CUỘC Đời CHÚA CỨU THẺ - QUYỂN 2

19/31

Chương 48—AI LỚN HƠN HẾT?

Dựa theo Ma-thi-ơ 17: 22-27; 18: 1-20; Mác 9:30-50; Lu-ca 9:46-48

Trên đường trở lại Ca-bê-na-um, Đức Chúa Giê-su không tới những nơi 143 Ngài thường dạy dỗ dân chúng trước đây, nhưng Ngài cùng các môn đồ âm thầm tìm đến một ngôi nhà ở tạm. Trong thời gian lưu lại tại Ga-li-lê, Ngài nhắm tới mục đích dạy dỗ các môn đồ chứ không có ý sẽ phục vụ dân chúng. CCC2 143.1

Trên đường đi ngang qua xứ Ga-li-lê, một lần nữa Đấng Cứu Thế cố gợi ý cho các môn đồ về các biến cố sẽ xảy đến cho Ngài. Ngài nói với họ rằng Ngài sẽ phải lên Giê-ru-sa-lem để chịu chết và sau đó Ngài sẽ sống lại. CCC2 143.2

Ngài còn tỏ cho các môn đồ một thông tin thật nghiêm trọng và lạ lùng rằng Ngài sẽ bị nộp vào tay các kẻ thù nghịch. Vậy mà đến giờ phút ấy, các môn đồ vẫn chưa hiểu Lời Ngài. Mặc dù bóng của sự thống khổ kinh khiếp đang vây phủ trên họ, lòng họ vẫn đầy sự tranh cạnh và ganh đố. Họ tranh luận với nhau xem ai sẽ được kể là lớn nhất trong nước thiên đàng. CCC2 143.3

Họ tưởng có thể giấu Đức Chúa Giê-su cuộc tranh luận này; và trái với lệ thường, họ chen nhau đi bên cạnh Đức Chúa Giê-su, nhưng rồi các môn đồ ngượng ngùng và hơi lùi lại phía sau, nên Đức Chúa Giê-su bước đi trước họ khi tiến vào Ca-bê-na-um. Đức Chúa Giê-su hiểu thâu lòng họ, và Ngài muốn khuyên nhủ, dạy dỗ họ. Nhưng để làm điều này, Ngài phải chờ đến lúc yên tĩnh, khi ấy, lòng họ mới mở ra để tiếp nhận lời Ngài. CCC2 143.4

Ngay khi họ vào đến thành, người thâu thuế của đền thờ đến hỏi Phi-e-rơ rằng: “Thầy ngươi có nộp tiền thuế chăng?”. Đây không phải là thuế thân, mà là loại thuế tôn giáo mỗi người Giu-đa phải nộp hằng năm để giúp việc đền thờ. Ai từ chối đóng thuế sẽ bị kết tội bất trung với đền thờ, đây là tội nghiêm trọng nhất theo đánh giá của các thầy thông giáo. Thái độ của Chúa Cứu Thế đối với các luật lệ do các thầy thông giáo đặt ra, và những lời khiển trách rõ ràng của Ngài đối với những kẻ bảo vệ lời truyền khẩu, đã được coi như là những bằng chứng xác đáng cho việc buộc tội Ngài đang tìm cách phá hoại sự thờ phượng tại đền thờ. Giờ đây, các kẻ thù của Ngài tìm thấy cơ hội làm mất uy tín của Ngài. Qua biến cố này, họ kết nạp người thâu thuế làm đồng minh. CCC2 143.5

Phi-e-rơ nhận thấy trong câu hỏi ấy, người thâu thuế có ngụ ý nói đến sự trung thành của Đấng Cứu Thế đối với đền thờ. Với nhiệt tâm bảo vệ danh dự Thầy mình, Phi-e-rơ không thèm hỏi ý kiến Đức Chúa Giê-su, ông nhanh nhẹn trả lời rằng: Ngài có đóng thuế đầy đủ. CCC2 144.1

