CUỘC Đời CHÚA CỨU THẺ - QUYỂN 2
Chương 58—“HỠI LA-XA-RƠ, HÃY RA.”
Dựa theo Lu-ca 10:38-42; Giăng 11:1-44
La-xa-rơ ở Bê-tha-ni là một trong những môn đồ có đức tin kiên định nhất của Đấng Cứu Thế. Đức tin của ông nơi Đấng Cứu Thế đã mạnh mẽ ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên; tình yêu của ông dành cho Ngài thật sâu đậm, do vậy mà Chúa Cứu Thế yêu quý ông rất nhiều. Chính vì La-xa-rơ mà Đấng Cứu Thế đã làm phép lạ vĩ đại nhất. Chúa Cứu Thế đã ban phước cho tất cả những ai tìm kiếm sự giúp đỡ của Ngài. Ngài yêu thương mọi người trong gia đình nhân loại, nhưng Ngài có mối quan hệ mật thiết với một số người. Lòng Ngài gắn bó với gia đình ở Bê-tha-ni bằng sợi dây tình cảm mạnh mẽ, và Ngài đã thực hiện công việc lạ lùng nhất vì một thành viên của gia đình này. CCC2 227.1
Tại nhà La-xa-rơ, Đức Chúa Giê-su được nghỉ ngơi. Chúa Cứu Thế không có nhà riêng. Ngài đã nhờ vả lòng hiếu khách của bạn bè và môn đồ, và những khi mệt mỏi, khát khao tình bằng hữu con người, Ngài cảm thấy hạnh phúc khi ẩn mình trong gia đình bình an này, tránh xa sự nghi ngờ và ghen tức của những người Pha-ri-si xấu nết. Ở đây, Ngài được tiếp rước chân tình, Ngài tìm thấy tình bằng hữu trong sáng và thiêng liêng. Ở đây, Ngài có thể nói chuyện thoải mái và hoàn toàn tự do, vì biết rằng ai cũng hiểu và trân trọng lời mình. CCC2 227.2
Chúa Cứu Thế thích một gia đình đầm ấm và những con người biết lắng nghe người khác. Ngài mong muốn được con người đối xử dịu dàng, nhã nhặn và trìu mến. Ai tiếp nhận sự dạy dỗ từ trời mà Ngài luôn sẵn sàng truyền cho ấy là người có phước lớn. Khi đoàn dân đông đi theo Ngài qua những cánh đồng ngút ngàn, Ngài đã mở ra trước mắt họ vẻ đẹp của thiên nhiên. Ngài tìm cách mở mắt họ để họ hiểu thể nào là bàn tay Đức Chúa Trời nâng đỡ thế gian. Để gợi lên lòng thán phục đối với sự tốt lành và nhân từ của Đức Chúa Trời, Ngài đã kêu gọi những người nghe chú ý tới những hạt sương mong manh, tới những trận mưa rào và những tia mặt trời chói lọi được ban cho người công bình lẫn kẻ gian ác. Ngài mong muốn con người hiểu thâu đáo sự quan phòng mà Đức Chúa Trời dành cho họ thông qua mọi phương tiện. Nhưng đoàn dân đông chậm hiểu ra vấn đề, và trong gia đình tại Bê-thani, Đấng Cứu Thế tìm được sự yên nghỉ, tránh xa những mâu thuẫn chán ngây trong cuộc sống bon chen. Tại đây, Ngài tiếp xúc với một cử tọa biết trân trọng công việc của Đấng Quan Phòng. Ngài bày tỏ với những người nghe Ngài những điều Ngài không định nói trước một đám đông phức tạp. Ngài chẳng cần phải dùng ví dụ để nói chuyện với bạn hữu của mình. CCC2 227.3
Khi Đấng Cứu Thế phán dạy những bài học diệu kỳ thì Ma-ri ngồi dưới chân Ngài, cung kính và sốt sắng lắng nghe. Có lúc, Ma-thê bận rộn với công việc chuẩn bị bữa ăn, đã tới thưa với Đấng Cứu Thế: “Lạy Chúa, em tôi để một 22g mình tôi hầu việc, Chúa há không nghĩ đến sao? Xin biểu nó giúp tôi.” Đây là lần đầu tiên Đấng Cứu Thế viếng thăm Bê-tha-ni. Chúa Cứu Thế và các môn đồ vừa thực hiện một chuyến đi bộ vất vả từ Giê-ri-cô. Ma-thê đã lo lắng chuẩn bị bữa ăn cho cả đoàn và trong nỗi lo lắng, bà chẳng còn biết giữ lịch sự đối với vị Khách của mình. Đức Chúa Giê-su đã trả lời bà với những lời lẽ dịu dàng và bình tĩnh: “Hỡi Ma-thê, Ma-thê, ngươi chịu khó và bối rối về nhiều việc; nhưng có một việc cần mà thôi. Ma-ri đã lựa phần tốt, là phần không có ai cất lấy được.” Ma-ri khắc ghi vào trí óc mình những lời quý báu ra từ miệng Chúa Cứu Thế, những lời đối với bà còn quý hơn mọi thứ châu báu quý giá nhất trên thế gian này. CCC2 228.1
