TÌNH YÊU TRONG LỬA

16/282

Ngày Sa-bát “bị thay đổi” ra sao

Lời tiên tri đã nói giáo hoàng sẽ: “định ý thay đổi các thời kỳ và luật pháp” (Đa-ni-ên 7:25). Như một cách thay đổi kiểu thờ thần tượng, việc tôn sùng hình tượng và các thánh tích đã dần dần được đưa vào lối thờ phượng của Cơ Đốc nhân. Cuối cùng, hội đồng tổng giám mục (xem Phụ lục 1) đã ra sắc lệnh chính thức hóa việc sùng bái này. La Mã dám thay đổi luật pháp Đức Chúa Trời, bỏ điều răn thứ hai ngăn cấm việc thờ lạy hình tượng, rồi chia điều răn thứ mười ra làm hai để giữ cho đủ số mười điều. TTL 30.1

Những lãnh đạo không đáng tôn kính của giáo hội cũng can thiệp vào điều răn thứ tư, dẹp ngày Sa-bát cổ đại qua một bên là ngày mà Đức Chúa Trời đã ban phước và đặt làm ngày thánh (Sáng thế Ký 2:2, 3). Thay vào đó, họ đề bạt ngày lễ của dân ngoại giáo tuân giữ là “ngày thiêng liêng của mặt trời”. Suốt các thế kỷ đầu tiên, Cơ Đốc nhân gìn giữ ngày Sa-bát thật, nhưng Sa-tan đã hành động để đưa ý riêng hắn vào. Hội thánh xem ngày Chủ Nhật là ngày lễ để tôn vinh sự giải cứu của Đấng Christ. Các công tác hầu việc của tôn giáo đều giữ theo ngày này, vậy mà lại nghĩ như là một ngày nghỉ ngơi. Ngoài ra, ngày Sa-bát thật vẫn được tôn trọng gìn giữ. TTL 30.2

Trước khi Đấng Christ đến thế gian, Sa-tan dẫn dắt dân Do Thái phải giữ ngày Sa-bát bằng những luật lệ khắc khe, khiến nó như là một gánh nặng. Bấy giờ, chớp lấy cơ hội từ ánh sáng giả tạo mà Sa-tan đã đặt vào, hắn khiến cho người ta coi thường ngày Sa-bát như một thể chế của “dân Do Thái”. Trong khi đa số Cơ Đốc nhân tiếp tục gìn giữ ngày Chủ Nhật làm ngày lễ vui thích, hắn lại tiếp tục dẫn dụ họ khiến cho ngày Sa-bát như là một ngày buồn ảm đạm để bày tỏ lòng thù hận Do Thái giáo. TTL 30.3

Hoàng đế Constantine ra chiếu chỉ lấy ngày Chủ Nhật làm ngày lễ chung cho toàn Đế chế La Mã (xem thêm Phụ lục 4). Ngày mặt trời được thần dân ngoại giáo của ông tôn kính và được Cơ Đốc nhân tán thành. Các giám mục hối thúc vua làm chuyện này. Khao khát quyền lực, họ nhận ra rằng nếu cả hai Cơ Đốc nhân và ngoại giáo cùng giữ một ngày sẽ thuận lợi cho việc củng cố quyền lực và vinh dự cho giáo hội. Trong khi đó, nhiều Cơ Đốc nhân kính sợ Đức Chúa Trời dần dần nghĩ về ngày Chủ Nhật giống như hạ bệ tính linh thiêng, nên họ tiếp tục giữ ngày Sa-bát thật và bảo tồn nó bằng cách vâng phục điều răn thứ tư. TTL 30.4

Kẻ lừa gạt đại tài vẫn chưa làm xong việc. Hắn xác định sử dụng quyền lực thông qua người cai trị mà hắn chỉ định — giáo hoàng kiêu căng, người muốn đại diện cho Đấng Christ. Các hội nghị giám mục lớn được tổ chức bao gồm những người quyền cao chức trọng trên toàn thế giới. Hầu như hội nghị nào cũng nhấn mạnh việc hạ giá ngày Sa-bát xuống để tôn vinh ngày Chủ Nhật. Đây là lý do tại sao ngày lễ của ngoại giáo cuối cùng cũng được tôn trọng như một thể chế thánh, trong khi đó họ còn nói ngày Sa-bát trong Kinh Thánh là một di tích của Do Thái giáo và tuyên bố ai gìn giữ nó sẽ bị mắc lời nguyền rủa. TTL 30.5

