Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

177/343

Có nên ném đá những người phá bỏ ngày Sa-bát không?

Nếu không trừng phạt kẻ phạm tội này thì những người khác sẽ bị kích động hành vi phạm tội, như hậu quả tất yếu, mọi người dần dần sẽ chết mất. KTS 204.1

Đám dân ô hợp rời khỏi Ai Cập để theo dân Y-sơ-ra-ên đòi hỏi thờ lạy Đức Chúa Trời có thật và vứt bỏ thần tượng, nhưng họ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều với việc thờ thần tượng và hành động bất kính. Chúng gieo vào trại những chuyện sùng bái thần tượng và cằn nhằn chống Chúa. KTS 204.2

Không lâu sau, có người vi phạm ngày Sa-bát. Chúa cảnh cáo rằng Ngài sẽ tước quyền thừa kế của dân Y-sơ-ra-ên để họ nhận thức ra tâm hồn nổi loạn. Một người trong số họ tức giận với việc không được vào Ca-na-an nên quyết định bày tỏ hành động bất chấp luật pháp Chúa, dám vi phạm điều răn thứ tư cách công khai bằng việc đi ra ngoài trại quân nhặt củi vào ngày Sa-bát. Suốt thời gian đi trong hoang mạc, việc đốt lửa vào ngày thứ bảy là bị cấm. Quy định này không còn tiếp tục ở Ca-na-an, nhưng trong hoang mạc thì việc giữ lửa sưởi ấm là không cần thiết. Đây là quyết định ngoan cố và có chủ tâm phá bỏ điều răn thứ tư, phạm tội ngạo mạn. KTS 204.3

Môi-se trình sự vụ này lên Chúa xét xử, Ngài phán: “Người này phải bị xử tử, cả hội chúng sẽ ném đá nó ngoài trại quân” (Dân số ký 15:35). Tội nói lời phạm thượng và cố ý phá bỏ ngày Sa-bát cũng nhận hình phạt tương tự nhằm lấy lại sự công bằng đối với tội khinh miệt thẩm quyền của Chúa. KTS 204.4

Một số người không giữ ngày Sa-bát như người Do Thái này làm, nếu như họ vẫn cứ tiếp tục thì hình phạt cuối cùng phải áp dụng là xử tử vì ý muốn xúc phạm của nó. Nhưng tội phỉ báng cũng nhận hình phạt giống tội phá bỏ ngày Sa-bát. Mặc dù thời đại này Chúa không trừng phạt tội vi phạm luật pháp Ngài bằng những hình phạt ở trên đất, nhưng bản án xử tử cuối cùng là số phận dành cho những ai vi phạm luật pháp thiêng liêng của Ngài. KTS 204.5

Suốt bốn mươi năm trong đồng vắng, dân sự được nhắc nhở việc giữ ngày Sa-bát bằng phép lạ của việc rơi bánh ma-na. Tuy nhiên, Chúa cũng bày tỏ qua các tiên tri Ngài: “Họ vi phạm nghiêm trọng các ngày Sa-bát Ta” (Ê-xê-chi-ên 20:13-24). Đây là một trong danh sách các lý do khiến thế hệ đầu tiên không được phép vào Đất Hứa. KTS 204.6

Đến khoảng thời gian trong hoang mạc kết thúc, “dân sự dừng lại tại Ca-đét” (Dân số ký 20:1). Mi-ri-am chết và được chôn tại đó. Số phận của hàng triệu người ra khỏi Ai cập mang theo những hy vọng cao xa là cảm giác vui mừng bên bờ Biển Đỏ dẫn đến mồ chôn trong hoang mạc chấm dứt cuộc đời lang bạt dài đằng đẵng. Tội lỗi đã hất mạnh chén ân phước ra khỏi môi miệng họ. Liệu thế hệ nối tiếp có rút kinh nghiệm từ bài học này không? KTS 204.7