Ngày hy Vọng
Ngày hy Vọng
Chương 1—Tại sao lại có sự đau khổ?
Nhiéu người nhìn thấy công việc của điếu ác, với tai ương và sự tàn phá của nó, rói chát vấn tại sao những điểu này lại có thế tồn tại dưới sự cai quản của Đấng có sự khôn ngoan, quyén năng và tình yêu vô đối. Những ai vản hay nghi ngờ đã chộp láy điéu này như một cách để biện hộ cho việc từ chối những lời của Thánh Kinh. Phong tục, truyền thống và sự giải nghĩa sai lạc đã làm mờ đi sự dạy dỗ của Kinh Thánh vé bản tánh của Đức Chúa Trời, bản chất chính quyén của Ngài và những nguyên tắc mà Ngài sẽ xử lí tội lỗi. NhV 5.1
Không thể nào giải thích được nguồn gốc của tội lỗi cũng như đưa ra lí do về sự hiện hữu của nó. Thế nhưng, nguồn gốc và hướng giải quyết cuối cùng vể tội lỗi nhằm bày tỏ sự công bình và lòng bác ái của Đức Chúa Trời thì có thể hiểu đầy đủ. Đức Chúa Trời không có trách nhiệm gì vể tội lỗi; không phải vi sự rút lại ân điển thiêng liêng một cách tùy hứng hay sự khiếm khuyết trong chính quyền thiêng liêng mà đã tạo cơ hội cho sự nồi loạn. Sự xâm nhập của tội lỗi không thể lí giải được. Biện hộ cho nó tức là bào chữa cho nó. Nếu tìm được lời biện hộ, thì nó sẽ không còn là tội lỗi nữa. Tội lỗi là công việc của một nguyên lí chống lại luật pháp của tình yêu thương vốn là nền tảng của chính quyển thiêng liêng. NhV 6.1
Trước khi tội lỗi xuất hiện, xuyên khắp vũ trụ là sự vui mừng và bình an. Tình yêu thương dành cho Đức Chúa Trời là tối cao, tình yêu thương lẫn nhau là vô điểu kiện. Đấng Christ—Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời—là một với Cha đời đời trong bản chất, trong bản tánh và trong mục đích—Đấng duy nhất có thể bước vào mọi hội nghị và mục đích của Đức Chúa Trời. “Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời ... hoặc ngôi vua, hoặc quyển cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cẩm quyển”. Cô-lô-se 1:16. Luật pháp của tinh yêu thương là nển tảng cho chính quyển của Đức Chúa Trời, hạnh phúc của mọi loài thọ tạo đều phụ thuộc vào sự hòa hợp của họ với những nguyên tắc của sự công bình. Đức Chúa Trời không vui khi lòng trung thành bị miên cưỡng, nên Ngài đã ban cho tất cả sự tự do lựa chọn, để họ có thể phục vụ Ngài tự nguyện. NhV 6.2
Nhưng có một kẻ đã chọn để phá hủy sự tự do này. Tội lỗi có nguổn gổc từ kẻ ấy, là người đã được Đức Chúa Trời ban cho địa vị cao trọng, chỉ kế sau Đấng Christ. Trước khi bị sa ngã, Lucifer là một trong những chê-ru-bin đầu tiên, thánh khiết và tinh sạch. “Chúa Giê-hô-va phán như vẩy: Ngươi gổm đủ tất cả, đẩy sự khôn ngoan, tổt đẹp trọn vẹn. Ngươi vổn ở trong Ê-đen, là vườn của Đức Chúa Trời. Ngươi đã có đầy mình mọi thứ ngọc báu . . . Ngươi là một chê-ru- bin được xức dẩu đương che phủ; Ta đã lập ngươi lên trên hòn núi thánh của Đức Chúa Trời; ngươi đã đi dạo giữa các hòn ngọc sáng như lửa. Đường lổi ngươi trọn vẹn từ ngày ngươi được dựng nên, cho đến lúc thấy sự gian ác trong ngươi. Lòng ngươi đã kiêu ngạo vì sự đẹp ngươi, và sự vinh hiển của ngươi làm cho ngươi làm hư khôn ngoan mình”. “Vì lòng ngươi tự cao lên bằng lòng Đức Chúa Trời”. “Ngươi vẫn bụng bảo dạ rằng: Ta sẽ lên trời, sẽ nhắc ngai ta lên trên các ngôi sao Đức Chúa Trời. Ta sẽ ngồi trên núi hội về cuổi cùng phương Bắc. Ta sẽ lên trên cao những đám mầy, làm ra mình bằng Đấng Rất Cao”. Ê-xê-chi-ên 28:12-17; 28:6; Ê-sai: 14:13; 14. NhV 7.1
Khao khát có được sự tôn trọng mà Đức Chúa Cha dành cho Con Ngài; vị thiên sứ trưởng này luôn mong muổn chiếm được quyền lực mà chỉ có một mình Đấng Christ có được đặc quyền cẩm giữ. Một dấu vết của sự bất hòa giờ đây đã làm hoen ố hòa khí của thiên đàng. Sự tự để cao bản ngã của Sa-tan đả khơi dậy những tư tưởng xấu trong tâm trí của những thiên sứ khác, dù rằng trước đó đối với họ sự vinh hiển của Đức Chúa Trời là tối thượng. Con của Đức Chúa Trời bày tỏ trước mắt Sa-tan sự tốt lành và công bình của Đấng Tạo Hóa cũng như bản tính thánh khiết, thiêng liêng của luật pháp Ngài. Khi đi sai lạc khỏi luật pháp ấy, Lucifer chẳng những không tôn trọng Đấng Tạo nên nó mà còn tự hủy diệt chính bản thân mình. Nhưng sự cảnh báo của Đấng Christ chỉ khơi dậy sự kháng cự lại. Lucifer đã để cho sự ghen tuông của nó với Đấng Christ chiếm ưu thế. NhV 7.2
