Thiện Ác Đấu Tranh

17/44

15—Kinh Thánh và Cuộc Cách Mạng pháp

Trong thế kỷ thứ mười sáu, phong trào Cải chánh đã mở Kinh Thánh ra cho dân chúng, và đã truyền bá Kinh Thánh cho tất cả các nước Âu Châu. Vài nước tiếp nhận Kinh Thánh một cách vui mừng như là sứ giả từ Trời. Còn trong những nước khác, quyền thế giáo hoàng đã thành công trong việc ngăn chặn Kinh Thánh; vì vậy ánh sáng về sự hiểu biết và ảnh hưởng tốt lành của Kinh Thánh đã hoàn toàn bị loại bỏ. Trong một nước nọ, mặc dù ánh sáng đã vào được nhưng sự tối tăm không tiếp nhận. Trải qua các thế kỷ, lẽ thật và sự sai lầm luôn luôn tranh chiến. Nhưng cuối cùng, sự sai lầm chiến thắng, và lẽ thật từ Trời bị loại bỏ. “Vả, sự đoán xét đó là như vầy: sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng” (Giăng 3:19). Quốc gia này phải gặt lấy hậu quả của con đường họ lựa chọn. Quyền phép che chở của Thánh Linh Đức Chúa Trời được cất khỏi một dân sự đã khinh thường ân điển Ngài. Tội ác đã chín mùi, và cả thế gian thấy kết quả của sự cố tình chối bỏ ánh sáng. TT20 238.1

Cuộc chiến tranh chống Kinh Thánh, diễn tiến trong nhiều thế kỷ ở Pháp, đã đạt đến cực điểm trong thời kỳ Cách mạng. Sự nổi loạn kinh khủng này là kết qua dĩ nhiên của việc giáo hội La Mã đàn áp Kinh Thánh. Đó là một thí dụ rõ ràng nhất mà thế gian chứng kiến về ảnh hưởng sự dạy dỗ của giáo hội La Mã trong hơn một ngàn năm. TT20 238.2

Sự hủy bỏ lời Kinh Thánh trong thời kỳ thịnh hành của quyền thế giáo hoàng đã được các đấng tiên tri dự ngôn. Sách Khải huyền cũng nói trước những kết quả kinh khung của quyền cai trị của “người tội ác” đối với nước Pháp. TT20 239.1

Thiên sứ của Chúa dạy rằng, “Họ sẽ giày đạp thành thánh đủ bốn mươi hai tháng. Ta sẽ cho hai người làm chứng ta mặc áo bao gai đi nói tiên tri trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày. . . . Khi hai người đã làm chứng xong rồi, có con thú dưới vực sâu lên, sẽ chiến đấu cùng hai người; thú ấy sẽ thắng và giết đi. Thây hai người sẽ còn lại trên đường cái của thành lớn, gọi bóng là Sô-đôm và Ê-díp-tô, tức là nơi mà Chúa hai người cũng đã bị đóng đinh trên thập tự giá. . . . Các dân sự trên đất sẽ vui mừng hớn hở về hai người, và gởi lễ vật cho nhau, bởi hai tiên tri đó đã khuấy hại dân sự trên đất. Nhưng, sau ba ngày rưỡi ấy, có sanh khí từ Đức Chúa Trời đến nhập vào trong hai người: hai người bèn đứng thẳng dậy, và những kẻ đứng xem đều kinh hãi cả thể” (Khải huyền 11:2-11). TT20 239.2

Thời kỳ “bốn mươi hai tháng,” và “một ngàn hai trăm sáu mươi ngày” chép trong đoạn này là cùng một thời kỳ, trải qua thời kỳ này hội thánh Đấng Christ sẽ bị hà hiếp bởi giáo hội La Mã. Thời kỳ 1260 năm của quyền thế giáo hoàng bắt đầu năm 538, và mãn năm 1798. (Xem Chương 3 “Thời Kỳ Tối Tăm Thuộc Linh” nói về “ngày tiên tri”). Vào năm đó, một đạo binh Pháp vào thành La Mã, bắt giáo hoàng cầm tù, và ông chết trong khi lưu đày. Sau đó, một giáo hoàng mới được bầu lên thay thế, nhưng đẳng cấp giáo hoàng không còn quyền thế như trước nữa. TT20 239.3

Cuộc bắt bớ hội thánh không luôn luôn diễn tiến trong suốt thời gian 1260 năm. Vì tình thương xót của Đức Chúa Trời đối với dân Ngài, Chúa đã cắt ngắn thời gian thử thách kinh khủng ấy. Đấng Cứu Thế đã dự ngôn về “cơn đại nạn” của hội thánh Ngài như vầy, “Nếu những ngày ấy không giảm bớt, thì chẳng có một người nào được cứu; song vì cớ các người được chọn, thì những ngày ấy sẽ giảm bớt” (Mathi-ơ 24:22). Nhờ ảnh hưởng của cuộc Cải chánh, sự bắt bớ chấm dứt trước năm 1798. TT20 239.4

Về “hai người làm chứng” tiên tri nói, “Tức là hai cây ô-li-ve, và hai chơn đèn đứng trước mặt Chúa của thế gian” (Khải huyền 11:4). Trong Thi thiên có chép, “Lời Chúa là ngọn đèn cho chơn tôi, ánh sáng cho đường lối tôi” (Thi thiên 119:105). Hai người làm chứng tượng trưng cho Cựu Ước và Tân Ước trong Kinh Thánh. Cả hai đều làm chứng về nguồn gốc và sự vĩnh cửu của luật pháp Đức Chúa Trời. Cả hai đều rao truyền chương trình cứu rỗi. Những hình bóng, những của lễ, và các lời tiến tri trong Cựu Ước đều rao báo sự đến của Đấng Cứu Thế. Các sách Phúc âm và các thư sứ đồ trong Tân Ước nói về Đấng Cứu Thế đã đến đúng theo các hình bóng và các lời tiên tri. TT20 239.5

“Ta sẽ cho hai người làm chứng ta mặc áo bao gai đi nói tiên tri trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày” (Khải huyền 11:3). Trong phần lớn của thời kỳ này, hai người làm chứng của Đức Chúa Trời đã trải qua một thời kỳ tối tăm. Quyền thế giáo hoàng tìm cách giấu dân chúng lời lẽ thật, và lập những người làm chứng doi nói nghịch lại lẽ thật. Khi Kinh Thánh bị cấm bởi quyền thế chính phủ và tôn giáo; khi lời chứng của Kinh Thánh bị giải nghĩa sai lầm; khi loài người và ma quỷ hiệp nhau để dẫn người ta đi sai đường chính; khi những người can đảm rao truyền lẽ thật bị bắt bớ, phản bội, tra tấn, chôn trong ngục tối, chết vì đức tin, hay phải trốn trong các hang hố nơi đồi núi hay trong lòng đất—thì đó là lúc hai người làm chứng mặc áo bao gai đi nói tiên tri. Công việc này họ thi hành trong trọn thời kỳ 1260 năm. Thật vậy, trong thời kỳ tối tăm nhất, có những người trung tín yêu mến lời Đức Chúa Trời và sốt sắng làm vinh danh Ngài. Những người đầy tớ trung tín này được ban cho sự khôn ngoan, quyền phép và năng lực để rao truyền lẽ thật trong suốt thời kỳ này. TT20 240.1

“Nếu ai muốn làm hại hai người đó, thì có lửa ra từ miệng hai người thiêu nuốt kẻ thù nghịch mình: kẻ nào muốn làm hại hai người thì phải bị giết như vậy” (Khải huyền 11:5). Loài người không thể nào chà đạp lời Đức Chúa Trời mà không bị hình phạt. Sự tuyên bố kinh khủng này được chép trong chương cuối cùng của sách Khải huyền, “Tôi ngỏ cho kẻ nào nghe lời tiên tri trong sách nầy: nếu ai thêm vào sách tiên tri nầy điều gì, thì Đức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy tai nạn đã ghi chép trong sách nầy. Và kẻ nào bớt điều gì trong những lời ở sách tiên tri nầy, thì Đức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh, mà đã chép ra trong sách nầy” (Khải huyền 22:18, 19). TT20 240.2

