Thiện Ác Đấu Tranh
16—Các Giáo Phụ Hành Hương
CÁC NHÀ CẢI CHÁNH Anh mặc dù đã bỏ những giáo lý La Mã, nhưng còn giữ lại nhiều hình thức. Vì thế, tuy đã chối bỏ uy quyền và tín điều của giáo hội La Mã, họ vẫn đem nhiều phong tục và nghi lễ vào trong sự thờ phượng của Anh giáo. Người ta cho rằng những việc này không quan hệ đến lương tâm; vì những nghi lễ ấy Kinh Thánh không truyền dạy, nên không cần thiết, mà cũng không cấm đoán, nên không xấu xa. Người ta tin rằng giữ các nghi lễ ấy, sẽ giảm bớt vực sâu đã phân rẽ hội La Mã và hội Cai chánh, và có thể giúp giáo hội La Mã tiếp nhận đức tin Cải chánh. TT20 258.1
Đối với những người bảo thủ và dung hòa, những lý luận ấy dường như chính đáng. Nhưng có một nhóm người khác không nghĩ như vậy. Bằng cớ là sự giữ các nghi lễ ay “đã lấp vực sâu phân cách giáo hội La Mã và hội Cải chánh” (Martyn, quyển 5, trang 22), là một lý do rất tốt cho nhiều người để ngăn cản sự tuân giữ ấy. Đối với những người này thì các nghi lễ ấy là dấu cua sự nô lệ mà họ vừa được thoát khỏi, và không có ý định trở lại. Họ lý luận rằng Đức Chúa Trời trong lời Ngài đã thiết lập những luật lệ thờ phượng Ngài, cho nên loài người không được tự do hoặc thêm hoặc bớt. Bước đầu tiên trong sự bỏ đạo là muốn thêm quyền thế hội thánh vào quyền thế Đức Chúa Trời. Giáo hội La Mã đã khởi sự thêm vào những điều mà Đức Chúa Trời không cấm, và cuối cùng, họ lại cấm những điều Ngài truyền dạy rõ ràng. TT20 258.2
Nhiều người ao ước trở lại với sự thuần túy và đơn sơ của hội thánh đầu tiên. Họ thấy trong Anh giáo nhiều phong tục là di tích của sự thờ hình tượng, và họ không thể theo lương tâm tham gia sự thờ phượng của đạo này. Còn hội thánh thì dựa nơi quyền thế chính phủ, không cho phép một tôn giáo nào khác. Sự nhóm họp thờ phượng do luật pháp bắt buộc, còn những phiên nhóm thờ phượng không được chính quyền cho phép đều bị cấm, bất tuân se bị tù tội, lưu đày, hay xử tử. TT20 259.1
Đầu thế kỷ thứ mười bảy, vị vua vừa mới lên ngôi ở nước Anh tuyên bố bắt buộc những tín đồ Thanh giáo (Puritans) “phải phục tùng, nếu không . . . sẽ bị khai trừ hay bị đối xử cách tệ hơn.”—George Bancroft, History of the United States of America, phần 1, chương 12, đoạn 6. Có nhiều người bị theo dõi, bắt bớ, giam cầm, không có hy vọng gì về tương lai, nên kết luận rằng nếu ai muốn hầu việc Đức Chúa Trời theo lương tâm mình thì, “Nước Anh không còn là nơi ở được nữa.”—J. G. Palfrey, History of New England, chương 3, đoạn 43. Cuối cùng, một số người quyết định đi tìm nơi an náu ở Hà Lan. Họ bị ngăn cản bởi những khó khăn, mất của cải, tù tội, và bị phản bội vào tay kẻ thù. Nhưng cuối cùng sự kiên nhẫn vững bền đã chiến thắng, và họ tìm được nơi ẩn náu trên bờ biển thân thiện của nước Hà Lan. TT20 259.2
Trong khi đi trốn, họ phải bỏ nhà, bỏ của cải, và phương tiện sinh nhai. Khách lạ quê người, không biết tiếng và phong tục, họ phải tìm nghề mới để sinh sống. Những người cao tuổi, trọn đời làm nghề nông, bây giờ phải học nghề thợ máy để làm ăn. Họ vui vẻ chấp nhận hoàn cảnh và không có thì giờ làm biếng hoặc than phiền. Mặc dù sống trong cảnh bần cùng, họ vẫn tạ ơn Đức Chúa Trời về những ơn phước họ được hưởng, nghĩa là được vui mừng trong sự tự do thờ phượng Chúa theo lương tâm mình. “Biết mình là những người hành hương, họ không ngó những việc dưới đất, nhưng tự an ủi ngước mắt lên trời nhìn quê hương yêu quý nhất của họ.”—Bancroft, phần 1, chương 12, đoạn 15. TT20 259.3
