính Đức Chúa Trời là Quan xét” (Thi thiên 50:6). Luật pháp thánh tức là sự công bình của Đức Chúa Trời, được phán ra giữa những tiếng sấm sét và lửa trên núi Si-na-i như cẩm nang cho đời sống, thì giờ đây được khải thị cho loài người làm tiêu chuẩn cho sự phán xét. Bàn tay ấy mở hai bảng đá ra và để lộ Mười Điều răn, được viết bằng bút lửa. Những chữ này rất rõ ràng đến nỗi mọi người đều đọc được. Ký ức sống lại, bóng tối cua thành kiến và tà thuyết tan biến mất, và Mười Điều răn của Đức Chúa Trời, ngắn, gọn, dễ hiểu, và đầy uy quyền, được bày tỏ trước mắt mọi dân cư trên đất. TT20 564.3
Không thể diễn tả được nỗi kinh hoàng và tuyệt vọng của những kẻ chà đạp luật pháp thánh. Chúa ban luật pháp để họ có thể so sánh bản tính cua mình, tìm ra những khuyết điểm trong lúc còn cơ hội ăn năn và sửa đổi; nhưng để được cảm tình cua thế gian, họ đã gạt luật pháp Ngài qua một bên, và còn dạy người khác vi phạm. Họ đã bắt buộc dân sự Đức Chúa Trời vi phạm ngày Sa-bát. Giờ đây họ bị kết án bởi chính luật pháp mà họ đã khinh thường. Họ biết rõ ràng là mình không thể tự bào chữa được nữa. Họ đã chọn kẻ mà họ phục vụ và tôn thờ. “Bấy giờ các ngươi sẽ trở lại và sẽ phân biệt giữa kẻ công bình và kẻ gian ác, giữa kẻ hầu việc Đức Chúa Trời và kẻ không hầu việc Ngài” (Ma-la-chi 3:18). TT20 565.1
Kẻ thù của luật pháp Đức Chúa Trời, từ người truyền đạo cho đến những người nhỏ nhất trong họ, đều có một khái niệm mới về lẽ thật và bổn phận. Họ nhận ra quá trễ ngày Sa-bát của điều răn thứ tư là cái ấn của Đức Chúa Trời hằng sống. Thật quá muộn để họ nhận thức được ngày Sa-bát của họ là giả tạo và họ đã xây trên nền cát. Họ nhìn nhận họ đã tranh chiến cùng Đức Chúa Trời. Các nhà lãnh đạo tinh thần đã dẫn nhiều linh hồn đến chỗ chết mất, trong khi tuyên bố là dẫn họ đến cửa Thiên đàng. Chỉ đến ngày phán xét cuối cùng, người ta mới hiểu rõ trách nhiệm của những người giúp việc tin lành và hậu quả khủng khiếp về sự bat trung của họ. Chỉ trong cõi đời đời, chúng ta mới đánh giá được đúng mức sự chết mất của một linh hồn. Khủng khiếp thay số phận của kẻ nào bị Đức Chúa Trời quở trách rằng, Hỡi đầy tớ gian ác, hãy lui ra khỏi ta. TT20 565.2
Từ trời, tiếng Chúa tuyên bố ngày giờ tái lâm của Đức Chúa Giê-su, và tuyên phán về giao ước đời đời với dân sự Ngài. Giọng nói của Ngài vang dội khắp đất như tiếng sấm lớn nhất. Dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời lắng nghe, mắt hướng lên trời. Gương mặt họ phản chiếu sự vinh hiển Ngài và sáng chói như mặt Môi-se khi ông từ trên núi Si-na-i xuống. Kẻ ác không thể nhìn họ. Và khi lời chúc phước được ban cho những người đã tôn vinh Đức Chúa Trời bởi sự tuân giữ ngày Sa-bát thánh của Ngài, tiếng tung hô đắc thắng vang dội. TT20 566.1
Sau đó không bao lâu, từ phía đông hiện ra một cụm mây đen, nhỏ bằng nửa bàn tay. Đó là mây bao quanh Đấng Cứu Thế, và vì ở xa nên tưởng chừng bị bao phủ trong tối tăm. Dân sự Đức Chúa Trời biết rằng đó là dấu của Con người. Trong bầu không khí yên lặng trang nghiêm, họ đưa mắt theo dõi cụm mây đó, khi càng đến gần trái đất, càng trở nên sáng tỏ và rực rỡ hơn, cho đến lúc thanh một đám mây trắng, phía dưới giống như một đám lửa bốc cháy, và phía trên là vòng cung của chiếc mống giao ước. Đức Chúa Giê-su dẫn đầu như một chiến sĩ đắc thắng. Bây giờ Ngài đến không như một “Người của sự đau đớn,” phải uống chén đắng cay của sỉ nhục và rủa sả, nhưng Ngài đến, Đấng chiến thắng trên thiên đàng cũng như dưới