Cẩu CHUYỆN Cứu CHUỘC (Quyến 1)
Cơn Bão Nổ Ra
Nhưng đến ngày thứ tám thì bầu trời bắt đầu tối đen lại. Những tiếng sấm ầm ì, những tia chớp mãnh liệt bắt đầu làm cho người và vật khiếp đảm. Mưa bắt đầu rơi từ những đám mây ở trên đầu họ. Đó là một điều mà họ chưa từng thấy và lòng họ hoảng kinh vì sợ hãi. Các loài thú chạy rối loạn trong sự khiếp sợ kinh hoàng nhất, và những tiếng ồn ào inh ỏi của chúng dường như than khóc cho vận mạng của chúng và của con người. Cơn bão gia tăng cho tới khi nước từ trời đổ xuống như thác nước lũ. Bờ sông bị vỡ và nước đổ vào trong thung lũng. Những nền móng của vực sâu cũng sụp đổ và những ngọn nước từ dưới đất phun lên với sức mạnh không diễn tả nỗi, quăng những tảng đá lớn lên hằng chục mét trên không trung, để rồi những tảng đá đó lại chìm sâu xuống bên dưới dòng nước. CC1 76.1
Dân chúng trước hết chứng kiến sự hủy diệt những công trình của bàn tay họ làm ra. Những nhà cửa huy hoàng, những vườn tược được xếp đặt đẹp đẽ, nơi mà họ để các thần tượng, đều bị phá hủy bởi sấm sét từ trời. Sự điêu tàn đó đã rải rác khắp nơi. Họ đã dựng những bàn thờ trong các vườn cây và dâng hiến chúng cho các thần tượng, để làm nơi giết người dâng của lễ. Đó là những điều Đức Chúa Trời gớm ghiếc nên đã bị phá hủy trong cơn thạnh nộ của Ngài, ngay trước mắt họ, và họ phải run sợ trước quyền năng của Đức Chúa Trời hằng sống, là Đấng đã dựng nên các từng trời và đất. Họ phải hiểu rằng chính các sự ô uế và những của tế lễ sùng bái thần tượng đáng kinh là lý do của sự hủy diệt này. CC1 76.2
Sức mạnh của bão tố càng gia tăng, và tiếng va chạm của các nguyên tố xung khắc chen lẫn với tiếng than khóc của dân chúng là những kẻ đã khinh dễ quyền uy của Đức Chúa Trời. Cây cối, nhà cửa, đá lớn và đất văng tứ tung. Sự khiếp đảm của người và vật không thể nào tả xiết. Kể cả Sa-tan là kẻ buộc phải ở giữa sự giông tố còn phải khiếp sợ cho chính sự tồn tại của nó. Nó lấy làm vui thích để kiểm soát chặt chẽ một dòng dõi, và nó đã muốn cho họ sống để thực hiện những điều gớm ghiếc đó, và để gia tăng sự phản loạn cùng Chúa của bầu trời. Nó đã thốt ra những lời nguyền rủa chống lại Đức Chúa Trời là tố cáo Ngài là vừa bất công lại vừa độc ác. Nhiều kẻ cũng giống như Sa-tan, đã lộng ngôn cùng Đức Chúa Trời, và nếu họ có thể thực hiện được việc phản loạn thì họ cũng không ngần ngại xua đuổi Ngài ra khỏi ngôi công bình của Ngài. CC1 77.1