“Một việc cần” mà Ma-thê làm là thể hiện một tinh thần bình tĩnh, cung hiến, một mối quan tâm sâu sắc để hiểu biết nhiều hơn về tương lai, sự sống bất diệt, và những ân điển cần thiết cho sự phát triển tâm linh. Bà không cần phải bận tâm với những sự sẽ qua đi mà bà cần phải để tâm đến những sự sẽ tồn tại mãi mãi. Đức Chúa Giê-su muốn dạy cho con cái Ngài nắm lấy mọi cơ hội để có được sự hiểu biết ấy, sự hiểu biết sẽ khiến họ khôn ngoan để tìm đến sự cứu rỗi. Chức vụ của Đấng Cứu Thế cần những con người cẩn trọng và đầy nghị lực. CCC2 228.2
Có một cánh đồng ngút ngàn cho những con người như Ma-thê với sự nhiệt tình trong công việc tâm linh. Nhưng trước tiên họ hãy ngồi cùng với Ma-ri dưới chân Đức Chúa Giê-su. Hãy để cho sự cần mẫn, nhanh nhẹn và nghị lực trở nên thánh bởi ân điển của Đấng Cứu Thế; như vậy, cuộc sống sẽ là một sức mạnh vô biên hướng về điều thiện. CCC2 228.3
Tại gia đình yên bình, nơi Đức Chúa Giê-su đến để nghỉ ngơi, đã xảy ra một điều buồn phiền. La-xa-rơ bỗng dưng lâm bệnh, và các em của ông sai người tới thưa với Chúa Cứu Thế: “Lạy Chúa, nầy, kẻ Chúa yêu mắc bịnh.” CCC2 228.4
Họ đã thấy được tính chất nghiêm trọng của căn bệnh đang hành hạ anh họ, nhưng họ cũng biết rằng Đấng Cứu Thế đã từng bày tỏ Ngài có quyền năng chữa lành mọi thứ bệnh tật. Họ tin rằng Ngài sẽ bày tỏ mối thiện cảm với họ trong cơn hoạn nạn này; do đó, họ đã không khẩn thiết yêu cầu Ngài phải có mặt ngay tức khắc, mà chỉ gửi một thông điệp thân mật: “Kẻ Chúa yêu mắc bịnh.” Họ nghĩ rằng Ngài sẽ đáp ứng ngay thông điệp này, và Ngài sẽ tới chỗ họ ngay khi Ngài đến Bê-tha-ni. CCC2 229.1
Họ lo lắng chờ tin của Đức Chúa Giê-su. Bao lâu anh họ còn thoi thóp, thì bây lâu họ cầu nguyện và chờ đợi Đức Chúa Giê-su. Nhưng người được sai đi đã trở về mà không có Ngài đi cùng. Ngài chỉ gửi cho họ thông điệp này: “Bịnh nầy không đến chết đâu” và họ bám vào hi vọng rằng La-xa-rơ sẽ sống. Họ dịu dàng nói cho người bệnh đang nằm hôn mê nghe những lời chứa chan hi vọng và khích lệ. Khi La-xa-rơ chết, họ trở nên chán nản, nhưng họ vẫn cảm thấy được nâng đỡ bởi ân điển của Đấng Cứu Thế, và bởi đó mà họ không thốt lên lời trách cứ Chúa Cứu Thế. CCC2 229.2
Các môn đồ nghĩ rằng Ngài có thái độ lạnh nhạt khi nghe tin báo. Ngài chẳng có vẻ gì là buồn rầu theo như họ nghĩ. Nhìn về phía các môn đồ, Ngài phán: “Bịnh nầy không đến chết đâu, nhưng vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, hầu cho Con Đức Chúa Trời bởi đó được sáng danh.” Ngài lưu lại nơi Ngài đang ở thêm hai ngày nữa. Sự trì hoãn này là một bí ẩn với các môn đồ. Họ thầm nghĩ nếu Ngài có mặt chắc sẽ an ủi gia đình sầu khổ kia nhiều lắm. Các môn đồ đều biết rõ tình cảm sâu đậm Ngài dành cho gia đình tại Bê-tha-ni, nhưng họ ngạc nhiên quá đỗi khi thấy Ngài không đáp lại tin buồn: “Kẻ Chúa yêu mắc bịnh.” CCC2 229.3
Trong hai ngày ấy, Đấng Cứu Thế xem ra đã quên hẳn tin buồn này, bởi vì Ngài chẳng hề nhắc đến La-xa-rơ. Các môn đồ nghĩ tới Giăng Báp-tít, người đi trước dọn đường cho Đức Chúa Giê-su. Họ cũng không hiểu sao Đức Chúa Giê-su, Đấng có năng quyền thực thi phép lạ, lại để cho Giăng phải chịu khổ trong nhà giam và chết một cách đau đớn. Đấng Cứu Thế có quyền phép như vậy, tại sao Ngài lại không cứu mạng Giăng? Người Phari-si vẫn thường nêu lên câu hỏi này, và họ coi đó như một bằng chứng không thể chối cãi để chống lại lời xác nhận của Đấng Cứu Thế rằng: Ngài là Con Đức Chúa Trời. Chúa Cứu Thế đã cảnh báo các môn đồ về những thử thách, mất mát và bắt bớ. Ngài sẽ bỏ mặc họ trong thử thách sao? Một số người thắc mắc không biết liệu họ có hiểu nhầm chức vụ của Ngài không. Ai cũng hoang mang cực độ. CCC2 229.4