thế gian, để phán xét kẻ sống và kẻ chết. “Đấng Trung tín và Chơn thật,” “lấy lẽ công bình mà xét đoán và chiến đấu” Và “các đạo binh trên trời” đều theo Ngài (Khải huyền 19:11, 14). Vô số các thiên sứ thánh họp thành đoàn vĩ đại, ca những bài hát thiên đàng du dương và tháp tùng theo Ngài. Bầu trời dường như tràn ngập những hình thể rực rỡ—“hằng ngàn hằng vạn, và hằng ngan hằng ngàn.” Không bút nào có thể tả nổi quang cảnh ấy; không một trí óc nào có thể ý thức được sự rực rỡ đó. “Vinh hiển Ngài bao phủ các từng trời, đất đầy sự khen ngợi Ngài. Sự chói rạng của Ngài như ánh sáng” (Ha-ba-cúc 3:3, 4). Khi đám mây sống động đến gần, mọi mắt đều có thể nhận ra Chúa của sự sống. Ngài không còn đội mão gai nữa, nhưng một vương miện vinh hiển tô điểm vầng trán thánh khiết. Gương mặt Ngài chiếu sáng hơn sự rực rỡ của mặt trời lúc đúng ngọ. “Trên áo tơi và trên đùi Ngài, có đề một danh là: Vua của các vua và Chúa của các chúa” (Khải huyền 19:16). TT20 566.2
Trước sự hiện diện của Ngài, mọi “gương mặt đều tái xanh” (Giê-rê-mi 30:6). Nỗi tuyệt vọng vĩnh viễn chiếm hữu những người đã chối bỏ lòng thương xót của Đức Chúa Trời. “Lòng chúng nó tan chảy, đầu gối chúng nó chạm nhau, . . . và hết thảy mặt đều xám ngắt” (Na-hum 2:10). Người công bình kêu lên, “Còn ai đứng nổi?” Tiếng hát của các thiên sứ ngưng bặt, và bấy giờ có một sự im lặng rợn người. Kế đó, Đức Chúa Giê-su phán, “Ân điển của Ta đủ cho các ngươi rồi.” Gương mặt của những người công bình sáng rực lên, và niềm vui tràn ngập lòng họ. Các thiên sứ cất giọng cao hơn và hát tiếp khi họ càng đến gần trái đất. TT20 566.3
Vua của các vua ngự trên đám mây mà xuống, bao quanh bởi những ngọn lửa. Các từng trời cuốn lại như một cuốn sách, và trái đất run rẩy trước mặt Ngài, núi non và các quần đảo bị rời ra khỏi chỗ. “Đức Chúa Trời chúng tôi đến, không nín lặng đâu. Trước mặt Ngài có đám lửa cháy thiêu, chung quanh Ngài một trận bão dữ dội. Ngài kêu các từng trời trên cao, và đất ở dưới đặng đoán xét dân sự Ngài” (Thi thiên 50:3, 4). TT20 567.1
“Các vua ở trên đất, các quan lớn, các tướng quân, các kẻ giàu, các kẻ quyền thế, các kẻ tôi mọi, các người tự chủ đều ẩn mình trong hang hố cùng hòn đá lớn trên núi, chúng nói với núi và đá lớn rằng: Hãy rơi xuống chận trên chúng tôi, đặng tránh khỏi mặt của Đấng ngự trên ngôi, và khỏi cơn giận của Chiên Con! Vì ngày thạnh nộ lớn của Ngài đã đến, còn ai đứng nổi?” (Khải huyền 6:15-17). TT20 567.2
Những lời chế diễu và đùa cợt ngừng hẳn. Những môi miệng dối trá im lặng. Tiếng va chạm của vũ khí, sự ồn ào của chiến trận, “tiếng reo hò lộn xộn, cùng cả áo xống vấy máu” (Ê-sai 9:4) đều dứt. Bây giờ chỉ còn nghe tiếng cầu nguyện và tiếng khóc lóc, than thở. Từ những miệng đã từng chế nhạo, bây giờ thoát ra tiếng kêu van, “Ngay thạnh nộ lớn của Ngài đã đen; còn ai đứng nổi?” Các kẻ ác cầu khẩn được chôn vùi dưới các tảng đá còn hơn là thấy gương mặt của Đấng mà họ từng khinh thường và chối bỏ. TT20 567.3
Họ biết tiếng nói đó đã vang đến tận tai của những người chết. Đã bao nhiêu lần họ đã nghe tiếng êm dịu, ai oán đó kêu họ ăn năn. Bao nhiêu lần rồi họ không chịu nghe những lời khuyên cảm động của một người bạn, một người anh, một Đang Cứu Thế? Đối với những người từ chối ân điển Ngài, không giọng nói nào có thể đầy sự kết án, buộc tội, hơn là tiếng nói đã từ lâu khuyên nài họ, “Các ngươi khá xây bỏ, xây bỏ đường lối xấu của mình. Sao các ngươi muốn chết?” (Ê-xê-chi-ên 33:11). Ôi, đâu phải tiếng nói ấy là của một người xa lạ! Đức Chúa Giê-su phán, “Bởi vì Ta kêu gọi, mà các ngươi không khứng nghe. Ta giơ tay Ta ra, lại chẳng có ai chú ý; nhưng các ngươi đã bỏ hết lời khuyên dạy của Ta, không chịu lời quở trách của Ta” (Châm ngôn 1:24, 25). Tiếng nói ấy đã làm sống lại những kỷ niệm mà họ muốn bôi xóa đi; xem thường những lời cảnh cáo; từ chối những lời mời mọc, và khinh thị những đặc ân. TT20 567.4
