Cẩu CHUYỆN Cứu CHUỘC (Quyến 2)

58/103

47—LUTHER YÀ PHONG TRÀO CẢI CÁCH YĨ ĐẬI

Martin Luther đứng đầu trong những người được cho là dân dắt hội thánh từ sự tối tăm của chế độ tổn giáo sang sự sáng của đức tin thánh khiết hơn. Luther là người của thời đại ông, sô't sắng, nồng nhiệt, và tận tâm, không sợ gì nhưng lại kính sợ Đức Chúa Trời, và không thừa nhộn nền tảng đức tin tôn giáo nào nhưng lại thừa nhận Kinh thánh; Đức Chúa Trời hoàn thành công việc vĩ đại cho sự phục hưng hội thánh và khai sáng thế gian thông qua ông. CC 137.1

Luther phát hiện ra quyển Kinh Thánh bàng tiếng La tinh trong một ngày đang tìm sách ở thư viện của trường đại học. Trước đây ông đã được nghe những đoạn sách Phúc âm và Thư của sứ đồ ở buổi thờ phượng chung, và ông nghĩ ràng đó toàn bộ là Lời của Đức Chúa Trời. Lúc bấy giờ là lân đầu tiên ông xem qua quyển Kinh Thánh. Ông lật qua những trang sách thiêng liêng với sự sợ hãi và kinh ngạc hòa lẫn vào nhau; tim ông độp nhanh và mạnh khi ông tự mình đọc nhửng lời của sự sống, ông ngập ngừng lúc đó và rồi kêu lên rằng, “Ôi, nếu chi Đức Chúa Trời sẽ ban cho tôi quyển sách như thế cho chính mình!” Các thiên sứ của thiên đàng ở kề bên ông, và những tia sáng từ ngai Đức Chúa Trời bộc lộ cho ông biết về những kho báu của lẽ thật, ông đã từng sợ hãi để xúc phgm Đức Chúa Trời, nhưng giờ đây sự nhận thức sâu sắc của ông về thân phộn mình như một tội nhân đè nặng lên ông như chưa hề có trước đây. Một khát vọng nhiệt thành để được giải thoát khỏi tội lồi và tìm thấy sự bình an trong Đức Chúa Trời cuối cùng dẫn dắt ông vào tu viện và hiến dâng mình cho đời sống của người tu sĩ. CC 137.2

Ông dùng những lúc rảnh rồi khi đã làm xong bổn phận hằng ngày của mình cho việc học, ông không ngủ, và thậm chí bỏ cả thời gian dành cho các bữa ăn khiêm tốn của mình. Ông thích thú học hỏi Lời của Đức Chúa Trời hơn cả mọi điều khác. Ông đã tìm thấy một quyển Kinh Thánh được buộc chặt vào bức tường của tu viện, mà ông thường sửa chữa. CC 138.1

Luther được thụ phong làm linh mục, và được tu viện mời làm giảng sư ở trường đại học Wittenberg. ở đây ông tự mình học hỏi Kinh Thánh bàng những ngôn ngử gốc. Ông bắt đầu giảng dạy dựa trên Kinh Thánh; và các sách Thi-thiên, Phúc-âm, và Thư tín của các sứ đồ được mở ra cho sự hiểu biết của quần chúng vui mừng lắng nghe. Ông thật giỏi về Kinh Thánh, và ân điển Chúa ngự trên ông. Tài hùng biện của ông làm say mê những người nghe, khả năng và sự rõ ràng mà ông bày tỏ về lẽ thật thuyết phục sự hiểu biết họ, và sự nhiệt tình sâu sắc của ông chạm vào lòng họ. CC 138.2