Bị lưu đầy và hoạn nạn chỉ làm mạnh thêm đức tin và lòng kính mến của họ. Họ tin nơi lời hứa của Chúa là Đấng hằng lo đến họ trong giờ cần dùng. Các thiên sứ Ngài ở bên họ để khuyến khích và nâng đỡ. Cho nên khi bàn tay của Đức Chúa Trời mở cửa cho họ một xứ ở bên kia bờ đại dương, một đất nước mà họ có thể thành lập một quốc gia, và để lại cho con cháu một cơ nghiệp quý báu của sự tự do tôn giáo, thì họ không do dự đi theo con đường mà Chúa đã chỉ cho họ. TT20 259.4
Đức Chúa Trời đã cho phép dân sự Ngài trải qua những thử thách để chuẩn bị họ hoàn thành ý định lớn lao của Ngài. Hội thánh đã bị hạ xuống, để được nâng cao lên. Đức Chúa Trời sắp sửa bày tỏ quyền năng của Ngài vì hội thánh Ngài, để tỏ cho thế gian thấy một lần nữa rằng Ngài không bỏ những người trông cậy nơi Ngài. Ngài điều khiển mọi biến cố, và khiến sự giận dữ của Sa-tan và những mưu mô của kẻ ác đều hiệp lại để làm sáng danh Ngài, và dẫn dân sự Ngài đến nơi yên ổn. Sự bắt bớ và lưu đày đã dọn đường cho sự tự do. TT20 260.1
Khi những tín hữu Thanh giáo thấy mình cần phải phân rẽ khỏi Anh giáo, thì họ cùng nhau ký một khế ước long trọng, là dân sự tự do của Chúa, “cùng nhau đi theo mọi đường lối mà Đức Chúa Trời đã tỏ cho họ biết, hay sẽ tỏ cho họ biết về sau.”—J. Brown, The Pilgrim Fathers, trang 74. Đó là tinh thần thật của sự cải cách, nguyên tắc chính yếu của các giáo phái Tin lành mà các giáo phụ hành hương mang theo với họ khi bỏ Hà Lan để đến một Thế giới Mới. John Robinson, vị mục sư của họ, bị Chúa ngăn cản không cho đi theo với họ, đã nói trong bài giảng giã từ họ như sau: TT20 260.2
“Hỡi anh em, chúng ta sắp xa cách nhau, và Đức Chúa Trời biết là tôi có còn song để gặp anh em hay không. Dầu Chúa muốn hay không, tôi xin anh em trước mặt Đức Chúa Trời và các thiên sứ Ngài, hãy theo tôi như tôi đã theo Đấng Christ. Nếu bởi một phương tiện nào khác theo sự lựa chọn của Ngài, mà Ngài khải thị cho anh em, hãy sẵn sàng nhận lấy như anh em đã nhận lấy lẽ thật từ chức vụ của tôi; vì tôi tin chắc rằng Chúa sẽ còn khải thị thêm lẽ thật và ánh sáng từ Lời Ngài.”—Martyn, quyển 5, trang 70. TT20 260.3
“Về phần tôi, tôi rất lấy làm tiếc về tình trạng của những hội thánh cải chánh, đã đến một đoạn đường không tiến xa hơn những người hướng dẫn họ. Những tín hữu Luther không thể bị bắt buộc đi xa hơn Luther được, . . . và những tín hữu Calvin, như anh em thấy, họ nắm giữ những gì nhà cải chánh để lại, dù Calvin chưa thấy tất cả mọi sự. Chúng ta cần than vãn về điều bất hạnh này; vì mặc dầu họ là những ngọn đèn sáng trong thời họ, nhưng họ chưa biết hết ý muốn của Đức Chúa Trời, và nếu họ còn sống ngày nay, thì họ sẽ sẵn sàng chấp nhận thêm sự sáng như họ đã tiếp nhận lúc ban đầu.”—D. Neal, History of the Puritans, quyển 1, trang 269. TT20 260.4
