Thiện Ác Đấu Tranh
33—Sự Lừa Dối Vĩ Đại Đầu Tiên
SA-TAN LỪA DỐI loài người ngay từ lúc đầu của lịch sử nhân loại. Kẻ đã gây ra sự bội nghịch trên trời, ước muốn kéo về hàng ngũ mình tất cả dân cư trên đất để hiệp với hắn trong việc tranh chiến cùng chính phủ Đức Chúa Trời. Ađam và Ê-va đã sống hoàn toàn hạnh phúc khi phục tùng luật pháp Đức Chúa Trời, và đó là lời chứng nghịch cùng sự vu cáo của Sa-tan nói rằng luật pháp Đức Chúa Trời là áp chế, có hại đến hạnh phúc loài thọ tạo. Hơn nữa, hắn đem lòng ganh tị, thấy cõi địa đàng đẹp đẽ sắm sẵn cho hai ông bà vô tội. Hắn quyết định làm cho họ sa ngã, khiến họ xa cách Đức Chúa Trời và bắt phục họ dưới quyền điều khiển của hắn, thì hắn sẽ chiếm được thế gian, và lập nước hắn trên đất chống nghịch lại Đấng Chí Cao. TT20 469.1
Nếu Sa-tan xuất hiện với chân tướng thật, thì hắn sẽ bị đẩy lui liền, vì A-đam và Ê-va đã được cảnh cáo về kẻ thù nghịch nguy hiểm ấy; cho nên để đạt được mục đích cách hữu hiệu hơn, hắn che đậy ý định mình và làm việc trong bóng tối. Dùng con rắn làm phương tiện, bấy giờ rắn có vẻ đẹp quyến rũ, hắn nói cùng Ê-va rằng, “Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao?” (Sáng thế Ký 3:1). Nếu Ê-va không lý luận với con rắn, thì bà đã được an toàn; nhưng vì bà nói chuyện với hắn nên sa vào lưới bẫy. Đó là điều làm một số đông người sa ngã. Họ nghi ngờ và lý luận về những mạng lệnh của Đức Chúa Trời, và thay vì vâng giữ các điều răn Ngài, họ lại tiếp nhận những lý thuyết loai người, là những mưu kế che đậy của Sa-tan. TT20 469.2
“Người nữ đáp rằng: Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn, song về phần trái của cây mọc giữa vườn, Đức Chúa Trời có phán rằng: Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nen đá động đến, e khi hai ngươi phải chết chăng. Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác” (Sáng thế Ký 3:2-5). Hắn tuyên bố rằng họ sẽ như Đức Chúa Trời, được khôn ngoan hơn trước, và có thể hưởng một cuộc sống cao quý hơn. Ê-va đã sa vào sự cám dỗ, và xúi A-đam phạm tội. Nghe theo lời con rắn, họ tin rằng Đức Chúa Trời không làm điều Ngài đã phán; họ nghi ngờ Đấng Tạo Hóa mình và tưởng tượng rằng Ngài đã hạn chế sự tự do của họ, và họ có thể đạt được sự khôn ngoan và vinh hiển hơn do sự vi phạm luật của Ngài. TT20 470.1
Nhưng sau khi phạm tội, A-đam đã thấy ý nghĩa gì trong câu, “Vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết”? Ông có thấy ý nghĩa câu đó giống như lời Sa-tan đã khiến ông tin, là mình sẽ đạt đến sự hiện hữu cao quý hơn? Nếu vậy thì phạm tội là một điều tốt, và Sa-tan đa chứng tỏ hắn là ân nhân của loài người. Nhưng A-đam không thấy đó là ý nghĩa án phạt của Chúa. Đức Chúa Trời tuyên án về hình phạt của tội lỗi là người phải trở về bụi đất, “Vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi” (Sáng thế Ký 3:19). Lời Sa-tan nói, “Mắt mình mở ra” chỉ đúng một phần mà thôi. Sau khi bất tuân lời Đức Chúa Trời, mắt A-đam và Ê-va mở ra để thấy sự ngu xuẩn của mình; họ biết tội ác và nếm trái đắng của sự vi phạm. TT20 470.2
Ở giữa vườn có cây sự sống, mà trái có quyền lực bảo tồn sự sống. Nếu A-đam cứ phục tùng Đức chúa Trời, thì ông vẫn được phép đến cây sự sống, và được sống đời đời. Nhưng sau khi phạm tội, ông không còn được phép đến cây sự sống, và ông phải chết. Án phạt của Đức chúa Trời, “Vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi,” chỉ về sự sống sẽ bị tiêu hủy. TT20 470.3
Sự bất tử được hứa ban cho loài người với điều kiện phục tùng, đã bị tịch thú vì phạm tội. A-đam không thể truyền cho dòng dõi mình điều mà ông không có; và nhân loại sẽ sống trong tuyệt vọng nếu Đức Chúa Trời không hy sinh Con Ngài để ban cho loài người sự sống đời đời. Trong khi “sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người. . . vì mọi người đều phạm tội” (Rô-ma 5:12), thì Đấng Christ đã “dùng Tin lành phô bày sự sống và sự không hề chết ra cho rõ ràng” (2 Ti-mô-thê 1:10). Chúng ta chỉ đạt được sự bất tử qua Đấng Christ. Đức Chúa Giê-su phán, “Ai tin Con thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu” (Giăng 3:36). Người nào làm theo điều kiện ấy thì nhận được sự ban cho vô giá của Chúa. Tất cả những “ai bền lòng làm lành, tìm sự vinh hiển, sự tôn trọng và sự chẳng hề chết, thì báo cho sự sống đời đời” (Rô-ma 2:7). TT20 470.4
Chỉ có Sa-tan là kẻ lừa dối đầu sỏ hứa cho A-đam sự sống trong sự bội nghịch. Lời con rắn nói cùng Ê-va trong vườn Ê-đen, “Hai ngươi chẳng chết đâu”—là bài giảng đầu tiên nói về linh hồn bất tử. Nhưng lời tuyên bố nay chỉ căn cứ trên quyền lực của Sa-tan, và được truyền giảng lại trong các giáo hội, và được phần đông tiếp nhận cách sốt sắng như thủy tổ của chúng ta. Lời Chúa tuyên án, “Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết” (Ê-xê-chi-ên 18:20), đã trở thành, linh hồn nào phạm tội chẳng hề chết, nhưng sẽ sống đời đời. Chúng ta tự hỏi, thật lạ lùng thay! Người ta quá say mê tin tưởng những lời của Sa-tan, và nghi ngờ lời của Đức Chúa Trời. TT20 471.1