Sự kiêu ngạo đã nuôi dưỡng khát vọng để trở nên tối thượng. Những ṣự tôn trọng cao quý đã được ban cho Lucifer trước đó cũng không làm cho nó cảm kích Đấng Tạo Hóa mình. Nó đòi hỏi phải được ngang bằng với Đức Chúa Trời. Thế nhưng Con của Đức Chúa Trời lại được công nhận là Đấng Tối Cao trên trời, là Đấng có mọi quyển lực, mọi sức mạnh như Đức Chúa Cha. Trong tất cả mọi hội nghị của Đức Chúa Trời, Đấng Christ luôn được tham dự, nhưng Lucifer lại không được phép cùng tham gia trong các kế hoạch chủ định của thiên đàng. “Tại sao” vị thiên sứ mạnh mẽ này tự hỏi, “Đấng Christ lại được trở nên tối thượng? Tại sao Ngài được đặt tôn quý, cao trọng hơn Lucifer?” NhV 8.1
Rời khỏi vị trí của nó trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, Lucifer đi ra để loan truyền sự bất mãn trong vòng các thiên sứ. Với sự kín đáo thâm hiểm, che đậy mục đích thật sự của nó trong vẻ bể ngoài tôn kính Đức Chúa Trời, nó nỗ lực để kích động sự không hài lòng vể những luật pháp đang chi phối những cư dân trên thiên đàng, kín đáo gợi ý rằng những luật pháp ấy áp đặt những ràng buộc không cẩn thiết. NhV 9.1
Sa-tan xúi giục các thiên sứ nên nghe theo tiếng gọi của ý chí mình vì nó nói rằng bản tánh của thiên sứ là thánh thiện, nên ý chí của họ dù thê nào cũng là thánh thiện. Sa-tan cho rằng Đức Chúa Trời đối xử với nó thật không công bằng trong việc ban cho Đấng Christ quyển năng và sự tôn trọng tối thượng. Nó tự xưng nhận rằng không phải nó đang muốn tự để cao bản ngã của chính nó, mà là nó đang tìm sự tự do cho tất cả các dân cư trên thiên đàng, hầu cho họ củng được tôn quý cao trọng hơn. NhV 9.2
Đức Chúa Trời rất kiên nhẫn với Lucifer. Ngài không giáng chức nó khỏi vị trí cao trọng ngay cả khi nó bắt đầu đưa ra những lời tuyên bố sai trái trước các vị thiên sứ khác. Hết lần này đến lần khác, nó đã được ban cho cơ hội để được tha thứ nếu chịu ăn năn và quy phục. Những nỗ lực như vậy chỉ có thể xuất phát từ một tình yêu vô biên và với mục đích duy nhất là để cho nó nhận thức được lỗi lẩm của mình. Trước đó trên thiên đàng sự bất mãn chưa bao giờ được biết đến. Ngay cả bản thân Lucifer ngay từ đầu củng không hiểu được bản chất thật sự của những cảm xúc trong lòng nó. Khi sự không thỏa lòng được chứng minh là vô lý, Lucifer nhận thức được rằng luật pháp của thiên đàng là đúng và công bằng, và rằng nó sẽ phải thừa nhận tất cả những điểu này trước mặt toàn thế các thần dân thiên đàng. Nếu như Lucifer làm điểu này, thì nó đã có thể cứu lấy chính mình và nhiều thiên sứ khác nữa. Nếu như nó sẵn sàng quay trở lại cùng Đức Chúa Trời, bằng lòng với vị trí được chỉ định cho nó, thì nó đã được phục hồi lại chức vụ của mình. Nhưng tính tự phụ đã ngăn cản nó quy phục. Nó khăng khăng rằng mình không cần phải ăn năn, và dốc hết tâm sức trong trận chiến lớn chổng lại Đấng Tạo Dựng nên nó. NhV 9.3
Tất cả mọi sức mạnh của ý chí nó giờ đây có xu hướng dổi lừa nhằm mục đích có thể chiêm lấy lòng cảm thông của các thiên sứ. Sa-tan giải bày rằng nó đã bị xét đoán oan uổng, và sự tự do của nó đã bị tước đi bớt. Sa-tan xuyên tạc, bóp méo những lời của Đấng Christ, và đã chuyển thành những lời nói dối; những niềm tin sai lầm, cáo buộc rằng chính Con Đức Chúa Trời đã làm bẽ mặt nó trước mặt các dân cư trên thiên đàng. NhV 10.1
Sa-tan buộc tội tất cả những ai mà nó không thể lôi kéo vể phía mình là lãnh đạm, thờ ơ trước những mối quan tâm của các dần cư khác trên thiên đàng. Nó lập lên những mứu kế để xuyên tạc Đấng Tạo Hóa. Chính sách của nó chính là làm cho các thiên sứ bối rối, hoang mang bằng cách xảo quyệt tạo ra những sự tranh cãi trong vòng các thiên sứ vể những kế hoạch, mục đích của Đức Chúa Trời. Mọi chuyện thật đơn giản, nhưng nó đã che dấu làm ra vè bí ần, và với những sự xuyên tạc quỷ quyệt của nó, nó đã gieo rắc sự nghi ngờ ngay trong những câu nói rõ ràng nhất, đơn giản nhất của Đức Chúa Trời. Chức vụ cao trọng của nó đã giúp nó có những ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trong việc xuyên tạc, lừa dối. Nhiều thiên sứ đã bị thuyết phục cùng đi theo nó trong sự nổi loạn. NhV 10.2