Những người đã chế diễu Đấng Christ trong sự sỉ nhục của Ngài, đều có mặt trong đám đông này. Họ nhớ lại, với một quyền lực khủng khiếp, những lời của Đức Chúa Giêsu, khi bị thầy cả thượng phẩm chất vấn, Ngài đã long trọng trả lời, “Về sau các ngươi sẽ thấy Con người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời, và ngự trên mây trời mà xuống” (Ma-thi-ơ 26:64). Giờ đây họ nhìn thấy Đấng Christ trong sự vinh hiển, và còn phải thấy Ngài ngự bên hữu quyền phép của Đức Chúa Trời. TT20 568.1
Những kẻ đã chế nhạo khi Ngài tự nhận là Con của Đức Chúa Trời, giờ đây phải ngậm miệng. Kìa, là vua Hê-rốt tự phụ đã chế nhạo vương quyền của Ngài, và đã ra lịnh cho những tên lính tôn Ngài là vua. Kìa, là những người với bàn tay vô đạo, đã khoác lên Ngài chiếc áo mầu tía, đặt trên trán thánh khiết của Ngài chiếc mão gai, và đặt trong tay hiền lành của Ngài cây trượng bằng sậy, và nghiêng mình như bái tôn Ngài, vừa chế nhạo vừa rủa sả. Những người đã từng đánh đập Chúa của sự sống, nhổ nước miếng vào mặt Ngài, thì giờ đây, tìm cách lẩn tránh cái nhìn thấu suốt và lẩn trốn khỏi sự vinh hiển rực rỡ của Ngài. Những kẻ đã đóng đinh tay chân Ngài, và tên lính đã đâm hông Ngài, nhìn những dấu vết ấy với vẻ kinh hoàng và hối hận. TT20 568.2
Các thầy tế lễ và kẻ cầm quyền hồi tưởng lại những cảnh xảy ra tại núi Sọ. Một cách kinh hoàng, họ nhớ lại họ đã lắc đầu với sự vui mừng độc ác, và la lên, “Nó đã cứu kẻ khác mà cứu mình không được. Nếu phải Vua dân Y-sơ-ra-ên, bây giờ hãy xuống khỏi cây thập tự đi, thì chúng ta mới tin. Nó nhờ cậy Đức Chúa Trời; nếu Đức Chúa Trời yêu nó thì bây giờ Ngài phải giải cứu cho” (Ma-thi-ơ 27:42, 43). TT20 568.3
Họ nhớ lại một cách rõ ràng ví dụ về những người trồng nho từ chối không chịu đóng hoa lợi thâu hoạch cho chủ vườn nho, đã đối xử tệ với đầy tớ của chủ vườn và giết chết con của người. Họ cũng nhớ lại lời tuyên án chính họ đã thốt ra, “Người chủ sẽ diệt đồ hung ác ấy cách khổ sở” (Ma-thi-ơ 21:41). Các thầy tế lễ và kẻ cầm quyền đã thấy rằng tội lỗi và sự trừng phạt những kẻ trồng nho vô đạo này là chính bản tính và số phận của họ. Họ thốt lên một tiếng kêu đau đớn còn lớn hơn tiếng kêu, “Đóng đinh nó, đóng đinh nó,” vang dội các đường phố Giê-ru-sa-lem, ấy là tiếng rên siết tuyệt vọng, “Chính là Con Đức Chúa Trời, chính là Đấng Mê-si!” Họ tìm cách trốn khỏi sự hiện diện của Vua muôn vua. Trong những kẽ sâu của đất, do sự rúng động của trời đất gây ra, họ tìm cách ẩn mình nhưng vô ích. TT20 568.4
Trong đời sống của những người đã chối bỏ lẽ thật, có những giây phút mà lương tâm sống dậy, ký ức dày vò, gợi lại cả một cuộc đời giả dối để rồi cảm thấy hối tiếc và tuyệt vọng. Tuy nhiên, làm sao so sánh được điều này với sự hối hận trong ngày, “Khi sự sợ hãi các ngươi xảy đến thình lình như gió bão. Tai nạn xông vào các ngươi như cơn trốt” (Châm ngôn 1:27). Những kẻ đã muốn giết hại Đấng Christ và các môn đồ trung tín của Ngài, giờ đây được chứng kiến sự vinh hiển bao phủ họ. Giữa cảnh kinh hoàng, họ nghe tiếng các thánh hát lên vui mừng, “Kìa, ấy là Đức Chúa Trời chúng ta; chúng ta đã mong đợi Ngài, và Ngài sẽ cứu chúng ta” (Ê-sai 25:9). TT20 569.1
