TIẾNG GỌI TỪ THIÊN QUỐC
CHƯƠNG 5—KHI LÀM MỌI VIỆC ĐÚNG CŨNG CHƯA ĐỦ
Có một người đến hỏi Chúa Giê-su: “Thưa Thầy, con phải làm việc lành nào để được sự sống đời đời?” Ngài đáp: “Tại sao con hỏi Ta về việc lành? Chỉ có một Đấng lành mà thôi. Nếu muốn được sự sống đời đời hãy giữ các điều răn”. Người đó lại hỏi: “Những điều răn nào?” Chúa Giê-su đáp: “Đừng giết người, đừng ngoại tình, đừng trộm cắp, đừng làm chứng dối. Hãy hiếu kính cha mẹ và yêu thương người lân cận như mình”. Chàng thanh niên ấy thưa: “Con đã giữ tất cả các điều răn này, còn thiếu điều nào cho con nữa?” Chúa Giê-su bảo: “Nếu con muốn được trọn vẹn, hãy đi bán hết gia tài, đem bố thí cho người nghèo nàn, thì con sẽ có kho báu ở trên trời, rồi hãy đến mà theo Ta” (Ma-thi-ơ 19:16-22). TTQ 18.1
Chàng thanh niên này sở hữu tất cả những gì mà nhiều người cùng trang lứa mong muốn — danh vọng và giàu sang. Ngày nọ, khi nhìn thấy cử chỉ dịu dàng và sự trìu mến Chúa Giê-su dành cho đám trẻ con, lòng anh dâng lên niềm khao khát được làm môn đồ của Chúa. Suy nghĩ ấy hối thúc đến nỗi chàng phải chạy theo sau Chúa Giê-su, quỳ xuống và thành khẩn hỏi vấn đề quan trọng nhất trong cuộc đời: “Thưa Thầy, con phải làm việc lành nào để được sự sống đời đời?”. TTQ 18.2
Chúa Giê-su trả lời bằng một thử thách thăm dò ý nghĩ của chàng trai. Ngài đáp: “Chỉ có Chúa là nhân lành, vậy tại sao con hỏi Ta về việc lành?”. TTQ 18.3
Chàng trai trẻ hiển nhiên sống một “đời sống tốt lành”. Anh thuyết phục rằng anh đã “cư xử như vậy” trong đời sống hàng ngày lẫn trong tâm linh của mình. Tuy nhiên, làm tất cả những điều ấy anh vẫn cảm thấy có gì đó đang bị mất đi. Anh chứng kiến Chúa Giê-su ban ơn cho những đứa trẻ nên mong muốn Chúa Giê-su cũng ban ân phúc cho mình nữa. TTQ 18.4
Để trả lời câu hỏi, Chúa Giê-su bảo chàng thanh niên hãy giữ luật pháp và trưng dẫn một vài điều răn có liên hệ với những mối giao tiếp cá nhân. Người trai trẻ giàu có mạnh dạn trả lời rằng anh đã giữ trọn vẹn tất cả từ thời niên thiếu. Sau đó, anh hỏi tiếp một câu sâu sắc hơn “Còn thiếu điều gì nữa?”. Chúa Giê-su nhìn vào gương mặt anh, Ngài nhận biết cuộc đời và tính nết của anh. Ngài yêu thương chàng trai đang quỳ dưới chân mình và muốn ban cho anh sự thanh thản mà lòng anh khao khát. Vì vậy Ngài nói: “Còn thiếu một điều thôi. Hãy đi bán hết gia tài, đem bố thí cho người nghèo nàn thì con sẽ có kho báu ở trên trời. Rồi hãy đến mà theo Ta”. TTQ 18.5
Chúa Giê-su muốn chàng thanh niên này là một trong số các môn đồ của Ngài. Ngài biết chàng thanh niên có thể trở thành một ảnh hưởng mạnh mẽ cho tin lành. Anh có nhiều phẩm chất tốt đẹp và năng lực giỏi. Chúa Giê-su muốn cho anh cơ hội để phát triển một phẩm chất phản chiếu hình ảnh của Chúa. TTQ 18.6