Nhưng Phi-e-rơ nào biết hết mục đích của người đặt ra câu hỏi. Bởi vì có những giai cấp được miễn nộp thuế. Vào thời Môi-se, khi người Lê-vi được biệt riêng ra để lo việc đền thờ, họ không được hưởng cơ nghiệp trong dân. Chúa đã phán: “Lê-vi không phần, không nghiệp với anh em mình; Đức Giê-hô-va là cơ nghiệp của người.” (Phục Truyền Luật Lệ ký 10: 9). Vào thời Đấng Cứu Thế, các thầy tế lễ và người Lê-vi vẫn còn được coi là những kẻ dâng mình đặc biệt để phục vụ đền thờ, và không phải nộp thuế hàng năm 144 để giúp việc đền thờ. Các tiên tri cũng được miễn thuế. Qua việc đòi hỏi Đức Chúa Giê-su nộp thuế, các thầy thông giáo có ý không thèm coi Ngài như là một tiên tri hay một thầy dạy luật; họ đang đối xử với Ngài như một thường dân. Và nếu Ngài từ chối đóng thuế, Ngài sẽ bị coi là không trung tín với đền thờ; mặt khác, họ sẽ coi việc Chúa đóng thuế như cái cớ để hỗ trợ cho việc phủ nhận Ngài là một tiên tri. CCC2 144.2

Trước đó ít lâu, Phi-e-rơ đã nhìn nhận Đức Chúa Giê-su là Con Đức Chúa Trời; nhưng lúc này, ông lại bỏ lỡ cơ hội trình bày tánh hạnh của Thầy mình. Qua câu trả lời rằng Đức Chúa Giê-su có đóng thuế, ông đã thực sự chuẩn y quan niệm sai lạc về Ngài mà các thầy tế lễ và các quan trưởng đang cố gắng phổ biến. CCC2 144.3

Khi Phi-e-rơ vào trong nhà, Chúa Cứu Thế không đá động gì đến điều đã xảy ra, Ngài chỉ hỏi rằng: “Hỡi Si-môn, ngươi nghĩ sao? Các vua thế gian thâu lương lấy thuế ai? Thâu của con trai mình hay là của người ngoài?”. Phi-e-rơ thưa rằng:“Người ngoài”. Đức Chúa Giê-su phán: “Vậy thì các con trai được miễn thuế!”. Trong khi người dân trong xứ phải đóng thuế cho nhà vua thì chính con vua được miễn. Với dân Y-sơ-ra-ên cũng vậy, dân sự Đức Chúa Trời bắt buộc phải duy trì việc nộp thuế; nhưng Đức Chúa Giê-su, Con của Đức Chúa Trời, không bị bắt buộc. Nếu các thầy tế lễ và người Lê-vi vì hầu việc trong đền thờ mà còn được miễn thuế, huống hồ Đức Chúa Giêsu, người vốn coi đền thờ là nhà của Cha. CCC2 144.4

Nếu Đức Chúa Giê-su nộp thuế mà không hề phản kháng, có lẽ Ngài nhìn nhận yêu sách này là đúng, và như vậy, Ngài đã chối bỏ thần tính của mình. Nhưng trong khi Ngài thấy nộp thuế cũng là một điều cần, Ngài vẫn khước từ cái đòi hỏi đen tối đứng đằng sau yêu cầu ấy của kẻ thù Ngài. Qua việc nộp thuế, Ngài đã đưa ra chứng cớ về thần tính của mình. Rõ ràng Ngài là một với Đức Chúa Trời và do đó không phải nộp thuế như một thường dân trong nước. “Ngươi hãy ra biển câu cá, bắt lấy con cá nào dính câu trước hết, banh miệng nó ra, sẽ thấy một đồng bạc ở trong. Hãy lấy đồng bạc đó, và đem nộp thuế cho ta với ngươi”. CCC2 144.5

Mặc dù Đức Chúa Giê-su đã che thần tánh bằng nhân tánh, nhưng qua phép lạ này, Ngài đã bộc lộ vinh quang của mình. Hiển nhiên đây là Đấng đã phán qua Đa-vít: ‘Vì hết thấy thú rừng đều thuộc về Ta, các bầy súc vật tại trên ngàn núi cũng vậy. Ta biết hết các chim của núi. Mọi vật hay động trong đồng ruộng thuộc về Ta. Nếu Ta đói, Ta chẳng nói cho ngươi hay; vì thế gian và muôn vật ở trong, đều thuộc về Ta.” (Thi Thiên 50:10-12). CCC2 145.1

