Sự Tranh Đấu Khốc Liệt

11/44

Chương 8 - Sự Xét Xứ Đấng Christ

Khi các thiên sứ rời khởi thiên đàng, họ đã cất lấy những mão triều thiên lấp lánh của mình. Họ không thể đội chúng trong khi Vị chỉ huy của mình đang chịu đau đớn và phải mang một cái mão bằng gai. Sa-tan và các sứ nó bận rộn trong phòng xét xứ ấy để tiêu diệt lòng nhân đạo và sự thông cảm. Ngay chính bầu không khí đã trở nên nặng nề và nhơ nhuốc bởi ảnh hưởng của chúng. Những thầy tế lễ cả và các trưởng lão đã bị chúng xúi giục để lăng mạ và sỉ nhục Đức Chúa Jêsus, trong một cung cách khó chịu nhất mà bổn tánh con người có thể chịu đựng được. Sa-tan hy vọng rằng những sự sỉ nhục và đau đớn như vậy sẽ khiến Con Đức Chúa Trời kêu than hoặc lằm bằm; hay là Ngài sẽ bày tở quyền năng thiên thượng của mình, thoát thân khởi sự vây bắt của đám đông, và như vậy kế hoạch cứu rỗi rốt cuộc sẽ thất bại. ĐTK 34.1

Phi-e-rơ đã đi theo Chúa mình sau khi Ngài bị phản bội. Ông nóng lòng muốn xem những gì sẽ thực hiện với Đức Chúa Jêsus. Và khi ông bị tố cáo là một trong những môn đồ của Ngài, ông đã chối bở điều đó. Ông đã lo sợ cho mạng sống mình, và khi bị buộc tội là một người trong số họ, ông đã tuyên bố rằng ông không hề biết Ngài. Các môn đồ được lưu tâm về sự tinh sạch trong lời nói của mình, và để lừa dối cùng thuyết phục họ rằng ông không phải là một trong những môn đồ của Đấng Christ, Phi-e-rơ đã chối điều đó lần thứ ba với một lời chửi rủa và thề thốt. Đức Chúa Jêsus đang đứng ở xa xa Phi-e-rơ, Ngài quay lại nhìn chăm vào ông một cách đau buồn và khiển trách. Đoạn ông nhớ lại những lời mà Đức Chúa Jêsus đã nói với ông trên phòng cao, cũng như sự quả quyết đầy nhiệt huyết của ông rằng, ‘Dầu mọi người vấp phạm vì cớ Thầy, song tôi chắc không bao giờ vấp phạm vậy.’ Ông đã chối bở Chúa mình, ngay cả với một lời chửi rủa và thề thốt; nhưng cái nhìn của Đức Chúa Jêsus đã lập tức làm tan chảy Phi-e-rơ và cứu vớt lấy ông. Ông khóc lóc một cách cay đắng và ăn năn về tội lỗi nghiêm trọng của mình, rồi đó ông đã được biến cải và được chuẩn bị để trợ sức các anh em mình. ĐTK 34.2

Đám đông hò hét đòi huyết của Đức Chúa Jêsus. Chúng đánh đập Ngài một cách tàn nhẫn, khoác cho Ngài một chiếc áo choàng vương giả màu tím cũ kỹ, và đội một cái mão bằng gai trên đỉnh đầu thánh khiết của Ngài. Chúng đặt vào tay Ngài một cây sậy, sấp mình trước Ngài một cách chế nhạo, và bái chào Ngài rằng, ‘Lạy vua của dân Giu-đa.’ Đoạn chúng lấy cây sậy khởi tay Ngài rồi dùng nó đánh lên đầu Ngài, khiến cho những gai nhọn đâm xuyên vào đầu Ngài làm rỉ ra những giọt huyết chảy dài trên mặt và râu của Ngài. ĐTK 34.3

Thật là khó cho các thiên sứ phải chịu đựng cảnh tượng ấy. Họ mong muốn được giải thoát Đức Chúa Jêsus khởi tay chúng; nhưng những vị thiên sứ chỉ huy đã ngăn cấm họ, và nói rằng đó là một giá chuộc lớn phải trả cho con người; nhưng nó sẽ hoàn tất, và sẽ làm thành sự hủy diệt kẻ có quyền lực của sự chết. Đức Chúa Jêsus biết rằng các thiên sứ đang chứng kiến cảnh nhục nhã của Ngài. Tôi thấy rằng vị thiên sứ yếu đuối nhất cũng có thể khiến cho đám đông ngã xuống một cách bất lực và giải cứu Đức Chúa Jêsus. Ngài biết rằng nếu như Ngài cầu xin điều đó với Cha Ngài, thì các thiên sứ sẽ ngay lập tức giải thoát Ngài. Nhưng điều rất cần thiết là Đức Chúa Jêsus phải chịu đau khổ nhiều điều từ những kẻ gian ác, để thực thi kế hoạch cứu rỗi. ĐTK 35.1

