TÌNH YÊU TRONG LỬA

20/282

La Mã đối diện với lòng tôn sùng Kinh Thánh

Mặc dù vậy, La Mã xác định phải đem nước Anh vào quyền cai trị mình. Vào thế kỷ thứ sáu, các giáo sĩ Công giáo có nhiệm vụ cải hóa người Saxon ngoại đạo. Khi công việc đang tiến triển, các lãnh đạo giáo trưởng này gặp phải các Cơ Đốc nhân giản dị có tính cách nhiêm nhường, nguyên tắc sống và thái độ cư xử của họ phù hợp với Kinh Thánh. Còn các đại diện của La Mã thể hiện thói vô tín, phô trương vô nghĩa và ngạo mạn từ hệ thống giáo hoàng. La Mã yêu cầu các hội thánh Cơ Đốc giáo này phải công nhận giáo hoàng là lãnh đạo của họ. Người Anh trả lời rằng giáo hoàng không có quyền tối TTL 35.5

thượng trên hội thánh, họ chỉ có thể coi ông ngang hành với mọi người theo Đấng Christ. Họ biết mình không có chủ nào khác ngoài Đấng Christ. TTL 36.1

Giờ đây, con người thật của giáo hoàng bị bại lộ. Lãnh đạo La Mã nói rằng: “Nếu các ngươi không tiếp đón anh em mang hòa bình đến cho các ngươi, thì các ngươi sẽ bị kẻ thù đem chiến tranh đến” (J.H. Merle D’ Aubigné, History of the Reformation if the Sixteenth Century, book 17, chapter 2). La Mã sử dụng chiến tranh và lừa dối để chống lại những chứng nhân cho lẽ thật Kinh Thánh đến khi nào các hội thánh ở Anh bị hủy diệt hoặc bắt buộc phải qui phục giáo hoàng. TTL 36.2

Ở những vùng đất xa xôi ngoài sự cai trị của La Mã, nhiều thế kỷ trôi qua, có nhiều nhóm Cơ Đốc nhân hầu như hoàn toàn thoát khỏi sự mục nát của hệ thống giáo hoàng. Họ tiếp tục coi Kinh Thánh là nguyên tắc duy nhất của đức tin. Những Cơ Đốc nhân này tin tưởng vào sự tồn tại vĩnh cửu của luật pháp Đức Chúa Trời và gìn giữ ngày Sa-bát là điều răn thứ tư. Các hội thánh bảo vệ bền vững đức tin này và tuân thủ nó, họ sinh sống lâu dài ở miền Trung Châu Phi và chung với những người Armeni ở Châu Á. TTL 36.3

Trong tất cả những người chống đối thể chế giáo hoàng thời đó, người Waldenses là đáng kể nhất (một giáo phái Cơ Đốc khởi phát do một thương gia giàu có kính yêu Đức Chúa Trời tên là Vaudès ở Lyons — Pháp). Ngay tại nơi mà hệ thống giáo hoàng thiết lập quyền hành của họ, các hội thánh ở Piedmont vẫn duy trì được nền độc lập. Nhưng cuối cùng La Mã cũng bắt buộc họ phục tùng. Tuy vậy, có một số người từ chối chịu thua giáo hoàng hoặc giám mục, họ nhất quyết bảo vệ đức tin thanh khiết và giản dị của mình. Sự chia rẽ nhảy vào. Một số rời khỏi quê hương mình ở xứ Alps để đi phát triển triết lý sống của lẽ thật ở nước ngoài. Số khác thì rút lui vào những thành trì bằng đá trong núi, ở nơi đó, họ bảo vệ quyền tự do thờ phượng Đức Chúa Trời. TTL 36.4

Niềm tin tôn giáo của họ căn cứ trên nền tảng là Lời của Đức Chúa Trời. Những người nghèo khiêm tốn này (bị tách biệt khỏi thế giới) đã không tự mình tiếp cận được toàn bộ lẽ thật đối lập với những sự dạy dỗ của giáo hội bội đạo. Họ chỉ thừa hưởng đức tin tôn giáo từ các tổ phụ. Giữa cuộc xung đột, họ vẫn duy trì đức tin vào hội thánh của các tông đồ. Chẳng phải nhóm thống trị ngạo nghễ ngồi trên ngai trong thủ đô lớn nhất thế giới, mà chính “Hội thánh trong đồng vắng” mới là hội thánh thật của Đấng Christ, là những người bảo tồn kho báu lẽ thật do Đức Chúa Trời cam kết với dân sự Ngài để rao truyền cho thế gian. TTL 36.5

Một trong những lý do chính dẫn đầu hội thánh thật tách khỏi La Mã đó là việc La Mã thù ghét ngày Sa-bát trong Kinh Thánh. Đúng như tiên tri đã nói trước, quyền lực giáo hoàng chà đạp luật pháp của Đức Chúa Trời dưới chân. Các hội thánh dưới quyền cai trị của giáo hoàng bị buộc phải tôn trọng ngày Chủ Nhật. Sống giữa tội lỗi tràn lan xung quanh, nhiều dân sự thật của Đức Chúa Trời trở nên hoang mang đến mức họ gìn giữ ngày Sa-bát và cũng không dám làm gì trong ngày Chủ Nhật. Dù vậy, điều này không làm các lãnh đạo của giáo hoàng hài lòng. Họ kêu dân chúng phải chà đạp ngày Sa-bát và tố cáo những người dám tôn trọng ngày đó. TTL 36.6

Hàng trăm năm trước phong trào Cải Chánh giáo, người Waldenses đã có Kinh Thánh bằng ngôn ngữ bản xứ của họ. Điều này càng khiến họ bị đặc biệt chú ý nhằm mục đích bắt bớ. Họ tuyên bố rằng La Mã là Ba-by-lôn bội đạo trong sách Khải Huyền. Mạo hiểm mạng sống của mình, họ đứng lên chống lại những sự bại hoại của bội giáo. Trải qua các thời kỳ bội giáo, người Waldenses vẫn từ chối quyền lực tối cao của La Mã, khước từ việc thờ lạy hình tượng, giữ ngày Sa-bát thật (xem Phụ lục 9). TTL 36.7

Người Waldenses đã tìm được nơi ẩn náu sau những bức tường cao ngất của núi non. Những con người trung tín tha hương này chỉ cho con cháu thấy sự uy nghi trên những đỉnh núi cao chót vót kia và kể về Ngài là Đấng có lời nói tồn tại giống như những núi đồi vĩnh cửu đó. Đức Chúa Trời sắp đặt núi non chắc chắn đúng vị trí. Nếu không phải bàn tay Đức Chúa Trời di chuyển thì không ai có thể đem chúng đi. Tương tự như vậy, Ngài cũng thiết lập luật pháp Ngài. Sức mạnh con người chỉ có thể đạt đến mức dời núi lấp biển cũng như sửa đổi một điều trong luật pháp Đức Chúa Trời. Những người hành hương Waldenses không phàn nàn gì về cuộc sống rất khó khăn. Họ không bao giờ cảm thấy cô đơn khi phải sống cách ly giữa núi rừng, lấy làm vui mừng vì được tự do thờ phượng. Từ những vách đá cao, họ ca vang lời ngợi khen, quân đội La Mã không thể bắt họ câm nín tiếng hát tạ ơn. TTL 37.1