Đợi đến hai ngày sau, Đức Chúa Giê-su mới bảo các môn đồ: “Chúng ta hãy trở về xứ Giu-đê”. Các môn đồ thắc mắc không biết tại sao Đức Chúa Giê-su lại chờ hai ngày rồi mới trở về Giu-đê. Nhưng lúc ấy nỗi lo lắng cho Đấng Cứu Thế và cho chính mình đã chiếm trọn đầu óc họ. Họ không còn thấy gì khác ngoài mối nguy hiểm trên chặng đường Ngài sắp dấn thân. Các môn đồ thưa: “ Thưa Thầy, hôm trước dân Giu-đa tìm ném đá Thầy, Thầy còn trở lại nơi họ sao! Đức Chúa Giê-su đáp rằng: Trong ban ngày há chẳng phải có mười hai giờ sao? ” Ta ở dưới sự hướng dẫn của Cha Ta; bao lâu Ta còn làm theo ý muốn của Ngài, thì bây lâu mạng sống Ta được an toàn. Mười hai giờ trong ngày của Ta chưa chấm dứt. Ta đã bước vào thời gian còn lại cuối cùng, nhưng đến giờ phút này, Ta vẫn còn được an toàn. CCC2 229.5
Ngài phán tiếp: “ Nếu ai đi ban ngày, thì không vấp, vì thấy sự sáng của thế gian nầy.” Ngài vốn là Đấng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, và Ngài đi trong con đường Đức Chúa Trời chỉ dẫn, do đó Ngài không thể vấp ngã được. Sự sáng của Đức Thánh Linh bởi Đức Chúa Trời cho Ngài thấy rõ sứ mạng và dẫn Ngài đi đúng đường cho tới khi chức vụ Ngài chấm dứt. “ Nhưng nếu ai đi ban đêm, thì vấp, vì không có sự sáng”. Kẻ nào đi trong con đường riêng mình chọn lựa theo ý riêng, là con đường Đức Chúa Trời không kêu gọi, thì sẽ vấp ngã. Bởi vì, đối với những kẻ như thế, ngày biến thành đêm, và họ chẳng được an toàn ở bất cứ nơi nào cả. CCC2 230.1
“Ngài phán như vậy, rồi tiếp rằng: La-xa-rơ, bạn Ta, đương ngủ; nhưng Ta đi đánh thức người.” Ngài nói: “La-xa-rơ, bạn Ta, đương ngủ.” Những lời lẽ thật cảm động! Và đầy tình cảm! Trong khi nghĩ về mối nguy hiểm Thầy họ sắp phải đương đầu khi tới Giê-ru-sa-lem, các môn đồ đã gần như quên mất gia đình có người chết tại Bê-tha-ni. Nhưng Đấng Cứu Thế không hề quên. Các môn đồ cảm thấy có lỗi. Họ thất vọng vì Đấng Cứu Thế đã không đáp lại ngay khi nhận được tin báo. Họ đã bị cám dỗ để nghĩ rằng Ngài không yêu thương La-xa-rơ và các em của người như họ đã tưởng, nếu không thì Ngài đã vội vàng đi cùng với người đưa tin. Nhưng những lời Ngài nói: “La-xa-rơ, bạn Ta, đương ngủ” đã đánh thức tình cảm chính đáng trong lòng các môn đồ. Họ nhận ra rằng Đấng Cứu Thế không hề quên những người bạn đang đau khổ. CCC2 230.2
“Môn đồ thưa rằng: Thưa Chúa, nếu người ngủ, chắc sẽ được lành. Vả, Đức Chúa Giê-su phán lời đó chỉ về sự chết của La-xa-rơ; song môn đồ tưởng nói về giấc ngủ thường.” Đấng Cứu Thế hình dung cái chết như một giấc ngủ đối với các con cái có lòng tin của Ngài. Sự sống của họ được giấu với Đấng Cứu Thế trong Đức Chúa Trời, và kẻ chết sẽ ngủ trong Ngài cho tới khi tiếng kèn cuối cùng vang lên. “Đức Chúa Giê-su bèn nói tỏ tường cùng môn đồ rằng: La-xa-rơ chết rồi. Ta vì các ngươi mừng không có tại đó, để cho các ngươi tin; nhưng chúng ta hãy đi đến cùng người.” Thô-ma không thể thấy gì khác ngoài cái chết đang chờ Thầy mình nếu ông cùng đi với Ngài đến xứ Giu-đê; nhưng ông đã chuẩn bị tinh thần trước, nên ông nói với các môn đồ khác: “Chúng ta cũng hãy đi tới đó đặng chết với Ngài.” Ông biết người Giu-đa căm thù Đấng Cứu Thế. Ý định của họ là giết Ngài cho bằng được, nhưng ý định đó không thành vì thời gian của Ngài dưới thế gian này vẫn còn. Trong suốt thời gian ấy, Đức Chúa Giê-su được các thiên sứ bảo vệ; và ngay tại Giu-đê, nơi các thầy thông giáo đang bày mưu lập kế để bắt và giết Ngài, Ngài cũng không bị hại. CCC2 230.3
Các môn đồ lấy làm kinh ngạc khi Đấng Cứu Thế phán: “La-xa-rơ chết rồi! Ta vì các ngươi mừng không có Ta tại đó.” Phải chăng Đấng Cứu Thế đã cố ý tránh xa nhà của những người bạn đau khổ? Bề ngoài mà xét thì Ma-thê, Ma-ri và La-xa-rơ đã bị bỏ mặc. Nhưng họ không đơn độc. CCC2 231.1
