TÌNH YÊU TRONG LỬA

80/282

Thầy giáo Froment

Froment khởi sự công việc là một thầy giáo. Những lẽ thật ông dạy cho học sinh trong lớp được chúng về nhà kể cho cha mẹ nghe. Không lâu sau, phụ huynh cũng đến trường nghe giải thích Kinh Thánh. Sách Tân Uớc và nhiều tiểu luận được tự do phát hành. Sau một thời gian thì Froment phải lẩn trốn, nhưng những lẽ thật mà ông truyền dạy đã thấm sâu vào tâm trí mọi người. Phong trào Cải Chánh đã được gieo trồng. Các nhà truyền giáo quay trở lại, sự thờ phượng của giáo hội Cải Chánh cuối cùng cũng được thiết lập tại Geneva. TTL 105.5

Thành phố đã tuyên bố đi theo Cải Chánh trước khi Calvin đến. Ông đang trên đường đến Basel thì bị ép phải đi đường vòng ngang Geneva. TTL 105.6

Farel nhận ra bàn tay của Chúa trong chuyến đi này. Mặc dù Geneva đã tiếp nhận đức tin Cải Chánh, nhưng công việc phục hưng lòng người phải được hoàn tất bằng quyền năng của Thánh Linh, không phải bằng chỉ dụ của các hội nghị. Trong khi dân thành Geneva đã cởi bỏ quyền thế La Mã, họ vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ những tật xấu đã đâm rễ sâu trong suốt thời kỳ bị La Mã cai trị. TTL 105.7

Nhân danh Đức Chúa Trời, Farel nghiêm túc đề nghị nhà truyền giáo trẻ ở lại đó làm việc. Calvin lo sợ nên do dự. Ông không muốn đối mặt với loại người gan lì và thậm chí có tinh thần bạo lực ở Geneva. Ông muốn tìm một nơi yên bình để nghiên cứu, nơi mà ông có thể hướng dẫn và gây dựng hội thánh bằng những tài liệu in ấn, nhưng ông không dám từ chối. Đối với ông, dường như “có bàn tay của Đức Chúa Trời từ thiên đàng dang xuống, nắm lấy ông và buộc vào chỗ mà ông nóng lòng muốn ra đi”. (D’ Aubigné, book 9, chapter 17) TTL 106.1