TÌNH YÊU TRONG LỬA

69/282

Quyền năng hiện ra trên giàn hỏa tử hình

Nếu thi hành sắc lệnh đó, “phong trào Cải Chánh sẽ không thể mở rộng... không thể thành lập trên nền tảng vững chắc... ở những nơi mà nó đã tồn tại”. (J. H. Merle D’Aubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, book 13, chapter 5). Tự do ngôn luận sẽ bị cấm. Không được phép thay đổi đạo. Hy vọng của thế gian dường như bị dập tắt. TTL 93.1

Những người tin theo phúc âm nhìn nhau thất vọng: “Chúng ta có thể làm gì đây?”. “Không lẽ các nhà lãnh đạo phong trào Cải Chánh phải đầu phục và chấp nhận sắc lệnh này sao?... Các vương hầu theo Luther được bảo lãnh tự do tôn giáo. Tất cả những người đã tiếp nhận Cải Chánh trước khi đạo luật này ban hành thì mới được hưởng cùng một đặc ân ấy. Điều này chưa làm họ hài lòng sao?...”. TTL 93.2

“May thay, họ nhìn vào nguyên tắc làm căn cứ thỏa thuận để hành động bằng đức tin. Nguyên tắc đó là gì? Đó là quyền của La Mã ép buộc lương tâm và cấm tự do tìm hiểu. Nhưng chẳng phải họ và những người theo Cải Chánh được tự do tín ngưỡng đó sao? Đúng, nó giống như một đặc ân được quy định trong thỏa thuận, chứ không phải một quyền lợi... Nếu họ chấp nhận đạo luật này nghĩa là họ gần như thừa nhận tự do tôn giáo sẽ bị giới hạn trong xứ Saxony; còn đối với toàn bộ Cơ Đốc nhân khác thì việc tự do tìm hiểu và tuyên bố tin theo đức tin Cải Chánh sẽ bị coi là tội phạm và sẽ bị trừng phạt bằng lao tù hoặc hỏa thiêu. Họ có bằng lòng tự do tín ngưỡng trong một địa phương không?... Những nhà Cải Chánh có thể tuyên bố họ vô tội đối với huyết của hàng trăm ngàn người liều bỏ mạng sống mình trên những vùng đất của Công giáo như là hậu quả của quy định này?”. (James A. Wylie, History of Protestantism, book 9, chapter 15 ) TTL 93.3

Các vương hầu nói: ‘Chúng ta hãy bác bỏ sắc lệnh này. Về vấn đề lương tâm thì đa số cũng không có quyền hạn gì”. Bảo vệ tự do tín ngưỡng là trách nhiệm của quốc gia và đây cũng là giới hạn quyền lực tự do trong vấn đề tôn giáo. TTL 93.4

Các lãnh đạo Công giáo quyết định đàn áp điều mà họ đặt tên là “dám ngoan cố”. Đại biểu của các thành phố còn tự do được yêu cầu phải tuyên bố là họ có chấp nhận các đề xuất của hội nghị này hay không. Họ xin thêm thời gian suy nghĩ, nhưng không được chấp thuận. Gần phân nửa số đại biểu đứng về phe các nhà Cải Chánh hiểu rằng tương lai của họ sẽ bị lên án và bị bắt bớ. Một người trong số đó nói rằng: “Chúng ta phải chọn hoặc là chối bỏ lời của Đức Chúa Trời, hoặc bị đốt”. D’ Aubigné, book 13, chapter 5 TTL 93.5