Trong khi Đức Chúa Giê-su đã nói rõ rằng, Đức Chúa Giê-su cũng không cần tranh luận với người Giu-đa về vấn đề này, bởi họ sẽ xuyên tạc Lời Ngài và dùng lời ấy để chống lại Ngài. Để tránh việc người ta nghĩ rằng Ngài vi phạm luật nộp thuế, nên Ngài đã làm điều mà Ngài không bị buộc phải làm. Với các môn đồ, bài học này thật có ý nghĩa. Những thay đổi đáng kể đã sớm diễn ra trong mối quan hệ của họ với việc thờ phượng tại đền thờ, và Đấng Cứu Thế dạy họ một bài học rằng: Việc phản đối lại với những trật 145 tự đã được thiết lập từ bây lâu nay là không cần thiết. Họ phải hết sức tránh việc tạo cho người ta cơ hội bóp méo niềm tin. Các Cơ-đốc nhân không được bỏ qua bất cứ một nguyên tắc Lẽ Thật nào, ngoài nguyên tắc bất biến này ra thì nếu có thể được, họ phải tránh gây xung đột. CCC2 145.2

Lúc chỉ còn Đấng Cứu Thế và các môn đồ trong nhà, trong khi Phi-e-rơ thì đã đi ra biển, Đức Chúa Giê-su gọi các môn đồ khác lại gần và hỏi: “Lúc đi đường, các ngươi nói chi với nhau?”. Sự hiện diện của Đức Chúa Giê-su cùng câu hỏi của Ngài đã làm vấn đề như được soi rọi bằng một ánh sáng hoàn toàn khác so với lúc các môn đồ tranh cãi trên đường đi. Họ làm thinh, xấu hổ và tự trách mình. Đức Chúa Giê-su nói với họ rằng Ngài sẽ phải chết vì ích lợi của họ, và rằng tham vọng ích kỷ của họ hoàn toàn trái nghịch với tình yêu thương vô vị lợi của Ngài. CCC2 145.3

Khi nói với các môn đồ rằng mình sẽ chết đi và sống lại, Đức Chúa Giê-su đang cố gắng kéo họ vào cuộc nói chuyện về cuộc thử thách đức tin cam go. Nếu họ sẵn sàng tiếp nhận những gì Ngài đang ước ao bày tỏ cho họ biết, thì họ sẽ không bị đau đớn và tuyệt vọng. Lời Ngài hẳn sẽ đem lại yên ủi trong những giờ phút mất mát và tuyệt vọng đó. Nhưng dù Đức Chúa Giê-su đã nói rõ ràng về những gì đang chờ đợi Ngài, thì việc Ngài ngầm nói đến sự kiện Ngài sẽ sớm đi lên Giê-ru-sa-lem vẫn làm bùng lên niềm hi vọng của họ, rằng: Một nước mới sắp sửa được thiết lập. Và điều này dẫn họ tới chỗ thắc mắc ai sẽ giữ chức vụ cao nhất. Khi Phi-e-rơ từ ngoài biển trở về, các môn đồ đã kể lại với ông về câu hỏi của Chúa Cứu Thế. Cuối cùng, một người đã lên tiếng hỏi Đức Chúa Giê-su: “Ai là lớn hơn hết trong nước thiên đàng?”. CCC2 145.4

Chúa Cứu Thế nhóm các môn đồ xung quanh mình, Ngài phán rằng: “Nếu ai muốn làm đầu, thì phải làm rốt hết và làm tôi tớ mọi người”. Các môn đồ không thể hiểu nổi những lời tôn nghiêm và uy nghi này. Họ không thể nhận ra điều Đấng Cứu Thế đang quan tâm. Họ không hiểu được bản chất của nước Đấng Cứu Thế, và sự không hiểu biết này là nguyên nhân cơ bản gây nên tranh cãi. Nhưng nguyên nhân thực sự còn sâu xa hơn nhiều. CCC2 146.1