Đức Chúa Jêsus đứng đó, nhu mì và khiêm nhường trước đám đông đầy phẫn nộ, trong khi chúng ném cho Ngài sự lăng mạ hèn hạ nhất. Chúng nhổ vào mặt Ngài—gương mặt mà sẽ đến một ngày chúng ước ao được trốn khởi, gương mặt mà sẽ ban ánh sáng cho thành của Đức Chúa Trời, và chiếu sáng lòa hơn cả mặt trời—nhưng Ngài không hề có một cái nhìn tức giận nào trên những kẻ có tội. Chúng trùm đầu Ngài lại với một bộ quần áo cũ, bịt mắt Ngài, rồi đánh vào mặt Ngài, và la lên rằng, ‘Hãy nói tiên tri đi, cho chúng ta biết ai đánh ngươi.’ Có một sự rúng động giữa các thiên sứ. Họ muốn giải thoát Ngài ngay tức thì; nhưng vị thiên sứ chỉ huy của họ đã kiềm chế họ. ĐTK 35.2

Các môn đồ đã có được sự can đảm để đi vào nơi đang giữ Đức Chúa Jêsus và chứng kiến sự xét xử Ngài. Họ mong chờ rằng Ngài sẽ bày tở quyền năng thiên thượng của Ngài, giải thoát bản thân khởi tay của những kẻ thù nghịch Ngài, và trừng phạt chúng vì sự tàn ác của chúng đối với Ngài. Những niềm hy vọng của họ lóe lên và vụt tắt khi các cảnh tượng khác nhau diễn ra. Đôi lúc họ nghi ngờ, và lo sợ rằng mình đã bị phỉnh lừa. Nhưng giọng nói mà họ đã nghe tại sự hóa hình, và sự vinh hiển mà họ đã chứng kiến, đã làm cho họ vững lòng rằng Ngài chính là Con Đức Chúa Trời. Họ nhớ lại những cảnh tượng lý thú mà họ đã từng chứng kiến, những phép lạ mà họ đã thấy Đức Chúa Jêsus làm để chữa lành người đau, làm sáng mắt kẻ mù, mở những lỗ tai bị điếc, quở trách và xua đuổi ma quỉ, khiến kẻ chết sống lại, và ngay cả quở gió, và nó đã vâng lệnh Ngài. Họ không thể tin rằng Ngài sẽ chết. Họ đã hy vọng rằng Ngài sẽ dấy lên trong quyền lực, và với giọng nói chỉ huy của Ngài giải tán đám đông khát máu, như khi Ngài bước vào đền thờ và đuổi những kẻ khiến cho nhà Đức Chúa Trời trở nên một cái chợ; khi chúng chạy trốn trước mặt Ngài như thể một đạo binh đang truy đuổi chúng. Các môn đồ đã hy vọng rằng Đức Chúa Jêsus sẽ bày tở quyền năng của Ngài, và minh chứng cho tất cả rằng Ngài là Vua của Y-sơ-ra-ên. ĐTK 35.3

Giu-đa lòng đầy sự hối tiếc cay đắng và tủi thẹn trước hành động xảo trá của mình trong việc phản bội Đức Chúa Jêsus. Và khi hắn chứng kiến sự sỉ nhục mà Ngài phải chịu, thì hắn suy sụp tinh thần. Hắn yêu thương Đức Chúa Jêsus, nhưng hắn ham mến tiền bạc nhiều hơn. Hắn đã không nghĩ rằng Đức Chúa Jêsus sẽ phó bản thân Ngài chịu để cho đám đông mà hắn dẫn đến bắt đem đi. Hắn đã nghĩ rằng Đức Chúa Jêsus sẽ thực hiện một phép lạ, và giải cứu chính Ngài khởi chúng. Nhưng khi hắn thấy dân chúng điên tiết tại phòng xét xử, thèm khát sự đổ máu của Ngài, thì hắn cảm nhận sâu sắc tội lỗi của mình, và trong khi nhiều người đang kịch liệt cáo buộc tội Đức Chúa Jêsus, Giu-đa đã xông vào giữa đám đông, thú nhận rằng hắn đã phạm tội trong việc phản bội lại huyết vô tội. Hắn đưa tiền cho chúng, và van xin chúng hãy thả Đức Chúa Jêsus, tuyên bố rằng Ngài hoàn toàn vô tội. Sự phiền toái và rối rắm đã khiến cho những thầy tế lễ im lặng trong chốc lát. Họ không muốn dân chúng biết rằng họ đã thuê một trong những kẻ xưng mình là đi theo Đức Chúa Jêsus để phản bội Ngài vào tay họ. Họ muốn che giấu việc họ đã săn đuổi Đức Chúa Jêsus như một tên trộm và bắt Ngài một cách bí mật. Nhưng sự thú nhận của Giu-đa, diện mạo hốc hác và tội lỗi của hắn đã vạch trần những thầy tế lễ trước dân chúng, cho thấy rằng chính lòng ganh ghét đã khiến họ bắt Đức Chúa Jêsus. Khi Giu-đa tuyên bố lớn tiếng rằng Đức Chúa Jêsus là vô tội, các thầy tế lễ đã trả lời, ‘Sự đó can gì đến chúng ta? Mặc kệ ngươi.’ Họ đã có Đức Chúa Jêsus trong quyền lực của họ, và họ quyết tâm tiêu diệt Ngài. Giu-đa long đầy khổ não ném số tiền mà giờ đây hắn khinh miệt dưới chân những kẻ đã thuê hắn, rồi trong sự đau đớn và kinh khiếp về tội ác của mình, Giu-đa đã bở đi và treo cổ tự vẫn. ĐTK 36.1