Đấng Cứu Thế đã nhìn thấy toàn bộ cảnh tượng, và sau cái chết của Laxa-rơ, hai người em đau buồn vì sự mất mát, đã được ân điển Ngài nâng đỡ. Đức Chúa Giê-su đã chứng kiến nỗi đau đớn của những tấm lòng tan nát, khi người anh của họ phải vật lộn với kẻ thù hung bạo là cái chết. Ngài đã cảm nhận từng cơn đau nhói khi nói với các môn đồ: “La-xa-rơ chết rồi!” Nhưng Đấng Cứu Thế không chỉ nghĩ đến những người thân yêu tại Bê-tha-ni. Ngài đang phải nghĩ đến việc đào tạo các môn đồ. Họ sẽ phải là những người đại diện cho Ngài trước thế gian, để phước lành của Cha có thể bao trùm lên tất cả. Vì họ, Ngài đã để cho La-xa-rơ chết. Nếu Ngài đã chữa cho La-xa-rơ khỏi bệnh, thì phép lạ - là bằng chứng rõ ràng nhất về thần tính của Ngài đã chẳng xảy ra. CCC2 231.2
Nếu Đấng Cứu Thế có mặt trong phòng bệnh, La-xa-rơ hẳn đã không chết; bởi vì Sa-tan đã chẳng có quyền hành gì trên người cả. Cái chết không thể phóng đao trên La-xa-rơ khi Đấng ban sự sống có mặt ở đó. Bởi vậy, CCC2 231.3
Đấng Cứu Thế đã không tới. Ngài chịu cho kẻ thù thi hành quyền lực của nó để bởi đó Ngài đẩy lui nó như một kẻ thù bại trận. Ngài để La-xa-rơ phải ở dưới quyền lực của sự chết; và hai em gái đang đau khổ của người nhìn thấy anh mình được mang đặt trong phần mộ. Đấng Cứu Thế biết rằng khi họ nhìn thấy gương mặt của người anh qua đời, đức tin của họ nơi Chúa Cứu Thế sẽ phải chịu thử thách nặng nề. Nhưng Ngài cũng biết rằng nhờ cuộc vật lộn họ đang phải trải qua, đức tin của họ sẽ lại chiếu sáng với sức mạnh còn lớn lao hơn gấp bội. Chính Ngài cũng phải trải qua những cơn đau ray rứt như thế. Không phải vì Ngài yêu mến họ ít hơn nên Ngài đến chậm trễ; nhưng Ngài biết cần phải có một sự toàn thắng cho La-xa-rơ, cho chính Ngài, và cho các môn đồ. CCC2 231.4
“Vì các ngươi”, “để cho các ngươi tin.” Đối với tất cả những ai đã đi tới chỗ cảm nhận được bàn tay hướng dẫn của Đức Chúa Trời, giờ phút nản lòng nhất cũng là giờ phút sự trợ giúp của Đức Chúa Trời ở gần nhất. Họ sẽ nhìn lại đoạn đường đen tối nhất mà họ đi qua với lòng biết ơn. “Chúa biết cứu chữa những người tin kính,” (II Phi-e-rơ 2:9). Sau mỗi cám dỗ và thử thách, Ngài sẽ đẩy họ đi xa hơn với lòng tin vững chắc hơn và kinh nghiệm phong phú hơn. CCC2 231.5
Trong sự kiện chậm trễ đến với La-xa-rơ, Đấng Cứu Thế nhắm tới mục đích nhân từ dành cho những ai không tiếp nhận Ngài. Ngài chậm trễ, để qua việc kêu La-xa-rơ sống lại từ kẻ chết, Ngài có thể ban cho những kẻ vừa vô tín, vừa ngoan cố một bằng chứng khác rằng: Ngài đích thực “ là sự sống lại và sự sống.” Ngài không bao giờ muốn từ bỏ niềm hi vọng về dân chúng, những người nghèo, hay những con chiên lạc của nhà Y-sơ-ra-ên. Lòng Ngài như đang vỡ ra vì họ không chịu ăn năn. Với lòng nhân từ, Ngài có ý định ban cho họ thêm một bằng chứng nữa rằng Ngài chính là Đấng Chữa Lành, là Đấng có thể đem lại sự sống và sự không hề chết. Đây phải là một bằng chứng mà các thầy tế lễ không thể xuyên tạc được. Đó là lý do vì sao Ngài lại chậm tới Bê-tha-ni. Phép lạ vĩ đại này, phép lạ kêu La-xa-rơ sống lại, là để đặt dấu ấn của Đức Chúa Trời trên chức vụ của Ngài và trên lời Ngài xác nhận về thần tính của mình. CCC2 231.6
Trong cuộc hành trình tới Bê-tha-ni, Đức Chúa Giê-su, theo thói quen, đã giúp đỡ kẻ ốm đau và thiếu thốn. Khi sắp vào thành, Ngài gửi một người tới đưa tin cho hai chị em biết Ngài đang tới. Đấng Cứu Thế không vào ngay trong nhà, nhưng Ngài đã dừng lại ở một nơi vắng vẻ bên đường. Sự phô trương ầm ỹ bên ngoài của người Giu-đa mỗi khi có người bà con hay bạn hữu qua đời không hợp với tinh thần của Đấng Cứu Thế. Ngài đã nghe thấy tiếng than vãn của những kẻ khóc thuê, và Ngài không muốn gặp hai chị em 232 trong cảnh ồn ào đó. Trong số những bạn hữu đang than khóc, có những người bà con, một số những người này có địa vị cao tại Giê-ru-sa-lem. Trong số họ, cũng có những kẻ sôi sục lòng căm thù đối với Đấng Cứu Thế. Đấng Cứu Thế biết rõ ý định của họ, do đó, Ngài không vội để cho người ta nhận ra mình. Người ta đã báo tin cho Ma-thê kín đáo đến độ những người khác ở trong phòng không hay biết gì cả. Chính Ma-ri cũng không hay tin vì bà đang chìm sâu trong nỗi sầu khổ của mình. Khi Ma-thê vội vã đứng dậy và ra ngoài để gặp Chúa, thì Ma-ri lại nghĩ rằng chị mình đi ra chỗ chôn cất Laxa-rơ, nên vẫn ngồi bất động, lòng chìm ngập trong nỗi đau đớn. CCC2 232.1
