TÌNH YÊU TRONG LỬA

61/282

Buôn bán các loại bùa xá tội ở Thụy Sĩ

Tại nước Đức, Tetzel bỉ ổi lo phụ trách việc bán bùa xá tội. Ở Thụy Sĩ, giáo hội giao việc buôn bán này dưới quyền chỉ đạo của Samson, là một giáo sĩ người Ý. Samson đã kiếm được những số tiền khủng từ Đức và Thụy Sĩ đổ về kho của giáo hoàng. Bấy giờ, ông du hành khắp nước Thụy Sĩ, vắt kiệt những người dân nghèo xơ xác và đòi hỏi những món quà đắt tiền từ người giàu. Khi ông ấy đem những chiêu trò đó đến một thị trấn gần Einsiedeln, Zwingli lập tức lên kế hoạch chống cự. Zwingli đã thành công trong việc tống khứ những lời nói láo của gã tu sĩ khiến Samson phải bỏ đi nơi khác. Sau đó, tại Zurich, Zwingli hăng say rao giảng, phản đối những người cố gắng buôn bán lòng tha thức của Chúa. Khi Samson đến nơi, ông ta dùng thủ đoạn khôn ngoan để vào cổng thành. Nhưng bị người dân phát hiện và họ đã đuổi ông ấy đi mà chưa bán được một tờ giấy xá tội nào, bởi vậy ông nhanh chóng rời bỏ Thụy Sĩ. TTL 84.5

Có một trận dịch bệnh (còn gọi là Cái chết lớn) càn quét Thụy Sĩ vào năm 1519. Nhiều người nhận thấy giấy tha tội mà họ mua thật vô dụng và chẳng lợi ích lợi gì. Họ mong ước đặt nền tảng vững chắc cho đức tin. Tại Zurich, Zwingli bị mắc bệnh dịch này, có tin đồn khắp nơi rằng ông đã chết. Vào thời khắc ảm đạm đó, ông đặt đức tin lên thập tự giá ở Đồi Sọ, tin chắc vào sự hy sinh ấy có toàn quyền tha tội. Khi trở về từ cửa tử thần, ông rao giảng phúc âm với lòng hăng say mãnh liệt hơn bao giờ hết. Những người đang chăm sóc bệnh nhân và người hấp hối cũng cảm nhận được giá trị của phúc âm mà trước đó chưa bao giờ có. TTL 85.1

Zwingli am hiểu rõ ràng hơn về lẽ thật và có kinh nghiệm trọn vẹn hơn về quyền năng hồi phục của phúc âm. Ông nói rằng: “Đấng Christ đã trả thay cho chúng ta một cái giá chuộc không bao giờ dứt... Sự đau đớn Ngài chịu là... một sự hy sinh đời đời nên nó có quyền năng chữa lành đời đời. Sự hy sinh ấy đáp ứng đòi hỏi công bình thiêng thượng mãi mãi cho tất cả những người tin cậy bằng lòng trung thành bền vững và không lay chuyển... Ở đâu có lòng trung thành với Đức Chúa Trời, ở đó có sự thôi thúc người ta mạnh mẽ làm những việc lành”. (J. H. Merle D’Aubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, book 8, chapter 9 ) TTL 85.2

Từng bước từng bước, nhà Cải Chánh đã đặt nền cho Zurich. Trong cơn lo sợ, các kẻ thù nổ lên chống đối thường xuyên. Họ lặp lại những cuộc tấn công Zwingli, ra sức buộc người thầy lạc đạo này phải im miệng. Giám mục ở Constance cử ba đại diện đến Hội đồng giám mục ở Zurich, tố cáo Zwingli tội gây nguy hiểm cho sự bình yên và trật tự xã hội. Họ nhấn mạnh nếu quyền thế của giáo hội bị bỏ qua một bên thì xã hội sẽ dẫn đến tình trạng vô chính phủ hoàn toàn. TTL 85.3

Hội đồng giám mục khước từ việc dùng biện pháp phản đối Zwingli, còn La Mã thì chuẩn bị một cuộc tấn công khác. Nhà Cải Chánh kêu lên: “Hãy để họ đến đây. Tôi sợ họ giống như vách đá sợ những cơn sóng mà bão tố thì ở ngay dưới chân chúng”. (Wylie, book 8, chapter 11). Mọi nỗ lực của hàng giáo phẩm chỉ khiến cho việc họ cố gắng kiện tụng bị thất bại. Lẽ thật tiếp tục bành trướng. Ở Đức, những người theo phong trào Cải Chánh đang thất vọng về chuyện Luther biến mất, nay vui mừng trở lại khi họ thấy phúc âm phát triển ở Thụy Sĩ. Khi phong trào Cải Chánh giáo bắt đầu thành lập ở Zurich, kết quả của nó được nhìn thấy hoàn toàn qua việc giảm thiểu tội phạm và dòng tu tăng lên. TTL 85.4