Những lời cảnh cáo trên mà Đức Chúa Trời đã phán để người ta không thay đổi điều gì mà Chúa đã khải thị hay truyền dạy. Những lời tuyên bố long trọng này được áp dụng cho tất cả những người hướng dẫn người ta mà coi thường luật pháp Đức Chúa Trời. Các lời này khiến những ai khinh thường luật pháp Chúa phải sợ hãi run rẩy, khi họ tuyên bố rằng tuân theo hay không tuân theo luật pháp Chúa cũng không quan trọng gì. Tất ca những người đề cao ý kiến mình lên trên sự khải thị của Đức Chúa Trời, những người thay đổi ý nghĩa Kinh Thánh để hợp với sự thuận tiện mình hay phù hợp với thế gian, sẽ chịu lấy trách nhiệm khủng khiếp. Lời của Chúa, luật pháp Ngài sẽ làm mẫu mực cho bản tính của mỗi người và lên án tất cả những ai bị thử nghiệm và thấy là thiếu kém. TT20 241.1

“Khi hai người đã làm chứng xong rồi.” Thời kỳ hai người làm chứng mặc áo bao gai mãn vào năm 1798. Cuối thời kỳ chức vụ họ thi hành trong bóng tối, thì “con thú từ dưới vực sâu lên,” chiến đấu cùng hai người. Trải qua các thế kỷ, quyền thế chính phủ và tôn giáo trong nhiều nước Âu châu đều do Sa-tan hướng dẫn bởi quyền thế giáo hoàng. Nhưng ở đây cho thấy sự biểu lộ mới của quyền lực Sa-tan. TT20 241.2

La Mã viện cớ tôn trọng Kinh Thánh, nên giữ Kinh Thánh trong một ngôn ngữ xa lạ và giấu không cho dân chúng biết. Dưới quyền thế cai trị này, hai người chứng đã “mặc áo bao gai nói tiên tri.” Nhưng một quyền thế mới—con thú từ dưới vực lên—đã dấy lên để tranh chiến công khai cùng lời Đức Chúa Trời. TT20 241.3

Thây hai người sẽ còn lại trên đường cái của “thành lớn,” gọi bóng là Ê-díp-tô. Trong tất cả các nước mà lịch sử Kinh Thánh đã ghi chép, Ê-díp-tô là nước chối bỏ Đức Chúa Trời và luật pháp Ngài cách tỏ tường nhất. Không có một đế vương nào phản nghịch quyền thế trên trời bằng vua Phara-ôn, nước Ê-díp-tô. Khi Môi-se đem đến cho vua sứ điệp Đức Chúa Trời, thì vua trả lời cách kiêu ngạo rằng, “Giê-hôva là ai mà trẫm phải vâng lời người, để cho dân Y-sơ-ra-ên đi? Trẫm chẳng biết Giê-hô-va nào hết; cũng chẳng cho dân Y-sơ-ra-ên đi nữa” (Xuất Ê-díp-tô Ký 5:2). Đo là lời của phái vô thần, và nước tượng trưng cho Ê-díp-tô cũng tuyên bố sự phủ nhận Đức Chúa Trời hằng sống, và biểu dương tinh thần bất tín và chống nghịch. “Thành lớn” cũng được gọi theo nghĩa thiêng liêng là thành Sô-đôm. Sự bại hoại của Sô-đôm trong việc vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời được tỏ bày cách đặc biệt trong sự trụy lạc. Và tội này cũng là bản tánh đặc biệt của nước se làm trọn lời tiên tri ấy. TT20 241.4

Vậy theo lời tiên tri này, thì trước năm 1798 ít lâu, có một quyền lực từ vực sâu lên để tranh chiến cùng Kinh Thánh. Trong nước mà hai người chứng phải im lặng, đó là chủ nghĩa vô thần của Pha-ra-ôn và sự trụy lạc của Sô-đôm. TT20 242.1

Lời tiên tri này được ứng nghiệm cách lạ lùng trong lịch sử nước Pháp. Trong cuộc Cách mạng 1793, “lần đầu tiên thế giới được nghe những người sinh trưởng và giáo dục trong nền văn minh, nắm quyền cai trị một trong những nước ưu tú nhất Âu châu, hiệp nhau phủ nhận lẽ thật cao quý nhất mà cần thiết cho loài người và từ bỏ đức tin cũng như sự thờ phượng một Đấng Thượng Đế.”—Sir Walter Scott, Life of Napoleon, quyển 1, chương 17. “Pháp là nước duy nhất trên thế giới đã công khai chồng nghịch Đấng Tạo Hóa của vũ trụ. Cũng có nhiều người phạm thượng và vô tín ở Anh, Đức, Tây Ban Nha và các nước khác; nhưng Pháp chiếm phần đặc biệt trong lịch sử nhân loại về sự vô tín. Đo là nước độc nhất mà Hội nghị Lập pháp đã ban hành một sắc lệnh tuyên bố không có Đức Chúa Trời, và toàn dân ở thủ đô cũng như đa số người ở các tỉnh, đàn ông và đàn bà, nhảy nhót, ca hát cách vui mừng khi tiếp nhận tin này.”—Blackwood’s Magazine, tháng 11 năm 1870. TT20 242.2

Nước Pháp cũng bày tỏ đặc tính của Sô-đôm. Trong thời kỳ Cách mạng, người ta thấy rõ tình trạng luân lý bại hoại giống như tình trạng đã đem lại sự hủy diệt trên thành Sôđôm ngày xưa. Sử gia đã viết về sự vô thần và trụy lạc của nước Pháp trong lời tiên tri, “Liên kết mật thiết với những luật tôn giáo là luật hôn nhân—là luật thánh khiết nhất và có tính cách vĩnh cửu cho loài người và nhờ đó mà xã hội được duy trì mạnh mẽ, thì được giảm xuống chỉ còn là một giao ước dân sự có tính cách tạm thời, mà bất cứ hai người nào cũng có thể kết hợp và phân rẽ tùy thích. . . . Người ta đã tìm ra cách hiệu nghiệm nhất để tiêu diệt những gì đáng kính, thanh cao, vĩnh cửu trong đời sống gia đình, và đồng thời bảo đảm rằng mục đích của họ là tạo ra những điều ác để bảo tồn từ đời này đến đời kia, và họ đã không phát minh ra một chương trình hữu hiệu hơn để hủy hoại hôn nhân. . . . Sophie Arnoult, một nữ tài tử nổi tiếng về khôi hài, miêu tả hôn nhân như là “phép bí tích cho ngoại tình’.”—Sir Walter Scott, Life of Napoleon, quyển 1, chương 17. TT20 242.3

“Nơi mà Chúa hai người cũng đã bị đóng đinh trên thập tự giá.” Nước Pháp cũng làm ứng nghiệm lời tiên tri này. Không một xứ nào có tinh thần chống nghịch Đấng Christ được bày tỏ cách rõ ràng hơn. Không một quốc gia nào mà lẽ thật gặp sự chống đối cách cay đắng và tàn ác hơn. Trong cuộc bắt bớ những người đi theo phúc âm, nước Pháp đã đóng đinh Đấng Christ trên thập tự giá bằng cách đàn áp các môn đồ Ngài. TT20 243.1