Ma-thê vội vã đi gặp Đức Chúa Giê-su, lòng bà bị dằn vặt bởi những tình cảm mâu thuẫn nhau. Trên gương mặt Ngài, bà vẫn đọc được cũng chính sự dịu dàng và tình yêu đã từng thể hiện. Lòng tin tưởng của bà nơi Ngài không bị sứt mẻ, nhưng bà nghĩ tới người anh thân yêu đã chết, kẻ mà Đức Chúa Giê-su cũng yêu mến. Với nỗi thương tiếc dâng lên trong lòng vì Đấng Cứu Thế đã không tới sớm hơn, nhưng với hi vọng là cả bây giờ nữa, Ngài vẫn có thể làm một điều gì đó để an ủi họ, bà nói: “Lạy Chúa, nếu Chúa có đây, thì anh tôi không chết.” Giữa những tiếng khóc than ồn ào, hai chị em lặp đi lặp lại mãi câu nói này. CCC2 232.2
Đức Chúa Giê-su nhìn gương mặt buồn rầu của Ma-thê với lòng thương xót của con người và của Chúa Cứu Thế. Ma-thê không có khuynh hướng kể lể về những việc đã qua. Tất cả đều đã được diễn tả qua những lời lẽ cảm động: “ Lạy Chúa, nếu Chúa có đây, thì anh tôi không chết.” Nhưng nhìn lên gương mặt đầy tình yêu ấy, bà nói thêm: “ Mà bây giờ tôi cũng biết mọi điều Ngài sẽ xin Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời ắt ban cho.” CCC2 232.3
Đức Chúa Giê-su khích lệ đức tin của bà, Ngài phán: “ Anh ngươi sẽ sống lại.” Câu trả lời của Ngài không có ý gợi lên niềm hi vọng một sự thay đổi tức khắc. Ngài đưa ý nghĩ của Ma-thê đi xa hơn sự chữa lành anh bà trong hiện tại và hướng tới sự sống lại của kẻ công bình. Ngài làm vậy để bà có thể thấy được trong sự sống lại của La-xa-rơ một bằng chứng về sự sống lại của tất cả những kẻ công bình đã qua đời, và một bảo đảm rằng điều đó sẽ được thực hiện bởi quyền phép của Cứu Chúa. CCC2 232.4
Ma-thê thưa: “ Tôi vẫn biết rằng đến sự sống lại ngày cuối cùng, anh tôi sẽ sống lại.” Đức Chúa Giê-su cố tìm cách đưa niềm tin của bà vào hướng đi đúng đắn, Ngài phán: “Ta là sự sống lại và sự sống.” Nơi Đấng Cứu Thế là sự sống nguyên thủy, không phải vay mượn hay xin xỏ. “Ai có Đức Chúa Con thì có sự sống...” (I Giăng 5:12). Thần tính của Đấng Christ là một bảo đảm đối với tín đồ về sự sống đời đời. Đức Chúa Giê-su phán: “Kẻ nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống và tin Ta thì không hề chết. Ngươi tin điều đó chăng? ” Ở đây Đấng Christ có ngụ ý về thời điểm Ngài đến lần thứ hai. Lúc ấy, kẻ công bình đã chết sẽ được sống lại và sẽ không hề bị hủy hoại nữa, và kẻ công bình còn đang sống sẽ được tiếp lên trời mà không phải trải qua sự chết. Phép lạ Đấng Christ sắp sửa thực hiện, trong việc cho La-xa-rơ sống lại từ kẻ chết, sẽ tượng trưng cho sự sống lại của tất cả những người công bình đã chết. Qua lời nói và hành động của mình, Ngài đã tuyên bố Ngài là Tác Giả của sự sống lại. Bản thân Ngài sẽ phải chết trên thập tự giá, nhưng Ngài vẫn là Đấng cầm chìa khóa của sự chết, Ngài chiến thắng mồ mả, và khẳng định Ngài có quyền và có khả năng ban sự sống đời đời. CCC2 233.1
Trước những lời của Chúa Cứu Thế rằng: “ Ngươi tin điều đó chăng? ” Mathê thưa: “ Lạy Chúa, phải, tôi tin Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời, là Đấng phải đến thế gian.” Bà không hiểu hết ý nghĩa của những lời Đấng Cứu Thế phán, nhưng bà tuyên xưng lòng tin nơi thần tính của Ngài và bà tin tưởng rằng Ngài có quyền năng làm tất cả những gì Ngài muốn. CCC2 233.2