Nếu sau khi sa ngã, loài người được phép đến cây sự sống, thì họ sẽ sống đời đời, và tội lỗi cũng tồn tại mãi mãi. Nhưng có thiên sứ cầm gươm lửa chói lòa để giữ “con đường đi đến cây sự sống” (Sáng thế Ký 3:24), và không một ai trong gia đình A-đam được phép vượt ranh giới ấy đê ăn trái cây sự sống. Vì vậy, chẳng một tội nhân nào là bất tử. TT20 471.2
Sau khi loài người sa ngã, Sa-tan truyền lệnh cho các sứ nó cố gắng đặc biệt để khắc sâu đạo lý linh hồn bất tử vào tâm trí loai người; và khi họ đã chấp nhận sự sai lạc này thì chúng sẽ khiến họ tin rằng tội nhân sẽ bị hành hạ khổ sở đời đời. Bây giờ vua chúa sự tối tăm cùng các sứ nó tuyên truyền rằng Đức Chúa Trời là nhà chuyên chế hay trả thù, Ngài quăng vào địa ngục tất cả những người không đẹp lòng Ngài, và khiến họ cảm nhận cơn giận đời đời của Ngài; và trong khi họ chịu đau khổ không tả được và quằn quại trong lửa đời đời, thì Đấng Tạo Hóa rất thỏa dạ nhìn xuống thảm cảnh này. TT20 471.3
Dường ấy, kẻ chống đối lấy đặc tính hung ác của mình mà gán cho Đấng Tạo Hóa và Ân nhân của loài người. Sự độc ác la của ma quỷ. Đức Chúa Trời là sự yêu thương; và tất cả những gì Ngài tạo nên đều trong sạch, thánh khiết, và đẹp đẽ, cho tới khi tội lỗi đem lại sự bội nghịch đầu tiên. Chính Sa-tan là kẻ thù đã cám dỗ loài người phạm tội, và nếu có thể, sẽ hủy diệt loài người; và khi đã nắm chắc được nạn nhân, hắn mừng rỡ thấy họ bị hủy hoại. Nếu được phép, hắn đã kéo cả nhân loại vào lưới của hắn. Nếu Đức Chúa Trời không can thiệp, thì không một con cái nào của A-đam thoát khỏi. TT20 472.1
Như đã thắng thủy tổ chúng ta ngày xưa, Sa-tan ngày nay tìm cách thắng loài người, bằng cách làm họ mất lòng tin cậy nơi Đấng Tạo Hóa, khiến họ nghi ngờ sự cai trị khôn ngoan Ngài và sự công bình của luật pháp Ngài. Để bênh vực sự hiểm độc và bội nghịch mình, Sa-tan và các sứ hắn bày tỏ Đức Chúa Trời còn tệ hơn chúng. Kẻ lừa dối lấy bản tính gian ác kinh khủng của hắn mà gán cho Thiên Phụ chúng ta, để gây cảm tưởng rằng sự trục xuất hắn khỏi thiên đàng vì không phục tùng chính phủ bất công là một việc sai. Hắn so sánh sự tự do mà người ta có thể hưởng được dưới sự cai trị của nó với ách nô lệ nghiêm khắc của Đức Giê-hô-va. Như vậy, hắn đã thành công quyến rũ các linh hồn bỏ lòng trung thành với Đức Chúa Trời. TT20 472.2
Tương phản với tình cảm như yêu thương, nhân từ, và công bình, thật ghê tởm thay là đạo lý dạy rằng những kẻ ác sẽ bị hành hạ trong lửa và diêm của hỏa ngục cho đến đời đời; chỉ vì những tội phạm trong cuộc đời ngắn ngủi này mà họ phải chịu tra tấn bất tận trong cõi vĩnh cửu. Và đạo lý ấy đã được phổ biến và tiếp nhận như một tín điều trong nhiều giáo hội. Một nhà thần khoa tiến sĩ viết, “Trông thay cảnh đau đớn trong hỏa ngục làm tăng thêm sự vui mừng cho các thánh trong cõi đời đời. Khi nhìn thấy những kẻ cùng một bản thể như họ, được sinh ra trong hoàn cảnh giống nhau, mà phải sa vào sự đau đớn như thế, còn mình thì được sống trong cảnh khác hẳn, khiến họ cảm thấy rõ hơn mình được hạnh phúc biết bao!” Một người khác nói, “Trong khi lệnh đày xuống địa ngục hình phạt bất tận những kẻ ở dưới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, thì khói của sự đau đớn chúng nó bay lên đời đời trước mặt những người được hưởng sự thương xót của Chúa, những người này, đáng lẽ phải dự phần với những kẻ khốn khổ ấy, sẽ nói, “A-men, A-lê-lu-gia! Đáng ngợi khen thay là Đức Chúa Trời!” TT20 472.3
Trong Kinh Thánh, chỗ nào chép những sự dạy dỗ như thế? Những người được cứu trên thiên đàng có phải đã mất tất cả lòng thông cảm, thương xót, và những cảm giác thông thường của con người chăng? Những tình cảm ấy có thể bị thay thế cho sự lãnh đạm hay tàn ác của kẻ dã man chăng? Không, không; đó không phải là sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Những người đã viết những điều trên có thể là những nhà thông thái, thành thật, nhưng họ cũng bị Sa-tan lừa dối. Hắn xúi họ giải nghĩa sai những sự diễn tả mạnh của Kinh Thánh, khiến cho ngôn ngữ có màu sắc đắng cay, gian ác áp dụng cho chính hắn, chứ không phải cho Đấng Tạo Hóa. “Thật như Ta hằng sống, Ta chẳng lấy sự kẻ dữ chết làm vui, nhưng vui về nó xây bỏ đường lối mình và được sống. Các ngươi khá xây bỏ, xây bỏ đường lối xấu của mình. Sao các ngươi muốn chết, hỡi nhà Y-sơ-ra-ên?” (Ê-xê-chi-ên 33:11). TT20 473.1