“Anh em hãy nhớ lời kết ước với hội thánh, là anh em đồng ý đi theo mọi đường lối của Chúa, đã được bày tỏ hay sẽ được bày tỏ cho anh em. Hãy nhớ lời hứa và kết ước với Đức Chúa Trời và với anh em mình, khi mọi sự sáng và lẽ thật được bày tỏ trong lời Ngài; nhưng hơn nữa, hãy lưu ý, tôi nài xin anh em khi thấy một lẽ thật nào, hãy so sanh với Kinh Thánh trước khi chấp nhận điều đó; vì không thể nào thế giới Cơ Đốc mới vừa ra khỏi sự tối tăm, lại đạt được liền sự hiểu biết trọn vẹn.”—Martyn, quyển 5, trang 70, 71. TT20 261.1
Chính sự yêu chuộng tự do lương tâm đã khiến các giáo phụ hành hương trải qua những nguy hiểm của một cuộc hành trình vượt biển, chịu đựng mọi gian khổ và nguy hiểm trong một xứ vắng vẻ, để đến đo với ân phước của Đức Chúa Trời, đặt nền cho một nước hùng cường trên bờ biển Mỹ châu. Mặc dù những tín đồ này chân thành và kính sợ Chúa, họ cũng chưa hiểu hết nguyên tắc của sự tự do tín ngưỡng. Sự tự do mà họ đã phải hy sinh rất nhiều mới đạt được, thì họ lại không sẵn sàng ban cho tha nhân. “Dầu ở giữa vòng những nhà tư tưởng và đạo đức trứ danh trong thế kỷ thứ mười bảy, rất ít người hiểu được nguyên tắc chính yếu trong Tân Ước, mà theo đó thì Đức Chúa Trời là Đấng đoán xét duy nhất đức tin loài người.”—Martyn, quyển 5, trang 297. Giáo lý dạy rằng Đức Chúa Trời giao cho hội thánh Ngài quyền kiểm soát lương tâm, quyền giải thích và trừng phạt tà giáo, là một trong những sự sai lầm sâu xa của giáo hoàng. Trong khi các nhà Cải chánh loại bỏ những tín điều của La Mã, họ cũng chưa được hoàn toàn giải thoát khỏi tinh thần cố chấp của hội này. Sự tối tăm dày đặc, mà phe giáo hoàng đã bao phủ toàn thể Cơ Đốc giáo trong thời kỳ thống trị lâu dài, chưa hoàn toàn tiêu tan. Một trong các mục sư chính ở Massachusetts Bay có nói, “Sự khoan dung tôn giáo đã làm cho thế gian chống lại Cơ Đốc nhân; và hội thánh chẳng bao giờ ân hận về sự trừng phạt của mình đối với những kẻ theo tà giáo.”—Martyn, quyển 5, trang 335. Một điều lệ mà những người thực dân theo là chỉ những thuộc viên hội thánh mới có tiếng nói trong chính phủ. Quốc giáo được thành lập, tất cả mọi người phải góp phần trong sự hỗ trợ hàng giáo phẩm, và các tham phán có quyền tiêu trừ dị giáo. Như thế, quyền chính trị ở trong tay hội thánh, nên không bao lâu, hội thánh làm một việc không thể tránh được—đó là bắt bớ đạo. TT20 261.2
Mười một năm sau khi lập thuộc địa đầu tiên, Roger Williams tới Tân Thế giới. Giống như những người Hành hương hồi xưa, ông đến để hưởng sự tự do tín ngưỡng; nhưng không giống như họ, ông thấy—điều mà ít người trong thời của ông đã thấy—sự tự do này là quyền của mọi người, bất kỳ theo tôn giáo nào. Ông là người sốt sắng đi tìm lẽ thật, và cùng với Robinson, ông cho rằng người ta chưa thể nhận hết mọi sự sáng từ lời Đức Chúa Trời. Williams “là người đầu tiên trong thời cận đại đã lập chính phủ trên nguyên tắc tự do lương tâm và bình đẳng trước luật pháp.”—Bancroft, phần 1, chương 15, đoạn 16. Ông tuyên bố rằng phận sự của thẩm phán là ngăn ngừa tội ác, chứ không bao giờ kiểm soát lương tâm. Ông nói, “Thẩm phán có thể quyết định bổn phận của loài người đối với đồng loại; nhưng khi người chỉ định những bổn phận của con người đối với Đức Chúa Trời, thì người vượt quá quyền hạn mình, và không có sự an toàn; vì thật rõ ràng nếu thẩm phán có quyền, ông có thể lập ra tín điều hôm nay và ngày mai lập ra những tín điều khác; như các vua và nữ hoàng đã làm như vậy ở nước Anh, cũng như các giáo hoàng và các hội nghị của giáo hội La Mã; như thế tín ngưỡng trở nên lộn xộn.”—Martyn, quyển 5, trang 340. TT20 262.1