Giữa sự rung động của trời đất, chớp nhoáng và tiếng gầm của sấm sét, có tiếng kêu gọi các thánh đương ngủ. Ngài nhìn trên các ngôi mộ của những người công bình, rồi đưa tay lên trời, Ngài kêu, “Hãy thức dậy, hãy thức dậy, hãy thức dậy, hỡi những kẻ ngủ trong bụi đất, hãy đứng lên!” Trên khắp đất, kẻ chết sẽ nghe tiếng Ngài và sống lại. Đất rung chuyển bởi bước đi của đạo binh vĩ đại, bao gồm mọi quốc gia, mọi bộ lạc, mọi ngôn ngữ, mọi dân tộc. Họ ra khỏi ngục tù của sự chết, mặc lấy sự vinh hiên bất diệt, và đồng la lên, “Hỡi sự chết, sự thắng của mầy ở đâu? Hỡi sự chết, cái nọc của mầy ở đâu?” (1 Cô-rinh-tô 15:55). Và những người công bình còn sống, và các thánh phục sinh, đồng hòa giọng trong bài ca chiến thắng. TT20 569.2
Mọi người ra khỏi mồ mả với hình dáng như khi được chôn. A-đam hiện diện trong đám đông với hình thể cao lớn và uy nghi, tuy người thấp hơn Con Đức Chúa Trời một chút. Vóc dáng người có sự khác biệt rõ rệt so với các thế hệ sau, và riêng điểm này cũng đủ chứng tỏ sự suy đồi của nhân loại. Tuy nhiên, tất cả những người được phục sinh đều có sự tươi trẻ và sức mạnh của tuổi xuân vĩnh cửu. Ban đầu, con người được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, không những giống về bản tính, nhưng cả đến hình dáng và vóc dạng. Tội lỗi dã xóa gần như hoàn toàn hình ảnh thiên thượng; nhưng Đấng Christ đã đến để tái tạo những gì đã mất. Ngài đã thay đổi thân xác hèn hạ của chúng ta để trở nên giống như thân thể vinh hiển của Ngài. Thể xác hay chết, hư hỏng, xấu xa, nhớp nhúa vì tội lỗi, trở nên đẹp đẽ, hoàn hảo và bất tử. Tất cả những gì bất toàn và tàn tật đều bị bỏ lại trong mồ mả. Được phục quyền hưởng cây sự sống tại vườn Ê-đen mà đã bị mất từ lâu, những người được chuộc sẽ “lớn lên” (Ma-la-chi 4:2) đúng theo vóc dạng vinh hiển lúc ban đầu. Những dấu vết cuối cùng của sự rủa sả vì tội lỗi sẽ được xóa, và các môn đồ trung tín của Đấng Christ sẽ hiện ra trong “vẻ đẹp của Đức Chúa Trời chúng ta,” tinh thần, linh hồn và thể xác sẽ phản chiếu hình ảnh hoàn hảo của Chúa. Ôi, sự cứu chuộc diệu kỳ! Hằng được nói đến, hằng trông đợi từ lâu, hằng được tha thiết suy gẫm, nhưng chưa bao giờ hiểu được tỏ tường. TT20 569.3
Người công bình còn sống được biến hóa “trong nháy mắt.” Họ được vinh hiển bởi lời phán của Đức Chúa Trời; giờ đây họ trở nên bất tử và cùng với các thánh đã phục sinh, được cất lên không trung để gặp Chúa. Thiên sứ “tụ họp tất cả những người được chọn từ bốn phương trời, từ đầu này cho đến đầu cùng trái đất.” Các thiên sứ thánh bồng những em nhỏ đặt vào tay các bà mẹ của chúng. Các bạn hữu mà sự chết đã chia rẽ nay được sum họp lại để chẳng bao giờ phân ly nữa, và với những bài ca hoan hỉ, tất cả đều lên Thành của Đức Chúa Trời. TT20 570.1
Mỗi bên của cái xe mây có những cánh và phía dưới có những bánh xe linh động; và trong lúc xe cất lên, các bánh xe kêu lên, “Thánh thay,” và trong lúc di động, các cánh cũng kêu lên, “Thánh thay,” và đoàn thiên sứ cũng kêu lớn, “Thánh thay, thánh thay, thánh thay, là Giê-hô-va Đức Chúa Trời Toàn năng.” Và khi xe mây tiến về thành Giê-ru-sa-lem, những người được chuộc kêu lớn, “Ha-lê-lu-gia!” TT20 570.2