Trong khi nhiều kẻ thốt ra những lời lộng ngôn, và chửi rủa Đấng Tạo Hóa của mình, thì những kẻ khác sợ đến loạn trí, giơ tay về phía chiếc tàu, nài xin được vào trong. Nhưng điều này là không thể được. Đức Chúa Trời đã đóng cửa, cách đi vào duy nhất, để Nô-ê ở trong và để kẻ bất tín ở ngoài. Chỉ có Ngài mới có thể mở cửa được mà thôi. Sự sợ hãi và ân hận của họ đã đến quá muộn. Họ buộc phải nhận thức rằng có một Đức Chúa Trời hằng sống, là Đâng có uy quyền hơn loài người mà họ đã từng thách thức và lộng ngôn với Ngài. Họ tha thiết cầu khẩn danh Ngài, nhưng Ngài đã không còn mở tai nghe họ nữa. Một số người vì quá thất vọng đã tìm cách phá cửa vào tàu, nhưng tàu quá vững vàng và mọi nỗ lực của họ hóa ra vô ích. Một số khác bám vào tàu cho tới khi bị sóng phũ phàng cuốn đi, hoặc bị đá và cây cối bị ném tung lên khắp nơi, làm cho họ không còn bám vào tàu được nữa. CC1 77.2
Những kẻ đã coi nhẹ lời cảnh báo của Nô-ê, và chế nhạo thầy giảng trung tín về sự công bình đó, đã ăn năn quá muộn về sự bất tín của mình. Chiếc tàu bị lắc và bị sóng nhồi một cách mãnh liệt. Những thú vật ở trong tàu với những tiếng kêu la khác nhau bày tỏ nỗi sợ hãi vô cùng của chúng. Tuy vậy, giữa cơn bão tô, và những sống lớn, cây cối và đá bị ném lung tung, chiếc tàu cứ lướt đi an toàn. Các thiên sứ mạnh mẽ hướng dẫn chiếc tàu và gìn giữ để khỏi hư hại. Mỗi phút giây trong suốt bốn mươi ngày bốn mươi đêm bão tố ghê sợ, chiếc tàu vẫn được gìn giữ, là một phép lạ của quyền năng cao cả. CC1 78.1
Những loài thú đối diện với cơn bão đều đổ xô đến loài người, tìm cách lại gần họ như mong mỏi được cứu giúp. Nhiều người đã tự cột mình và con cái mình vào những con thú mạnh mẽ, biết rằng chúng sẽ ngoan cường để cố sống còn, và sẽ chạy lên dược những ngọn núi cao nhất để thoát cảnh nước lụt. Bão tố vẫn không giảm, nước dâng lên còn mau hơn lúc ban đầu. Một số người tự cột mình vào những cây to lớn ở những nơi cao nhất trên đất, nhưng những cầy ấy cũng bị bứng mất gốc, tung lên không trung, rồi dường như bị ném một cách giận dữ cùng với đá và đất xuống những cuộn sóng dữ dội. Trên những đỉnh núi cao nhất người và vật cố bám lấy chỗ đứng, cho tới khi tất cả bị ném vào làn nước sôi bọt đã gần ngập hết những đỉnh núi cao. Cuối cùng, các đỉnh núi cao nhất cũng bị tràn ngập và người cũng như thú vật đều chết hết trong nước lụt. CC1 79.1
Nô-ê và gia đình quan sát nước rút một cách lo âu. Người muốn trở lại đất ngay. Người thả một con quạ ra, nó bay di bay lại từ chiếc tàu. Người chẳng nhận được tin tức nào như mong muốn. Người bèn thả một con chim bồ câu ra, bồ câu không kiếm dược chỗ đậu nên bay trở về tàu. Sau bảy ngày, con chim bồ câu lại được thả ra và khi thấy mỏ nó ngậm cành ô-li-ve, thì cả gia đình tám người đều vui mừng sau khi ở trong tàu quá lâu như vậy. CC1 79.2
Một lần nữa, lại có thiên sứ xuống mở tàu. Nô-ê có thể mở nóc tàu nhưng không thể mở cửa mà Đức Chúa Trời đã đóng. Ngài phán cùng Nô-ê qua thiên sứ đến mở cửa, và ra lệnh cho cả gia đình Nô-ê hãy ra khỏi tàu và mang theo mọi sinh vật ra. CC1 79.3
Của Lễ Hy Sinh Của Nô-ê Và Lời Hứa Của Đức Chúa Trời CC1 80.1