Đi nhà thờ là một việc bắt buộc, bất tuân sẽ bị phạt vạ hay bị tù. “Williams bài bác luật lệ này, và gọi nó là điều tệ nhất trong nước Anh. Bắt người ta phải hiệp một với những người không đồng tín ngưỡng, theo ý ông là một sự vi phạm tỏ tường quyền tự do của họ. Kéo những người vô tín và miễn cưỡng đến thờ phượng, đó là giả hình ‘Không một người nào phải bị bắt buộc thờ phượng hay đóng góp tiền bạc cho nhà thờ.’ Những kẻ chống đối la lên, ‘Sao! Ha Đức Chúa Giêsu chẳng dạy rằng kẻ làm việc đáng được đồ ăn sao?’ Ông trả lời, ‘Phải, chắc chắn như vậy, chính những người mướn phải trả tiền công’.”—Bancroft, phần 1, chương 15, đoạn 2. TT20 262.2
Roger Williams được tôn trọng và được yêu thương như một mục sư hầu việc Chúa cách trung thanh, một người được những ơn đặc biệt, thanh liêm, và nhân từ; nhưng ông cương quyết từ chối quyền của thẩm phán trên hội thánh, và ông đòi phải có tự do tín ngưỡng, là một điều không thể khoan nhượng được. Sự áp dụng đạo lý mới này sẽ “làm lung lay chính phủ.”—Bancroft, phần 1, chương 15, đoạn 10. Ông bị kết án là phải đi đày khỏi thuộc địa, và cuối cùng, để tránh bị bắt bớ, ông bắt buộc phải trốn tránh giữa mùa đông lạnh lẽo và bão tố, để tìm một nơi ẩn náu trong rừng hoang. TT20 262.3
Ông nói, “Trọn mười bốn tuần lễ, giữa mùa giá lạnh, tôi đi lang thang không giường, không bánh. Nhưng, quạ trong đồng vắng nuôi tôi,” và ông thường ở trong bọng cây. —Martyn, quyển 5, trang 349, 350. Ông tiếp tục cuộc chạy trốn đau đớn qua rừng rậm và giá tuyết, cho tới khi ông tìm được một nơi ần náu với một bộ lạc người da đỏ; ông được họ thương mến và tin cậy vì ông dạy họ lẽ thật của phúc âm. TT20 263.1
Sau nhiều tháng, Williams tới bờ vịnh Narragansett, để lập một quốc gia đau tiên, nhìn nhận triệt để quyền tự do tín ngưỡng. Nguyên tắc chính của thuộc địa mới này là “mỗi người được tự do thờ phượng Đức Chúa Trời theo sự sáng của lương tâm mình.” —Martyn, quyển 5, trang 354. Tiểu bang nhỏ bé của ông, Rhode Island, trở nên nơi ẩn náu của những kẻ bị hà hiếp,được phát triển và thịnh vượng, cho tới khi nguyên tắc căn bản này—sự tự do dân sự và tự do tín ngưỡng—trở nên hòn đá góc nhà của nền Cộng hòa Mỹ. TT20 263.2
Trong văn kiện mà các giáo phụ đã viết để nói về nhân quyền cua họ—Bản Tuyên bố Độc lập—họ tuyên bố, “Chúng ta nhìn nhận những lẽ thật này là hợp lý, rằng hết thảy mọi người đều được dựng nên bình đẳng, và Đấng Tạo Hóa đã ban cho họ những quyền bất khả xâm phạm; trong những quyền ấy gồm có sự sống, sự tự do, và sự tìm hạnh phúc.” Va Hiến pháp Hoa Kỳ nói rất rõ ràng, lương tâm không thể bị xâm phạm, “Không một sự trắc nghiệm tôn giáo nào bị đòi hỏi như một điều kiện để nhận một chức vụ trong chính phủ Hoa Kỳ.” “Quốc hội sẽ không ban hành một luật lệ nào quy định sự thành lập một tôn giáo hay cấm thực hành một tôn giáo.” TT20 263.3