Trước khi vào Thành của Đức Chúa Trời, Đấng Cứu Thế ban cho các môn đồ Ngài những biểu hiệu chiến thắng và mặc cho họ tước hiệu hoàng gia. Nhóm người sáng láng sắp hàng thành hình vuông chung quanh Vua của họ, và vóc dáng uy nghi của Ngài trổi cao hơn các thánh và thiên sứ, gương mặt Ngài chiếu sáng tình thương trìu mến. Vô số người được chuộc đều chăm chú nhìn Ngài, mọi mắt đều chiêm ngưỡng sự vinh hiển của Đấng mà Ê-sai miêu tả “mặt mày Người xài xể lắm hơn kẻ nào khác, hình dung xài xe’ hơn con trai loài người” (Ê-sai 52:14). Chính tay mặt Ngài đặt mão triều thiên vinh hiển lên đầu những người chiến thắng. Trên mão triều ấy, mỗi người nhận được “tên mới” (Khải huyền 2:17) và hàng chữ “Thánh cho Đức Giê-hô-va.” Mỗi người nhận nhành chà là chiến thắng và đờn cầm sáng chói. Kế đó, các thiên sứ điều khiển đánh nốt nhạc đầu tiên, mọi bàn tay lướt trên phiếm đờn cách tuyệt diệu, tạo thành khúc nhạc phong phú và du dương. Mọi tâm hồn tràn ngập sự hoan hỉ, không lời diễn tả nổi, và mọi lưỡi cất cao lời khen ngợi tri ân, “Đấng yêu thương chúng ta, đã lấy huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, và làm cho chúng ta nên nước Ngài, nên thầy tế lễ của Đức Chúa Trời là Cha Ngài, đáng được sự vinh hiển và quyền năng đời đời vô cùng” (Khải huyền 1:6). TT20 570.3
Trước mặt đám đông người được chuộc là Thành Thánh. Đức Chúa Giê-su mở rộng các cửa ngọc, và các dân tuân giữ lẽ thật bước vào. Nơi đây họ chiêm ngưỡng Thiên đàng của Chúa, quê hương của A-đam khi còn vô tội. Và giọng nói đó, êm ái hơn bất cứ điệu nhạc nào chưa từng nghe, “Cuộc tranh đấu của các ngươi đã chấm dứt.” “Hãy đến, hỡi những kẻ được Cha Ta ban phước, dự phần kế tự của vương quốc dã được chuẩn bị cho các ngươi từ khi sáng thế.” TT20 571.1
Bây giờ lời cầu xin của Đấng Cứu Thế cho các môn đồ Ngài đã được thực hiện, “Cha ôi! Con muốn Con ở đâu thì những kẻ Cha đã giao cho Con cũng ở đó với Con” (Giăng 17:24). Đấng Christ trình lên Đức Chúa Cha những kẻ được chuộc bởi huyết Ngài, là những kẻ “đứng trước mặt vinh hiển mình cách rất vui mừng, không chỗ trách được,” (Giu-đe 24) và tuyên bố, “Con đây Cha, và những kẻ mà Cha đã giao cho Con.” “Con đã gìn giữ họ” (Giăng 17:12). Ôi, tuyệt vời thay tình yêu cứu chuộc! Hớn hở thay giờ phút mà Cha đời đời nhìn những người được chuộc, thấy họ là hình ảnh Ngài, thấy mối bat hòa của tội lỗi đã được xóa tan, sự nhục nhã được cất đi, và nhân loại một lần nữa được hòa hợp với Đức Chúa Trời! TT20 571.2
Với một tình yêu vô biên, Đức Chúa Giê-su mời các con cái trung tín của Ngài dự vào sự vui mừng của Chúa họ. Nguồn vui của Đấng Cứu Thế là thấy các linh hồn được cứu ở trong nước vinh hiển, nhờ sự thống khổ và sỉ nhục của Ngài. Những người được chuộc sẽ dự phần vào nguồn vui của Ngài, khi họ nhìn thấy trong vòng những người được phước, có những người được về với Đấng Christ nhờ lời cầu nguyện, công lao và hy sinh của họ. Khi họ tập hợp chung quanh ngai vinh hiển, nguồn vui vô tận ngập tràn lòng họ, khi nhìn những người họ đã dẫn về với Đang Christ, kéo thêm với họ một số người khác, rồi những người này, dẫn thêm một số khác nữa; tất cả đều được đem về nơi an náu yên nghỉ, tại đây họ đặt mão triều thiên của họ nơi chân Đức Chúa Giê-su, và tán tụng Ngài trong cõi đời đời bất tận. TT20 571.3
Khi những người được chuộc vào Thành Đức Chúa Trời, thì tiếng hoan hô đắc thắng và tôn kính vang dậy. Hai A-đam gặp nhau. Con Đức Chúa Trời mở rộng vòng tay chào đón tổ phụ loài người—là nhân vật do Ngài dựng nên, đã phạm tội cùng Chúa mình, bởi tội ấy mà Đang Cứu Thế phải mang dấu vết của sự đóng đinh. Khi A-đam nhìn thấy những dấu đinh tàn bạo, người không ngả vào ngực của Chúa mình, nhưng với sự nhục nhã, quỳ dưới chơn Ngài và kêu lên, “Đáng ngợi khen, đáng ngợi khen Chiên Con đã bị giết!” Đấng Cứu Thế trìu mến đỡ người đứng lên và chỉ cho người thấy vườn Ê-đen, cố hương mà người đã phải xa cách từ lâu. TT20 572.1
