TÌNH YÊU TRONG LỬA
Tranh luận với những đại diện của Rô-ma
Khi nhận thấy việc ngăn cấm đọc sách Luther ở Đức đạt được mục tiêu hành hạ ra sao, các đại diện của La Mã toan tính tổ chức cuộc tranh luận với Zwingli. Họ tin chắc sẽ thắng cuộc bằng cách lựa chọn địa điểm đấu trí và các quan tòa, là hai thứ quyết định thắng cuộc. Nếu như Zwingli bất phục dưới quyền lực của họ thì ông cũng sẽ không chạy thoát. Tuy nhiên, họ cẩn trọng giấu kín kế hoạch này. TTL 85.5
Cuộc tranh luận được sắp xếp tổ chức tại Baden. Nhưng hội nghị giám mục ở Zurich nghi ngờ các đại diện La Mã có âm mưu và cũng cảnh giác với những giàn hỏa được dựng lên trong các xứ thuộc quyền cai trị của giáo hoàng để thiêu đốt những người đón nhận phúc âm, nên họ không cho linh mục của mình liều lĩnh tham gia vào một tình huống vô cùng nguy hiểm như vậy. Baden là nơi hành huyết những người tử vì đạo, đi đến đó là chắc chắn đi vào cửa tử. Oecolampadius và Haller là hai người được chọn đại diện cho những người Cải Chánh giáo, còn Tiến sĩ lừng danh Eck là chiến sĩ của La Mã được hộ tống bởi một đoàn người gồm nhiều học giả và các quan chức của giáo hội. TTL 85.6
Phe La Mã chọn lựa đoàn thư ký, cấm không cho ai được phép ghi chép lại, trái lệnh sẽ bị xử tử. Mặc dù vậy, hàng đêm, có một sinh viên dự họp đã ghi chép lại hết các vấn đề tranh luận cả ngày hôm đó. Sau đó, hai sinh viên khác đảm trách việc chuyển những tờ tường thuật này kèm thư trao đổi hàng ngày của Oecolampadius đến tay Zwingli đang ở Zurich. Zwingli hồi đáp và cho lời khuyên. Để tránh bị lính canh trước cổng thành bắt giữ, hai sinh viên đưa thư đội mấy giỏ đựng gia cầm trên đầu nên được phép đi qua mà không bị nghi ngờ. TTL 86.1
Myconious nói rằng Zwingli “đã làm việc cật lực bằng những suy nghĩ thấu đáo, những đêm không ngủ để gửi lời khuyên bảo đến Baden còn nhiều hơn là ông đích thân đến tranh luận với những kẻ thù xung quanh”. (D’ Aubigné, book 11, chapter 13 ) TTL 86.2
Các đại diện của La Mã đến Baden mặc những bộ quần áo sang trọng nhất kèm nhiều trang sức lấp lánh. Họ ăn cao lương mỹ vị và uống rượu ngon trên những chiếc bàn trang trí lộng lẫy. Ngược lại, hai nhà Cải Chánh mặc quần áo đơn sơ, ăn uống giản dị, nhanh gọn. Thỉnh thoảng, chủ nhà trọ của Oecolampadius nhìn vào phòng ông ở, thường bắt gặp ông luôn luôn nghiên cứu hoặc cầu nguyện, chủ nhà trọ báo cáo rằng người lạc đạo này ít nhất cũng là người “rất đức hạnh”. TTL 86.3
Trong cuộc thảo luận, “Eck ngạo mạn bước lên tòa giảng được trang hoàng rực rỡ, trong khi Oecolampadious khiêm tốn trong bộ đồ đơn giản bị ép buộc ngồi đối diện kẻ thù trên một chiếc ghế đẩu đóng sơ sài”. Eck nói giọng oang oang và thừa tự tin không bao giờ thất bại”. Trong vai trò luật sư bênh vực cho đức tin, ông sẽ được ban thưởng hậu hĩ. Khi không còn lý luận gì tốt hơn thì ông dùng đến phương kế nguyền rủa và thậm chí là thề thốt. TTL 86.4
Oecolampadius là người nhu mì và ít tự tin nên không thích thú gì với cuộc chiến này. Tuy vậy, mặc dù ông hiền lành và nhã nhặn, nhưng cũng chứng tỏ mình là người có năng lực và không chùn bước. Ông kiên quyết giữ vững Kinh Thánh. Ông nói rằng: “Truyền thống không ép buộc được Thụy Sĩ của chúng ta, trừ khi nó hợp với hiến pháp. Lúc này, đề cập đến các vấn đề của đức tin thì Kinh Thánh là hiến pháp của chúng tôi”. (D’ Aubigné, book 11, chapter 13 ) TTL 86.5
Lý luận bình tĩnh, rõ ràng được nhà Cải Chánh trình bày thật từ tốn và nhã nhặn, thu hút thính giả quay sang chán ghét những lời tuyên bố khoe khoang của Eck. TTL 86.6
Cuộc tranh luận kéo dài mười tám ngày. Các đại diện của La Mã giành chiến thắng. Đa số đại biểu đứng về phe La Mã, hội nghị công bố phe Cải Chánh bị đánh bại và thông báo rằng họ cùng Zwingli đều bị loại trừ ra khỏi giáo hội. Nhưng cuộc tranh luận này phát sinh năng lượng mới để khơi nguồn nhóm Phản kháng. Không lâu sau đó, cả hai thành phố quan trọng là Bern và Basel tuyên bố theo Cải Chánh. TTL 86.7