“Hiến pháp nhìn nhận nguyên tắc vĩnh cửu rằng sự liên hệ giữa con người và Chúa mình là ở trên luật lệ loài người, và quyền hành động theo lương tâm là bất khả xâm phạm. Lý luận không cần thiết cho lẽ thật này; chúng ta tự biết điều đó trong tâm khảm mình. Sự ý thức này đã thách đố luật lệ loài người, và khiến các nhà tử vì đạo chịu đựng được những sự tra tấn và giàn hỏa. Họ cảm thấy rằng bổn phận của họ đối với Đức Chúa Trời cao hơn luật lệ loài người, và người ta không có thẩm quyền trên lương tâm của họ. Đó là một nguyên tắc thiên phú mà không gì có thể tiêu diệt được.”— Congressional Documents (U.S.A.), Serial No. 200, Document No. 271. TT20 263.4
Khi tin mừng lan tràn khắp Âu châu, là ở một xứ kia mỗi người đều hưởng công lao của tay mình, và sống theo sự xác tín của lương tâm mình, thì hằng ngàn người đổ xô đến miền duyên hải của Tân Thế giới. Các thuộc địa tăng thêm mau chóng. “Bởi một luật đặc biệt, Massachusetts mở cửa tiếp rước, nhờ phí tổn của chính phủ, những Cơ Đốc nhân bất kể quốc tịch nào, trốn qua Đại Tây dương để ‘tránh chiến tranh, đói kém, hay đàn áp của những người bắt bớ.’ Như vậy, những kẻ trốn tránh và những kẻ bị hà hiếp trở nên những người khách trong nước.”—Martyn, quyển 5, trang 417. Trong hai mươi năm sau lần đổ bộ đầu tiên tại Plymouth, hằng ngàn người hành hương định cư tại New England. TT20 264.1
Để đạt được điều mà họ tìm kiếm, “họ vui lòng sống cần mẫn, đạm bạc để sinh nhai. Họ không đòi hỏi gì hơn là cầu mong đất cho họ hoa lợi đủ sống, xứng với công lao của họ. Họ không có tham vọng cao xa, nhưng thỏa lòng với sự tiến bộ chậm chạp mà chắc chắn của nền kinh tế trong xã hội. Họ kiên nhẫn chịu đựng những sự thiếu thốn của đời sống trong đồng vắng, tốn nhiều mồ hôi và nước mắt để tưới cây tự do hầu đâm rễ sâu xuống đất.” TT20 264.2
Kinh Thánh được coi là nền tảng của đức tin, nguồn của sự khôn ngoan, tiêu chuẩn của sự tự do. Những nguyên tắc của Kinh Thánh được chuyên cần dạy dỗ trong gia đình, trong học đường và hội thánh, và đem lại nhiều kết quả như sự siêng năng, khôn ngoan, trong sạch, tiết độ. Người ta có thể sống nhiều năm trong nơi định cư của đoàn tín hữu Thanh giáo mà “không gặp một người say rượu, không nghe một lời phạm thượng, không thấy một kẻ ăn xin.”—Bancroft, phần 1, chương 19, đoạn 25. Điều này chứng tỏ rằng những nguyên tắc Kinh Thánh là những bảo đảm chắc chắn về sự cao trọng của một nước. Những thuộc địa, lúc đầu yếu đuối và cô lập, sau trở nên một liên bang hùng cường, và thế gian lấy làm ngạc nhiên về sự bình an và thạnh vượng của “một hội thánh không có giáo hoàng, một quốc gia không có vua.” TT20 264.3
Nhưng số di dân càng ngày càng tăng, đổ xô về miền duyên hải nước Mỹ, với những mục đích khác hẳn những người hành hương đầu tiên. Đức tin và sự thuần túy lúc ban đầu, mặc dù còn có ảnh hưởng trên dân chúng nhưng giảm lần khi số người di cư thêm lên, vì họ chỉ tìm những mối lợi vật chất. TT20 264.4
Các thuộc địa đầu tiên chấp nhận những điều lệ chỉ cho phép tín hữu trong hội thánh được bầu cử và giữ chức vụ trong chính phủ, nhưng điều này đã đưa đến những kết quả tai hại. Dự luật này được chấp nhận như là phương cách để giữ sự trong sạch của tiểu bang, nhưng kết quả là làm cho hội thánh bại hoại. Tôn giáo trở thành điều kiện để bầu cử và làm công chức, vì vậy nhiều người tham gia hội thánh vì lợi lộc vật chất nhưng tâm hồn không hề thay đổi. Các hội thánh phần lớn gồm những người không hoán cải; và