Cẩu CHUYỆN Cứu CHUỘC (Quyến 2)

36/103

41—Ở NHỮNG YÙNG XA XÔI

[Chương này dựa trên Công-vụ Các Sứ-đồ 13:1-4; 15:1-31]

Các sứ đồ và môn đồ mà rời khỏi Giê-ru-sa-lem suốt thời kỷ đã diễn ra sự bắt bớ mãnh liệt dữ dội ở đó, sau sự tử vì đạo của Ê-tiên, đã rao giảng về Đấng Christ trong các thành xung quanh, hạn chế công việc họ với người Hê-bơ-rơ và người Hy Lạp gốc Do Thái. “Tay Chúa ở cùng mấy người đó, nên số người tin và trở lại cùng Chúa rất nhiều”. Côngvụ Các Sứ-đồ 11:21. CC 84.1

Các tín đồ ở thành Giê-ru-sa-lem lấy làm vui mừng khi nghe được những tin mừng này; và Bana-ba, “thặt là người lành, đầy dẫy Thánh Linh và đức tin”, được sai đến thành An-ti-ốt, thủ phủ xứ Sy-ri, để giúp đỡ hội thánh ở đó. Ông gặt hái thành công lớn khi làm việc ở đó. Đương khi công việc ngày càng nhiều, ông khẩn nài và có được sự giúp đỡ của Phao-lô; và hai môn đồ này làm việc cùng nhau trong thành đó được chừng một năm, giảng dạy dân chúng và gia tăng thêm nhiều hội thánh của Đấng Christ. CC 84.2

Thành An-ti-ốt gồm phần lớn dân Do Thái và dân ngoại cư ngụ; là nơi có nhiều lựa chọn cho những ai yêu thích sự thoải mái và vui thú, bởi sự lành mạnh của địa thế và cảnh đẹp, sự giàu có, văn hóa, và sự tao nhã là trọng tâm ở đó. sự giao thương rộng rãi làm cho nó là nơi có tầm quan trọng to lớn, và có thể bắt gộp dân chúng của tất cả các nước khác ở đó. Do vậy, đó là cái thành xa hoa và trụy lạc. Cuối cùng, sự trừng phạt của Đức Chúa Trời đã giáng xuống thành An-ti-ốt, vì sự tàn ác của dân chúng nơi đó. CC 84.3

Ở đây các môn đồ bắt đầu được xưng là Cơ Đốc nhân. Tên này được đặt cho họ vì Đấng Cơ Đốc là đề tài chính trong sự giảng dạy và các buổi bàn luận của họ. Họ không ngừng thuật lại những sự việc đã xảy ra trong đời sống Ngài suốt thời gian mà các môn đồ Ngài được ban phước bởi sự đồng hành cá nhân của Ngài. Họ dạy đi dạy lại không mệt mỏi sự giảng dạy, phép lạ chữa lành bệnh, đuổi tà ma, và làm người chết sống dộy của Ngài. Họ nói vẻ sự đau đớn tột cùng của Ngài trong vườn, bị phản bội, xét xử và hành hình Ngài bằng môi miệng run lẩy bẩy và những ánh mắt rớm lệ, với sự độ lượng và hiền từ mà Người đã chịu đựng điều sỉ nhục và tra tấn do kẻ thù Ngài áp đặt, và với sự thánh thiện mà Ngài đã cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ Ngài. Sự sống Iại và thăng thiên cũng như chức vụ Ngài trên thiên đàng như là Đấng Cầu Thay cho loài người sa ngã là những đề tài vui mừng với họ. Người ngoại đạo cũng có thể cho mình là các Cơ Đốc nhân, vì họ rao giảng về Đấng Christ và gửi lời cầu nguyên đến Đức Chúa Trời thông qua Ngài. CC 85.1

Phao-lô nhận thấy công việc Chúa sẽ thích hợp thực hiện ở thành An-ti-ốt đông dân này, nơi mà sự hiểu biết sâu rộng, khôn ngoan, và lòng nhiệt thành của ông kết hợp lại và tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ đối với dân cư và những ai đã biết đến văn hóa của thành đó. CC 86.1

Trong khi công việc của các sứ đồ được tập trung ở thành Giê-ru-sa-lem, nơi mà dân Do Thái ở mọi nước và nói tiếng ngoại quốc đến thờ phượng trong đền suốt các ngày lễ được định trước. Vào những dịp như thế, các sứ đồ rao giảng về Đấng Christ với sự can đảm không chút nao núng, dầu họ biết ràng làm thế thì mạng sống mình sẽ luôn gặp nguy hiểm. Rất nhiều người đã biến đổi theo đức tin, và những người này rải rác về nhà mình ở những vùng khác nhau trong xứ, gieo rắc các hạt giống của lẽ thật khắp các nước và trong mọi tầng lớp của xã hội. CC 86.2

Phi-e-rơ, Gia-cơ, và Giăng tin chắc ràng Đức Chúa Trời đã chọn họ để rao giảng về Đấng Cơ Đốc trong vòng những anh em đồng hương ở quê nhà. Nhưng Phao-lô đã nhộn sứ mạng của ông từ Đức Chúa Trời, khi đương cầu nguyện trong đền thờ, khu vực truyền giáo rộng lớn đã được bày tỏ trước ông cùng với sự riêng biệt nổi bật. Để chuẩn bị ông cho công việc to lớn và quan trọng này, Đức Chúa Trời đã đem ông vào sự liên kết sâu sắc với chính Ngài, và mở ra trước sự hiện thấy say mê của ông thoáng nhìn về vẻ đẹp và sự vinh hiển của thiên đàng. CC 86.3