“ Người nói xong, liền về, lén kêu em là Ma-ri, mà rằng: Thầy ở đằng kia, đương gọi em lại. ” Bà cũng báo tin cho em một cách hết sức kín đáo; bởi vì các thầy tế lễ và những người cầm quyền đã sẵn sàng để bắt Đức Chúa Giê-su khi có dịp. Tiếng ồn ào của những người khóc mướn cũng đã lấn át tiếng của bà, khiến người ta không nghe thấy. Khi nghe tin này, Ma-ri vội vã đứng dậy và hăm hở rời khỏi phòng. Nghĩ rằng Ma-ri đi ra mộ để than khóc, nên người trong nhà cũng đi theo bà. Khi Ma-ri tới chỗ Đức Chúa Giê-su đang đợi, bà liền sấp mình xuống chân Ngài, và nói với giọng run run: “Lạy Chúa, nếu có Chúa đây, thì anh tôi không chết!” Tiếng than khóc làm bà đau lòng. Bà mong có thể nói một vài lời riêng với Đức Chúa Giê-su. Nhưng bà biết có một số người đang hiện diện có lòng ghen ghét và ganh tị đối với Đấng Cứu Thế, nên bà cầm lòng, không bộc lộ hết nỗi đau đớn của mình. CCC2 233.3
“ Đức Chúa Giê-su thấy người khóc, và những người Giu-đa đi với người cũng khóc, bèn đau lòng cảm động. ” Ngài đọc thâu lòng của tất cả những kẻ nhóm họp lại ở đây. Ngài thấy nhiều người chỉ làm ra vẻ sầu khổ mà thôi. Ngài biết là trong đám đông có những người lúc này bề ngoài thì tỏ vẻ buồn bã, nhưng trong lòng thì đang toan tính lấy mạng sống không chỉ của Đấng làm phép lạ đầy quyền uy kia, mà chúng còn toan tính để lấy mạng sống ngay cả của kẻ được làm cho sống lại từ kẻ chết. Lẽ ra Đấng Cứu Thế đã lột cái bộ áo sầu khổ giả đò của họ, nhưng Ngài đã kiềm chế lòng phẫn nộ chính đáng của mình. Những lời Ngài đã có thể phán trong mọi Lẽ Thật, Ngài đã không thốt ra, bởi vì kẻ Ngài yêu quý đang sấp mình dưới chân Ngài trong sầu khổ, là kẻ đã thực sự tin nơi Ngài. CCC2 233.4
Ngài hỏi: “ Các ngươi đã chôn người ở đâu?” “Chúng thưa rằng: Lạy Chúa, xin hãy lại coi.” Mọi người kéo tới mồ. Một cảnh tượng mà những người có mặt phải chứng kiến thật thê lương: La-xa-rơ là người được yêu mến nhiều đang nằm trong mộ, còn các em của người đang khóc lóc thảm thiết, và các bạn hữu người cũng cùng khóc với nỗi đau của hai chị em. Nhìn cảnh tượng đau đớn này của con người, và trước sự kiện các bạn hữu đau khổ khóc thương cho kẻ chết, trong khi Cứu Chúa thế gian đang đứng đó, 234 “Đức Chúa Giê-su khóc.” Mặc dù Ngài là Con Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã trở nên con người, nên Ngài đau lòng cảm động trước nỗi khổ của con người. Tấm lòng trìu mến, tràn đầy thương xót của Ngài bị đánh động để cảm thông với nỗi thống khổ của nhân loại. Ngài khóc với kẻ khóc và vui với kẻ vui. CCC2 234.1
Nhưng Đức Chúa Giê-su khóc không phải chỉ vì tình cảm tự nhiên của Ngài dành cho Ma-ri và Ma-thê. Trong những giọt nước mắt của Ngài, có nỗi buồn vượt xa nỗi buồn của con người, ví như các tầng trời vượt xa trái đất. Đấng Cứu Thế đã không chỉ khóc thương La-xa-rơ, bởi vì Ngài sắp gọi ông ra khỏi phần mộ. Ngài khóc bởi vì nhiều người trong số những kẻ khóc than La-xa-rơ lúc ấy đang toan tính lấy mạng sống của Đấng vốn là sự sống lại và sự sống. Nhưng những người Giu-đa vô tín không thể giải thích một cách đúng đắn những giọt nước mắt của Ngài. Một số người không thể thấy điều gì khác ngoài cái vẻ bên ngoài của cảnh tượng trước mắt, và coi đó là lý do Ngài đau lòng, nên nói khẽ với nhau: “Kìa, người yêu La-xa-rơ là dường nào!” Kẻ khác lại tìm cách gieo những hạt giống vô tín vào lòng những người có mặt, nên đã nói với giọng giễu cợt: “Người đã mở mắt kẻ mù được, há chẳng có thể cũng làm cho người nầy không chết sao?” chúng nói mỉa rằng: Nếu Đấng Cứu Thế nắm trong tay quyền phép có thể cứu La-xa-rơ, tại sao Ngài lại để cho ông chết? CCC2 234.2
Với cái nhìn tiên tri, Đấng Cứu Thế thấy lòng căm thù của những người Pha-ri-si và người Sa-đu-sê. Ngài biết rằng họ đang bày mưu lập kế để giết Ngài. Ngài biết rằng một số người trong số những kẻ lúc này đang vờ tỏ ra cảm thông, chẳng bao lâu nữa, tự họ sẽ khép lại cánh cửa hi vọng của chính mình, và chính họ là nguyên nhân khiến cổng thiên đàng đóng lại trước mặt họ. Một cảnh tượng tang thương sắp sửa diễn ra, cảnh Đức Chúa Giê-su hạ mình và chịu đóng đinh trên thập tự giá, sẽ dẫn đến việc Giê-rusa-lem bị tàn phá, và lúc ấy sẽ chẳng có ai khóc thương cho kẻ chết. Hình phạt đang đến trên Giê-ru-sa-lem được phác họa một cách rõ ràng trước mắt Ngài. Ngài nhìn thấy Giê-ru-sa-lem bị các đạo quân La-mã bao vây. Ngài biết rằng nhiều người trong số những kẻ giờ đây đang khóc thương La-xa-rơ sẽ chết trong thời kỳ thành bị vây hãm, và trong cái chết đó, họ chẳng có chút hi vọng nào. CCC2 234.3
