Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

86/343

Gia-cốp thuật lại kinh nghiệm về đền thờ của ông trước đây

Chìm trong kỷ niệm, Gia-cốp thuật lại câu chuyện lần đầu tiên ông đến Bê-tên và Chúa đã xuất hiện với ông như thế nào qua giấc mơ. Lòng ông chùn xuống, con cháu ông cũng cảm động bởi quyền năng khuất phục. Ông đã tạo được cách tác động lớn nhất để chuẩn bị cho họ tham gia vào việc tôn thờ Chúa khi đến Bê-tên. “Họ liền nộp cho Gia-cốp tất cả các tượng thần ngoại bang mà họ đang giữ, cũng như các khoen mà họ đeo trên tai. Gia-cốp đem chôn những thứ đó dưới gốc cây sồi gần thành Si-chem”. KTS 101.1

Chúa giáng kinh hãi lên cư dân các thành xung quanh đó đến nỗi không ai dám báo thù việc tàn sát thành Si-chem, nên họ di tản đến Bê-tên được an toàn. Ở đó, Chúa lại hiện ra với Gia-cốp nhắc lại giao ước đã hứa. KTS 101.2

Hành trình chỉ mất hai ngày từ Bê-tên đến Hếp-rôn, nhưng mang theo một nỗi buồn nặng trĩu vì cái chết của Ra-chên. Ông đã phải làm việc cật lực hai lần bảy năm để có được bà, vì tình yêu mà ông cảm thấy công việc quần quật cũng hóa ra nhẹ nhàng. Đó là thứ tình yêu sâu nặng và tồn tại mãi mãi. KTS 101.3

Trước khi chết, Ra-chên cũng sinh thêm được đứa con trai thứ hai. Trong cơn hấp hối, bà đặt tên cho con là Bên-ô-ni, nghĩa là “con trai của sự đau đớn tôi”, nhưng người cha đặt lại tên con là Bên-gia-min, nghĩa là “con trai của tay phải tôi” hay “sức lực của tôi”. KTS 101.4

Cuối cùng, Gia-cốp cũng đến được nơi cuối của hành trình, “về đến chỗ của Y-sác, cha mình, ở Mam-rê… (tức là Hếp-rôn)”. Nơi này vẫn còn giữ nguyên những năm tháng đã mất trong cuộc đời của cha ông. Y-sác, yếu ớt và mù lòa, nhưng mọi quan tâm ân cần vẫn hướng về đứa con trai vắng mặt mấy mươi năm, vì vậy, sự trở về của con là nguồn an ủi cho những năm ông sống trong cô đơn và đau buồn vì mất người thương yêu. KTS 101.5

Gia-cốp và Ê-sau gặp lại nhau trong đám tang cha. Cảm nghĩ của người anh đã thay đổi rất nhiều. Gia-cốp, hoàn toàn hài lòng với quyền thừa kế những ơn phước tâm linh, đã trao cho anh toàn bộ quyền thừa kế gia tài của cha, đó là sự thừa hưởng hoặc giá trị duy nhất mà Ê-sau tìm kiếm. Không lâu sau khi chuyển nhượng quyền thừa kế, anh em chia tay nhau, Ê-sau di cư đến ở vùng đồi núi Sê-i-rơ. Đức Chúa Trời — Đấng giàu ơn, đã ban cho Gia-cốp giàu có thêm gia tài trần gian để bù cho nghĩa cử cao đẹp hơn mà ông tìm kiếm. Sự chia tay của Gia-cốp và Ê-sau lần này là một phần trong kế hoạch của Chúa liên quan tới Gia-cốp. Kể từ khi anh em quá bất đồng quan điểm về niềm tin tôn giáo thì tốt nhất là tách họ sống xa nhau. KTS 101.6

Cả Ê-sau và Gia-cốp đều có quyền tự do đi theo lời dạy của Chúa và nhận lấy ân huệ Ngài, nhưng cả hai anh em đều có hướng đi khác nhau và con đường của họ càng ngày càng xa cách nhau hơn. KTS 101.7

Ê-sau không bị ngăn cản nhận những ơn phước cứu rỗi bởi bất kỳ sự lựa chọn cá nhân nào trong phần việc của Chúa. Chỉ có cách lựa chọn riêng mỗi người mới có thể là nguyên nhân khiến người ấy tàn lụi. Chúa ban vào Lời Ngài một số điều kiện để mọi tâm hồn có thể chọn lấy sự sống đời đời — vâng phục điều răn của Ngài thông qua đức tin nơi Đấng Christ. Chúa chọn tính cách hòa hợp với luật pháp Ngài và bất cứ ai vươn tới các tiêu chuẩn Ngài đòi hỏi sẽ bước vào vương quốc vinh hiển. Liên quan đến sự cứu rỗi sau cùng, đây là sự chọn lựa quan điểm duy nhất mang đến tầm nhìn vào Lời Chúa. KTS 101.8

