Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn
Môi-se thiếu tin cậy Chúa
Môi-se thể hiện thái độ thiếu tin cậy Chúa. Ông hỏi “Chúng tôi khiến nước phun ra được không?” như thể Chúa sẽ không thực hiện lời hứa. Chúa tuyên bố với hai anh em: “Vì các con không tin Ta để tôn thánh Ta trước mặt dân Y-sơ-ra-ên”. Khi dòng nước không chảy nữa, đoàn dân nổi loạn, lòng tin của họ vào lời hứa của Chúa cũng bị lay động. Thế hệ đầu tiên đã bị kết tội chết trong hoang mạc vì lòng bất tín. Thế hệ tiếp theo có mắc lỗi đó nữa không? KTS 206.4
Quá kiệt sức và chán nản, Môi-se lẫn A-rôn không muốn cố gắng chịu đựng luồng cảm xúc của đám dân nữa. Họ có thể giải thích tình hình cho dân chúng hiểu theo cách nào đó để giúp họ vượt qua thử thách này. Họ có thể ngăn chặn sự phàn nàn trước khi cầu xin Chúa làm gì đó đối với dân. Tiếc thay, chuỗi sự kiện xấu xa đó vẫn có thể bị ngăn chặn được mà! KTS 206.5
Tảng đá, một hình ảnh đại diện của Đấng Christ, đã từng bị đập một lần, cũng như Đấng Christ chỉ cần bị dâng hiến một lần là đủ cả. Lần này, Môi-se chỉ cần nói với tảng đá, cũng như chúng ta chỉ cần cầu xin những ơn phước nhân danh Chúa Giê-su. Hành động đập vào tảng đá lần thứ hai, Môi-se đã phá hủy ý nghĩa tốt đẹp mà Đấng Christ làm đại diện. Hơn nữa, Môi-se phải thừa nhận quyền năng đó chỉ thuộc về một mình Chúa. Hai nhà lãnh đạo của Y-sơ-ra-ên nên tận dụng kinh nghiệm này để gây ấn tượng với dân sự về lòng tôn kính Chúa và củng cố đức tin của họ và quyền năng và sự tốt đẹp của Ngài. Khi họ giận dữ hét lên “Chúng tôi có thể khiến nước từ tảng đá này phun ra cho các người được không?” là họ đã đặt mình vào vị trí của Chúa như thể họ có sẵn quyền lực. Môi-se đánh mất cuộc biểu diễn từ Đấng Giúp đỡ Toàn năng của ông, đánh mất bản thân, làm hư hoại thành tích của mình chỉ vì tính yếu đuối của con người. Một người đàn ông cả đời sống kiên định và vô vị kỷ, cuối cùng lại bị mất tự chủ. KTS 206.6
Lần này, Chúa không phán xét những người chọc tức Môi-se và A-rôn — mọi lời khiển trách đều mắng vào hai nhà lãnh đạo. Môi-se và A-rôn nghĩ rằng dân chúng muốn gây chuyện với họ, nhưng họ đánh mất tầm nhìn rằng thật sự mọi lời phàn nàn không chĩa vào họ mà xoáy vào Chúa. Vì nghĩ đến bản thân nên họ vô tình phạm lỗi, khiến dân chúng có cái nhìn không đúng về họ trước mặt Chúa. KTS 207.1
“Đức Giê-hô-va phán với Môi-se và A-rôn: Vì các con không tin Ta để tôn thánh Ta trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, nên các con không được dẫn hội chúng này vào đất mà Ta đã ban cho họ”. Cả hai phải chết trước khi dân sự vượt sông Giô-đanh. Họ không cố tình hay cố ý phạm tội, họ bị mất tự chủ với một sự cám dỗ bất ngờ, ngay sau đó họ liền ăn năn thật lòng. Chúa chấp nhận tinh thần hối cải của họ, nhưng vì tội của họ gây tổn hại trong vòng dân sự nên Chúa không thể bỏ qua việc trừng phạt. KTS 207.2
Môi-se nói với dân chúng rằng vì ông đã phạm tội không tôn vinh danh Chúa nên ông không được phép dẫn họ vào vùng Đất Hứa. Ông xin họ hãy chú ý đến hình phạt khắt khe mà Chúa đã dành cho ông, rồi suy gẫm Chúa phải xem xét những lời phàn nàn của họ về việc khiển trách một người đàn ông ra sao để rồi trừng phạt tội lỗi mà họ đã phạm. Ông kể với họ ông đã cầu xin Chúa bãi bỏ bản án và Ngài đã từ chối như thế nào. KTS 207.3
Xuyên suốt cuộc hành trình, họ cứ phàn nàn về những khó khăn trên đường đi, Môi-se nói với họ: “Anh em phàn nàn chống lại Chúa. Không phải tôi đâu, mà chính là Chúa, Đấng đã làm việc để giải phóng anh em”. Nhưng những từ buột miệng của ông: “Chúng tôi có thể khiến nước từ tảng đá này phun ra cho các người được không?” hầu như thừa nhận gánh nặng anh em ông mang là đúng. Lỗi của ông khiến họ càng bất tín và bao biện cho những lời phàn nàn. Chúa muốn dẹp bỏ tư tưởng này khỏi tâm trí họ mãi mãi nên cấm Môi-se vào Đất Hứa. Đây là một bằng chứng hiển nhiên rằng Môi-se không phải là lãnh đạo của họ mà chính là Thiên Sứ toàn năng của Chúa như đã nói: “Này, Ta sai một Thiên Sứ đi trước con để gìn giữ con trên đường đi và đưa con vào nơi Ta đã chuẩn bị. Trước mặt Thiên Sứ, hãy cẩn thận và vâng lời Người… vì danh Ta ở trong Người” (Xuất Ê-díp-tô ký 23:20-21). KTS 207.4