Có lợi chi cho Đức Chúa Trời, nếu chúng ta nói rằng Ngài vui thích thấy kẻ ác chịu đau đớn đời đời; hay Ngài khoái chí thấy họ rên siết, kêu la trong hỏa ngục? Có thể nào tiếng kêu rên thảm thiết là một nhạc khúc êm đềm cho tai của Đấng Yêu Thương vô hạn chăng? Người ta cho rằng bắt kẻ ác chịu đau đớn đời đời, Đức Chúa Trời tỏ ra Ngài gớm ghét tội lỗi đang tiêu hủy sự hòa bình và trật tự của vũ trụ. Ôi! Đó là một sự phạm thượng khủng khiếp! Dường như sự Đức Chúa Trời gớm ghét tội lỗi là lý do cho sự hình phạt đời đời. Theo như sự dạy dỗ của những nhà thần đạo này, dường như sự hành hạ liên tục, không hy vọng chút thương xót đã khiến các tội nhân như điên cuồng, và khi họ trút đổ sự giận dữ qua những lời rủa sả và phạm thượng, họ càng tăng thêm gánh nặng tội lỗi của mình. Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời không tăng thêm bởi sự duy trì tội lỗi cho đến đời đời. TT20 473.2
Trí loài người không thể lượng giá được sự xấu xa về thuyết đau khổ đời đời. Đạo lý của Kinh Thánh, đầy tình yêu, nhân từ, và thương xót, đã bị lu mờ bởi những sự mê tín và sợ hãi. Sa-tan muốn lừa gạt loài người nên đã miêu tả sai bản tính Đức Chúa Trời, nên chúng ta có lấy làm lạ khi người ta ghê sợ, kinh khiếp và ghét Đấng Tạo Hoa nhân từ chăng? Những quan niệm đáng kinh hãi về Đức Chúa Trời đã được rao truyền trên tòa giảng khắp thế giới, khiến hằng ngàn, hằng triệu người trở nên nghi ngờ và vô tín. TT20 473.3
Giáo lý về sự đau đớn đời đời là một trong những giáo lý sai lạc làm thành rượu gớm ghiếc của Ba-by-lôn, mà nó đã khiến các dân tộc uống say (Khải huyền 14:8; 17:2). Những người hầu việc Đấng Christ tin theo tà thuyết ấy và rao truyền trên tòa giảng, quả thật là một sự huyền bí. Họ nhận tà thuyết ấy từ La Mã, cũng như đã nhận ngày sa-bát giả. Đúng ra, tà thuyết trên đã được những người tốt và danh tiếng dạy dỗ; nhưng ánh sáng về vấn đề ấy không đến cho họ như đã đến với chúng ta. Họ chỉ chịu trách nhiệm về sự sáng đã ban cho họ trong thời bấy giờ, còn chúng ta chịu trách nhiệm về sự sáng đã soi cho chúng ta bây giờ. Nếu chúng ta xây bỏ lời Đức Chúa Trời để theo những giáo lý giả vì tổ phụ chúng ta đã dạy như vậy, thì chúng ta sẽ sa vào sự đoán phạt của Baby-lôn; và chúng ta uống rượu gớm ghiếc của nó. TT20 474.1
Đạo lý về sự đau đớn đời đời bị nhiều người chống đối nhưng lại khiến họ tin sự sai lầm trái ngược. Họ thấy Kinh Thánh bày tỏ Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương, nhân từ, nên họ không tin Ngài sẽ thiêu đốt loài thọ tạo trong lửa hình phạt đời đời. Nhưng vì tin rằng linh hổn bất tử, nen họ kết luận rằng cuối cùng tất cả mọi người sẽ được cứu. Nhiều người coi sự đe dọa của Kinh Thánh không có thật, nhưng chỉ có mục đích là làm cho người ta khiếp sợ để phục tùng Đức Chúa Trời. Vì vậy, tội nhân có thể sống trong sự vui thú ích kỷ, coi thường những đòi hỏi của Đức Chúa Trời, mà cuối cùng vẫn nhận được ơn phước Ngài. Đạo lý ấy quá lạm dụng lòng nhân từ của Chúa, và coi thường sự công bình của Ngài, làm vui lòng những kẻ sống theo xác thịt, và khiến kẻ ác mạnh dạn phạm tội. TT20 474.2
Những người tin theo thuyết “toàn thể cứu rỗi” đã giải sai Kinh Thánh để duy trì giáo lý nguy hại của họ, và họ chỉ cần trưng dẫn lời nói của họ để chứng minh. Trong dịp tang lễ của một người trai trẻ vô tôn giáo, bị tai nạn chết thình lình, một mục sư tin vào thuyết “toàn thể cứu rỗi” đã lựa câu Kinh Thánh về vua Đa-vít làm đề tài, “Vua đã được giải buồn về sự chết của Am-nôn” (2 Sa-mu-ên 13:39). TT20 474.3
Diễn giả nói, “Người ta thường hỏi tôi, số phận của những người lìa trần trong tội lỗi, có thể như chết trong lúc say rượu, chết mà còn máu dính trên áo, hay như người trai trẻ này chẳng hề tin kính, chẳng bao giờ sống đời đạo đức. Chúng ta hãy hỏi Kinh Thánh; câu trả lời của Kinh Thánh sẽ giải quyết vấn đề kinh khủng này. Am-nôn là một kẻ phạm tội nặng, ông ta không ăn năn và bị giết trong lúc say rượu. Đa-vít là một tiên tri của Đức Chúa Trời; vua phải biết Amnôn ở về phía người ác hay người thánh trong thế giới tương lai. Lòng ông cam thấy như thế nào? ‘Vua Đa-vít bỏ không đuổi theo Áp-sa-lôm nữa, vì vua đã được giải buồn về sự chết của Am-nôn’ (2 Sa-mu-ên 13:39). TT20 474.4
“Chúng ta kết luận thế nào về ngôn ngữ ấy? Có phải Đavít không tin những sự đau đớn đời đời chăng? Vì vậy, chúng ta nhận thức và khám phá một lý luận để hỗ trợ một gia thuyết vui mừng, cao cả và nhân từ; đó là sự tinh khiết và an bình cho tất cả. Ông được giải buồn về sự chết của con ông. Tại sao vậy? Vì mắt ông thấy trước một tương lai rực rỡ, con ông đã tránh xa mọi cám dỗ, vượt khỏi sự nô lệ, được xóa sạch tội lỗi, và sau khi được làm cho thánh thiện và sáng láng, được nhận vào hội của những linh hồn được phước. Sự giải buồn độc nhất của vua, là con yêu dấu của ông, sau khi đã từ giã cảnh tội lỗi và đau khổ này, được vào nơi không khí cao cả của Đức Thánh Linh soi sáng linh hồn tối tăm của hắn, và tâm thần hắn mở ra nhận lấy sự khôn ngoan trên trời và tình thương ngọt ngào bất tử, và như vậy chuẩn bị với một bản chất được thánh hóa để hưởng sự yên nghỉ và cơ nghiệp thiên đàng. TT20 475.1