Mọi cá nhân đều bị đề cử phải trải qua cuộc trắc nghiệm bản thân sẽ được cứu rỗi bằng sự khủng hoảng và run sợ. Những người được chọn là người biết cầu nguyện thành khẩn, tìm tòi Kinh Thánh, chạy trốn cám dỗ, liên tục gìn giữ đức tin và vâng phục mọi lời được phán ra từ miệng Đức Chúa Trời. Điều kiện để được cứu rỗi là miễn phí cho tất cả, những người được tận hưởng thành quả là người chịu tuân theo các điều kiện ấy. KTS 102.1

Ê-sau coi thường những ơn phước của giao ước. Bởi sự lựa chọn có tính toán, ông đã bị chia cắt khỏi dân sự Chúa. Gia-cốp đã chọn quyền thừa kế đức tin. Dù ông đã cố gắng giành nó bằng mánh khóe, lừa lọc và nói dối, nhưng Chúa đã cho phép tội lỗi của ông trải qua bài trắc nghiệm chịu đựng sự trừng phạt. Gia-cốp không bao giờ đổi hướng hoặc từ bỏ mục đích ông đã chọn. Trong đêm vật lộn, Gia-cốp trở thành một người đàn ông khác biệt. Nhổ bỏ lòng tự tôn. Mãi mãi về sau, ở vị trí mưu mẹo và lừa đảo, cuộc đời ông đã được đánh dấu bằng sự giản dị và chân thật. Những yếu tố kém giá trị trong đạo đức của ông bị phá hủy hoàn toàn khi ở trong lò luyện kim; vàng thật được tinh chế cho đến khi đức tin của Áp-ra-ham và Y-sác xuất hiện rõ ràng trong Gia-cốp. KTS 102.2

Tội lỗi của Gia-cốp và một chuỗi các sự kiện xảy ra đã sinh trái đắng trong nhân cách các con trai Gia-cốp, chính các con này đã bộc lộ những sai lầm nghiêm trọng. Gia đình ông đã phơi bày hậu quả của tục đa thê, sai trái thậm tệ này dẫn tới sự hao mòn nguồn suối tình yêu và sự ảnh hưởng của nó làm yếu đi những sợi dây ràng buộc thiêng liêng nhất. Thói ghen tỵ của các bà mẹ làm cho mối quan hệ gia đình thêm cay đắng; lũ trẻ lớn lên với thói gắt gỏng, thiếu kiềm chế lòng kiên nhẫn. Cuộc đời của người cha cũng bị đen đủi vì những mối lo âu và sầu khổ. KTS 102.3

Tuy nhiên, vẫn còn một người có nhân cách rất khác biệt, Giô-sép, con trai lớn của Ra-chên, người có diện mạo tươi đẹp hiếm thấy, dường như phản chiếu vẻ đẹp bên trong tâm hồn và tấm lòng của đứa trẻ vị thành niên. Trong sáng, năng động, vui vẻ, anh sở hữu phẩm hạnh xứng đáng và kiên quyết. Anh biết lắng nghe những gì cha dạy dỗ và yêu thích vâng phục Đức Chúa Trời. Anh có những phẩm chất mà nhờ đó nhận diện ra anh ở Ê-díp-tô, các đức tính thể hiện rành rành đó là hòa nhã, trung thực và thiệt thà. Vì mất mẹ nên mọi quan tâm của anh đều quanh quẩn bên cha. Tấm lòng của Gia-cốp ràng buộc với đứa con trai muộn này của ông. Ông “thương yêu Giô-sép hơn bất cứ người con nào khác”. KTS 102.4

Nhưng lòng yêu mến này trở thành nguyên nhân gây rắc rối và sầu bi. Gia-cốp thiếu khôn ngoan đã để lộ sự thiên vị của ông cho Giô-sép và hành động đó đã đốt cháy tính ghen tỵ trong lòng các con trai khác của Gia-cốp. Giô-sép nhẹ nhàng cố gắng sửa chữa họ, nhưng điều này chỉ làm họ tăng thêm lòng thù hận và oán giận. Anh không thể chịu đựng nổi cảnh nhìn thấy họ phạm tội chống lại Chúa nên đem chuyện sai trái của họ kể lại cho cha nghe. KTS 102.5

Vì xúc động mạnh, Gia-cốp nài xin họ đừng gây nhục nhã cho ông và khiến cả nhà bất kính với Chúa bằng hành động coi thường luật pháp Ngài. Xấu hổ vì bị phát hiện hành động sai trái, các người anh có vẻ như ăn năn, nhưng họ chỉ che giấu cảm nghĩ trong lòng, điều đó khiến cho họ càng thêm cay đắng khi tội lỗi bị phơi bày ra ánh sáng. KTS 102.6

