Cẩu CHUYỆN Cứu CHUỘC (Quyến 2)

51/103

45—SỰ MẦU NHIỆM CỦA ĐIỂU BỘI NGHỊCH

Trong bức thư thứ hai gửi cho người Tê-sa-lỏni-ca, sứ đồ Phao-lô báo trước sự bội đạo lớn mà hậu quả là sự thiết lập quyền lực của nhà lãnh đạo tôn giáo. Ông cho rằng ngày của Đấng Christ sẽ không đến, “vì phải có sự bỏ đạo đến trước, và có người tội ác, con của sự hư mất hiện ra, tức là kẻ đối địch, tôn mình lên trên mọi sự mà người ta xưng là Đức Chúa Trời hoặc người ta thờ lạy, rất đỗi ngồi trong đền Đức Chúa Trời, chính mình tự xưng là Đức Chúa Trời”. Và hơn thế nữa, vị sứ đồ cảnh báo anh em mình rằng, “sự mầu nhiệm của điều bội nghịch đương hành động rồi”. 2 Tê-sa-lôni-ca 2:3, 4, 7. “Hãy hiểu rõ điều ta nói cho con, và chính Chúa sẽ ban sự khôn ngoan cho con trong mọi việc”. Thậm chí ông nhìn thấy những lỗi lầm mà sẽ sửa soạn đường lối cho sự phát triển của chế độ theo nhà lãnh đạo tôn giáo, lẻn vào hội thánh trong thời kỳ ban đầu. CC 118.1

Sự mầu nhiệm của điều bội nghịch tiến triển công việc lừa dối và phạm thượng từng chút một, thoạt đầu là lén lút và im lặng rồi mở rộng hơn khi nó tăng thêm sức mạnh và kiểm soát được tâm trí con người. Hầu hết các tục lệ của ngoại giáo tìm cách vào trong hội thánh Cơ Đốc mà không thể nhộn thấy được. Những sự bắt bớ hung tợn mà ngoại giáo gây ra cho hội thánh ngăn trở tinh thần thỏa hiệp và hòa hợp trong khoảng thời gian. Nhưng khi sự bắt bớ dừng lại, đạo Cơ Đốc vào các tòa công luận và cung điện vua, thì đạo này bỏ đi đức tính đơn sơ khiêm tốn của Đấng Christ và các sứ đồ Ngài thế bằng sự phô trương vô nghĩa và kiêu hãnh của các thầy tế lễ và kẻ cai trị ngoại giáo; và đạo Cơ Đốc này thay thế nhửng quy luật của Đức Chúa Trời bằng các tục lệ và học thuyết của con người, sự cải đạo không thực của vua Constantine trong giai đoạn đầu của thế kỷ thứ tư tạo nên sự vui mừng lớn; và thế gian được mặc áo của sự công bình, bước vào hội thánh. Giờ đây việc hủy hoại tiến hành cách nhanh chóng. Ngoại giáo, trong khi xem ra là để bị đánh bại, lại trở thành người chiến thắng. Ý định của đạo ngoại là kiểm soát hội thánh. Các giáo lý, lễ nghi và sự mê tín của ngoại giáo được kết hợp trong đức tin và sự thờ phượng của những tín đồ tự xưng là Cơ Đốc nhân. CC 118.2

Sự thỏa hiệp giữa đạo ngoại và đạo Cơ Đốc đưa đến sự phát triển của tội lỗi con người được báo trước bởi lời tiên tri như là kẻ đối nghịch và tôn mình lên trên Chúa. Hệ thống khổng lồ của tôn giáo sai lầm là một kiệt tác về quyền phép của Sa-tan - một chiến công của sự nỗ lực nó để đặt chính mình ngồi trên ngai cai trị thế gian theo ý định nó. CC 119.1

Để bảo vệ những lợi ích và danh vọng thế tục, hội thánh được dẫn dắt để tìm kiếm sự ủng hộ và trợ giúp của những người cao trọng ở thế gian mà đang chối bỏ Đâ'ng Christ, hội thánh bị xui khiến để giao nộp lòng trung thành cho đại diện của Sa-tan - người của La Mã. CC 119.2

Đó là một trong những giáo lý quan trọng của Công giáo La Mã mà đức giáo hoàng là người đứng đầu hữu hình của hội thánh Đấng Christ toàn cầu, có quyền hạn tối cao trên cả các giám mục và mục sư ở mọi nơi trên thê’ giới. Hơn thế nữa, đức giáo hoàng đã nhận hết tước vị thực sự của Đức Chúa Trời. CC 120.1

Sa-tan biết rõ rằng Kinh Thánh sẽ làm cho con người có thể phân biệt được sự dối trá của nó và chống Iại quyền phép nó. Thậm chí Đấng Cứu Thế của thế gian đã kháng cự các cuộc tấn công của nó bởi vì Lời của Đức Chúa Trời. Đấng Christ bày tỏ cái khiên của lẽ thật vĩnh hằng trong mỗi cuộc tấn công, rằng, “có lời chép”. Nó chống lại sự khôn ngoan và quyền phép của Lời Đức Chúa Trời trước mỗi kiến nghị của đối phương. Để duy trì sự thống trị của nó với con người và thiết lộp quyền hạn của vị giáo hoàng tiếm quyền, Sa-tan phải ngăn họ khỏi sự hiểu biết về Kinh Thánh. Kinh Thánh sẽ tôn vinh Đức Chúa Trời và đặt con người vào đúng vị trí có hạn của họ; do vậy những lẽ thật thiêng liêng của Kinh Thánh phải được che giấu và giữ kín. Hội thánh La Mã thông qua lý luận này. Kinh thánh bị cấm lưu hành hàng trăm năm, Dân chúng bị cấm đọc Kinh Thánh, hay có nó trong nhà mình, các thầy tế lễ và giám mục giải thích sự giảng dạy của Kinh Thánh để duy trì ý muốn họ. Vì thế giáo hoàng đến để được công nhận như người đại diện của Đức Chúa Trời ở thế gian, được ban cho quyền hạn tối cao hơn cả hội thánh và nhà nước ở hầu hết khắp mọi nơi. CC 120.2