“Với những tư tưởng trên, chúng tôi tin rằng sự cứu rỗi chẳng do nơi điều mình làm trong đời này; chẳng do nơi sự đổi mới của lòng, hay do nơi đức tin, hay do sự chấp nhận một tôn giáo.” TT20 475.2
Ây vậy, một người tự xưng là kẻ hầu việc Đấng Christ lặp lại lời nói dối cua con rắn trong vườn Ê-đen, “Hai ngươi chẳng chết đâu.” “Ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, và ngươi sẽ như Đức Chúa Trời.” Ông tuyên bố rằng sau khi chết, kẻ có tội nặng nhất—kẻ sát nhân, trộm cướp, và kẻ phạm tội ngoại tình—sẽ sửa soạn vào cõi phước hạnh đời đời. TT20 475.3
Và con người xuyên tạc Kinh Thánh này đã lấy câu kết luận đó ở đâu? Ở một câu nói diễn tả sự phục tùng của Đa-vít về sự quan phòng của Chúa. Vua Đa-vít “bỏ không đuổi theo Áp-sa-lôm nữa, vì vua đã được giải buồn về sự chết của Amnôn.” Sự sầu não của vua giảm lần với thời gian, tư tưởng của ông đã chuyển từ đứa con chết đến đứa con sống đang lưu đầy vì sợ sự hình phạt của tội mình. Và đó là bằng cớ để chứng tỏ rằng Am-nôn say rượu, loạn luân đã được đem đi liền sau khi chết vào cõi vĩnh phúc, để được luyện sạch và sửa soạn làm bạn với các thiên sứ vô tội! Thật là một chuyện khéo đặt để, êm tai để thỏa mãn con người có tính xác thịt! Đây là đạo lý của Sa-tan, và đạo lý ấy giúp hắn thành công mỹ mãn. Ta có nên lấy làm ngạc nhiên thấy tội ác càng gia tăng với những sự dạy dỗ như thế chăng? TT20 475.4
Phương pháp của giáo sư giả này cũng được nhiều người làm theo. Vài lời trong Kinh Thánh được trích ra, mà trong nhiều trường hợp, bày tỏ ý nghĩa trái ngược với lời người ta giải thích; và câu Kinh Thánh tách riêng và giải sai ấy được dùng trong những giáo lý không đặt nền tảng trên lời Đức Chúa Trời. Lời chứng rằng Am-nôn say sưa đã được lên trời là trái với lời dạy dỗ rõ ràng và khẳng định của Kinh Thánh là kẻ say sưa không được hưởng nước Đức Chúa Trời (1 Côrinh-tô 6:10). Như thế là những kẻ nghi ngờ và vô tín đã đổi lẽ thật ra sự nói dối. Một số đông người đã bị lừa gạt bởi sự ngụy biện của chúng, và say mê trong giấc ngủ yên ổn của xác thịt. TT20 476.1
Nếu quả thật khi người ta chết, linh hồn liền đi thẳng về trời, thì nên ước mong chết hơn là sống. Nhiều người đã tin như vậy nên kết liễu đời mình. Có gì dễ dàng hơn cho một người bị nhiều bối rối, phức tạp, thất vọng, là cắt đứt sợi dây mỏng manh của sự sống để bay bổng đến cõi phước hạnh đời đời. TT20 476.2
Trong lời Ngài, Đức Chúa Trời đã đưa ra bằng cớ chắc chắn là Ngài sẽ phạt những kẻ phạm luật pháp Ngài. Những người tự dối mình cho rằng Đức Chúa Trời rất thương xót không phạt tội nhân, chỉ cần nhìn lên thập tự giá trên núi Sọ. Sự chết của Con Đức Chúa Trời vô tội chứng tỏ rằng, “Tiền công của tội lỗi là sự chết,” mọi sự vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời đều sẽ bị báo trả. Đấng Christ vô tội đã trở nên tội lỗi vì loài người. Ngài mang lấy hình phạt của tội lỗi và không thấy sự hiện diện của Cha Ngài cho đến khi lòng Ngài tan vỡ và lìa trần. Tất cả những sự hy sinh này chỉ để cứu chuộc tội nhân. Không có cách nào khác để người ta được cứu khỏi án phạt của tội lỗi. Linh hồn nào từ chối sự chuộc tội đã được trả bằng một giá rất cao thì tự mình phải gánh lấy hình phạt của sự vi phạm luật pháp. TT20 476.3
Bây giờ ta hãy nghiên cứu sự dạy dỗ của Kinh Thánh về số phận của kẻ ác và kẻ không hối cải, mà những người theo Thế giới Thần giáo (Universalist) đã để họ lên trời với các thiên sứ thánh. TT20 476.4
“Kẻ nào khát, Ta sẽ lấy nước suối sự sống mà ban cho nhưng không” (Khải huyền 21:6). Lời hứa này chỉ ban cho người nào khát. Chỉ có những người cảm thấy mình cần đến nước sự sống, và sẵn sàng hy sinh mọi sự để nhận nước ấy mới được ban cho. “Kẻ nao thắng sẽ được những sự ấy làm cơ nghiệp, Ta sẽ làm Đức Chúa Trời người và người sẽ làm con Ta” (Khải huyền 21:7). Nơi đây, điều kiện đã được chỉ rõ. Để được hưởng mọi sự, chúng ta phải chống lại và chiến thắng tội lỗi. TT20 477.1
Đức Chúa Trời phán bởi tiên tri Ê-sai rằng, “Hãy rao cho kẻ công bình được phước.” “Khốn cho kẻ hung ác, ắt mang họa! Vì họ sẽ thâu lại việc tự tay mình làm ra!” (Ê-sai 3:10, 11). “Vì kẻ có tội làm ác một trăm lần vẫn được trường thọ; dầu vậy, ta biết rằng kẻ kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời, sau rốt ắt được phước. Nhưng kẻ ác chẳng sẽ được phước” (Truyền đạo 8:12, 13). Và sứ đồ Phao-lô truyền dạy rằng kẻ ác “tự chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nọ, khi sẽ hiện ra sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời, là Đấng sẽ trả lại cho mỗi người tùy theo công việc họ làm” (Rô-ma 2:5, 6), “sự hoạn nạn khốn khó giáng cho mọi người làm ác” (Rô-ma 2:9). TT20 477.2