Nhưng Đấng Cứu Thế đã khóc không chỉ vì nhìn thấy cảnh tượng bày ra trước mắt. Nỗi sầu khổ của các thời đại đang đè nặng trên Ngài. Ngài nhìn thấy những hậu quả khủng khiếp của sự vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời. Ngài nhìn thấy trong lịch sử thế giới, khởi đầu với cái chết của A-bên, cuộc chiến giữa thiện và ác diễn ra không ngừng. Nhìn vào những năm tháng sắp tới, Ngài biết nỗi đau khổ, nước mắt và chết chóc luôn hiện diện trong vòng loài người. Lòng Ngài bị đâm thâu bởi nỗi đau của gia đình nhân loại thuộc mọi thời đại, ở khắp mọi nơi. Những nỗi thống khổ của dòng dõi tội lỗi đè nặng trên linh hồn Ngài và nguồn lệ Ngài tuôn trào khi Ngài mong muốn xua tan mọi nỗi thống khổ của họ. CCC2 235.1
“ Bấy giờ, Đức Chúa Giê-su lại đau lòng nữa, bèn đến phần mộ.” Laxa-rơ được chôn trong một hang đá, trước cửa hang có một hòn đá lớn chặn lại. Đấng Cứu Thế phán: “ Hãy lăn hòn đá đi.” Ma-thê nghĩ rằng Ngài chỉ muốn nhìn thấy người chết nên do dự; bà nói rằng kẻ chết đã được chôn bốn ngày rồi, và cơ thể đã bắt đầu thối rữa. Khẳng định này được đưa ra trước lúc La-xa-rơ sống lại, chính là bằng cớ ngăn chặn các kẻ thù Đấng Cứu Thế rêu rao bậy bạ rằng: Đây là một vụ lừa gạt. Bởi trong quá khứ, người Pha-ri-si đã từng rêu rao những luận điệu sai lầm liên quan đến công việc lạ lùng của quyền phép Đức Chúa Trời, khi Đấng Cứu Thế kêu con gái của ông Giai-ru sống lại, Ngài phán: “Đứa trẻ chẳng phải chết, song nó ngủ.” (Mác 5:39). Vì đứa trẻ chỉ đau trong một thời gian ngắn, và đã được Đức Chúa Giê-su khiến cho sống lại ngay sau khi qua đời, nên người Pha-ri-si rêu rao rằng đứa trẻ đâu đã chết, rằng chính Đấng Cứu Thế cũng đã nói rằng nó chỉ ngủ mà thôi. Họ cố gắng chứng minh rằng Đấng Cứu Thế không có khả năng chữa bệnh, và các phép lạ của Ngài chỉ là trò gian lận. Nhưng trong trường hợp này, không ai có thể phủ nhận sự thật rằng La-xa-rơ đã chết rồi. CCC2 235.2
Khi Chúa sắp sửa làm một việc gì thì Sa-tan luôn tìm cách xúi một ai đó lên tiếng phản đối. Đấng Cứu Thế phán: “Hãy lăn hòn đá đi.” Hãy dọn con đường cho chức vụ của Ta, càng xa càng tốt. Nhưng tính bộp chộp và hồ đồ của Ma-thê đã tự lên tiếng khẳng định mình. Bà không muốn để cho người ta nhìn thấy cảnh cơ thể anh bà đang thối rữa. Lòng con người chậm hiểu lời nói của Đấng Cứu Thế, và lòng tin ấy của bà đã không nắm được ý nghĩa đích thực lời hứa của Ngài. CCC2 235.3
Đấng Cứu Thế đã quở trách Ma-thê, nhưng lời của Ngài được phán ra với giọng hết sức dịu dàng. “ Ta há chẳng từng nói với ngươi rằng nếu ngươi tin thì sẽ thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời sao? ” Tại sao ngươi lại nghi ngờ quyền phép của Ta? Tại sao ngươi cưỡng lại ý của Ta? Ta đã hứa với ngươi. Nếu ngươi tin, ngươi sẽ thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Thiên nhiên bất lực trong việc ngăn cản Đấng Toàn Năng thực hiện công việc của Ngài. Tính đa nghi và lòng vô tín không thể hiện sự khiêm tốn. Lòng tin tuyệt đối vào lời của Đấng Cứu Thế mới nói lên sự khiêm tốn, sự từ bỏ mình cách đích thực. CCC2 236.1