Sau khi bị đuổi ra khỏi vườn Ê-đen, đời sống của A-đam trên thế gian tràn đầy đau khổ. Mỗi chiếc lá rơi, mỗi con sinh tế, mỗi tai nạn trong thiên nhiên, mỗi vết nhơ làm hoen ố sự tinh khiết của nhân loại, đều nhắc nhở tội trọng của người. Sự hối hận trở nên khủng khiếp khi người nhìn thấy tội lỗi gia tăng, và để đáp lại sự cảnh cao của ong, người ta đã trách móc ông là người gây ra tội lỗi. Trong gần một ngàn năm, A-đam đã kiên nhẫn hạ mình chịu đựng hình phạt do tội lỗi mình gây ra. Người thành thật ăn năn tội mình, tin vào lời hứa Đấng Cứu Thế sẽ đến, và ông chết trong niềm tin được phục sinh. Con của Đức Chúa Trời đã chuộc loài người khỏi sự thất bại và sa ngã; và bây giờ, nhờ sự chuộc tội, A-đam đã được phục hồi quyền thống trị lúc ban đầu. TT20 572.2
Với niềm vui tràn trề, A-đam ngắm nhìn những cây đã từng là nguồn vui thú của người—những cây mà chính tay người đã hái trái trong những ngày vô tội và vui vẻ. Ông thấy các cây nho do chính tay người uốn nắn, những bông hoa mà người rất thích chăm sóc. Tâm trí ông quay về với thực tại; người nhận biết rằng chính đây là Ê-đen được phục hồi, đẹp hơn lúc người bị đuổi ra khỏi nơi đó. Đấng Cứu Thế dẫn A-đam đến cây sự sống, hái trái vinh hiển và mời người ăn. Ông nhìn chung quanh mình, thấy vô số người được chuộc, những thân quyến của gia đình, hiện đang đứng trong Thiên đường của Đức Chúa Trời. Bấy giờ ông đặt chiếc mão triều sáng láng dưới chân Đức Chúa Giê-su, ngả vào lòng Đấng Cứu thế và ôm lấy Ngài. Kế đó, ông đặt tay lên cây đàn hạc (harp) bằng vàng, vòm trời vang dội tiếng ca đắc thắng, “Đáng ngợi khen, đáng ngợi khen, đáng ngợi khen thay Chiên Con đã bị giết, và sống lại!” Cả gia đình A-đam cùng hòa giọng ca và đặt mão triều nơi chân Đấng Cứu Thế khi họ sấp mình bái tôn trước mặt Ngài. TT20 572.3
Các thiên sứ chứng kiến sự sum họp này, đã từng khóc khi A-đam sa ngã, nhưng vui mừng khi Đức Chúa Giê-su phục sinh, thăng thiên, và mở cửa mồ mả cho tất cả những người tin danh Ngài. Giờ đây họ thấy công việc cứu chuộc đã hoàn tất, và họ đổng hòa giọng hát trong bài ca khen ngợi. TT20 573.1
Trên biển pha ly trước ngai Ngài, biển pha ly lộn với lửa—chiếu rực rỡ sự vinh hiển của Đức Chúa Trời—nơi tập hợp những người “đã thắng con thú và hình tượng nó cùng số của tên nó” (Khải huyền 15:2). Chiên Con đứng trên núi Si-ôn, và với Ngài có mười bốn vạn bốn ngàn người được cứu chuộc giữa loài người; “có đờn cầm của Đức Chúa Trời,” người ta nghe tiếng của nhiều suối nước, như tiếng sấm lớn, “tiếng mà tôi nghe đó như tiếng đờn cầm mà người đánh đờn gảy vậy” (Khải huyền 14:1, 2). Và họ hát “bai ca mới” trước ngai Đức Chúa Trời, bài ca không ai có thể hiểu nổi, ngoại trừ mười bốn vạn bốn ngàn người. Đó là bài ca của Môi-se và Chiên Con—bài ca nói lên sự giải thoát. Không ai học được bài ca đó, họa chăng chỉ có mười bốn vạn bốn ngàn người; bởi vì đây là bài ca của kinh nghiệm họ—và không một nhóm người nào khác có kinh nghiệm giống như vậy. “Chiên Con đi đâu những kẻ này theo đó.” Những kẻ nay được biến hóa về trời giữa vòng những người còn sống, và được làm “trái đầu mùa cho Đức Chúa Trời và Chiên Con” (Khải huyền 14:4). “Đó