Đức Chúa Jêsus có nhiều người đứng về phía mình trong đám đông ấy, và việc Ngài không trả lời điều chi trước nhiều câu hởi đã được đặt cho Ngài đã làm kinh ngạc đám đông. Ngài đã không một lần cau mày, không một sự biểu lộ bối rối trước tất cả những lời sỉ nhục và chế nhạo. Ngài đứng đường hoàng và điềm tĩnh. Ngài có hình dáng toàn vẹn và cao quý. Những người xem đã nhìn Ngài với sự kinh ngạc. Họ so sánh hình dáng toàn vẹn, phong thái kiên quyết và đường hoàng của Ngài với những kẻ ngồi xét xử nghịch cùng Ngài, rồi nói với nhau rằng Ngài trông giống một vị vua được giao phó vương quốc cho hơn là bất kỳ vị lãnh đạo nào. Ngài không mang một dấu hiệu nào của kẻ có tội. Mắt Ngài dịu dàng, sáng rõ và dũng cảm, trán Ngài rộng và cao. Mọi đặc điểm đều biểu lộ một cách mạnh mẽ nguyên tắc sống nhân từ và cao quí. Sự nhẫn nại và chịu đựng của Ngài không giống như con người tầm thường đã khiến nhiều người run rẩy. Ngay cả Hê-rốt và Phi-lát cũng rất bối rối trước dáng vẻ cao quí và giống Đức Chúa Trời của Ngài. ĐTK 36.2

Ngay từ đầu Phi-lát đã quan niệm rằng Ngài không phải là một người bình thường, nhưng là một Nhân vật xuất chúng, ông tin rằng Ngài hoàn toàn vô tội. Các thiên sứ chứng kiến toàn bộ quang cảnh đã ghi chú những niềm tin của Phi-lát, và đánh dấu sự cảm thông cùng lòng trắc ẩn của ông dành cho Đức Chúa Jêsus; và để cứu ông khởi việc tham dự vào hành động đáng kinh khủng là giao Đức Chúa Jêsus để đi chịu đóng đinh, một vị thiên sứ đã được sai đến cùng vợ Phi-lát, và cho bà thông tin qua giấc mơ rằng chồng bà đang tham gia xét xử chính Con Đức Chúa Trời và rằng Ngài là người bị hại hoàn toàn vô tội. Bà ngay lập tức sai thưa cùng Phi-lát rằng bà đã chịu nhiều đau đớn trong chiêm bao về việc Đức Chúa Jêsus, và cảnh báo ông không nên làm gì với Người thánh đó. Sứ giả mang tin vội vã chen chân qua đám đông và đưa nó cho Phi-lát. Ông đọc nó rồi trở nên run rẩy và tái đi. Ngay lập tức ông đã suy nghĩ rằng mình không nên dính líu gì đến vấn đề này; rằng nếu dân chúng đòi huyết của Đức Chúa Jêsus, thì ông sẽ không chịu chi phối bởi điều đó, nhưng sẽ dốc sức để giải thoát Ngài. ĐTK 37.1