Kẻ bội đạo đại tài đã thành công trong việc tự tôn mình “lên trên mọi sự mà người ta gọi là Đức Chúa Trời hoặc những gì được người ta tôn thờ” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:4). Hắn cả gan dám thay đổi điều răn duy nhất trong luật pháp thánh là điều cho biết Đức Chúa Trời là thật và hằng sống. Điều răn thứ tư tiết lộ Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo. Nhằm tưởng niệm công trình sáng tạo, Đức Chúa Trời đã thánh hóa ngày thứ bảy là ngày nghỉ cho nhân loại. Ngày này được thiết lập để luôn luôn biệt riêng Đức Chúa Trời hằng sống trong suy nghĩ của con người như là một khách thể để thờ phượng. Sa-tan hành động xui khiến con người quay lưng không vâng phục luật pháp Chúa. Để làm được việc này, hắn trực tiếp dốc hết nỗ lực đặc biệt chống vào điều răn duy nhất chỉ ra rằng Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo. TTL 31.1

Bấy giờ, những người theo giáo phái Tin lành yêu cầu lấy ngày phục sinh của Đấng Christ vào Chủ Nhật làm ngày Sa-bát của Cơ Đốc nhân. Ngược lại, không những Đấng Chrtist mà còn các sứ đồ Ngài cũng không ai tôn kính ngày đó. Kỷ niệm ngày Chủ Nhật có nguồn gốc từ “quyền lực gian ác bí mật” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:7) và nó đã bắt đầu ngay cả vào thời Phao-lô. Còn ai nghĩ ra lý do gì để thay đổi mà không căn cứ trên Kinh Thánh không? TTL 31.2

Đến thứ kỷ thứ sáu, giám mục La Mã được đưa lên đứng đầu cả giáo hội. Ngoại giáo được thay đổi thành chế độ giáo hoàng. Con rồng đã lấy “sức mạnh, ngôi và quyền thế rất lớn” mà cho con thú (Khải Huyền 13:2). TTL 31.3

Lúc ấy bắt đầu thời kỳ 1.260 năm bắt bớ của giáo hoàng mà sách tiên tri Đa-ni-ên và Khải Huyền đã nói trước (Đa-ni-ên 7:25; Khải Huyền 13:5-7, xem thêm Phụ lục 5). Cơ Đốc nhân bị ép buộc lựa chọn: hoặc là nhượng bộ lòng trung tín của họ để chấp nhận các nghi lễ thờ lạy của giáo hoàng, hoặc là sống cả đời dưới hầm ngục hay chết đau đớn. Bấy giờ, những lời Chúa Giê-su nói được ứng nghiệm: “Các con sẽ bị cha, mẹ, anh, em, bà con, bạn hữu phản bội, họ cũng sẽ làm cho nhiều người trong các con phải chết. Các con sẽ vì cớ danh Ta bị mọi người ghen ghét” (Lu-ca 21:16, 17). TTL 31.4

Thế giới trở thành một bãi chiến trường khổng lồ. Hàng trăm năm trôi qua, hội thánh Đấng Christ phải tìm chỗ nương thân, ẩn náu nơi tăm tối. “Còn người đàn bà phải chạy trốn vào đồng vắng, tại đó người đã có một nơi ở mà Đức Chúa Trời đã sửa soạn cho, để nuôi mình trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày” (Khải Huyền 12:6). TTL 31.5

Giáo hội Công giáo La Mã đứng lên cầm quyền đánh dấu sự bắt đầu Thời kỳ Tăm tối. Người ta đổi đức tin nơi Đấng Christ sang tin giáo hoàng của La Mã. Thay vì đặt lòng trông cậy vào Con của Đức Chúa Trời để được tha tội và tiếp nhận sự cứu rỗi đời đời, thì họ lại trông chờ giáo hoàng hay các linh mục là những người được giáo hoàng cho phép. Giáo hoàng là đấng trung bảo của họ ở thế gian. Ông đại diện cho Đức Chúa Trời đến với họ. Ai vi phạm dù chỉ một chút luật lệ của giáo hoàng cũng đủ bị trừng phạt nghiêm khắc. Theo cách này thì tâm trí giáo dân bị đảo hướng rời xa Đức Chúa Trời để tin vào loài người bất toàn, tàn nhẫn — hơn thế nữa, là tin vào chính hoàng tử bóng đêm, kẻ áp dụng quyền lực hắn lên trên họ. Khi người ta bỏ việc đọc Kinh Thánh và tự tôn họ như người quan trọng nhất, thì chúng ta chỉ còn nhìn thấy thói gian trá, lừa đảo và xấu xa hèn hạ mà thôi. TTL 31.6