Nếu chàng thanh niên kết hợp với Chúa Giê-su, anh sẽ có được uy quyền rất lớn để làm việc lành. Nếu anh quyết định trở thành môn đồ, cuộc đời của anh sẽ khác biệt biết bao! TTQ 18.7
Anh có thể điều khiển cuộc đời mình theo những gì anh muốn. Nhưng vẫn có một điều bị mất đi, chỉ một điều thôi! Đó là bán và phân phát sự giàu có quá nhiều của anh rồi theo Chúa Giê-su để hoàn chỉnh một điểm yếu đó. Hành động ấy sẽ trút bỏ đi tính tư lợi trong cuộc đời anh và đổ đầy lại bằng tình yêu thương của Chúa. Chúa Giê-su yêu cầu anh đưa ra một lựa chọn giữa sự giàu có nơi thế gian và sự chắc chắn ở trên trời. TTQ 19.1
Theo Chúa Giê-su nghĩa là anh chấp nhận sống cuộc đời khổ hạnh. Bằng tấm lòng tha thiết quan tâm, Chúa Giê-su nhìn anh cân nhắc lời yêu cầu. Với sự hiểu biết sâu rộng, chàng trai trẻ giàu có và quyền lực này hiểu rõ những gì anh nói ra, nhưng chúng làm cho anh buồn bã. Giả sử như anh cảm nhận được lợi ích thiết thực từ món quà của Chúa Giê-su ban cho thì anh sẽ trở thành môn đồ Ngài. Thay vì vậy, anh lại ngẫm nghĩ về những gì anh sắp bị mất đi. TTQ 19.2
Chàng thanh niên quỳ trước Chúa Giê-su giữ chức vụ như một thành viên danh dự của Hội đồng Do Thái, nên Sa-tan đã xúi giục anh nghĩ đến việc mơ tưởng một viễn cảnh tương xứng với địa vị xã hội cao anh đang có. Chắc chắn là chàng thanh niên này rất ham thích kho báu tinh thần mà Chúa Giê-su ban cho. Nhưng anh cũng muốn những lợi thế từ sự giàu có của mình. Đúng vậy, anh mơ ước sự sống đời đời. Nhưng anh không muốn hy sinh tất cả. Cuối cùng, sau một hồi đắn đo suy nghĩ kỹ càng, anh buồn bã bước đi. Giá trị của sự sống đời đời dường như quá cao xa. TTQ 19.3
Chàng thanh niên trẻ tuổi giàu có và quyền lực này trở thành một nhân chứng cho kiểu người tự lừa dối bản thân. Mặc dù anh nói như vậy, nhưng anh đã không giữ tất cả các điều răn. Anh đã có một thần tượng mà anh tôn thờ - đó là sự giàu sang. Anh yêu quý của cải mà anh có nhiều hơn yêu Chúa, anh thích những món quà hơn Người cho quà. TTQ 19.4
Ngày nay, nhiều người cũng đối diện với sự lựa chọn tương tự. Họ cân nhắc những đòi hỏi tranh đua giữa thế giới tâm linh và thế giới vật chất. Giống như chàng trai trẻ giàu có kia, họ quay lưng lại với Chúa Giê-su và nói rằng: “Con không thể hầu việc Ngài”. TTQ 19.5
Phải chi anh có thể nhìn xa trông rộng hơn về một cuộc đời biết gìn giữ luật pháp của tình yêu mà Chúa Giê-su dâng tặng thì cuộc đời anh đã khác đi. TTQ 19.6