Thế kỷ này qua thế kỷ nọ, máu các thánh đổ ra rất nhiều. Trong lúc ở trên núi Piedmont, những người Waldenses hy sinh mạng sống “vì lời Đức Chúa Trời, và lời chứng của Đức Chúa Giê-su,” thì người Albigenses ở Pháp cũng làm chứng cho lẽ thật. Trong thời kỳ Cải chánh, các tín đồ cũng bị giết bằng những cuộc tra tấn khủng khiếp. Vua và các nhà quý tộc, những đàn bà thượng lưu và các thiếu nữ thanh lịch, những người kiêu hãnh và hiệp sĩ của quốc gia, đã khoái chí nhìn xem sự hấp hối của những người tử vì đạo của Đức Chúa Giê-su. Những người Huguenots can đảm, đã đổ huyết mình trên bãi chiến trường để tranh đấu cho những quyền lợi mà lòng người coi là bất khả xâm phạm. Những nhà Cải chánh bị coi như ngoài vòng luật pháp, người ta đặt giá trên đầu họ, và họ bị săn đuổi như thú rừng. TT20 243.2

Những con cháu của họ ở nước Pháp trong thế kỷ thứ mười tám, ẩn trốn trong các núi miền nam, lập thành “Hội thánh trong đồng vắng,” họ giữ đức tin của tổ phụ mình. Khi họ nhóm lại ban đêm trên triền núi hay nơi đồng hoang hẻo lánh, thì bị các lính kỵ mã săn đuổi, bị bắt và kết án làm nô lệ trọn đời. Những người trong sạch nhất, cao quý nhất và thông minh nhất ở Pháp thì bị xiềng xích, bị tra tấn cách kinh khung, ở giữa những kẻ trộm cướp và giết người.”— Wylie, quyển 22, chương 6. Những người khác được đối đãi cách nhân đạo hơn, bị bắn chết cách vô tội và không tự vệ, khi họ đang quỳ gối cầu nguyện. Hằng trăm người già cả, đàn bà và con trẻ vô tội bị giết chết và để nằm trên đất, ngay chỗ họ bị bắt đang nhóm họp. Trải qua các triền núi, nơi họ có thói quen nhóm lại, người ta thường gặp “cứ cách bốn bước, thì có xác chết bên đường, hoặc treo trên cây.” Xứ của họ bị tàn phá bởi gươm, rìu và lửa, “biến thành một đồng vắng rộng lớn và ảm đạm.” “Những hành động tàn bạo dã được ban hành . . . không phải trong thời tối tăm, nhưng trong thời đại văn minh của vua Louis XIV. Lúc đó, khoa học và văn hóa phát triển, những nhà thông thái và hùng biện của triều đình, và thủ đô có ảnh hưởng lớn đến sự nhu mì và yêu thương.”—Wylie, quyển 22, chương 7. TT20 243.3

Nhưng tội ác ghê gớm nhất mà lịch sử đã ghi chép, là cuộc tàn sat St. Bartholomew. Thế giới còn rùng mình ghê sợ khi nghĩ đến cuộc sát hại hèn nhát và dữ tợn ay. Bị quyền thế của các giám mục và linh mục La Mã thúc đẩy, vua nước Pháp đã cho phép công việc khủng khiếp này thực hiện. Tiếng chuông nha thờ vang lên trong đem yên lặng, báo hiệu cuộc tàn sát. Hằng ngàn tín đồ Cải chánh, đang yen ngủ trong nhà, vì tin nơi lời danh dự của vua, đã bị kéo đi mà không được báo trước và bị giết cách nhẫn tâm. TT20 244.1

Cũng như Đấng Christ là một nhà lãnh đạo vô hình dẫn dân sự Ngài ra khỏi cảnh nô lệ Ê-díp-tô, thì Sa-tan là một nhà lãnh đạo vô hình cầm đầu các sứ nó trong cuộc sát hại kinh khủng ấy. Cuộc tàn sát tại Ba-lê kéo dài trong bảy ngày, nhưng ba ngày đầu thật là dữ dội. Và cuộc tàn sát này không phải chỉ xảy ra tại thủ đô mà thôi, nhưng vua ban chiếu chỉ đặc biệt truyền mở rộng cuộc tàn sát ở các tỉnh, các thành có những tín hữu Cải chánh trú ngụ. Người ta không vị nể tuổi tác hoặc nam, nữ. Không tha con trẻ đang bú, cũng không tha người tóc bạc. Các nhà quý phái hoặc dân quê, già, trẻ, mẹ, con đều bị giết. Cuộc tàn sát kéo dài suốt hai tháng trong cả nước Pháp. Độ bảy mươi ngàn sinh linh, tinh hoa của dân tộc bị hủy diệt. TT20 244.2

“Khi La Mã nghe tin sát hại này thì hàng giáo phẩm vui mừng vô hạn. Hồng y giáo chủ Lorraine thưởng sứ giả một ngàn đồng bạc; súng đại bác của St. Angelo nổ vang chào mừng; và chuông các nhà thờ rung lên inh ỏi; lửa trại đốt lên biến đêm thanh ngày; Gregory XIII với các hồng y và các giáo phẩm khác, đi tới nha thờ St. Louis, tại đây hồng y Lorraine hát bài Te Deum. . . . Một mề đay được đúc để kỷ niệm cuộc tàn sát, và tại Vatican vẫn còn ba bức tranh vẽ trên tường ở Vasari, miêu tả cuộc sát hại thủy sư đô đốc, cảnh vua họp hội đồng âm mưu cuộc tàn sát, và chính cuộc tàn sát đó. Gregory gởi Charles một bông hồng bằng vàng; và bốn tháng sau cuộc tàn sát, . . . ông nghe một cách hài lòng bài giảng của một linh mục Pháp, . . . nói về “ngày đầy niềm vui và hạnh phúc, khi đức thánh cha nhận được tin, và long trọng tạ ơn Đức Chúa Trời và thánh Louis’.”—Henry White, The Massacre of St. Bartholomew, chương 14, đoạn 34. TT20 244.3

Cùng một tinh thần những kẻ cầm đầu đã xúi giục cuộc tàn sát St. Bartholomew cũng hướng dẫn trong cuộc Cách mạng. Đức Chúa Giê-su Christ bị gán là kẻ lường gạt, và nhóm người vô tín Pháp la lên, “Hãy chà đạp kẻ nhục nhã ấy đi,” tức là chỉ Đấng Christ. Lời phạm thượng và tội ác gớm ghiếc đi đôi với nhau, và những kẻ đê hèn, dữ tợn, xấu xa nhất lại được tôn trọng. Sa-tan được tôn thờ; còn Đấng Christ, biểu hiệu cho lẽ thật, trong sạch, tình yêu thương không vụ lợi, lại bị đóng đinh trên thập tự giá. TT20 245.1

“Con thú dưới vực sâu lên, sẽ chiến đấu cùng hai người; thú ấy sẽ thắng và giết đi” (Khải huyền 11:7). Quyền thế vô thần cai trị nước Pháp trong thời kỳ Cách mạng và Thời kỳ Khủng khiếp đã gây ra cuộc chiến tranh với Đức Chúa Trời và lời Ngài như chưa từng thấy trong lịch sử. Quốc hội hủy bỏ sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Kinh Thánh bị tịch thâu, bị đốt cách công khai, và người ta biểu lộ mọi hình thức khinh miệt. Luật pháp Đức Chúa Trời bị giày đạp dưới chân. Kinh Thánh bị hủy bỏ. Sự yên nghỉ hang tuần bị bỏ đi, và thay thế bằng sự yên nghỉ mỗi mười ngày được dành cho sự nhạo báng và phạm thượng. Lễ báp-têm và lễ Tiệc thánh đều bị cấm. Những hàng chữ trong các nghĩa địa tuyên bố chết là một giấc ngủ đời đời. TT20 245.2