Khi Phi-lát hay tin rằng vua Hê-rốt hiện đang ở Giê-ru-sa-lem, ông rất vui mừng và hy vọng rằng mình sẽ hoàn toàn thoát khởi vấn đề không mấy thú vị này, và không còn liên quan gì đến việc kết tội Đức Chúa Jêsus. Ông đã gửi Ngài, cùng với những kẻ cáo buộc Ngài đến cùng vua Hê-rốt. Hê-rốt thì cứng lòng. Việc ông ta giết chết Giăng đã để lại một vết nhơ trên lương tâm của ông mà ông không thể giải thoát cho bản thân, và khi nghe nói về Đức Chúa Jêsus cùng những công việc lạ lùng mà Ngài đã thực hiện, ông nghĩ rằng đó chính là Giăng đã từ kẻ chết sông lại. Ông ta sợ hãi và run rẩy bởi đã mang một lương tâm tội lỗi. Đức Chúa Jêsus đã được đặt dưới tay vua Hê-rốt bởi Phi-lát. Hê-rốt xem hành động này như là một sự thừa nhận từ Phi-lát về năng lực, uy quyền cùng sự phán quyết của ông. Trước đó họ đã từng là kẻ thù của nhau, nhưng rồi họ trở nên bạn hữu. Hê-rốt rất vui mừng được trông thấy Đức Chúa Jêsus, bởi ông ta muốn rằng Ngài sẽ làm một vài phép lạ diệu kì để cho ông được toại nguyện. Nhưng công việc của Đức Chúa Jêsus không phải là làm vừa lòng tính tò mò của ông. Quyền năng thiêng liêng và lạ lùng của Ngài là để thực thi sự cứu rỗi cho người khác, mà không hề cho cá nhân Ngài. ĐTK 37.2

Đức Chúa Jêsus đã không trả lời gì đối với nhiều câu hởi mà Hê-rốt đã đặt ra; cũng như Ngài không hề quan tâm gì đến những sự cáo buộc kịch liệt mà những kẻ thù Ngài đưa ra. Hê-rốt đã tức giận vì Đức Chúa Jêsus dường như không hề sợ hãi quyền lực của ông, và ông cũng với những lính đánh trận của mình đã cười nhạo, chế giễu về lăng mạ Con Đức Chúa Trời. Hê-rốt kinh ngạc trước diện mạo cao quí và thần sắc như Đức Chúa Trời của Đức Chúa Jêsus khi Ngài bị xỉ vả một cách đáng hổ thẹn, và ông bắt đầu thấy sợ việc kết tội Ngài, nên đã sai trả Ngài về lại cho Phi-lát. ĐTK 37.3

Sa-tan và các sứ nó đang cám dỗ Phi-lát, chúng cố dẫn đưa ông vào sự tự hủy hoại mình. Chúng gợi ý cho ông rằng nếu ông không dự phần vào việc quy tội Đức Chúa Jêsus, thì những kẻ khác cũng sẽ làm; đám đông thì đang khát máu của Ngài; và nếu ông không để Đức Chúa Jêsus bị đóng đinh thì ông sẽ đánh mất quyền lực cùng danh dự của thế gian, và sẽ bị tố cáo là tín đồ của kẻ lừa đảo, như là chúng đã đặt cho Ngài. Vì sợ mất quyền thế và uy lực của mình, Phi-lát đã ưng thuận về sự chết của Đức Chúa Jêsus. Và mặc dầu ông đã đặt huyết của Đức Chúa Jêsus trên những kẻ cáo buộc Ngài, và đám đông đã nhận lấy nó, chúng kêu lên rằng, ‘Xin huyết Người đổ lại trên chúng tôi và con cái chúng tôi,’ thế nhưng Phi-lát cũng không trong sạch; ông vẫn có tội về huyết của Đấng Christ. Vì lợi ích bản thân mình, và vì yêu mến sự tôn trọng từ những người chức cao quyền trọng của thế gian mà ông đã phó Đấng vô tội vào chỗ chết. Nếu như Phi-lát đi theo niềm tin của mình, ông sẽ không làm gì để kết tội Đức Chúa Jêsus. ĐTK 38.1

Việc xét xử và buộc tội Đức Chúa Jêsus đã hoạt động trong tâm trí của nhiều người; và nhiều ấn tượng sẽ được khắc ghi sau khi Ngài được phục sinh; nhiều người đã thêm vào Hội Thánh có kinh nghiệm và niềm tin mà nên được đánh dấu từ thời điểm Đức Chúa Jêsus bị xét xử. ĐTK 38.2

Sa-tan đã vô cùng tức tối khi nó thấy tất cả những sự độc ác mà nó đã khiến những thầy tế lễ cả gây ra cho Đức Chúa Jêsus lại không hề làm cho Ngài thôi lên một lời lằm bằm nào dù là nhở nhặt nhất. Tôi thấy rằng, mặc dầu Đức Chúa Jêsus mang lấy bản tánh của con người, nhưng quyền năng và sự chịu đựng thiên thượng đã giữ vững Ngài, và Ngài không hề rời bở ý muốn của Cha Ngài chút nào. ĐTK 38.3

Xem Ma-thi-ơ 26: 57-75; 27:1-31; Mác 14: 53-72; 15:1-20; Lu-ca 22:47-71; 23:1-25; Giăng 18; 19:1-16 ĐTK 38.4