Người trai trẻ giàu có kia đã được cho rất nhiều vì vậy anh có thể cư xử hào phóng. Thời đại này cũng vậy. Chúa ban cho chúng ta năng lực và cơ hội để làm việc cùng Ngài là giúp đỡ người nghèo khó, đau khổ. Mỗi khi chúng ta sử dụng món quà theo cách này là chúng ta hợp tác với Chúa trong việc tìm kiếm người về cho Đấng Christ. Những ai thích thú với địa vị cao trọng và sự đảm bảo chắc chắn vấn đề tài chính sẽ có thể nghĩ rằng cái giá phải trả để theo Chúa Giê-su là quá lớn. Nhưng ý muốn nói ở đây chính là tấm lòng tự nguyện phục vụ của những ai đi theo Ngài. Thông thường, khi dùng ngôn ngữ diễn đạt sự thật này nghe có vẻ như là đòi hỏi khắt khe, nhưng Chúa không còn cách nào khác để cứu vớt chúng ta ngoại trừ chia cách chúng ta ra khỏi những thứ sẽ hủy hoại chúng ta lúc cuối cùng. TTQ 19.7
Chúa Giê-su kêu gọi người đàn ông giàu có khác vào công việc phục vụ của Ngài, là người mà dám bỏ tất cả, đánh đổi việc kinh doanh nhiều lợi nhuận để nhận lấy nghèo khó và khổ nhọc. TTQ 19.8
Không ai như “người thu thuế”. Không phải ngày nay cũng không riêng thời đại của Chúa Giê-su ở Palestine, những người làm cho chính quyền là những người bị chửi rủa nhiều nhất. Không chỉ vì họ thu thuế (một sự nhắc nhở đau lòng cho dân Do Thái về sự xâm chiếm của người La Mã) mà còn vì họ là những kẻ bất lương. Họ tự làm giàu cho mình thông qua việc tự đặt thêm các loại tiền thuế. Khi một người Do Thái làm nghề thu thuế cho La Mã, ông ta bị xem như là phần tử xấu xa nhất của xã hội. TTQ 19.9
Ma-thi-ơ là một trong những kẻ tham nhũng bị căm ghét. Nhưng một ngày nọ mọi thứ thay đổi. Sau khi kêu gọi hai anh em Phi-e-rơ và Anh-rê bên bờ biển Ga-li-lê, rồi đến Gia-cơ và Giăng, Chúa Giê-su kêu gọi Ma-thi-ơ làm môn đồ Ngài. Trong khi những người khác xét đoán Ma-thi-ơ qua nghề nghiệp của ông thì Chúa Giê-su đọc được tấm lòng của ông và nhận ra nó đang rộng mở. Ma-thi-ơ từng nghe Chúa Giê-su nói và muốn xin giúp đỡ, nhưng ông tự nghĩ với tội lỗi của mình liệu người Thầy uy quyền này có bao giờ để ý đến ông không. TTQ 20.1
Ngày nọ, đang ngồi bên bàn thu thuế, ông nhìn thấy Chúa Giê-su đi đến gần. Vài giây sau, ông vô cùng ngạc nhiên khi nghe Chúa Giê-su nói: “Hãy theo Ta”. Ma-thi-ơ đứng dậy khỏi bàn, bỏ mặc hết mọi thứ, quay đi và chạy theo Chúa Giê-su. Ông không do dự, không thắc mắc, không đợi vài giây suy nghĩ về cái nghề dễ kiếm tiền hay cuộc sống nghèo khó mà ông sẽ gánh chịu nếu chấp nhận thay đổi. Với Ma-thi-ơ, mọi thứ sẽ là quá đủ nếu được kề bên Chúa Giê-su, lắng nghe lời Ngài và làm việc cùng Ngài. TTQ 20.2
Cũng cùng một cách như vậy với những người anh em Chúa Giê-su kêu gọi. Phi-e-rơ và Anh-rê nghe tiếng gọi liền bỏ lưới bên bờ biển, bỏ luôn thuyền đánh cá để đi theo Chúa. Họ không thắc mắc họ sẽ sống ra sao và chu cấp cho gia đình bằng cách nào. Nghe tiếng gọi làm môn đồ của Ngài, họ nhận ra lời Ngài quá sức lôi cuốn để họ ra quyết định thay đổi hoặc trì hoãn. Đơn giản họ chỉ vâng theo tiếng gọi và gia nhập với Chúa Giê-su. TTQ 20.3