Người ta nói rằng sự kính sợ Đức Chúa Trời là khởi đầu sự ngu dại chớ không phải là khởi đầu sự khôn ngoan. Mọi sự thờ phượng tôn giáo đều bị cấm, ngoại trừ sự thờ quyền tự do và tổ quốc. “Giám mục Ba-lê đóng vai chính trong một hài kịch vô liêm sỉ trước các đại diện quốc gia Người đến mặc áo tế lễ, tuyên bố trước Hội nghị rằng tôn giáo mà người ta dạy trong nhiều năm nay, là bịa đặt, không có nền tảng trong lịch sử hoặc lẽ thật. Ông dùng những lời long trọng để phủ nhận sự hiện hữu của một Đấng Thánh mà ông thường thờ phượng, và tuyên bố từ nay về sau ông hiến dâng đời mình để thờ thần tự do, bình đang, nhân đức và luân lý. Rồi ông cởi ra để trên bàn những huy chương giám mục, và nhận nơi chủ tịch Hội nghị một cái ôm huynh đệ. Nhiều linh mục bỏ đạo bèn theo gương của giám mục này.”—Scott, quyển 1, chương 17. TT20 245.3

“Các dân sự trên đất sẽ vui mừng hớn hở về hai người, và gởi lễ vật cho nhau, bởi hai tiên tri đó đã khuấy hại dân sự trên đất” (Khải huyền 11:10). Nước Pháp vô tín đã làm im lặng lời quở trách của hai người chứng Đức Chúa Trời. Lời lẽ thật nằm chết trên các đường phố và những người ghét luật pháp Đức Chúa Trời lấy làm vui mừng. Người ta thách thức công khai Vua trên trời. Giống như những kẻ tội lỗi thời xưa, họ kêu lên, “Làm sao Đức Chúa Trời biết được? Há có sự trí thức nơi Đấng Chí Cao sao?” (Thi thiên 73:11). TT20 245.4

Một linh mục trong thế hệ mới có nói phạm thượng như vầy, “Đức Chúa Trời, nếu Ngài có thật, hãy báo thù sự nhục mạ danh Ngài. Tôi thách đố Ngài như vậy! Ngài giữ im lặng; Ngài không dám tỏ cơn thạnh nộ của Ngài. Vậy ai còn có thể tin nơi sự hiện hữu của Ngài?”—Lacretelle, History, quyển 11, trang 309; trong Sir Archibald Alison, History of Europe, quyển 1, chương 10. Pha-ra-ôn cũng đã thách đố như vậy, “Giê-hô-va là ai mà trẫm phải vâng lời?” “Trẫm chẳng biết Giê-hô-va nào hết!” TT20 246.1

“Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: Chẳng có Đức Chúa Trời” (Thi thiên 14:1). Về những kẻ làm sai lẽ thật, có chép rằng, “Sự điên dại của họ sẽ bày tỏ ra cho thiên hạ” (2 Ti-môthê 3:9). Sau khi nước Pháp đã bỏ sự thờ phượng Đức Chúa Trời hằng sống, “Đấng cao cả, ở nơi đời đời vô cùng,” thì không bao lâu họ sa vào sự thờ hình tượng, bằng sự thờ Nữ thần Lý trí, trong một cô đào phóng đãng, với sự đồng ý của hội đồng đại biếu quốc gia và với các bậc cầm quyền hành chánh và lập pháp! Một sử gia nói, “Một trong những nghi lễ của thời điên khùng này thật có một không hai cho sự phi lý và vô đạo. Cửa Hội nghị mở rộng để tiếp rước đoàn nhạc sĩ, theo sau là các nghị viên đi vào cách long trọng, hát bài ca tụng quyền tự do, và sau đó là một đàn bà có lúp che mặt, tượng trưng cho Nữ thần Lý trí, là đối tượng thờ phượng của họ trong tương lai. Khi nàng vào chính giữa phòng, người ta cất cái lúp của nàng cách long trọng, rồi nàng đến ngồi phía tay mặt của chủ tịch, bấy giờ người ta nhận biết nàng là một vũ nữ của đoàn nhạc kịch Người đàn bà này tượng trưng cho lý trí mà họ thờ phượng, và Hội nghị Quốc gia Pháp đã tôn sùng. TT20 246.2

“Tuồng vô đạo và kỳ quái này là thời trang; việc thiết lập Nữ thần Lý trí được tái diễn và cả nước đều bắt chước làm theo, tại những nơi mà dân chúng muốn bày tỏ mình cũng tiến cao như Cách mạng.”—Scott, quyển 1, chương 17. TT20 246.3

Diễn giả giới thiệu sự thờ phượng Lý trí tuyên bố, “Các nghị viên! Mắt mờ của sự cuồng tín đã không chịu nổi sự rực rỡ của ánh sáng, nên đã nhường chỗ cho lý trí. Ngày nay, một đám đông lớn đã hội họp dưới những vòm nhà gô-tích này, lần đầu tiên được nghe lẽ thật. Tại đây, người Pháp đã mừng sự thờ phượng chân thật duy nhất, đó là Tự do, đó là Lý trí. Tại đây, chúng ta đã có những ước vọng cho sự thịnh vượng của nền Cộng hòa. Tại đây, chúng ta đã bỏ những hình tượng bất động, thay vào đó là hình ảnh sống động cho Lý trí, là tuyệt tác của thiên nhiên.”—M. A. Thiers, History of the French Revolution, quyển 2, trang 370, 371. TT20 247.1

Khi nữ thần được đem vào Hội nghị, diễn giả nắm tay nàng, rồi quay về phía hội đồng và nói, “Hỡi loài người, đừng run sợ trước sự thạnh nộ vô quyền phép của một Đức Chúa Trời mà sự sợ hãi của quý vị đã tạo ra. Từ nay về sau đừng nhìn biết thần nào khác ngoài Lý trí. Tôi xin giới thiệu với quý vị hình ảnh cao thượng và trong sạch nhất của thần đó; nếu quý vị phải thờ hình tượng, thì chỉ dâng lễ vật cho hình tượng này mà thỏi. . . . Hỡi thần Lý trí, hãy quỳ gối trước sự oai nghiêm của Thượng nghị viện Tự do!” TT20 247.2

“Sau khi nữ thần đã được chủ tịch ôm choàng, nàng lên một chiếc xe lộng lẫy, đến nhà thờ Notre Dame, giữa một đám đông lớn, để chiếm chỗ của một vị Thần. Nơi đây, nàng được ngự trên một cái bàn thờ cao, và nhận sự tôn sùng của tất cả những người hiện diện.”—Alison, quyển 1, chương 10. TT20 247.3

Sau nghi lễ này không bao lâu, có một buổi đốt Kinh Thánh công khai. Vào một dịp khác, Hội Bình dân của viện Bảo tàng, vào trong phòng đô chính và hô lên, “Lý trí muôn năm!” và vác một cái cây trên đầu có treo những sách đã bị đốt một nửa, như sách cầu nguyện, sách lễ, Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước, và ông chủ tịch nói, “để chuộc trong lửa tất cả những sự điên khùng mà những sách này đã khiến loài người vi phạm.”—Journal of Paris, 1793, số 318. Trích trong Buchez-Roux, Collection of Parliamentary History, quyển 30, trang 200, 201. TT20 247.4

Đó là phe giáo hoàng đã khởi sự công việc này và bây giờ nhóm vô thần hoàn thành. Chính sách của La Mã đã dẫn nước Pháp đến tình trạng hủy hoại xã hội, chính trị và tôn giáo. Nói đến sự kinh khung của cuộc Cách mạng, có những tác giả đổ trách nhiệm trên triều đình và trên giáo hội. Nhưng đúng ra thì sự thái quá ấy là do giáo hội gây ra. Phe giáo hoàng đã đầu độc trí óc các vua để chống lại phong trào Cải chánh, cho họ là kẻ thù của triều đình, là phần tử gây những sự bất hòa, nguy hiểm cho sự an bình và hòa hợp cua quốc gia. Đó là sự tinh khôn của La Mã để xúi các vua làm không biết bao nhiêu việc tàn ác. TT20 247.5

