Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

337/343

Cuộc nổi loạn bất thành

Từ các tường thành Ma-ha-na-im nhìn xuống thấy hết toàn bộ quân đội Áp-sa-lôm đang tiến vào. Một đoàn dân hùng hậu theo hộ tống kẻ nổi loạn, ngược lại, số quân của Đa-vít chỉ bằng bàn tay. Khi dân chúng tấn công đến cổng thành, Đa-vít động viên những người lính trung thành của mình, hối thúc họ đặt lòng tin rằng Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên sẽ cho họ chiến thắng. Giô-áp chỉ huy một đội quân đi ngang qua mặt vua, “Hãy vì cớ ta tha cho chàng trai trẻ Áp-sa-lôm”, người tướng từng chinh phục hàng trăm trận chiến đã ngẩng đầu ngó lơ sang phía khác nhằm lảng tránh lời nhắn gửi cuối cùng của thánh thượng. Còn A-bi-sai và Y-tai thì nghe lệnh. Nhưng lý do vua biện hộ có vẻ như ẩn ý rằng ông yêu quý Áp-sa-lôm hơn những người lính trung thành với ngai vàng của mình, điều đó khiến quân lính càng nổi giận hơn với đứa con bất hiếu này. KTS 376.6

Trận địa xảy ra trong một khu rừng bên sông Giô-đanh (rừng Ép-ra-im). Lạc giữa những bụi rậm và đầm lầy của rừng, vô số người không được huấn luyện của quân đội Áp-sa-lôm trở nên lộn xộn rồi mất kiểm soát. “Đạo quân Y-sơ-ra-ên bị các tôi tớ của Đa-vít đánh bại; thật ấy là một trận thua lớn, trong ngày đó chết mất hai mươi ngàn người”. KTS 376.7

Áp-sa-lôm nhìn thấy trận chiến thất bại nên quay đầu bỏ trốn, đầu hắn bị kẹt giữa những cành chằng chịt của một cây vân hương to. Con la hắn cưỡi đã chạy mất, bỏ mặc hắn bị treo trong tuyệt vọng, làm mồi cho kẻ thù. Một người lính phát hiện nhưng tha cho hắn vì sợ vua không vui lòng, nhưng anh chạy đi thông báo cho Giô-áp biết chuyện vừa thấy. KTS 377.1

Giô-áp không thèm trì hoãn chút nào. Ông đã từng kết bạn với Áp-sa-lôm, đã hai lần giúp hắn hòa giải với Đa-vít, vậy mà hắn đã phản bội lòng tin của ông một cách không biết ngượng. Nếu Giô-áp không giúp cho Áp-sa-lôm, thì cuộc bạo loạn này đã có thể không xảy ra. “Người bèn lấy ba cây giáo đâm vào trái tim của Áp-sa-lôm… Người ta lấy thây Áp-sa-lôm, ném vào trong một cái hố lớn ở giữa rừng, rồi chất đá lên trên người thành một đống lớn”. KTS 377.2