là những kẻ ra khỏi cơn đại nạn;” họ đã trải qua thời kỳ hoạn nạn chưa từng có bao giờ từ khi lập quốc; họ đã trải qua cơn sầu não như Gia-cốp; họ đã đứng vững không có người cầu thay suốt thời kỳ phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời. Nhưng họ đã được giải cứu, bởi vì họ “đã giặt và phiếu trắng áo mình trong huyết Chiên Con.” “Trong miệng họ chẳng có lời nói dối nào hết, cũng không có dấu vết gì” trước mặt Đức Chúa Trời. “Ây vì đó mà chúng được ở trước ngôi Đức Chúa Trời, và ngày đêm hầu việc Ngài trong đền Ngài; còn Đấng ngồi trên ngôi sẽ che chở chúng dưới trại Ngài.” Họ đã thấy địa cầu bị hoang vu vì cơn đói kém, dịch lệ, mặt trời được quyền đốt cháy loài người bởi sức nóng, và nhân loại phải chiu cảnh đói khát; “nhưng chúng sẽ không đói, không khát nữa; cũng không có mặt trời, hoặc cơn nắng gắt nào hại đến mình. Vì Chiên Con ở giữa ngôi sẽ chăn giữ và đưa chúng đến những suối nước sống; Đức Chúa Trời se lau hết nước mắt nơi mắt chúng” (Khải huyền 14:1-5; 15:3; 7:14-17). TT20 573.2
Trải qua mọi thời đại, những người được chọn của Đấng Cứu Thế đã được huấn luyện và giáo dục tại trường thử thách. Họ đã bước trong đường hẹp trên thế gian này; họ đã được tẩy sạch trong lò đau khổ. Vì danh Đức Chúa Giê-su họ đã chịu đựng sự chống đối, ghen ghét, và vu khống. Họ đã đi theo Chúa trong những cuộc đấu tranh gian khổ; họ đã từ bỏ mình, và đã kinh nghiệm sự thất vọng đắng cay. Chính bởi kinh nghiệm đau đớn ấy mà họ hiểu được sự xấu xa, quyền lực, và sự gớm ghiếc của tội lỗi; họ ghê tởm nhìn thấy tội lỗi. Khi ý thức được sự hy sinh vô tận để cứu họ ra khỏi tội, thì họ trở nên khiêm tốn và lòng họ tràn đầy sự biết ơn và ngợi khen, mà những người không bao giờ sa ngã không thể nào hiểu được giá trị của sự hy sinh ấy. Họ yêu nhiều vì đã được tha thứ nhiều. Họ đã từng chia sớt sự thống khổ của Đấng Christ, nên xứng đáng dự phần vào sự vinh hiển với Ngài. TT20 574.1
Những người thừa kế của Đức Chúa Trời đã đến từ gác lửng, túp lều lụp xụp, ngục thất, đoạn đầu đài, đồi núi, sa mạc, hang sâu và hoang đảo. Ở trên thế gian, họ bị “thiếu thốn, đau khổ, hành hạ.” Hằng triệu người đi xuống mồ mang theo sự nhục nhã chỉ vì họ cương quyết từ chối khuất phục ý định gian dối của Sa-tan. Đối với tòa án loài người, họ bị kết án là can phạm xấu xa nhất. Nhưng bây giờ “chính Đức Chúa Trời là Quan án” (Thi thiên 50:6). Hiện nay những quyết định của thế gian bị đảo ngược. “Và trừ bỏ sự xấu hổ của dân Ngài khỏi cả thế gian” (Ê-sai 25:8). “Người ta sẽ gọi chúng nó là dân thánh, tức là những kẻ được chuộc của Đức Giê-hô-va” (Ê-sai 62:12). Ngài đã chỉ định “ban mão hoa cho kẻ buồn rầu ở Si-ôn thay vì tro bụi, ban dầu vui mừng thay vì tang chế, ban áo ngợi khen thay vì lòng nặng nề” (Ê-sai 61:3). Họ không còn là những kẻ yếu đuối, đau khổ, bị tản lạc và áp bức. Từ giờ phút này, họ sẽ ở với Đức Giê-hô-va mãi mãi. Họ đứng trước ngôi trong những chiếc áo lộng lẫy mà kẻ cao trọng nhất ở thế gian chưa bao giờ được mặc. Họ đội những vương miện vinh hiển hơn những vương miện của vua chúa thế gian. Những ngày đau đớn và khóc than chấm dứt hẳn. Vua vinh hiển đã lau khô những giọt lệ khỏi mặt họ; mọi nguyên nhân của sự đau khổ được cất bỏ. Họ phất nhành chà là và thốt lên tiếng hát ngợi khen, trong trẻo, ngọt ngào, và du dương; mỗi giọng ca hòa hợp với tiếng đờn, cho tới khi cả bầu trời vang dậy tiếng hát vui mừng. “Sự cứu rỗi thuộc về Đức Chúa Trời ta, là Đấng ngự trên ngôi, và thuộc về Chiên Con.” Dân cư của thiên quốc hát đáp lại, “A-men! Sự ngợi khen, vinh hiển, khôn ngoan, chúc tạ, tôn quý, quyền phép và sức mạnh, đều thuộc về Đức Chúa Trời chúng ta đời đời vô cùng! A-men” (Khải huyền 7:10, 12). TT20 574.2