Món quà cha sắm cho Giô-sép là một cái áo choàng đắt tiền mà những người sang trọng thường mặc, việc này kích động lòng nghi ngờ rằng ông dự tính phớt lờ mấy người con trai lớn để trao quyền thừa kế gia tài cho con trai của Ra-chên. KTS 103.1

Một ngày nọ chàng trai xin kể cho họ nghe về giấc mơ mà anh thấy. “Khi chúng ta đang bó lúa ngoài đồng thì bó lúa của em vươn dậy, đứng thẳng lên, còn bó lúa của các anh thì tụ họp chung quanh và cúi rạp xuống trước bó lúa của em”. KTS 103.2

“Vậy mầy định cai trị chúng ta à? Mầy sẽ thống trị chúng ta thật sao?”, các anh phẫn nộ hét lên vì ganh ghét. KTS 103.3

Không lâu sau chàng trai lại có một giấc mộng khác cũng liên quan: “Lần này em thấy mặt trời, mặt trăng và mười một ngôi sao đều cúi rạp xuống trước mặt em”. Người cha, cũng có mặt lúc chàng trai kể, đã quở trách: “Giấc mộng con thấy có nghĩa gì vậy? Có phải cha, mẹ và các anh con đều phải cúi rạp xuống trước mặt con không?”. Dù những lời con trai nói mang tính ngặt nghèo hiển nhiên như vậy, Gia-cốp vẫn nghĩ là Chúa đang khải thị về tương lai của Giô-sép. KTS 103.4

Khi chàng trai đứng trước mặt các anh mình, sắc mặt anh sáng ngời vì có Thần khí. Họ không thể làm gì ngoài thán phục, nhưng họ căm hờn sự trong trắng ấy đã khiển trách tội lỗi của họ. KTS 103.5

Các anh Giô-sép phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác để tìm đồng cỏ đủ cho các bầy gia súc và sau các sự kiện có liên quan vừa qua, họ lại đến Si-chem. Suốt một thời gian không nhận được tin tức, người cha bắt đầu lo sợ đến sự an toàn của các con bởi vì trước đây họ từng tàn sát dân thành Si-chem, cho nên ông sai Giô-sép đi tìm các anh. Nếu Gia-cốp biết được cảm nghĩ thật sự của các con ông về Giô-sép, ông sẽ không dám để chàng một mình với họ. KTS 103.6

Giô-sép chia tay cha với lòng hân hoan, không phải cha con vui vì mơ tưởng đến những gì sẽ xảy ra trước khi họ gặp lại nhau. Khi Giô-sép đến Si-chem thì các anh và các bầy gia súc không còn ở đó nữa. Anh hỏi thăm tin tức về họ và được chỉ đến Đô-than. Anh vội vã đi tìm, quên cả mệt mỏi vì mãi nghĩ đến những lo lắng của cha và được gặp lại các người anh trai mà anh thương mến. KTS 103.7

Các anh Giô-sép nhìn thấy em của họ đến, nhưng vì lòng hận thù cay đắng mà họ không nghĩ tới hành trình dài em họ đã đi tìm, em mình có kiệt sức và đói bụng không, hay điều tốt em làm cho họ vì lòng mến khách và tình anh em máu mủ. Nhìn thấy cái áo, vật tượng trưng tình yêu của cha, họ lại điên cuồng lên. “Thằng nằm mộng đến kìa”. Bấy giờ, lòng đố kỵ và ý định trả thù đã kiểm soát lý trí họ. Họ nói: “Nào, chúng ta hãy giết nó đi, ném xuống một cái hố nước nào đó, và nói rằng nó đã bị thú dữ xé xác, rồi xem các giấc mộng của nó sẽ đi đến đâu!”. KTS 103.8

Nhưng Ru-bên không thể chịu đựng được ý tưởng giết em mình nên đề xuất đừng giết Giô-sép mà ném xuống hố và bỏ đó cho chết. Tuy nhiên, ông âm thầm nghĩ kế hoạch cứu em và đưa em về cho cha. Sau khi thuyết phục được tất cả chấp nhận kế hoạch của mình, Ru-bên lánh đi chỗ khác vì lo lắng dự tính chân chính của ông bị phát hiện. KTS 103.9

Giô-sép chạy đến không một chút nghi ngờ có nguy hiểm nào. Nhưng thay vì được chào đón như mong đợi, chàng trai kinh hoàng với những cái liếc mắt đầy giận dữ và thù hằn đang chực chờ. Họ túm lấy anh rồi lột áo choàng đang mặc. Nghe những lời chế nhạo và đe dọa của họ anh hiểu ra mục đích chết người. Anh ra sức van xin họ, nhưng họ không thèm nghe. Một lũ đàn anh lòng đầy căm hờn lôi đứa em hết sức thô bạo, ném xuống hố sâu rồi bỏ mặc dưới đó cho chết. KTS 103.10