“ Hãy lăn hòn đá đi.” Lẽ ra Đấng Cứu Thế đã ra lệnh cho hòn đá tự di chuyển, và nó sẽ vâng theo lời Ngài. Lẽ ra Ngài đã ra lệnh cho các thiên sứ đang túc trực bên Ngài thực hiện công việc này. Và theo lệnh Ngài, những bàn tay vô hình sẽ dời hòn đá đi. Nhưng hòn đá phải được chính bàn tay con người lăn đi. Như vậy, Đấng Christ muốn nói rằng con người phải hợp tác với Đức Chúa Trời. Điều con người có thể làm được thì quyền năng Đức Chúa Trời không làm thay. Đức Chúa Trời không bỏ qua sự giúp đỡ của con 236 người. Ngài thêm sức cho con người, hợp tác với họ khi họ sử dụng quyền phép và ân tứ được ban cho mình. CCC2 236.2
Người ta làm theo lời Ngài truyền. Hòn đá được lăn sang một bên. Mọi việc từ từ diễn ra một cách công khai. Ai cũng thấy rằng đây không phải là sự lừa gạt. Cơ thể của La-xa-rơ nằm đó trong hang đá, chết cứng và câm lặng. Tiếng than khóc im bặt. Đoàn dân đông vây quanh phần mộ, kinh ngạc và hiếu kỳ, họ chờ xem thử chuyện gì sẽ xảy ra. CCC2 236.3
Đấng Cứu Thế bình thản đứng trước phần mộ. Mọi người đắm mình trong sự oai nghiêm thiêng liêng. Đấng Cứu Thế tiến lại gần mộ hơn. Ngài nhướng mắt lên trời mà rằng: “ Thưa Cha, tôi tạ ơn Cha, vì đã nhậm lời tôi.” Trước đó không lâu, các kẻ thù của Đấng Cứu Thế tố cáo Ngài lộng ngôn và ném đá Ngài vì Ngài đã nhận mình là Con Đức Chúa Trời. Họ tố cáo Ngài lấy quyền phép Sa-tan làm phép lạ. Nhưng ở đây, Đấng Cứu Thế gọi Đức Chúa Trời là Cha, và với lòng tin trọn vẹn, Ngài tuyên bố mình là Con Đức Chúa Trời. CCC2 236.4
Việc gì Đấng Cứu Thế cũng đều làm với Cha Ngài cả. Cho tới thời điểm ấy, Ngài luôn chú ý để làm rõ điều này, rằng: Ngài không làm việc một mình; Ngài làm phép lạ bằng đức tin và lời cầu nguyện. Đấng Cứu Thế mong muốn mọi người đều biết về mối quan hệ của Ngài với Cha. Ngài nói: “ Thưa Cha, tôi tạ ơn Cha, vì đã nhậm lời tôi. Tôi biết rõ rằng Cha nhậm lời tôi luôn, nhưng tôi nói vậy là vì cớ đoàn dân nầy đứng chung quanh tôi, hầu cho họ tin rằng ấy chính Cha là Đấng đã sai tôi đến.” Như vậy, các môn đồ và dân chúng đã được ban cho bằng chứng có sức thuyết phục nhất về mối quan hệ giữa Đấng Cứu Thế và Đức Chúa Trời. Họ đã được tỏ cho thấy rằng khẳng định của Đấng Cứu Thế không phải là một sự lừa bịp. CCC2 236.5
“Khi Ngài nói xong, bèn kêu lên một tiếng lớn rằng: Hỡi La-xa-rơ, hãy ra!” Giọng nói của Ngài sang sảng và hùng hồn, thấu vào lỗ tai kẻ chết. CCC2 237.1
Khi Ngài phán, thần tính lóe sáng qua nhân tính. Trên gương mặt Ngài, sự vinh hiển của Đức Chúa Trời chợt lóe sáng, dân chúng đọc thấy sự bảo đảm về quyền phép của Ngài. Mọi con mắt đều hướng về cửa mộ. Mọi lỗ tai đều sẵn sàng để nắm bắt cả những tiếng động nhỏ nhất. Ai cũng chú ý chờ đợi sự thử thách về thần tính của Đấng Cứu Thế, sự thử thách này là bằng chứng chứng minh lời Ngài khẳng định là Con Đức Chúa Trời, hoặc nó cũng có thể dập tắt vĩnh viễn niềm hi vọng của loài người. CCC2 237.2
Ngôi mộ thinh lặng chợt rúng động và kẻ chết đứng ngay chỗ cửa mộ. La-xa-rơ không cử động được vì ông bị bó trong vải liệm; và Đấng Cứu Thế phán với những kẻ chứng kiến đang kinh ngạc, rằng: “ Hãy mở cho người, và để người đi.” Một lần nữa, họ lại được tỏ cho thấy rằng con người phải hợp tác với Đức Chúa Trời, nhân tính phải phục vụ cho lợi ích của con người. La-xa-rơ được tự do, ông đứng trước đám đông, không phải như một kẻ vừa khỏi bệnh với chân tay yếu ớt và run rẩy, nhưng như một người ở tuổi thanh xuân, tràn trề sức sống của người đã trưởng thành. Mắt ông ánh lên vẻ khôn ngoan và tình yêu đối với Cứu Chúa của mình. Ông sấp mình xuống chân Đức Chúa Giê-su mà thờ lạy. Thoạt đầu, những kẻ chứng kiến kinh ngạc chẳng nói lên được lời nào. Tiếp theo đó là cảnh tượng vui mừng và tạ ơn. Hai chị em tiếp nhận người anh trở lại với cuộc sống như một tặng phẩm của Đức Chúa Trời và với những giọt nước mắt vui mừng, họ rối rít cảm tạ Cứu Chúa. Nhưng trong khi anh, em và bạn hữu còn đang hân hoan trong buổi hội ngộ này, thì Đức Chúa Giê-su đã đi khỏi chỗ đó. Họ đi tìm Đấng ban sự sống, nhưng không tìm được Ngài. CCC2 237.3