“Kẻ gian dâm, ô uế, tham lam, tức là kẻ thờ hình tượng, không một kẻ nào được dự phần kế nghiệp của nước Đấng Christ và Đức Chúa Trời” (Ê-phê-sô 5:5). “Hãy cầu sự bình an với mọi người, cùng tìm theo sự nên thánh, vì nếu không nên thánh thì chẳng ai được thấy Đức Chúa Trời” (Hê-bơ-rơ 12:14). TT20 477.3
“Phước thay cho những kẻ giặt áo mình đặng có phép đến nơi cây sự sống và bởi các cửa mà vào trong thành! Những loài chó, những thuật sĩ, những kẻ tà dâm, những kẻ giết người, những ke thờ hình tượng, và những kẻ ưa thích cùng làm sự giả dối đều ở ngoài hết thảy” (Khải huyền 22:14, 15)7 TT20 477.4
Đức Chúa Trời có phán về bản tính Ngài và cách Ngài đối với tội lỗi. “Giê-hô-va! Giê-hô-va! là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trọng, và tội lỗi; nhưng chẳng kể kẻ có tội là vô tội” (Xuất Ê-díp-tô Ký 34:6, 7). “Đức Giê-hô-va . . . hủy diệt những kẻ ác” (Thi thiên 145:20). “Còn các kẻ vi phạm sẽ cùng nhau bị hủy hoại; sự tương lai kẻ ác sẽ bị diệt đi” (Thi thiên 37:38). Quyền năng và uy thế của Đức Chúa Trời đạp đổ sự phiến loạn; còn sự cong bình báo trả thì hợp với bản tính Ngài là nhân từ, chậm giận, và hay làm ơn. TT20 477.5
Đức Chúa Trời chẳng ép uổng hay bắt buộc ý muốn của một người nào. Ngài chẳng lấy làm vui lòng về sự vâng lời vì sợ sệt. Ngài ước muốn loài thọ tạo yêu thương Ngài vi Ngài xứng đáng với tình yêu thương của họ. Ngài muốn họ vâng lời Ngài vì họ nhận thức đúng sự khôn ngoan, sự công bình và nhân từ của Ngài. Cho nên người nào có một ý niệm đúng về những đức tính của Ngài thì sẽ hết lòng yêu thương Ngài vì họ cảm thấy mình được kéo đến với Ngài trong sự kính phục những đặc tính của Ngài. TT20 478.1
Những nguyên tắc nhân từ, thương xót, yêu thương mà Đấng Cứu Thế đã dạy dỗ và làm gương, là bản sao cua ý muốn và bản tính Đức Chúa Trời. Đấng Christ phán rằng Ngài chỉ dạy những điều đã nhận từ Cha Ngài. Những nguyên tắc của chính phủ Đức Chúa Trời hòa hợp hoàn toàn với điều răn này của Đấng Cứu Thế, “Các ngươi hãy yêu kẻ thù nghịch mình.” Đức Chúa Trời thi hành sự phán xét của Ngài trên những kẻ ác, vì sự ích lợi cho vũ trụ, cũng như cho những người bị phạt. Ngài làm cho họ được hạnh phúc nếu không phạm đến luật của chính phủ Ngài và sự công bình của bản tính Ngài. Ngài lấy sự nhân từ mà bao phủ họ, cho họ sự hiểu biết về luật pháp và lòng thương xót của Ngài; nhưng họ khinh thường tình yêu thương của Ngài, phạm luật pháp Ngài và chối bỏ sự thương xót của Ngài. Họ luôn luôn nhận được những sự ban cho của Ngài, nhưng họ làm ô danh Đấng Ân nhân của họ. Họ ghét Đức Chúa Trời vì họ biết Ngài ghe tởm tội lỗi của họ. Đức Chúa Trời đã kiên nhẫn chịu đựng sự gian ác của họ; nhưng cuối cùng giờ phán xét đến và số phận của họ phải được quyết định. Bấy giờ Ngài sẽ xiềng những kẻ phản nghịch ấy bên Ngài chăng? Hay Ngài bắt buộc họ làm theo ý muốn Ngài? TT20 478.2
Những người đã chọn Sa-tan làm chúa mình và ở dưới quyền thế cai trị của hắn thì không xứng đáng đến trước mặt Đức Chúa Trời. Sự kiêu ngạo, lừa dối, mưu chước, hung ác đã xâm nhập trong bản tính của họ. Có thể nào họ được vào thiên đàng để sống đời đời với những người mà họ đã ghét và khinh dể trong thế gian chăng? Lẽ thật chẳng bao giờ hòa hợp với kẻ nói dối; sự khiêm tốn sẽ chẳng bao giờ thỏa đáp kẻ tự phụ và kiêu hãnh; sự trong sạch không được những kẻ trụy lạc chấp nhận; tình thương bất vụ lợi không lôi cuốn được người ích kỷ. Thiên đàng có thể hiến những lạc thú nào cho những kẻ say đắm những lợi lộc ích kỷ của thế gian? TT20 478.3
Có thể nào những người trọn đời sống phản nghịch cùng Đức Chúa Trời mà thình lình được đem lên trời và chứng kiến cuộc sống thánh thiện trọn vẹn ở nơi đó,—mọi linh hồn tràn trề tình yêu thương, mặt họ chiếu sáng sự vui mừng, thưởng thức những nhạc khúc êm đềm tôn vinh Đức Chúa Trời và Chiên Con, và những nguồn sáng vô tận từ dung nhan của Đấng ngự trên ngai bao phủ những người được chuộc,—có thể nào những người mà lòng tràn đầy sự ghen ghét Đức Chúa Trời, lẽ thật và sự thánh thiện, lại hòa hiệp với dân cư trên trời và đồng hát ngợi khen chăng? Họ có thể chịu nổi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và của Chiên Con chăng? Không, không thể được; những năm ân điên đã ban cho họ để rèn luyện bản tính cho thiên đàng; nhưng họ đã không bao giờ rèn luyện trí óc để yêu mến sự trong sạch; họ đã không bao giờ học ngôn ngữ của thiên đàng, và bây giờ đã quá trễ. Một đời sống phản nghịch chống lại Đức Chúa Trời đã khiến họ không xứng đáng hưởng nước thiên đàng. Sự trong sạch, thánh khiết và bình an của nước trời sẽ là một cực hình cho họ; sự vinh hiển của Đức Chúa Trời là ngọn lửa thiêu đốt. Họ mong ước được trốn khỏi nơi thánh ấy. Họ muốn sự hủy diệt để tránh khỏi mặt Đấng đã chết để cứu chuộc họ. Chính những kẻ ác đã chọn lấy số phận mình. Họ đã tình nguyện mất thiên đàng, và Đức Chúa Trời đã hành động cách công bình và thương xót. TT20 479.1
