TÌNH YÊU TRONG LỬA

18/282

Các giáo lý sai lầm đã len lỏi vào như thế nào

Một sự dạy dỗ chính cho niềm tin như vậy đó là linh hồn bất tử trong thế giới tự nhiên và người chết vẫn còn ý thức. Giáo lý này đặt nền tảng cho La Mã thành lập việc thờ lạy các thánh và sùng bái Trinh nữ Ma-ri. Từ căn nguyên đó sinh ra ý tưởng dị giáo về hình phạt đời đời dành cho những ai không chịu ăn năn. Lòng tin này đã trở thành một phần tín điều giáo hoàng đặt ra ngay từ những năm đầu của giáo hội. TTL 33.3

Chuyện này mở đường thêm một phát minh khác của ngoại giáo, đó là luyện ngục, là thứ mà giáo hội dùng để đe dọa những người mê tín. Tín ngưỡng dị giáo này khẳng định rằng có một nơi đau khổ tồn tại là chốn mà linh hồn của những người đáng bị đày dọa phải chịu trừng phạt đau đớn vì tội họ gây ra, rồi từ đó, sau khi được tẩy sạch thì thiên đàng sẽ chấp nhận cho họ vào (xem thêm Phụ lục 7). TTL 33.4

La Mã vẫn cần thêm một cách nói dối khác để có thể thu lợi nhuận từ những giáo dân kính sợ và những kẻ vô đạo đức: giáo lý về việc xá tội. Giáo hội hứa sẽ ban ân xá hoàn toàn các tội trong quá khứ, hiện tại và tương lai đối với những ai gia nhập quân đội của giáo hoàng để trừng trị kẻ thù của ông hoặc tiêu diệt những kẻ dám từ chối quyền lực tối thượng của ông đối với giáo hội. Bằng cách trả tiền cho giáo hội, con người có thể tự giải thoát mình khỏi tội lỗi và cũng giải thoát luôn cho linh hồn bạn bè đã chết còn đang đau khổ trong lò luyện tội. Theo mấy cách này, ngân quỹ La Mã vào đầy ắp, duy trì sự xa hoa, lộng lẫy và đồi bại của kẻ làm ra vẻ đại diện cho Chúa Giê-su — Đấng không có một chỗ gối đầu (xem thêm Phụ lục 8). TTL 33.5

Lễ Tiệc Thánh được thay thế bằng lễ mi-sa sùng bái sự hy sinh. Các linh mục giả bộ thay đổi bánh không men và rượu thành “thân thể và huyết Đấng Christ” thật sự (Cardinal Wiseman’s Lectures on “The Real Presence,” lecture 8, section3, paragraph 26). Với suy nghĩ kiêu căng báng bổ, họ thẳng thắn khẳng định có thể sáng tạo Đức Chúa Trời - Đấng Sáng Tạo ra muôn loài vạn vật. Cơ Đốc nhân bị bắt buộc phải công nhận đức tin của họ vào tín ngưỡng dị giáo sỉ nhục Thiên Đàng như vậy, nếu không họ sẽ chết. TTL 33.6

Đến thế kỷ thứ mười ba, giáo hội thiết lập ra loại vũ khí kinh khủng nhất của chế độ giáo hoàng — Tòa án La Mã. Trong những hội nghị kín, Sa-tan cùng các quỷ sứ nó điều chỉnh suy nghĩ của những kẻ ác. Chúng không nhìn thấy một thiên sứ của Đức Chúa Trời cũng đứng đó, cầm giữ những điều tồi tệ trong sắc lệnh độc ác của chúng và viết lại lịch sử việc làm quá khủng khiếp cho nhân loại thấy. “Ba-by-lôn lớn” kia đã “say huyết các thánh” (xem Khải Huyền 17:5, 6). Thân thể biến dạng của hàng triệu người tử vì đạo khóc lóc cầu xin Đức Chúa Trời báo thù quyền lực bội giáo đó. TTL 34.1

Chế độ giáo hoàng trở thành nền chuyên chế của thế giới. Các vua và hoàng đế đều phải cúi đầu trước chiếu chỉ của giáo hoàng La Mã. Suốt hàng trăm năm, mọi người chấp nhận giáo lý La Mã mà không thắc mắc gì. Họ tôn kính giới tu sĩ và chịu đựng họ cách rộng rãi. Chưa bao giờ Giáo hội Công giáo giành được địa vị uy nghi và quyền lực mạnh hơn như vậy. TTL 34.2

Tuy nhiên, “giữa trưa của giáo hoàng là nửa đêm của con người” (James A. Wylie, History of Protestantism, book 1, chapter 4). Hầu như người ta không biết Kinh Thánh. Các lãnh đạo của giáo hoàng thù ghét sự sáng có thể làm bại lộ tội lỗi của chúng. Chính vì luật pháp Đức Chúa Trời — tiêu chuẩn của sự công bình — đã bị dẹp bỏ, nên chúng cư xử vô đạo đức mà không cần kềm chế. Bên trong các dinh thự của giáo hoàng và lãnh đạo giáo hội là những cảnh đồi trụy, phóng đãng bại hoại. Một vài giáo hoàng phạm tội ác gây phẫn nộ đến mức những người cai trị các tu sĩ phải cố gắng cách chức họ như những quái vật độc ác không thể dung tha. Trong nhiều thế kỷ, Châu Âu không có tiến bộ gì về học thức, nghệ thuật hay văn minh. Lương tâm và tri thức của giáo dân bị tê liệt. TTL 34.3

Tình trạng như vậy là hậu quả của việc xua bỏ Lời Chúa! TTL 34.4