ngay trong giới truyền đạo, có những người hiểu biết sai lầm về giáo lý, và không biết đến quyền phép hoán cải của Đức Thánh Linh. Như thế, những kết quả xấu xa lại được tỏ bày, và chúng ta chứng kiến trong lịch sử hội thánh từ thời Constantine cho đến bây giờ, hội thánh muốn được sự giúp đỡ của chính phủ, đã kêu gọi quyền lực của thế gian để ủng hộ tin lành của Chúa là Đấng đã phán, “Nước của ta chẳng phải thuộc về thế gian này” (Giăng 18:36). Sự liên kết của hội thánh với quốc gia, dù rất nhỏ nhen, đôi khi có thể coi như đem thế gian về với hội thánh, nhưng trên thực tế lại đem hội thánh gần với thế gian hơn. TT20 265.1
Nguyên tắc lớn lao mà Robinson và Roger Williams bênh vực, là lẽ thật phải luôn tiến triển, và Cơ Đốc nhân phải sẵn sàng chấp nhận tất cả sự sáng được chiếu ra từ lời Đức Chúa Trời, nguyên tắc ấy con cháu họ đã quên mất. Những hội thánh Cải chánh ở Mỹ cũng như ở Âu châu đã được đặc ân hưởng những lợi ích của cuộc Cải chánh, không tiếp tục tiến tới trong con đường ấy. Mặc dù một số người trung tín lần lượt đứng dậy rao truyền những lẽ thật mới mẻ và tố cáo những sự sai lầm ngày xưa, nhưng dân chúng giống như dân Do Thái trong thời Đấng Christ, hay là phe giáo hoàng trong thời Luther, thỏa mãn với những điều ông cha họ đã tin và sống như ông cha họ đã sống. Vì vậy, tôn giáo chỉ còn là hình thức; nếu hội thánh vui mừng chấp nhận, gìn giữ, và tiếp tục bước đi trong sự sáng của Đức Chúa Trời thì những sự sai lầm và mê tín đã bị loại bỏ. Do đó, tinh thần của cuộc Cải chánh chết dần, và giáo phái Cải chánh rất cần có một cuộc cải cách giống như hội Công giáo trong thời Luther. Hội Cải chánh bay giờ cũng chạy theo thế gian và đời sống thiêng liêng bị tê liệt, tôn trọng ý kiến của loài người, và thay thế lý thuyết loài người cho sự dạy dỗ của lời Đức Chúa Trời. TT20 265.2
Tuy Kinh Thánh được phổ biến sâu rộng vào đầu thế kỷ thứ mười chín, và sự sáng lớn được ban cho thế gian, nhưng sự hiểu biết lẽ thật và sự thực hành tôn giáo van chưa tiến tới. Cũng như thời trước, Sa-tan không thể giấu dân chúng lời Đức Chúa Trời; Kinh Thánh ở trong tầm tay mọi người; nhưng để đạt được mục đích mình, hắn đã khiến nhiều người coi thường Kinh Thánh. Người ta chểnh mảng tra xem Kinh Thánh, như thế, họ tiếp tục chấp nhận những sự giải nghĩa sai lạc, và ưa chuộng những giáo lý không đặt nền tảng trên Kinh Thánh. TT20 266.1
Sa-tan thấy mình thất bại không thể hủy bỏ lẽ thật bởi sự bắt bớ, nên hắn lại dùng mưu kế hòa giải, và kết quả là dẫn đến sự bỏ đạo lớn và sự thành lập giáo hội La Mã. Hắn xúi giục Cơ Đốc nhân kết ước, không phải với dân ngoại, nhưng với những người tôn thờ các điếu thuộc về thế gian, chẳng khác những người thờ hình tượng. Và kết quả của sự liên kết này không kém nguy hiểm như trong các thời trước. Sự xa hoa và thái quá được che lấp dưới hình thức tôn giáo, và các hội thánh trở nên bại hoại. Sa-tan tiếp tục làm sai lạc giáo lý Kinh Thánh, và những lời truyền khẩu có hại cho hằng triệu linh hổn đã đâm rễ sầu trong lòng người. Hội thánh đáng lẽ gìn giữ “đức tin lúc ban đầu,” lại giữ những lời truyền khẩu ấy; như thế là làm giảm giá trị các nguyên tắc mà những nhà Cải chánh đã chịu khổ rất nhiều để hoàn thành. TT20 266.2