Cũng như cơn Đại hồng thủy, lửa phán xét cuối cùng rao truyền rằng kẻ ác không thể cứu chữa được. Họ chẳng hề có ý muốn phục tùng Đức Chúa Trời. Họ phản nghịch; và khi đời họ kết liễu, thì đã quá trễ để thay đổi tư tưởng, quá trễ bỏ tội lỗi để vâng phục, bỏ sự ghen ghét để yêu thương. TT20 479.2
Đức Chúa Trời đã để kẻ giết người như Ca-in được sống, tức là Ngài muốn cho thế gian một thí dụ về việc gì sẽ xảy ra nếu kẻ có tội được tiếp tục sống cuộc đời gian ác. Vì ảnh hưởng của sự dạy dỗ và gương của Ca-in, mà rất đông con cháu của ông đã đi theo con đường tội lỗi, cho đến khi “sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn.” “Thế gian bấy giờ đều bại hoại trước mặt Đức Chúa Trời và đầy day sự hung ác” (Sáng thế Ký 6:5, 11). TT20 479.3
Vì lòng thương xót mà Đức Chúa Trời đã tận diệt những kẻ ác trong thời Nô-ê. Cũng vì lòng thương xót mà Ngài hủy diệt dân thành Sô-đôm. Bởi sự lừa dối của Sa-tan, những kẻ gian ác được thiện cảm, thán phục, và liên tục dẫn người khác vào con đường tội lỗi. Những việc này đã xảy ra trong thời Ca-in và Nô-ê, trong thời Áp-ra-ham và Lót; thì cũng xảy ra trong thời chúng ta. Vì thương xót vũ trụ mà cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ tiêu hủy những kẻ khinh thường ân điển Ngài. TT20 480.1
“Tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-su Christ, Chúa chúng ta” (Rô-ma 6:23). Sự sống là cơ nghiệp của người công bình, còn sự chết là phần của kẻ ác. Môise nói cùng dân Y-sơ-ra-ên rằng, “Ngày nay ta đặt trước mặt ngươi sự sống và phước lành, sự chết và tai họa” (Phục truyền 30:15). Sự chết trong câu này không phải là sự chết tuyên bố cho A-đam và cả nhân loại phải chịu vì tội lỗi của ông. Nhưng đây là “sự chết thứ hai” tương phản với sự sống đời đời. TT20 480.2
Vì tội của A-đam mà sự chết đã trải qua trên cả nhân loại. Mọi người đều phải chết. Nhưng nhờ chương trình cứu chuộc mà mọi người sẽ được kêu sống lại. “Sẽ có sự sống lại của người công bình và không công bình” (Công vụ các Sứ đồ 24:15); “như trong A-đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại” (1 Cô-rinh-tô 15:22). Có một sự phân biệt rõ rệt giữa hai hạng người sống lại. “Mọi người ở trong mồ mả nghe tiếng Ngài và ra khỏi: ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán” (Giăng 5:28, 29). Những người “xứng đáng” dự phần vào sự sống lại của người công bình là người “có phước và thánh.” “Sự chết thứ nhì không có quyền gì trên những người ấy” (Khải huyền 20:6). Những người không được tha thứ vì không hối cải và không có đức tin sẽ chịu lấy những án phạt của sự vi phạm—“tiền công của tội lỗi.” Họ chịu hình phạt nặng hay nhẹ, lâu hay mau “tùy theo việc họ làm,” nhưng cuối cùng mọi kẻ ác đều phải chết lần thứ hai. Mặc dù Đức Chúa Trời thương xót và công bình, nhưng Ngài không thể cứu tội nhân trong tội lỗi của họ, nên Ngài không ban cho họ sự sống đời đời, vì họ không xứng đáng. Một tác giả được soi dẫn có nói, “Một chút nữa kẻ ác không còn, ngươi sẽ xem xét chỗ hắn, thật không còn nữa” (Thi thiên 37:10). Và một tác giả khác nói, “Chúng nó sẽ như vốn không hề có” (Áp-đia 16). Chúng nó nhục nhã, biến mất trong sự lãng quên đời đời. TT20 480.3
Dường ấy, tội lỗi sẽ kết liễu cùng với những hậu quả là đau khổ và suy đổi. Tác giả Thi thiên viết, “Chúa hủy diệt kẻ ác, xóa sạch danh chúng nó đời đời. Kẻ thù nghịch đã đến cùng, bị hủy diệt đời đời” (Thi thiên 9:5, 6). Sứ đồ Giăng trong sự hiến thấy trên trời được nghe nhạc thánh êm đềm, đầy dẫy sự ngợi khen. Mọi tạo vật trên trời và dưới đất đều tôn vinh Đức Chúa Trời (Khải huyền 5:13). Sẽ không còn tội nhân nói phạm thượng đến Đức Chúa Trời, hay thốt ra những tiếng rên siết, buồn thảm giữa những tiếng hát vui mừng của những người được cứu. TT20 481.1
Sự tin tưởng sai lầm về linh hổn bất tử đã đặt nền cho giáo lý dạy về người chết vẫn còn hiểu biết—cũng như giáo lý về sự đau đớn đời đời, là trái ngược với Kinh Thánh, với lý trí, và tình cảm của con người. Theo sự tin tưởng phổ thông, những người được chuộc ở trên trời biết hết những việc xảy ra dưới đất, đặc biệt là đời sống của các bạn hữu họ. Nhưng thế nào kẻ chết lấy làm sung sướng nếu họ biết những sự rắc rối của kẻ sống, chứng kiến tội lỗi của những người yêu dấu, và thấy họ chịu đựng tất cả những sự buồn rầu, thất vọng, và đau khổ của đời? Những nhân vật bay liệng không ngừng chung quanh bạn hữu họ trong thế gian có thể hưởng được phước hạnh nào trên trời? Thật ghê tởm thay giáo lý dạy rằng kẻ ác khi hơi thở lìa khỏi xác thì linh hổn họ sa vào lửa địa ngục! Thật đau đớn thay cho những người trông thấy bạn hữu mình không hối cải phải xuống mổ mả, vào cõi khốn khổ đời đời! Nhiều người đã mất lý trí với tư tưởng kinh khủng ấy! TT20 481.2
