Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn
Tình yêu của Gia-cốp dành cho Ra-chên
Vào thời cổ đại, phong tục đòi chú rể (trước khi đính hôn) phải trả cho cha vợ một số tiền hoặc vật tương đương để làm của riêng, tùy thuộc vào khả năng tài chính. Việc này được xem như một cách bảo vệ hôn nhân. Những người làm cha không nghĩ rằng họ có thể an tâm tin tưởng con gái sẽ hạnh phúc với kẻ không tạo nổi tài sản dự phòng để nuôi nấng gia đình. Nếu chúng không đủ khả năng tiết kiệm và nghị lực để quản lý kinh doanh, thu góp gia súc hoặc điền sản, thì e rằng cuộc sống của chúng sẽ không ra gì. Nhưng điều kiện dự phòng chính là cách thử thách dành cho những ai không có gì để cưới vợ, được phép giúp việc cho cha của người mà họ yêu thương. Qui định thời gian dài bao nhiêu sẽ dựa trên giá trị của hồi môn nhà gái yêu cầu. Khi chàng trai chung thủy, chứng tỏ mình xứng đáng thì anh ta sẽ được cưới cô gái làm vợ. KTS 93.2
Thông thường, của hồi môn mà người cha đã nhận cũng sẽ trao lại cho con gái vào ngày cưới. Tuy nhiên, trong trường hợp của Ra-chên và Lê-a, La-ban ích kỷ đã giữ lại của hồi môn mà lẽ ra ông nên cho họ. Họ nhắc lại vấn đề này trước khi rời khỏi Mê-sô-pô-ta-mi-a: “Ông đã gả bán chúng tôi, và đã tiêu sạch tiền bạc bán gả chúng tôi rồi”. KTS 93.3
Đòi hỏi người cầu hôn dâng mình phục vụ là cách đảm bảo ngăn ngừa cô dâu bị hôn nhân vội vàng. Đó là cơ hội kiểm tra mức độ sâu sắc trong tình cảm của chàng trai cũng như khả năng nuôi nấng gia đình. Trong thời đại của chúng ta, thường thì người ta dành ít cơ hội trước hôn nhân để tìm hiểu các sở thích và tính khí của nhau. Họ hầu như còn là những người lạ khi họ kết hợp đời sống với nhau trước bàn thờ nguyện ước. Nhiều người sau đó muộn màng nhận ra họ không hợp nhau và kết quả là cả đời khổ sở. Thường thì vợ con là những người chịu đựng thói lười biếng hoặc những tật xấu của chồng, của cha. Nếu tính cách của người cầu hôn bị kiểm tra trước khi kết hôn dựa theo phong tục truyền thống thì nỗi bất hạnh lớn có thể được ngăn ngừa. KTS 93.4
Gia-cốp trung thành giúp việc bảy năm vì Ra-chên, các năm mà ông phục vụ “xem như đôi ba ngày bởi vì ông yêu nàng”. Nhưng La-ban ích kỷ đã thực hiện một cú lừa tàn nhẫn trong việc đem Lê-a thay thế Ra-chên. Sự thật là chính Lê-a cũng hợp tác lừa gạt Gia-cốp khiến ông cảm thấy không thể yêu mến cô. Tức giận, ông quở trách La-ban là người mà sau đó lại đề nghị ông giúp việc thêm bảy năm nữa để cưới Ra-chên. Nhưng La-ban nhấn mạnh rằng không nên ruồng bỏ Lê-a. Điều này đặt Gia-cốp ở vị trí đau lòng và khó chịu nhất, nhưng cuối cùng ông cũng đồng ý; ông vẫn giữ Lê-a và cưới Ra-chên. Ra-chên luôn là người mà ông yêu thương nhất, nhưng cuộc đời ông cũng tạo ra cay đắng vì hai bà vợ là chị em ruột coi nhau như tình địch. KTS 93.5
Suốt hai mươi năm Gia-cốp sống ở Mê-sô-pô-ta-mi-a làm giúp việc cho nhà La-ban, là người xác định giành lại cho riêng mình mọi tài sản mà họ làm chung với nhau. Ông đòi hỏi mười bốn năm làm việc cực nhọc vì hai người con gái, rồi suốt thời gian còn lại ông thay đổi tiền công của Gia-cốp đến mười lần. KTS 94.1
Tuy nhiên, Gia-cốp vẫn làm việc rất siêng năng và trung thành. Suốt nhiều mùa trong năm, ông cần phải liên tục sống chung với các đàn gia súc ở ngoài đồng để bảo vệ chúng, mùa nóng chống chọi với cơn khát nước gần chết, mùa đông lạnh lẽo suýt đổ bệnh vì lạnh giá. Gia-cốp chịu trách nhiệm là người chăn chiên chính; các đầy tớ trong số người làm công với ông chỉ là người phụ chăn. Nếu có bất cứ con chiên nào bị mất thì người chăn chiên chính phải bồi thường, vì ông chủ biểu các đầy tớ đếm số lượng chiên thật chính xác khi bầy gia súc không được khỏe mạnh. KTS 94.2