Tin tức về hành động của Ma-thi-ơ đã tạo nên sự quan tâm cho toàn thành phố. Bằng tính nhiệt huyết của một môn đồ mới, Ma-thi-ơ gặt hái vụ mùa bội thu từ việc tác động tới những bạn đồng nghiệp trước kia. Vì vậy, ông tổ chức một bữa tiệc ở nhà mình để mời họ hàng và bạn bè. Những người bạn này không chỉ bao gồm những người thu thuế mà còn nhiều người thuộc hạng “nổi tiếng đa nghi”, những người nên tránh xa vì tính họ quá dè dặt với hàng xóm. TTQ 20.4
Nhưng Chúa Giê-su không ngại nhận lời mời dự bữa tiệc, mặc dù Ngài biết sự hiện diện của Ngài sẽ làm những nhà lãnh đạo Do Thái bực mình và đặt Ngài ở vị trí nghi ngờ trong con mắt của nhiều người khác. Chúa Giê-su vui vẻ nhận lời dự tiệc ở nơi mà Ma-thi-ơ xếp đặt Ngài ngồi đầu bàn còn xung quanh là những người thu thuế không lương thiện. TTQ 20.5
Trong suốt bữa tiệc, một vài thầy thông giáo cố gắng đâm thọt các môn đồ mới theo Chúa chống lại người Thầy của họ bằng cách hỏi xoáy: “Tại sao Thầy của các ngươi lại ăn uống chung với người thu thuế và kẻ có tội vậy?”. Chúa Giê-su thoáng nghe câu hỏi, không đợi môn đồ trả lời, Ngài thách thức các thầy thông giáo bằng cách đáp trả này: “Chẳng phải kẻ mạnh khỏe cần thầy thuốc đâu, nhưng là kẻ có bệnh; Ta chẳng phải đến gọi người công bình, nhưng gọi kẻ có tội để họ ăn năn”. TTQ 20.6
Những người Pha-ri-si đòi hỏi tâm hồn hoàn hảo mà không cần đến bác sĩ tâm linh. Họ coi những người thu thuế và người ngoại là kẻ bị chết mất tâm linh. Vì vậy Chúa Giê-su đương đầu với các nhà lãnh đạo tôn giáo này bằng một sự thật hiển nhiên: Tại sao Ngài không kết giao với những người thật sự cần Ngài giúp đỡ? TTQ 20.7
Tôn giáo hợp pháp có thể không bao giờ lôi kéo ai đến với Chúa Giê-su. Điều ấy trống rỗng tình yêu thương! Thật đáng kinh tởm cho một tâm hồn tự bào chữa bằng động cơ kiêng ăn và cầu nguyện. Thậm chí những công việc phục vụ tín ngưỡng cách trang nghiêm, những lễ nghi tôn giáo, “tự làm bẽ mặt” trước công chúng, hay những sự hy sinh gây xúc động với ý định biểu diễn rằng cá nhân con người đó “được quyền” vào thiên đàng đều cũng hoàn toàn là quỷ kế. Chúng ta không thể mua sự cứu rỗi bằng bất cứ cách gì. TTQ 21.1
Trong bản liệt kê cuối cùng, điều ấy chỉ có thể khi chúng ta từ bỏ bản ngã để trở thành một tín đồ, một môn đồ, một sứ đồ của Chúa Giê-su. Chàng trai trẻ giàu có kia không thể đem bản thân mình ra thử điều đó. Nhưng Ma-thi-ơ đã làm. Người này đưa ra lựa chọn đúng đắn, người kia thì không. Ma-thi-ơ được biến đổi và nhận lấy một cuộc sống phục vụ đầy niềm vui. Người kia tiếp tục một cuộc đời có thanh thế của nhân loại, giàu có và trống rỗng. Người này tìm thấy sự sống đời đời, người kia đánh mất nó. Khi chúng ta từ bỏ bản ngã, Chúa sẽ hà sinh khí cho chúng ta một cuộc sống mới. Chỉ “những bình mới” có thể chứa được “rượu mới” cho một đời sống đổi mới trong Đấng Christ. TTQ 21.2