Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn
Hê-li đánh mất cơ hội cuối cùng của mình
Tuy nhiên, Hê-li không thể hiện thái độ ăn năn thật lòng là từ bỏ tội lỗi. Năm này qua năm khác, Đức Chúa Trời cố trì hoãn những cách trừng phạt mà Ngài đã răn đe. Hê-li có rất nhiều cơ hội để bù đắp lại lỗi lầm trong quá khứ, nhưng người thầy tế lễ cao niên vẫn không có hành động sửa sai nào đối với chuyện đã làm nhơ nhuốc đền thờ Chúa và dẫn dắt hàng ngàn người dân Y-sơ-ra-ên hư hỏng. Lòng kiên nhẫn của Chúa dành cho Hóp-ni và Phi-nê-a chỉ làm chúng thêm cứng lòng và trở nên liều lĩnh vi phạm nhiều hơn. KTS 295.1
Hê-li để cho cả nước biết chuyện ông cùng cả gia đình bị cảnh cáo và sẽ bị trừng phạt. Bằng cách này, ông hy vọng sẽ xóa bỏ những ảnh hưởng tội lỗi mà ông đã bất cẩn để xảy ra trong quá khứ, nhưng dân sự không còn quan tâm đến những lời cảnh cáo, giống như các thầy tế lễ đã từng làm. Dân tộc các nước xung quanh cũng trở nên bạo dạn hơn trong chuyện thờ thần tượng và phạm tội. Họ không còn cảm thấy áy náy khi phạm lỗi nữa, họ nghĩ như thể dân Y-sơ-ra-ên đã gìn giữ dùm họ tính trọn vẹn là đủ rồi. Đến một ngày Chúa cần phải can thiệp để duy trì lòng tôn trọng danh Ngài. KTS 295.2
“Lúc bấy giờ, Y-sơ-ra-ên đi ra giao chiến với người Phi-li-tin, và họ đóng trại gần Ê-bên Ê-xe, còn người Phi-li-tin đóng trại tại A-phéc”. Dân Y-sơ-ra-ên đánh bạo cuộc chơi này mà không hề cầu vấn Chúa, không có sự đồng ý của thầy tế lễ thượng phẩm hay nhà tiên tri. “Người Phi-li-tin dàn trận đánh dân Y-sơ-ra-ên. Lúc giao chiến, dân Y-sơ-ra-ên bị người Phi-li-tin đánh bại và giết tại chiến trường khoảng bốn ngàn người”. Tan tác, chán nản, họ buộc phải chạy về trại quân, “các trưởng lão Y-sơ-ra-ên nói: Tại sao ngày nay Đức Giê-hô-va để cho chúng ta bị người Phi-li-tin đánh bại?”. Họ không nhìn thấy chỉ do tội lỗi họ làm mà sự hủy diệt khủng khiếp này mới xảy ra. KTS 295.3
Họ còn nói: “Chúng ta hãy đi thỉnh hòm giao ước của Đức Giê-hô-va từ Si-lô đến đây, để hòm giao ước ở giữa chúng ta và sẽ giải cứu chúng ta khỏi tay kẻ thù”. Chúa không bao giờ phán lời nào, hoặc cho phép đem hòm giao ước vô trận chiến, mặc dù vậy dân Y-sơ-ra-ên tự tin nghĩ là chiến thắng sẽ thuộc về họ nên họ reo hò vang dội khi hai con trai của thầy tế lễ Hê-li mang hòm giao ước vào trại quân. KTS 295.4
Người Phi-li-tin thì coi hòm giao ước như vị thần của dân Y-sơ-ra-ên. Họ nói với nhau: “Tiếng reo hò vang dội trong trại quân Hê-bơ-rơ kia có nghĩa là gì? Khi biết rằng hòm giao ước của Đức Giê-hô-va đã đến trong trại quân thì người Phi-li-tin sợ hãi, vì họ nói rằng: Một vị thần đã đến trong trại quân. Rồi họ kêu lên: Khốn nạn cho chúng ta thay! … Đây là các thần đã trừng phạt người Ai Cập bằng đủ thứ tai họa trong hoang mạc. Hỡi người Phi-li-tin, hãy can đảm lên, hãy tỏ ra là nam nhi! Nếu không, anh em sẽ trở thành nô lệ cho người Hê-bơ-rơ như họ đã từng làm nô lệ cho anh em. Hãy tỏ ra là nam nhi và chiến đấu đi!”. KTS 295.5
Người Phi-li-tin tấn công dữ dội, một kết quả tàn sát thảm hại. Ba mươi ngàn người tử trận trên chiến trường, hòm giao ước của Đức Chúa Trời bị chiếm đoạt. Hai con trai của Hê-li cũng chết trong trận chiến. KTS 295.6
Tai họa khủng khiếp nhất đã xảy đến với dân Y-sơ-ra-ên. Hòm giao ước của Đức Chúa Trời ở trong tay của kẻ thù. Biểu tượng của sự hiện diện vĩnh cửu và quyền năng của Đức Giê-hô-va bị đánh mất. Biểu tượng hiện hữu của Đấng Chí Cao ngự trị trên sự thánh khiết của các nơi thiêng liêng. Nhưng giờ đây nó không mang lại vinh quang nào mà chỉ là lời kêu gào than khóc cho toàn dân Y-sơ-ra-ên. KTS 295.7
Bảng luật pháp Chúa được đặt bên trong hòm giao ước là vật tượng trưng cho sự hiện diện của Ngài, nhưng họ đã tỏ thái độ bất kính quá mức đối với các điều răn và làm Thánh Linh của Đức Chúa Trời đau buồn rời bỏ họ. Khi dân sự không tôn trọng ý muốn của Chúa qua việc gìn giữ luật pháp Ngài, hòm giao ước không thể giúp gì cho họ được nữa, mà trở thành chiếc hộp bình thường. Họ nhìn nó giống cái cách mà những dân tộc thờ thần tượng nhìn lên các vị thần của chúng. Họ đã vi phạm luật pháp đựng bên trong, việc thờ lạy hòm giao ước dẫn đến những hành động đạo đức giả và tôn sùng thần tượng. KTS 296.1