Trái lại, tinh thần tự do đi đôi với Kinh Thánh. Bất cứ nơi nào mà phúc âm được tiếp nhận, thì trí óc người ta được tỉnh thức. Những xiềng xích của sự ngu dốt, của tội lỗi và sự mê tín được bẻ gãy. Người ta bắt đầu suy nghĩ và hành động theo lẽ phải. Các vua run sợ về sự chuyên chế của họ. TT20 248.1

La Mã lại làm cho họ sợ thêm. Năm 1525, giáo hoàng nói cùng quan nhiếp chánh nước Pháp rằng, “Phái Cải chánh chẳng những làm rối loạn và hủy diệt tôn giáo, mà còn lật đổ các tước vị, các luật lệ, và sự trật tự.”—G. de Félice, History of the Protestants of France, quyển 1, chương 2, đoạn 8. Vài năm sau, đặc sứ của giáo hoàng cảnh cáo vua như vầy, “Bệ hạ đừng để bị lừa. Những người Cải chánh làm xáo trộn trật tự hành chánh cũng như tôn giáo. . . . Triều đình cũng như nhà thờ đều lâm nguy. . . . Sự xâm nhập một tôn giáo mới, tất nhiên phải cần một chính phủ mới.”—D'Aubigné, History of the Reformation in Europe in the Time of Calvin, quyển 2, chương 36. Các nhà thần học đánh vào những thành kiến của dân chúng và tuyên bố rằng giáo lý Cải chánh “dẫn người ta đến những sự mới lạ và điên rồ; nó khiến dân không thương vua, và hủy hoại hội thánh và quốc gia.” Như thế là La Mã đã thành công trong việc võ trang nước Pháp để chống nghịch cùng phái Cải chánh. “Để duy trì triều đình, bảo vệ những nhà quý tộc, và bảo tồn luật pháp, mà lưỡi gươm đàn áp tôn giáo trước hết đã được rút ra khỏi bao ở Pháp.”—Wylie, quyển 13, chương 4. TT20 248.2

Các nhà lãnh đạo quốc gia đã không thấy trước chính sách nguy hại đó. Sự dạy dỗ của Kinh Thánh ghi vào lòng người những nguyên tắc công bình, tiết độ, lẽ thật, nhân từ, là những nguyên tắc cần yếu cho sự thịnh vượng quốc gia. “Sự công bình làm cho nước cao trọng.” Như vậy “Vì nhờ công bình ngôi nước được lập vững bền” (Châm ngôn 14:34; 16:12). “Công bình sẽ sanh ra bình an, trái của sự cong bình sẽ là yên lặng và an ổn mãi mãi” (Ê-sai 32:17). Người nào vâng theo luật pháp Đức Chúa Trời sẽ tôn trọng và vâng theo luật pháp của nước mình. Người nào kính sợ Đức Chúa Trời sẽ tôn trọng vua trong việc thực hành tất cả những điều công bình và hợp pháp. Nhưng vô phúc thay nước Pháp cấm đọc Kinh Thánh và bài trừ những người đọc Kinh Thánh. Trải qua các thế kỷ, những người theo nguyên tắc và thanh liêm, những người tri thức và đạo đức, có can đảm bày tỏ sự xác tín và đức tin, chịu khổ vì lẽ thật—trải qua nhiều thế kỷ, những người này làm việc cực khổ như nô lệ chèo thuyên, chết trên giàn hỏa, hoặc bỏ thây trong các ngục tối. Hằng ngàn người phải chạy trốn để được bình an, và việc này tiếp diễn trong hai trăm năm mươi năm sau khi phong trào Cải chánh bắt đầu. TT20 248.3

“Trong suốt thời gian lâu dài ấy, không một thế hệ nào của người Pháp mà không chứng kiến cảnh các môn đồ phúc âm chạy trốn trước sự giận dữ điên cuồng của những kẻ bắt bớ, và đem theo với họ sự khôn ngoan, mỹ thuật, kỹ thuật, trật tự; họ đem tài năng tinh xảo, và làm giàu cho đất nước mà họ đến tỵ nạn. Trong khi làm giàu cho các nước khác, thì họ lại làm nghèo cho nước của mình. Nếu tất cả những người bị săn đuổi vẫn ở lại nước Pháp; nếu trong thời gian ba trăm năm ấy, kỹ thuật của những người đi đày được dúng trong đất nước mình; nếu trong ba trăm năm ấy, tài nghệ họ được dùng trong các hãng xưởng; nếu trong ba trăm nam ấy, óc sáng kiến và tài phân tích của họ làm giàu cho văn chương và khoa học; nếu sự khôn ngoan của họ được dùng để hướng dẫn các hội nghị, sự can đảm của họ chiến đấu ở các chiến trường, sự công bình của họ thiết lập luật pháp quốc gia, và tôn giáo của Kinh Thánh đem lại sự tri thức và hướng dẫn lương tâm của dân sự mình, thì ngày nay vinh hiển thay cho nước Pháp! Một nước vĩ đại, thịnh vượng, hạnh phúc biết bao—một kiểu mẫu cho các quốc gia khác! TT20 249.1

“Nhưng sự cuồng tín đui mù và tàn nhẫn đã đuổi khỏi đất nước mình mọi thầy giáo đạo đức, mọi công dân lương hảo, mọi người bênh vực chân thành cho triều đình; đối với những người có thể làm cho đất nước mình ‘nổi tiếng và vinh hiển, thì lại nhận được lệnh, Hãy lựa chọn, giàn hỏa hay lưu đày. Cuối cùng sự hủy diệt của quốc gia đã được trọn vẹn; không còn lương tâm để cấm đoán; không còn tôn giáo để kéo đến giàn hỏa; không còn lòng ái quốc để bị đuổi đi đày.”—Wylie, quyển 13, chương 20. Và kết quả là cuộc Cách mạng thảm khốc và khủng khiếp. TT20 249.2

“Khi người Huguenots chạy trốn, thì nước Pháp bắt đầu xuống dốc. Những thành phố có những hãng xưởng phồn thịnh bây giờ suy đồi; những nơi màu mỡ trở thành hoang vu; sự ngu dốt và luân lý suy đồi tiếp theo một thời kỳ tiến bộ khác thường. Ba-lê trở thành một trại tế bần lớn, và khi cuộc Cách mạng bùng nổ, người ta ước lượng có hai trăm ngàn người nghèo kho phải xin vua trợ giúp. Chỉ có tu sĩ dòng Jesuits được phát triển trong một quốc gia suy đồi, và cai trị với chế độ độc tài khủng khiếp trên các hội thánh, các trường học, lao tù và lao dịch.” TT20 249.3

Phúc âm có thể đem lại cho quốc gia giải pháp về các nan đề chính trị, xã hội đã làm rối trí các hàng giáo phẩm, vua, các nhà lập pháp, và cuối cùng nước Pháp đã lao mình vào sự hỗn loạn và hủy diệt. Nhưng dưới sự thống trị của La Mã, dân chúng đã mất bài học ơn phước mà Đấng Cứu Thế dạy về sự hy sinh và tình yêu vô vị lợi. Họ đã bị hướng dẫn không còn quên mình vì ích lợi cho tha nhân. Người giàu đàn áp kẻ nghèo, những người bần cùng không được giúp đỡ cho thân phận làm nô lệ và suy đồi của họ. Sự ích kỷ của người giàu và quyền thế càng ngày càng rõ ràng và nặng nề. Hằng thế kỷ, sự tham lam và phóng tung của những nhà quý tộc đưa đến sự áp bức lạm thâu đối với dân quê. Người giàu đàn áp kẻ nghèo, và kẻ nghèo ghét người giàu. TT20 250.1