Nô-ê không quên Đức Chúa Trời là Đấng đã gìn giữ gia đình ông một cách nhân từ như vậy, nên người dã lập ngay một bàn thờ, bắt mỗi con thú thanh sạch, mỗi con chim thanh sạch dể dâng của lễ thiêu trên bàn thờ, bày tỏ đức tin nơi Đấng Christ là của hy sinh lớn, và giải bày sự biết ơn của mình đốì với Đức Chúa Trời vì dã gìn giữ gia đình mình một cách lạ lùng. Lễ dâng của Nô-ê là một hương thơm đối với Đức-Chúa Trời. Ngài dã châp nhận của lễ dâng ấy và đã ban phước cho Nô-ê và gia đình người. Đây là một bài học cho tất cả những ai sống trên đất rằng, mỗi khi được dịp Ngài ban phước và tình yêu cho, thì hành động dầu tiên là phải tạ ơn và khiêm nhường thờ phượng Ngài. CC1 80.2
Để con người sẽ không hoảng hốt khi mây kéo đến, khi mưa sa xuống, rồi luôn luôn sợ hãi một cơn nước lụt khác, Đức Chúa Trời đã dộng viên cách nhân từ gia đình Nô-ê với một lời hứa. “Vậy, Ta lập giao ước cùng các ngươi, và các loài xác thịt chẳng bao giờ bị nước lụt hủy diệt, và cũng chẳng có nước lụt dể hủy hoại đất nữa. Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đây là dấu chỉ về sự giao ước mà Ta lập cùng các ngươi, cùng hết thảy vật sống ở với các ngươi, trải qua các đời mãi mãi. Ta đặt mỗng của Ta trên từng mây, dùng làm dấu chỉ sự giao ước của Ta với đất. Phàm lúc nào Ta góp các đám mây trên mặt đất và phàm mông mọc trên từng mây ... Vậy, cái mông sẽ ở trên mây, Ta nhìn xem nó đặng nhớ lại sự giao ước dời dời của Đức Chúa Trời cùng các loài xác thịt có sự sống ở t`1rên đất”. CC1 80.3
Thật Đức Chúa Trời đã hạ mình làm sao! Ngài thật đã thương xót con người lạc đường khi Ngài dặt cái mông đẹp đẽ, nhiều màu sắc trên các từng mây để làm dâu hiệu về sự giao ước giữa Đức Chúa Trời vĩ đại và loài người! cầu vòng này làm chứng cho mọi thế hệ rằng Đức Chúa Trời đã hủy diệt dân sự trên đất vì họ đã-rất gian ác. Ngài muôn rằng con cái loài người của những thế hệ sau, khi nhìn thẩy cái mống trên mây sẽ đặt câu hỏi là làm sao có một cái vòng vinh hiển bắt ngang qua bầu trời ấy, thì cha mẹ chúng sẽ giải thích rằng, thế gian xưa kia đã bị nạn lụt hủy diệt, bởi vì họ đã buông mình theo các sự gian ác, và chính bàn tay của Đấng Tổi Cao đã uốn cong cái vòng ấy, Ngài đặt lên mây để làm dẩu chỉ rằng Ngài sẽ không bao giờ làm cho thế gian bị lụt nữa. CC1 81.1
Dấu hiệu này trên mây là để minh xác đức tin cho mọi người, để cho họ biết trông cậy vào Đức Chúa Trời, bởi đó là chứng cớ của lòng thương xót và sự khoan dung thiên thượng đối với con người; vì rằng dẫu Đức Chúa Trời bị chọc giận phải hủy diệt thế gian bằng nước lụt, thì sự nhân từ của Ngài vẫn còn bao phủ thế gian. Đức Chúa Trời phán rằng khi Ngài nhìn thấy cầu vòng ở trên mây, Ngài sẽ nhớ đến. Ngài không muôn chúng ta hiểu rằng Ngài sẽ có lúc quên, nhưng Ngài nói với con người theo ngôn ngữ của con người, để con người có thể hiểu Ngài hơn. CC1 81.2