Bằng việc giải thích bản chất nước trời, Đấng Cứu Thế hẳn đã có thể dập tắt sự xung đột của họ trong một thời gian; nhưng như thế thì lại không giải quyết triệt để được nguyên nhân sâu xa kia. Ngay cả sau khi họ đã hiểu biết đầy đủ rồi, bất cứ câu hỏi nào về chỗ cao nhất cũng có thể khơi lại vấn đề. Thảm họa này đã được đem vào trong Hội Thánh sau khi Đấng Cứu Thế trở về trời. Cuộc xung đột giành chỗ cao nhất là hậu quả của cùng một tinh thần vốn là khởi điểm cho cuộc giao tranh khốc liệt trong các thế giới bên trên, và điều này đã dẫn Đấng Cứu Thế từ trời tới chỗ chết. Nó gợi lại trước mắt Ngài hình ảnh Lu-xi-phe, “con trai của sáng sớm,” hắn vượt trội hơn tất cả các thiên sứ quanh ngai trời về sự vinh hiển, và hiệp một trong những mối quan hệ chặt chẽ nhất với Con Đức Chúa Trời. Vậy mà Lu-xi-phe đã ngạo nghễ nói rằng: “Ta sẽ lên trên cao những đám mây, làm ra mình bằng Đấng Rất Cao.” (Ê-sai 14:12,14). Và ước muốn đề cao mình đã gây xung đột trong các triều thần trên trời cùng với sự trục xuất vô số cơ binh của Đức Chúa Trời. Dù Lu-xi-phe thật sự muốn được bằng Đấng Rất Cao, hắn cũng sẽ không bao giờ đi xa hơn vị trí đã được chỉ định cho hắn ở trên trời; bởi vì tinh thần của Đấng Rất Cao được biểu lộ qua sự hầu việc bất vụ lợi. Luxi-phe thèm khát có được quyền năng của Đức Chúa Trời, chứ không phải tánh hạnh của Ngài. Hắn đòi chỗ cao nhất, và mọi sinh linh bị tiêm nhiễm tinh thần của hắn cũng làm như thế. Bởi vậy, sự bất hòa, xích mích và xung đột sẽ không thể tránh khỏi. Quyền thống trị sẽ là phần thưởng cho kẻ mạnh nhất. Nước Sa-tan là nước của bạo lực; mỗi người đều nhìn kẻ khác như chướng ngại vật trên con đường thăng tiến cá nhân, hay được coi như một bàn đạp để người ta vươn tới vị trí cao hơn. CCC2 146.2

Trong khi Lu-xi-phe cố tranh giành, để làm sao cho được bằng Đức Chúa Trời, thì Đấng Cứu Thế, Đấng được Tôn vinh, “đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.” (Philíp 2: 7, 8). Lúc bây giờ, cây thập tự đang ở trước mắt Đức Chúa Giê-su; còn chính các môn đồ của Ngài lại đang mải mê tìm kiếm tư lợi cho riêng mình-đây chính là nguyên tắc chủ đạo của nước Sa-tanvậy nên họ không hề có tâm tình đồng cảm với Chúa của mình, hay thậm chí họ còn không hiểu được Ngài khi Ngài nói về sự hạ mình của Ngài vì họ. Đức Chúa Giê-su đến với các môn đồ mình bằng sự dịu dàng nhưng trang trọng, Ngài dốc đổ tâm huyết để sửa những sai lầm của họ. Ngài bày tỏ cho họ biết nguyên tắc cai trị trong nước thiên đàng, và sự lớn lao đích thực được các chánh thể trên thiên đang coi là tiêu chuẩn. Những kẻ bị thôi thúc bởi lòng kiêu ngạo và ưa chuộng danh vọng, đang nghĩ về chính họ, và về những phần thưởng họ phải giành lấy bằng mọi giá, hơn là nghĩ đến việc phải làm sao để đáp lại những đặc ân được ban cho từ Đức Chúa Trời mà họ đã nhận được. Bọn họ sẽ không có chỗ trong nước thiên đàng, bởi vì họ đang đặt mình vào hàng ngũ Sa-tan. CCC2 146.3

Sự khiêm nhường đi trước sự tôn trọng. Để có sự tôn trọng trước loài người, Thiên Đàng chọn người hầu việc có tinh thần giống như Giăng Báptít, ông nhận một chỗ thấp hèn trước Đức Chúa Trời. Môn đồ nào giống con trẻ nhất mới thật sự ích lợi trong công việc vì Đức Chúa Trời. Các sinh linh trên trời có thể cộng tác với những ai đang cố gắng, không phải để tự đề cao mình, mà để cứu các linh hồn đang còn lạc mất. Người nào cảm nhận sâu sắc rằng mình cần đến sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời sẽ cầu xin để có được sự giúp đỡ đó; và Đức Thánh Linh sẽ cho người đó ý niệm về Đức Chúa Giê-su để làm cho đời sống tâm linh được vững mạnh và nâng tâm hồn lên để được gần với Đức Chúa Trời. Từ sự kết hiệp với Đấng Cứu Thế, người ấy sẽ ra đi hầu việc những kẻ đang hư mất trong tội lỗi. Người ấy sẽ được xức dầu để thực hiện sứ mạng và thành công tại chính những nơi mà nhiều người học thức, khôn ngoan thất bại. CCC2 147.1