Trong đời này, chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu đề tài lạ lùng của sự cứu chuộc. Với sự hiểu biết hữu hạn, chúng ta có thể coi sự sỉ nhục và vinh hiển, sự sống và chết, sự công bình và yêu thương, gặp nhau trên cây thập tự; tuy nhiên với tất cả khả năng trí tuệ, chúng ta vẫn không thể hiểu được đầy đủ ý nghĩa của điều này. Chúng ta chỉ hiểu mập mờ về chiếu dài, chiều rộng, chiều sâu, chiều cao của tình thương cứu chuộc. Chương trình cứu chuộc sẽ không được hiểu cách trọn vẹn, ngay khi những người được cứu đã thấy như họ được thấy và hiểu như họ được hiểu; tuy nhiên, trong cõi đời đời, lẽ thật mới sẽ tiếp tục được bày tỏ cho những trí óc kinh ngạc và hoan hỉ. Dầu những phiền muộn, đau đớn, và cám dỗ của thế gian đã chấm dứt và nguyên nhân đã được cất bỏ, dân sự Đức Chúa Trời vẫn luôn luôn nhận được sự hiểu biết khôn ngoan và rõ ràng về chân giá trị của sự cứu rỗi. TT20 575.1
Thập tự giá của Đấng Christ sẽ là khoa học và bài ca của những người được chuộc trong cõi đời đời. Trong Đấng Christ vinh hiển họ chiêm ngưỡng Đấng Christ bị đóng đinh. Không bao giờ nên quên rằng Đấng có quyền sáng tạo và nâng đỡ vạn vật trong không gian bao la, la Con Yêu dấu của Đức Chúa Trời, Vua của thiên đàng, Đấng mà các chê-ru-bim và sê-ra-phin sáng láng thích tôn thờ—đã hạ mình để nâng cao loài người sa ngã; gánh lấy tội lỗi và sự sỉ nhục, Cha Ngài che dấu mặt đi, cho đến chừng những cảnh khốn đốn cua thế gian làm tan nát tâm hồn Ngài, và hủy hoại mạng sống Ngài trên thập tự giá ở núi Sọ. Tất cả việc này sẽ luôn luôn kích thích sự ngạc nhiên và chiêm ngưỡng của vũ trụ; Đấng Sáng tạo vũ trụ, Đấng Trung bảo cho loài người, đã bỏ sự vinh hiển mình, nhận lấy sự sỉ nhục chỉ vì yêu thương nhân loại. Khi những người được chuộc chiêm ngưỡng Đấng Cứu Chúa và sự vinh hiển của Đức Chúa Cha chiếu sáng trên mặt Ngài; khi họ thấy ngai của Ngài vững bền đời đời, và nước Ngài bất tận, họ cất tiếng ca vang, “Xứng đáng thay, xứng đáng thay Chiên Con đã bị giết và đã cứu chuộc chúng ta bởi huyết báu của Ngài.” TT20 575.2
Sự mầu nhiệm của thập tự giá giải thích tất cả những sự mầu nhiệm khác. Trong ánh sáng chiếu dọi từ núi Sọ, những đặc tính của Đức Chúa Trời đã từng làm cho chúng ta kinh khiếp, lại trở nên đẹp đẽ và hấp dẫn. Sự thương xót, trìu mến, và tình phụ tử đã pha lẫn với sự thánh khiết, công bình và quyền năng. Trong khi chúng ta chiêm ngưỡng sự tôn nghiêm và cao cả của ngôi Ngài, chúng ta thấy bản tính của Ngài biêu lộ cách đẹp đẽ, và chúng ta sẽ hiểu hơn ý nghĩa của danh hiệu quý mến, “Cha chúng ta.” TT20 576.1
Đấng khôn ngoan vô tận không thể hoạch định một chương trình nào khác để cứu chuộc chúng ta ngoài sự hy sinh chính Con Ngài. Phần thưởng của sự hy sinh ay là niềm vui thấy đất đầy day những người được chuộc, thánh khiết, hạnh phúc, và bất tử. Kết quả cuộc chiến đấu của Đấng Cứu Thế với quyền lực của sự tối tăm, là đem lại sự vui mừng cho những người được chuộc, góp phần vào sự vinh hiên của Đức Chúa Trời trong cõi đời đời. Giá trị của linh hồn người thật lớn biết bao đến nỗi Đức Chúa Cha đã thỏa lòng với giá đã trả; và chính Đấng Christ, thấy kết quả của sự hy sinh lớn lao của mình, thì cũng rất thỏa nguyện. TT20 576.2