Trong nhiều tỉnh, những nhà quý tộc chiếm hết ruộng đất, và giới lao động là những người làm mướn; họ chỉ nhờ vào lòng thương hại của chủ điền và bắt buộc phải làm theo sự đòi hỏi thái quá của chủ. Gánh nặng của giới trung lưu và hạ lưu là phải hỗ trợ giáo hội và nhà nước, và họ bị chính phủ và hàng giáo phẩm đánh thuế nặng nề. “Sự vui thú của các nhà quý tộc được coi như luật tối cao; nông phu và dân quê có thể chết đói, nhưng những người đàn áp không quan tam tới. . . . Dân chúng bị bắt buộc phải làm theo quyền lợi độc đoán của chủ đất. Cuộc đời của nông phu là làm việc không ngừng và cực khổ không thôi; những lời than thở của họ, nếu họ dám than thở, thì bị phỉ báng cách xấc xược. Tòa án luôn luôn nghe theo người quý tộc chống lại dân quê; các thẩm phán không ngần ngại ăn của hối lộ; và giới trưởng giả có sức mạnh của luật pháp, và hệ thống này suy đồi khắp nơi. Giới bình dân phải đóng thuế, một mặt cho các quan lớn, một mặt cho hàng giáo phẩm, và chưa tới nửa số thuế được thâu vào ngân khố của triều đình hay giáo hội; phần còn lại bị xài phung phí cho sự trác táng của những người phóng túng. Như vậy, những người làm các đồng hương mình nghèo đói lại được miễn thuế, và được pháp luật cũng như tập quán cho hưởng địa vị trong nước. Số được hưởng đặc ân nay chừng một trăm năm chục ngàn người, trong khi đó hằng triệu người khác sống một cuộc đời vô vọng và suy sụp.” TT20 250.2

Triều đình thật là xa hoa và phóng túng. Dân chúng không tin cậy các cấp lãnh đạo. Những biện pháp của chính phủ thì bị nghi ngờ là xảo trá và ích kỷ. Trong thời kỳ suy yếu ấy, vua Louis XV cai trị hơn nửa thế kỷ trước cuộc Cách mạng. Vua là người lười biếng, nhẹ dạ, thích khoái lạc. Với hàng quý tộc bại hoại và tàn nhẫn, với các giai cấp hạ lưu nghèo khổ và ngu dốt, với nền tài chánh thiếu hụt và một dân tộc giận dữ, không cần phải là tiên tri cũng có thể nói dự ngôn một sự bùng nổ kinh khủng sắp xảy đến. Trước những lời cảnh cáo của các cố vấn, vua trả lời theo thói quen rằng, “Ta còn sống bao lâu cứ để những việc ấy kéo dài bay lâu; sau khi ta qua đời, việc sẽ xảy ra sao cũng được.” Người ta giục vua làm những cuộc cải cách, nhưng vô hiệu quả. Vua không có can đảm hay quyền năng để ngăn cản tội ác. Sự suy đồi đang đợi chờ nước Pháp được miêu tả trong câu trả lời biếng nhác và ích kỷ của vua, “Sau ta, là đại hồng thủy!” TT20 251.1

La Mã lợi dụng lòng ghen ghét của các vua và các nhà cầm quyền, mà giục họ giữ dân chúng trong cảnh nô lệ, vì biết rằng hễ chính phủ yếu, thì La Mã sẽ cầm quyền dân tộc. La Mã với chính sách nhìn xa thấy rộng nên nhạn thức rằng muốn bắt phục con người, phải xiềng linh hồn lại; cách chắc chắn nhất để ngăn ngừa sự thoát khỏi cảnh nô lệ là đừng cho họ có sự tự do. Sự bại hoại luân lý do chính sách ấy gây ra còn nguy hiểm ngàn lần hơn những sự đau đớn thể xác. Không có Kinh Thánh, được dạy dỗ cách cuồng tín và ích kỷ, dân chúng trở nên ngu dốt, mê tín và tội lỗi, vì vậy nên không thể tự trị được. TT20 251.2

Đó là mục đích của La Mã, nhưng kết cuộc lại trái hẳn. Đáng lẽ giữ dân chúng trong sự phục tùng mù quáng những tín điều của mình, kết quả công việc của La Mã lại làm cho họ trở nên những kẻ vô tín và cách mạng. Họ khinh dễ giáo hội La Mã là xảo trá. Họ coi hàng giáo phẩm như những kẻ đàn áp. Họ chỉ biết một thần duy nhất là thần của La Mã; sự dạy dỗ của La Mã là tôn giáo duy nhất của họ. Họ coi sự tham lam và tàn ác của La Mã là kế quả của Kinh Thánh và họ không muốn nghe nói tới Kinh Thánh nữa. TT20 251.3

La Mã đã trình bày sai bản tính của Đức Chúa Trời và làm trái ngược lại những sự đòi hỏi của Ngài, và bây giờ dân chúng từ chối Kinh Thánh và Tác giả của Kinh Thánh. Nhân danh Kinh Thánh, La Mã đòi hỏi người ta tin cách mù quáng những tín điều của mình. Voltaire và các bạn đổng công của ông chối bỏ hoàn toàn lời của Đức Chúa Trời, và gieo ra khăp nơi thuốc độc vô tín. La Mã đã giày đạp dân sự dưới gót sắt; và bây giờ dân chúng suy đổi và bị ngược đãi, đã chong lại sự chuyên chế của La Mã, nên chối bỏ tất cả mọi sự bắt buộc. Dân chúng tức giận đã tôn sùng sự hoang đường, nên cũng chối bỏ lẽ thật và sự giả dối; những kẻ làm nô lệ cho tội lỗi hiểu lầm sự tự do với sự phóng túng, rất vui thích trong sự tự do tưởng tượng của họ. TT20 252.1

Khởi đầu cuộc Cách mạng, nhờ sự nhượng bộ của vua, mà dân chúng được một số đại biểu đông hơn số đại biểu của các nhà quý tộc và hàng giáo phẩm. Vì vậy mà quyền hành ở trong tay dân chúng; nhưng họ không biết sử dụng quyền hành cách khôn ngoan và phải lẽ. Dân chúng vội vàng trả thù về những sự đau khổ mà họ đã chịu, và quyết định việc xây dựng lại xã hội. Dân chúng bị lăng nhục, trí óc họ đầy dẫy những ký ức cay đắng và hà hiếp, quyết định lật đổ tình trạng khổ nhục đã tới cùng cực và trả thù những kẻ mà họ coi là tác giả của sự đau khổ họ. Những người bị đàn áp đem bài học mà họ đã học được dưới sự chuyên chế, và họ trở nên những người đàn áp những kẻ đã đàn áp họ. TT20 252.2

Khốn thay cho nước Pháp phải gặt lấy điều mình đã gieo ra. Khủng khiếp thay là hậu quả của sự phục tùng dưới quyền thế La Mã. Khi nước Pháp, dưới ảnh hưởng của La Mã, dựng nên những giàn hỏa khi cuộc Cải chánh khởi đầu; bây giờ ngay chỗ dã dựng nên giàn hỏa đầu tiên, thì cuộc Cách mạng đã dựng nên máy chém đầu tiên. Cũng ngay chỗ này, những nhà tử vì đạo đầu tiên đã phải thiêu đốt vì đức tin về cuộc Cải chánh trong thế kỷ thứ mười sáu, thì bây giờ, nạn nhân đầu tiên bị lên máy chém vào thế kỷ thứ mười tám. Vì chối bỏ phúc âm là phương thuốc chữa lành, nước Pháp lại mở cửa cho sự vô tín và hủy diệt. Bỏ luật pháp Đức Chúa Trời, người ta thấy luật pháp loài người không thể cản ngăn làn sóng tham vọng; và cả nước sa vào tình trạng hỗn loạn vô chính phủ. Cuộc tranh chiến cùng Kinh Thánh khai mạc một kỷ nguyên mà lịch sử gọi là Thời kỳ Khủng khiếp (The Reign of Terror). Trong gia đình cũng như trong lòng người, không còn sự bình an và phước hạnh nữa. Không ai được an ninh. Ngày nay người chiến thắng thì ngày mai lại bị nghi ngờ, lên án. Sự tàn bạo và sự buông tuồng lên đến cực điểm. TT20 252.3