Còn một khi con người tự đề cao mình, cảm thấy mình là cần thiết cho sự thành công trong chương trình vĩ đại của Đức Chúa Trời, Chúa sẽ loại họ ra ngoài. Rõ ràng là Chúa không bị lệ thuộc vào những kẻ đó. Và công việc của Đức Chúa Trời không dừng lại vì thiếu họ, nhưng càng xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa. CCC2 147.2

Chỉ được dạy dỗ về bản chất nước Đức Chúa Trời thôi thực ra chưa đủ đối với các môn đồ của Đức Chúa Giê-su. Điều họ cần là sự biến đổi trong lòng, nhằm đem họ vào trong sự hòa hợp với các nguyên tắc của nước Ngài. Ngài gọi một đứa trẻ đến và để nó ở giữa các môn đồ, đoạn, Ngài âu yếm ôm nó vào lòng và phán rằng: “Nếu các ngươi không đổi lại và nên như đứa trẻ, thì chẳng được vào nước thiên đàng đâu”. Chính tấm lòng đơn sơ, quên mình và tình yêu thương tin tưởng của một đứa trẻ là những đức tánh được Thiên Đàng coi trọng. Đó là những đặc tánh của sự vĩ đại đích thực. Đức Chúa Giê-su lại giải thích cho các môn đồ rằng đặc tính của nước Ngài không phải là danh vọng trần thế hay phô trương bề ngoài. Dưới chân Đức Chúa Giê-su, mọi sự khác biệt ấy đều bị bỏ sang một bên. Kẻ giàu và người nghèo, kẻ dốt nát và người học thức đều gặp nhau, không phân biệt giai cấp hay địa vị trần gian. Tất cả đều gặp nhau với tư cách là những linh hồn được chuộc bằng huyết Đấng Cứu Thế, họ cùng lệ thuộc vào Đấng đã cứu họ về với Đức Chúa Trời. CCC2 147.3

Dưới cái nhìn của Đức Chúa Trời, những linh hồn thành tâm và ăn năn thật vô cùng quý giá. Ngài đặt dấu ấn của chính Ngài trên loài người, không phải bởi địa vị hay của cải, cũng không bởi sự hiểu biết sâu rộng, mà bởi sự hiệp một với Đấng Cứu Thế. Chúa vinh hiển hài lòng với những kẻ có lòng nhu mì và khiêm nhường. Đa-vít nói: “Chúa cũng đã ban cho tôi sự cứu rỗi làm khiên... và sự hiền từ Chúa đã làm tôi nên sang trọng.” (Thi Thiên 18: 35). Đây chính là những yếu tố trong tính cách con người. CCC2 147.4

Đức Chúa Giê-su phán: “Hễ ai vì Danh Ta tiếp một đứa trong những đứa trẻ nầy, tức là tiếp Ta, còn ai tiếp Ta, thì chẳng phải tiếp Ta, bèn là tiếp Đấng đã sai Ta vậy”. “Đức Giê-hô-va phán như vầy: Trời là ngai Ta, đất là bệ chân Ta... Nầy là kẻ mà Ta đoái đến, tức là kẻ nghèo khó, có lòng ăn năn đau đớn, nghe lời nói Ta mà run.” (Ê-sai 66:1, 2). CCC2 148.1

Các lời của Cứu Chúa đã đánh thức cảm giác hoài nghi về bản thân mình trong các môn đồ. Chúa không ám chỉ riêng ai cả; nhưng Giăng đã bị đưa tới chỗ thắc mắc không biết hành động của mình trong trường hợp nọ có đúng không. Với tinh thần của một đứa trẻ, ông nêu vấn đề trước Đức Chúa Giê-su: Giăng thưa: “Lạy Thày, chúng tôi từng thấy có người lấy Danh Thầy mà trừ quỷ, thì chúng tôi đã cấm, vì họ không theo chúng ta”. CCC2 148.2