Kinh Thánh đã nói gì về những điều này? Đa-vít đã xác nhận rằng kẻ chết không biết chi hết. “Hơi thở tắt đi, loài người bèn trở về bụi đất mình; trong chánh ngày đó các mưu mô nó liền mất đi” (Thi thiên 146:4). Sa-lô-môn cũng làm chứng như vậy, “Kẻ sống biết mình sẽ chết; nhưng kẻ chết chẳng biết chi hết Sự yêu, sự ghét, sự ganh gỗ của họ thảy đều tiêu mất từ lâu; họ chẳng hề còn có phần nao về mọi điều làm ra dưới mặt trời.” “Vì dưới Âm phủ là nơi ngươi đi đến, chẳng có việc làm, chẳng có mưu kế, cũng chẳng có tri thức, hay là sự khôn ngoan” (Truyền đạo 9:5, 6, 10). TT20 481.3
Khi Chúa đáp lời cầu xin của vua Ê-xê-chia, ban cho vua sống thêm mười lăm năm, vua biết ơn ca tụng Chúa về sự thương xót lớn lao của Ngài. Trong bài thánh ca, vua bày tỏ lý do của sự vui mừng, “Nơi Âm phủ chẳng ngợi khen Ngài được, và sự chết chang tôn vinh Ngài được; những kẻ đã xuống mồ rồi chẳng còn trông cậy sự thành thật của Ngài nữa. Duy kẻ sống, kẻ sống mới hay tôn vinh Ngài, như tôi làm ngày nay” (Ê-sai 38:18, 19). Thần đạo phổ thông dạy người công bình chết được lên trời, hưởng phước đời đời, ngợi khen Chúa không thôi; nhưng vua Ê-xê-chia không thấy tương lai vinh hiển như thế khi chết. Lời của vua phù hợp với lời chứng của tác giả Thi thiên, “Trong sự chết chẳng còn nhớ đến Chúa nữa; nơi Âm phủ ai sẽ cảm tạ Chúa?” (Thi thiên 6:5). “Kẻ chết hoặc kẻ xuống cõi nín lặng chẳng ngợi khen Đức Giê-hô-va” (Thi thiên 115:17). TT20 482.1
Trong ngày lễ Ngũ tuần, Phi-e-rơ xác nhận rằng tổ phụ Đa-vít “đã chết và chôn rồi, ngày nay mồ mả người còn ở giữa chúng ta.” “Vua Đa-vít chẳng hề lên trời” (Cong vụ các Sứ đồ 2:29, 34). Đa-vít còn ở trong mồ mả cho tới ngay phục sinh chứng tỏ rằng những người công bình không lên trời lúc họ chết. Chỉ đến ngày phục sinh, và chỉ nhờ sự sống lại của Đấng Christ, mà Đa-vít cuối cùng sẽ được ngồi bên tay hữu của Đức Chúa Trời. TT20 482.2
Phao-lô nói, “Vì nếu kẻ chết chẳng sống lại, thì Đấng Christ cũng đã chẳng sống lại nữa. Và nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì đức tin anh em cũng vô ích, anh em còn ở trong tội lỗi mình. Vậy, những kẻ ngủ trong Đấng Christ cũng phải hư mất đời đời” (1 Cô-rmh-tô 15:16-18). Nếu trong bốn ngàn năm, những người công bình đều lên trời khi họ chết thì làm sao Phao-lô có thể nói nếu chẳng có sự sống lại “thì những người chết trong Đấng Christ phải hư mất đời đời?” Sự phục sinh sẽ không cần thiết. TT20 482.3
Nhà tử vì đạo Tyndale có bày tỏ như sau về tình trạng người chết, “Tôi tuyên bố rằng tôi không tin người chết được sự vinh hiển của Đấng Christ và của các thiên sứ Đức Chúa Trời. Đó không phải là một điều tin kính của tôi; vì nếu thật vậy, thì sự rao giảng về sự sống lại là một việc vô ích” (William Tyndale, Preface to New Testament (ed. 1534). Reprinted in British Reformers—Tindal, Frith, Barnes, trang 349). TT20 482.4
Một việc không thể chối cãi là sự hy vọng vào cõi vĩnh phùc khi chết đã làm tiêu mất đạo lý phục sinh. Tiến sĩ Adam Clarke nhận thấy khuynh hướng ấy như vầy, “Những tín đồ ngày xưa chu trọng sự sống lại của kẻ chết hơn tín đồ ngày nay! Tại sao vậy? Vì các sứ đồ thường nói đến vấn đề ấy, và điều đó khuyến khích môn đồ Đấng Christ chuyên cần, vâng lời và vui mừng. Ngày nay, những người kế vị các sứ đồ ít nói đến sự phục sinh! Vì các sứ đồ giảng dạy điều ấy, và các tín đồ đầu tiên tin như vậy; và nếu chúng ta cũng rao giảng, thì những người nghe cũng tin. Trong phúc âm, không có đạo lý nào được dạy rõ bằng đạo lý phục sinh; và trong sự rao giảng ngày nay, không có giáo lý nào bị bỏ qua bằng giáo lý dạy về sự sống lại!” (Commentary, remarks on 1 Corinthians 15, đoạn 3). TT20 483.1
Việc ấy cứ tiếp tục đến nỗi ngày nay lẽ thật về sự phục sinh gần như bị lãng quên hoàn toàn trong thế giới Cơ Đốc. Một tác giả tôn giáo hữu danh có giải thích về 1 Tê-sa-lô-nica 4:13-18 như vầy, “Vì mục đích an ủi, mà đạo lý dạy về sự bất tử phước hạnh của người công bình được thế cho giáo lý nghi ngờ về sự phục lâm của Chúa. Đấng Christ đến với chúng ta khi chúng ta chết. Đó là điều chúng ta phải tỉnh thức và chờ đợi. Kẻ chết đã được vinh hiển rồi. Họ không đợi tiếng kèn phán xét để vào cõi vĩnh phúc.” TT20 483.2
Lúc từ giã các môn đồ, Đức Chúa Giê-su không nói với họ chẳng bao lâu nữa họ sẽ gặp lại Ngài. Ngài phán, “Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó” (Giăng 14:2, 3). Và Phao-lô cũng nói, “Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của Thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn.” Rồi sứ đồ kết luận rằng, “Thế thì, anh em hãy dùng lời đó mà yên ủi nhau” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-18). Quả thật là một sự tương phản giữa những lời của các sứ đồ và lời của vị mục sư nhóm Toàn Thể Cứu Rỗi trước đây đã trưng dẫn! Vị mục sư này yên ủi những bạn hữu đau khổ, bảo đảm rằng dầu người ta có phạm tội đến đâu, khi chết cũng được tiếp rước về trời để sống với các thiên sứ. Còn Phao-lô thì dạy tín đồ chú ý đến sự tái lâm của Chúa, bấy giờ mồ mả sẽ mở ra, và những “kẻ chết trong Đấng Christ” sẽ được phục sinh để được sống đời đời. TT20 483.3