Vua, hàng giáo phẩm, và các nhà quý tộc bây giờ phải chịu lấy những sự tàn ác của đám dân bị khích động và điên khùng. Sự khao khát trả thù tăng thêm khi họ hành hình vua; và chẳng bao lâu những kẻ đã ra lệnh giết vua thì cũng theo người lên đoạn đầu đài. Tất cả những người bị tình nghi chống lại cuộc Cách mạng đều bị tàn sát. Các ngục thất đong nghẹt phạm nhân, có khi nhốt hơn hai trăm ngàn tù nhân. Trong các thành đầy dẫy những cảnh rùng rợn. Các đảng cách mạng chống lại nhau và nước Pháp trở nên một bãi chiến trường rộng lớn, người ta cuồng nhiệt chạy theo mọi tham dục. “Tại Ba-lê, sự hỗn loạn tiếp nối nhau, dân chúng chia ra bè phái lộn xộn với mục đích là tiêu diệt lẫn nhau.” Để thêm vào sự đau khổ chung, nước Pháp lại có chiến tranh lâu dài với các nước lớn ở Âu châu. “Quốc gia gần bị phá sản, quân lính kêu la vì thiếu tiền lương, dân chúng Ba-lê bị chết đói, các tỉnh hoang vu vì trộm cướp, nền văn minh gần như bị tiêu diệt vì hỗn loạn và trụy lạc.” TT20 253.1

Dân chúng đã học được những bài học về sự hung ác, tra tấn của La Mã. Ngày báo trả đã đến. Bây giờ không phải là những môn đồ của Đức Chúa Giê-su bị quăng vào ngục tối hay dẫn đến giàn hỏa. Từ lâu họ đã bị hủy diệt hay bị lưu đày. Bây giờ La Mã cảm thấy quyền lực khủng khiếp của những kẻ mà họ đã huấn luyện để hăng say làm việc đổ máu. “Sự bắt bớ đạo do các hàng giáo phẩm ở Pháp thực hành trải qua nhiều thế kỷ, bây giờ bao trả lại cho họ cách mãnh liệt. Máu của các linh mục chảy đỏ những đoạn đầu đài. Các ngục thất ngày xưa đầy người Huguenots, bây giờ đầy những kẻ bắt bớ họ. Các hàng giao phẩm Công giáo La Mã bị xiềng vào ghế và kéo máy chèo cực nhọc, mới kinh nghiệm được sự kho hình mà họ đã giáng trên những kẻ họ cho là lạc đạo hiền lành.” TT20 253.2

“Rồi đến những ngày mà luật vô nhân đạo được áp dụng bởi những tòa án vô nhân đạo; không ai được chào người lân cận mình hay cầu nguyện, . . . bất tuân sẽ bị xử trảm; những mật thám được đặt ở những góc đường; máy chém chuyển động trọn buổi mai; các nhà tù đầy người như một chiếc tàu chở nô lệ; các cống thì đầy máu chảy vào sông Seine. . . . Trong khi xe chở nạn nhân hằng ngày qua các đường phố Ba-lê đến chỗ tử hình, các lãnh sự hanh quyết, mà ủy ban có chủ quyền đã sai đến các khu hành chính, vui thú trong việc tàn ác quái dị mà chưa từng thấy ở thủ đô. Lưỡi dao của máy chém lên xuống quá chậm cho công việc tàn sát. Hàng dài những người bị bắt đã ngã khuỵu dohàng loạt phát súng bắn vào. Những chiếc ghe chở đầy nạn nhân bị đâm lủng. Thành Lyons biến thành sa mạc. Tại Arras, thậm chí lòng thương xót độc ác của một cái chết nhanh chóng cũng bị từ chối cùng với các tù nhân. Dọc theo sông Loire, từ Saumur tới biển, những đoàn quạ, kên kên, ăn no những xác chết trần truồng, quấn quít ôm nhau một cách kỳ lạ. Không thương xót du nam, nữ hay tuổi tác. Thanh niên, thiếu nữ mười bảy tuổi bị giết hàng trăm bởi một chính phủ bỉ ổi. Con trẻ đang bú bị giựt ra và bị quăng trên những đầu cây nhọn dọc theo bến Jacobin.” Trong thời gian mười năm, vô số người đã bị hủy diệt. TT20 253.3

Như thế là hợp với ý muốn của Sa-tan. Đây là điều hắn hành động trải qua các thế kỷ. Chính sách của hắn là lừa dối, từ đầu đến cuối, và mục đích của hắn là khiến nhân loại chìm đắm trong cảnh đau khổ, hủy hoại và làm ô uế công việc của Đức Chúa Trời, làm hư hỏng mục đích thiên thượng của sự nhân từ và tình yêu thương, để gây sầu khổ cho thiên đàng. Rồi nó làm mờ tối tâm trí người ta, hướng dẫn người ta đo lỗi của hắn cho Đức Chúa Trời, và coi những sự đau khổ là kết quả chương trình của Đấng Tạo Hóa. Cũng vậy, khi những người đã bị nó hành hạ và làm bại hoại lâu nay, bây giờ có cơ hội được tự do, thì nó lại xúi họ làm những việc thái quá, vô cùng tàn ác. Rồi những nhà chuyên chế và hà hiếp lại cho đó là kết quả của sự tự do. TT20 254.1

Khi một hình thức sai lầm nào được vạch ra, thì Sa-tan che đậy sự lầm lạc ấy dưới một hình thức khác, và dân chúng tiếp nhận nó chẳng khác gì lần đầu tiên. Khi người ta khám phá giáo hội La Mã là lừa gạt, thì Sa-tan không thể qua hội này để phạm điều răn Đức Chúa Trời, nên nó thúc giục người ta coi tất cả các tôn giáo là giả dối, và Kinh Thánh là chuyện ngụ ngôn; và khi đã bỏ lời Đức Chúa Trời, thì họ tự do làm ác không chút hối tiếc. TT20 254.2

Lỗi lầm nguy hại của dân chúng nước Pháp là không hiểu lẽ thật vĩ đại này: đó là sự tự do thật được viết trong luật pháp Đức Chúa Trời. “Than ôi! Ước gì ngươi đã để ý đến các điều răn Ta! thì sự bình an ngươi như sông, và sự công bình ngươi như sóng biển.” “Những người ác chẳng hưởng sự bình an bao giờ, Đức Giê-hô-va phán vậy” (Ê-sai 48:18, 22). “Nhưng ai khứng nghe ta ắt sẽ ở an nhiên vô sự, được bình tịnh, không sợ tai họa nào” (Châm ngôn 1:33). TT20 254.3

Những kẻ vô thần, những người vô tín, những kẻ bội đạo có the chối bỏ và chống lại luật pháp Đức Chúa Trời; nhưng kết quả ảnh hưởng họ chứng tỏ sự thịnh vượng của loài người đến từ sự vâng phục luật pháp Đức Chúa Trời. Những người nào không đọc bài học trong Kinh Thánh của Đức Chúa Trời thì phải đọc những bài học ấy trong lịch sử các nước. TT20 255.1

Khi Sa-tan dùng giáo hội La Mã để hướng dẫn người ta đi xa con đường phục tùng, thì nó hành động rất khéo léo, đến nỗi người ta không thấy được những tai họa do kết quả của sự vi phạm luật pháp. Quyền thế của nó thường được Thánh Linh Đức Chúa Trời làm phản lại, và ngăn ngừa sự thành công của mục đích nó. Người ta không biết truy nguyên tội lỗi và khám phá nguyên nhân sự đau khổ họ. Nhưng trong cuộc Cách mạng, luật pháp Đức Chúa Trời bị Quốc hội từ bỏ công khai. Và trong Thời kỳ Khủng khiếp theo sau, mọi người đều thấy rõ luật nguyên nhân và hậu quả. TT20 255.2

