Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn
Nhìn thấy Đấng Cứu thế qua cuộc đời Giô-sép
Cuộc đời của Giô-sép là điển hình cho cuộc đời của Đấng Cứu Thế. Lòng ghen tỵ đã đẩy các anh Giô-sép đi bán em làm nô lệ; họ hy vọng ngăn chặn ông sẽ trở thành người quan trọng hơn họ. Họ cảm thấy yên tâm vì các giấc mơ của nó không còn ám ảnh họ nữa, rồi họ cũng phủi sạch mọi trách nhiệm họ đã làm xong. Nhưng Chúa điều chỉnh hướng đi của họ để đưa sự kiện đó ra ánh sáng trong khi họ dự tính giấu nhẹm. Tương tự như vậy, các thầy tế lễ thượng phẩm và các thầy thông giáo ganh tỵ với Đấng Christ. Họ giết chết Ngài để ngăn ngừa việc Ngài sẽ trở thành vua, nhưng quyết định của họ đã đẩy sự việc trở thành hiện thực. KTS 120.5
Nhờ cảnh tù đày ở Ai Cập, Giô-sép trở thành vị cứu tinh cho gia đình của cha, nhưng sự thật này không làm các anh trai cảm thấy bớt ân hận. Vì vậy, các kẻ thù Đấng Christ đóng đinh Ngài lên thập tự giá đã làm cho Ngài trở thành Đấng Cứu Thế của nhân loại, Đấng Cứu Chuộc của dòng giống sa ngã, và là Đấng Cai Trị toàn thế gian; nhưng tội ác của những kẻ giết Ngài cũng dâng lên tột đỉnh mặc dù bàn tay xoay chuyển của Đức Chúa Trời không điều khiển những chuyện đó. KTS 120.6
Giô-sép bị kết tội rồi bị ném vào ngục vì lòng trung tín của ông; cũng thế, Đấng Christ cũng bị ghét bỏ vì tính công bình của Ngài, cuộc đời hy sinh thân mình là lời quở trách tội lỗi. Cho dù Ngài không làm bất cứ điều gì nên tội, Đấng Christ cũng bị kết án bởi bằng chứng của những kẻ nói chứng dối. Giô-sép kiên nhẫn chịu đựng hành vi bất công, tấm lòng sẵn sàng tha thứ và đức tính nhân từ cao thượng dành cho các anh (những người cư xử không tử tế, không thông cảm) đại diện cho khả năng nhẫn nhục chịu đựng sự ghen ghét và ngược đãi của những kẻ độc ác, tấm lòng bao dung Ngài dành cho tất cả những ai đến với Ngài để thú tội và cầu xin tha thứ. KTS 121.1
Giô-sép vẫn sống để nhìn thấy sự sinh trưởng và thịnh vượng của dân tộc mình, nhiều năm trôi qua, lòng tin của ông về việc Chúa sẽ cho dân Y-sơ-ra-ên khôi phục Miền Đất Hứa vẫn không bị lung lay. KTS 121.2
Khi biết mình sắp qua đời, hành động cuối cùng ông bày tỏ rằng số phận của mình luôn kết nối với Y-sơ-ra-ên. Ông trăn trối: “Chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ thăm viếng anh em, đem anh em ra khỏi xứ này để trở về xứ mà Ngài đã thề hứa với Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp”. Rồi ông bắt con cháu Y-sơ-ra-ên nghiêm túc thề hứa họ sẽ mang hài cốt của ông theo họ về đất Ca-na-an. “Vậy, Giô-sép qua đời, hưởng thọ được một trăm mười tuổi; người ta dùng thuốc thơm ướp xác Giô-sép và liệm trong một quan tài tại Ai Cập”. KTS 121.3
Các thế kỷ tiếp theo trôi qua cùng với những công việc nặng nhọc chồng chất, chiếc quan tài của Giô-sép là lời chứng thực nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên rằng họ chỉ tạm cư ở Ai Cập. Nó kêu gọi họ gìn giữ hy vọng trở về Miền Đất Hứa vào thời điểm sự giải cứu xảy đến chắc chắn. KTS 121.4