Trước khi vào cõi vĩnh phúc, trường hợp của mọi người phải được điều tra, bản tính và việc làm của họ phải được Chúa xem xét. Tất cả đều sẽ bị phán xét theo điều đã ghi chép trong sách, và họ sẽ nhận lãnh phần thưởng tùy theo công việc họ làm. Sự phán xét này không thi hành khi người ta chết. Hãy chú ý đến lời của sứ đồ Phao-lô, “Ngài đã chỉ định một ngày, khi Ngài sẽ lấy sự công bình đoán xét thế gian, bởi Người Ngài đã lập, và Đức Chúa Trời đã khiến Người từ kẻ chết sống lại, để làm chứng chắc về điều đó cho thiên hạ” (Công vụ các Sứ đồ 17:31). Phao-lô nói rõ rằng Ngài chỉ định một ngày, lúc bấy giờ còn ở trong tương lai, để phán xét thế gian. TT20 484.1
Giu-đe cũng nói về thời kỳ ấy như vầy, “Còn các thiên sứ không giữ thứ bậc và bỏ chỗ riêng mình, thì Ngài đã dùng dây xích họ trong nơi tối tăm đời đời, cầm giữ lại để chờ sự phán xét ngày lớn.” Ông cũng kể những lời của Hê-nóc, “Nầy, Chúa ngự đến với muôn vàn thánh, đặng phán xét mọi người” (Giu-đe 6, 14, 15). Về phần Giăng, ong cũng thấy, “những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. . . những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy” (Khải huyền 20:12). TT20 484.2
Nhưng nếu người chết đã hưởng hạnh phúc hoàn toàn trên trời hay chịu đau đớn trong lửa địa ngục, thì cần gì có sự phán xét sau này? Những sự dạy dỗ của lời Đức Chúa Trời về những điểm quan trọng này không mập mờ cũng không mâu thuẫn; bất kỳ ai cũng hiểu được. Có ai tìm thấy sự công bình hay lẽ phải trong lý thuyết hiện tại ấy không? Những người công bình khi đã được phán xét, thì nhận được lời khen, “Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; . . . hãy đến hưởng sự vui mừng của Chúa ngươi,” bấy giờ có lẽ họ đã ở trước mạt Ngài nhiều thế kỷ rồi. Còn những kẻ ác, há phải ra khỏi nơi đau đớn để nghe Quan án của vũ trụ tuyên án, “Hỡi kẻ bị rủa, hãy lui ra khỏi Ta, đi vào lửa đời đời”? (Mathi-ơ 25:21, 41). Ôi! Thật là một sự khôi hài đáng sợ! Một sự chống nghịch hổ thẹn với sự khôn ngoan và công bình của Đức Chúa Trời. TT20 484.3
Lý thuyết linh hồn bất tử là một lý thuyết ngoại giáo mà La Mã đã đem vào Cơ Đốc giáo. Martin Luther đã kể thuyết linh hồn bất tử là một trong những “chuyện khéo đặt để, kỳ dị làm thành những giáo lệnh của La Mã” (E. Petavel, The Problem of Immortality, trang 255). Nhà Cải chánh Luther viết như vầy, “Có đoạn khác nói rằng kẻ chết không cảm biết chi hết. Chẳng có phận sự, cũng chang có sự hiểu biết, học thức, hay khôn ngoan. Sa-lô-môn nói rằng những kẻ chết ngủ yên, không cảm biết chi cả. Người chết không có ý niệm gì về ngày hay năm, nhưng khi họ thức dậy, họ tưởng như mình mới ngủ không đến một phút” (Martin Luther, Exposition of Solomon’s Booke Called Ecclesiastes, trang 152). TT20 484.4
Trong Kinh Thánh chẳng có chỗ nào dạy rằng người công bình được thưởng hay kẻ ác bị phạt lúc họ chết. Các tổ phụ và các tiên tri xác nhận điều đó. Đấng Christ và các sứ đồ cũng không nói gì về vấn đề đó. Kinh Thánh dạy rõ ràng rằng kẻ chết không lên trời ngay. Họ ngủ cho đến ngày phục sinh (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:14-16; Gióp 14:10-12). Khi dây bạc đứt, và chén vàng bể (Truyền đạo 12:7-9), thì những tư tưởng của loài người tiêu mất. Những người chết đều ở yên lặng trong mồ mả. Họ chẳng biết chi hết về mọi việc làm dưới mặt trời (Gióp 14:21). Đó là một sự yên nghỉ phước hạnh cho những người công bình, mệt mỏi. Thời gian ngắn hay dài, từ nay trở đi, đối với họ chỉ là một chốc lát. Họ ngủ yên; tiếng kèn chót của Đức Chúa Trời sẽ đánh thức họ dậy để được sống vinh hiển đời đời. “Kèn sẽ thổi, kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát Vả, thể hay hư nát này phải mặc lấy sự không TT20 485.1
hay hư nát, và thể hay chết này phai mặc lấy sự không hay chết. Khi nào thể hay hư nát này mặc lấy sự không hay hư nát, thể hay chết này mặc lấy sự không hay chết, thì được ứng nghiệm lời Kinh Thánh rằng: Sự chết đã bị nuốt mất trong sự thắng” (1 Cô-rinh-tô 15:52-54). Vừa khi họ thức dậy, thì họ khởi sự suy nghĩ điều họ bỏ dở. Cảm giác cuối cùng của họ là ý nghĩ kinh khủng về sự chết; tư tưởng sau cùng của họ là bị sa vào quyền lực của sự chết. Vừa khi ra khỏi mồ mả, tư tưởng đầu tiên của họ được diễn ra trong tiếng kêu thắng trận này, “Hỡi sự chết, sự thắng của mầy ở đâu? Hỡi sự chết, cái nọc của mầy ở đâu?” (1 Cô-rinh-tô 15:55). TT20 485.2