Khi nước Pháp công khai chối bỏ Đức Chúa Trời và Kinh Thánh, thì những kẻ ác và quỷ sứ rất vui mừng thấy đã đạt được nguyện vọng của mình—một nước được giải phóng khỏi sự ràng buộc của luật pháp Đức Chúa Trời. “Bởi chẳng thi hành ngay án phạt những việc ác, nên lòng con người chuyên làm điều ác” (Truyền đạo 8:11). Nhưng sự vi phạm luật pháp công bình đưa đến hậu quả là đau khổ và hủy diệt. Mặc dù sự phán xét không đến ngay, nhưng tội ác của loài người sẽ chắc chắn gặt lấy hậu quả. Những thế kỷ bỏ đạo và tội ác đã tích trữ một kho thạnh nộ để dành cho ngày báo trả; cho nên, một khi chén tội ác của họ đã đầy, thì họ sẽ thấy rằng khinh thường sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời thật là một điều đáng sợ. Thánh Linh của Đức Chúa Trời cầm giữ sự hung ác của Sa-tan, đã lần lần bị rút khỏi, nên nó được phép làm khổ loài người tùy theo ý muốn của nó. Những người lựa chọn con đường bội nghịch sẽ gặt những kết quả cho đến khi mặt đất đầy dẫy những tội ác không tả nổi. Từ những tỉnh bị tàn phá, và các thành phố bị hủy diệt, người ta nghe vang lên những tiếng than vãn não nùng—tiếng than chua cay, sầu thảm. Nước Pháp bị lung lay như bởi một cơn động đất. Tôn giáo, luật pháp, sự trật tự xã hội, gia đình, quốc gia và hội thánh—tất cả đều bị lật đổ bởi bàn tay tội ác chống nghịch lại luật pháp Đức Chúa Trời. Người khôn ngoan đã nói lên lẽ thật, “Kẻ hung ác vì gian ác mình mà sa ngã” (Châm ngôn 11:5). “Vì kẻ có tội làm ác một trăm lần vẫn được trường thọ; dầu vậy, ta biết rằng kẻ kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời, sau rốt ắt được phước. Nhưng kẻ ác sẽ chẳng được phước” (Truyền đạo 8:12, 13). “Ấy bởi vì chúng nó ghét sự hiểu biết, không chọn lấy sự kính sợ Đức Giê-hô-va; . . . vì vậy chúng nó sẽ ăn bông trái của đường lối mình, và được no nê mưu chước của mình” (Châm ngôn 1:29, 31). TT20 255.3

Mặc dù bị giết bởi quyền thế phạm thượng mà từ “dưới vực sâu lên,” hai người làm chứng trung thành của Đức Chúa Trời không thể làm thinh lâu được. “Sau ba ngày rưỡi ấy, có sanh khí từ Đức Chúa Trời đến nhập vào trong hai người: hai người bèn đứng thẳng dậy, và những kẻ đứng xem đều kinh hãi cả thể” (Khải huyền 11:11). Năm 1793, Quốc hội ban sắc lệnh hủy bỏ Cơ Đốc giáo và Kinh Thánh. Ba năm rưỡi sau, quốc hội lại bãi bỏ chính sắc lệnh ấy, và như thế là cho phép Kinh Thánh được tự do. Thế gian lấy làm sợ hãi về tội loi lớn lao do sự chối bỏ Lời Chúa, nhìn nhận phải có đức tin nơi Đức Chúa Trời và lời Ngài, là nền tảng của đạo đức và luân lý. Lời Chúa phán, “Ngươi đã đố thách và nói phạm đến ai? Ngươi đã cất tiếng lên và ngước mắt lên cao nghịch cùng ai? Ấy là nghịch cùng Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên” (Ê-sai 37:23). “Vậy nen, nầy, Ta sẽ cho chúng nó biết, thật, lần nầy, Ta sẽ cho chúng nó biết tay Ta và quyền năng Ta; và chúng nó sẽ biết danh Ta là Giê-hô-va” (Giê-rê-mi 16:21). TT20 256.1

Tiên tri có nói thêm về hai người chứng như vầy, “Hai người nghe một tiếng lớn từ trên trời đến phán cùng mình rằng: Hãy lên đây! Hai người bèn lên trời trong đám mây và những kẻ thù nghịch đều trông thấy” (Khải huyền 11:12). Từ khi nước Pháp tranh chiến cùng hai người chứng của Đức Chúa Trời, thì hai người này được tôn trọng hơn lúc nào hết. Năm 1804, Thánh Kinh Hội Anh Quốc được thành lập. Tiếp theo đó, ở Âu châu có những tổ chức tương tự, với nhiều chi nhánh. Năm 1816, Thánh Kinh Hội Hoa Kỳ được thành lập. Khi thành lập Thánh Kinh Hội Anh Quốc, thì Kinh Thánh được in ra năm mươi thứ tiếng. Từ ngày đó, Kinh Thánh được dịch ra hằng trăm ngôn ngữ và thổ âm. TT20 256.2

Trong năm mươi năm trước 1792, người ta chẳng quan tâm đến vấn đề truyền giáo ở các nước ngoài. Chẳng có một hội mới nào được thành lập, và ít hội thánh cố gắng giảng phúc âm cho dân xứ ngoại. Nhưng đến cuối thế kỷ thứ mười tám, có một sự thay đổi lớn xảy ra. Người ta bất mãn với thuyết lý luận, nên bắt đầu cảm thấy cần đến một sự khải thị thiên thượng và một tôn giáo thực nghiệm. Từ khi ấy, công việc truyền giáo được tiến triển mạnh. TT20 256.3

Sự tiến bộ trong công việc ấn loát giúp ích rất nhiều cho sự phổ biến Kinh Thánh. Sự truyền thông giữa các nước cũng được dễ dàng, những bức tường phân rẽ các quốc gia vì những thành kiến cũng được cất khỏi, và sự sụp đổ quyền thế chính trị của giáo hoàng La Mã đã mở đường cho sự truyền bá lời Đức Chúa Trời. Trong vài năm, Kinh Thánh được bán tự do trên các đường phố thành La Mã, và ngày nay Kinh Thánh được phát hành khắp thế giới. TT20 257.1

Nhà văn hào vô tín Voltaire có lần khoe khoang, “Tôi lấy làm mệt mà nghe nói đi nói lại rằng có mười hai người đã sáng lập đạo Cơ Đốc. Tôi sẽ chứng minh rằng chỉ một người cũng đủ lật đổ đạo ấy.” Nhiều the hệ đã qua đi từ ngày ông chết. Hằng triệu người đã kết hiệp để tranh chiến cùng Kinh Thánh. Nhưng thay vì bị tiêu hủy, trong thời Voltaire có chừng một trăm cuốn Kinh Thánh, thì ngày nay có mười ngàn quyển, phải, một trăm ngàn quyển sách của Đức Chúa Trời. Một nhà Cải chánh thời xưa có nói về hội thánh Cơ Đốc, “Kinh Thánh như là một cái đe đã làm mòn nhiều cái búa.” Chúa lại phán, “Phàm binh khí chế ra nghịch cùng ngươi sẽ chẳng thạnh lợi, và ngươi sẽ định tội mọi lưỡi dấy lên để xét đoán ngươi” (Ê-sai 54:17). TT20 257.2

“Lời của Đức Chúa Trời chúng ta còn mãi đời đời” (Ê-sai 40:8). “Các giềng mối Ngài đều là chắc chắn. Được lập vững bền đời đời vô cùng, theo sự chơn thật và sự ngay thẳng” (Thi thiên 111:7, 8). Người nào lập đức tin mình nơi quyền thế loài người sẽ sụp đổ; nhưng ai lập đức tin mình trên lời Đức Chúa Trời sẽ còn lại đời đời. TT20 257.3