Gia-cơ và Giăng nghĩ rằng trong việc cản trở người này, họ đã bảo vệ 148 danh dự của Chúa mình; họ bắt đầu phát hiện ra rằng họ đang tha thiết bảo vệ chính bản thân mình. Họ nhìn nhận sai lầm, và họ đã tiếp nhận sự khiển trách của Đức Chúa Giê-su. “Đừng cấm làm chi; vì chẳng ai cùng trong một lúc, vừa nhân Danh Ta làm phép lạ, vừa nói xấu Ta được”. Không ai tìm cách bày tỏ cảm tình với Đấng Cứu Thế lại bị xua đuổi. Có nhiều người đã thật sự cảm động vì tánh hạnh và chức vụ của Đấng Cứu Thế, và họ bởi đức tin mà mở lòng ra tiếp nhận Ngài; còn các môn đồ vốn không thâu được động cơ thì cần phải thận trọng để không làm nản lòng các linh hồn ấy. Khi Đức Chúa Giê-su không đích thân ở giữa họ nữa, và khi chức vụ được giao vào tay các môn đồ, họ không được có tinh thần hẹp hòi, kỳ thị, nhưng phải biểu lộ chính mối thịnh tình bao la mà họ đã được chứng kiến nơi Thầy mình. CCC2 148.3

Nếu quả đúng rằng có ai đó không dung chịu ý kiến, hay quan niệm của riêng chúng ta trong mọi khía cạnh, thì đó không phải là cớ để chúng ta cấm họ hầu việc Đức Chúa Trời. Đấng Cứu Thế chính là vị Giáo-sư vĩ đại; vậy, chúng ta không nên xét đoán hay ra lệnh, mỗi người hãy tới ngồi dưới chân Đức Chúa Giê-su bằng cả tấm lòng khiêm nhường, và học hỏi về Ngài. Mỗi linh hồn mà Đức Chúa Trời kêu gọi, luôn sẵn sàng trở thành một ống dẫn, mà qua đó, Đấng Cứu Thế sẽ bày tỏ tình yêu thương, sự tha thứ của Ngài cho nhân loại. Thì chúng ta phải thật thận trọng để không làm nản lòng một trong số những người mang ánh sáng của Đức Chúa Trời, và không ngăn cản những tia sáng mà Ngài muốn chiếu ra trên thế gian! CCC2 148.4

Sự lỗ mãng hay lạnh lùng mà môn đồ biểu lộ với kẻ Đấng Cứu Thế đang chinh phụchay một hành động tương tự như của sứ đồ Giăng khi cấm người ta làm phép lạ nhân Danh Đấng Cứu Thếcó thể dẫn đến việc người đó sẽ quay gót mà sa chân vào con đường của kẻ thù nghịch. Bởi hành động làm hư mất một linh hồn như vậy, nên Đức Chúa Giê-su phán rằng: “thà buộc cối đá vào cổ, mà quăng nó xuống đáy biển còn hơn”. Rồi Ngài nói thêm: CCC2 148.5

“Nếu tay ngươi làm cho ngươi phạm tội, hãy chặt nó đi; thà rằng một tay mà vào sự sống, còn hơn đủ hai tay mà sa xuống địa ngục, trong lửa chẳng hề tắt. Lại nếu chân ngươi làm cho ngươi phạm tội, hãy chặt nó đi; thà rằng què chân mà vào sự sống, còn hơn đủ hai chân mà bị quăng vào địa ngục”. Mác 9:42-45 CCC2 149.1

Tại sao Chúa lại phán những lời nghiêm trọng đến vậy? Bởi “Con người đã đến cứu sự đã mất”. Phải chăng các môn đồ ít quan tâm đến các linh hồn của đồng loại hơn Đấng Oai Nghiêm trên trời? Mọi linh hồn đều vô giá trước mặt Chúa. Và quả là trọng tội khi ai đó làm cho một linh hồn quay lưng lại với Đấng Cứu Thế, khiến tình yêu thương và sự hạ mình cùng nỗi khổ đau của Đấng Cứu Thế trở nên vô ích. “Khốn nạn cho thế gian vì sự gây nên phạm tội! Vì sự gây nên phạm tội phải có; song khốn nạn thay cho ai là kẻ gây nên phạm tội.” (Ma-thi-ơ 18:7). Trong thế gian có nhiều kẻ bị Sa-tan giật dây, nên chắc chắn chúng sẽ chống lại những kẻ đi theo Đấng Cứu Thế và tìm cách hủy diệt lòng tin của họ; nhưng thật khốn nạn cho kẻ mang Danh Đấng Cứu 149 Thế mà lại hành động như vậy. Chúa chúng ta phải chịu sỉ nhục bởi chính những kẻ hô hào rằng mình đang hầu việc Ngài, nhưng lại xuyên tạc tánh hạnh của Ngài khiến đoàn dân đông bị lừa dối và dẫn dụ vào đường lầm lạc. CCC2 149.2

Bất cứ một thói quen hay một tập tục dẫn đến tội lỗi và làm ô Danh Đấng Cứu Thế đều phải bị loại bỏ dù phải hi sinh bất cứ điều gì. Điều làm ô Danh Đức Chúa Trời chẳng đem ích lợi gì cho linh hồn. Sự ban phước của thiên đàng không thể đến với bất cứ ai đang vi phạm những nguyên tắc công bình đời đời của Đức Chúa Trời. Và dù chỉ ấp ủ một tội thôi cũng đủ làm cho nhân cách trở nên xấu xa, đủ lừa dối người khác. Nếu chân hay tay bị chặt bỏ, thậm chí cả mắt phải bị móc đi, để cứu sống thân thể, thì huống chi việc cương quyết dứt bỏ tội lỗi, tức là điều làm cho hư mất linh hồn ra khỏi đời sống của chúng ta, lại càng phải thực thi một cách cấp bách và mạnh mẽ hơn là dường nào. CCC2 149.3

Theo nghi thức, người ta thêm muối vào mọi của lễ. Giống như việc dâng hương, điều này có nghĩa là chỉ có sự công bình của Đấng Cứu Thế mới có thể làm cho nghi thức này đẹp lòng Đức Chúa Trời. Ngầm nói đến việc làm này, Đức Chúa Giê-su phán: “Mỗi lễ vật sẽ bị muối bằng muối”. “Các ngươi phải có muối trong lòng mình, lại phải hòa thuận cùng nhau”. Tất cả những ai muốn dâng mình “làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời” (Rô-ma 12:1), phải tiếp nhận muối cứu rỗi, sự công bình của Cứu Chúa chúng ta. Rồi họ mới trở thành “muối của đất,” mới có thể ngăn ngừa cái xấu nơi loài người, giống như muối giữ cho cá khỏi hư thối. (Ma-thi-ơ 5:13). Nhưng nếu muối mất mặn đi, nếu chỉ có việc tuyên xưng đức tin, mà không có tình yêu của Đấng Cứu Thế, thì điều đó cũng chẳng ích lợi gì. Sức riêng của con người dù có nỗ lực đến đâu cũng không thể đem được sự cứu rỗi đến trên thế gian. Đức Chúa Giê-su cũng phán rằng: Quyền lực và ảnh hưởng của các ngươi không thể nào gây dựng được nước của Ta, mà công việc gây dựng nước Ta tùy thuộc vào việc các ngươi tiếp nhận Đức Thánh Linh của Ta vào lòng. Các ngươi phải là những kẻ dự phần trong ân điển của Ta, để trở thành muối sự sống trong thế gian. Khi ấy, các ngươi sẽ không còn kình địch nhau, không còn tìm kiếm tư lợi ích kỷ cho bản thân, không còn ước ao ngôi vị cao nhất. Các ngươi sẽ có tình yêu, một tình yêu không tìm kiếm sự giàu có cho riêng mình, mà tìm cho tha nhân. CCC2 149.4

Hỡi những tội nhân có lòng ăn năn đau đớn, hãy ngước nhìn lên “Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.” (Giăng 1:29); và qua việc nhìn xem Đức Chúa Giê-su, tội nhân sẽ được biến đổi. Nỗi sợ hãi sẽ biến thành niềm vui sướng, sự nghi ngờ sẽ trở thành niềm hi vọng. Lòng biết ơn dâng trào. Lòng cứng cỏi tan vỡ. Sóng thủy triều của tình yêu sẽ tràn vào linh hồn. Đấng Cứu Thế ở trong tội nhân như một giếng nước văng ra đến sự sống đời đời. Khi chúng ta nhìn xem Đức Chúa Giê-su, Con Người của Khổ-đau đã quen với nỗi đau đớn, Ngài hầu việc để cứu kẻ hư mất, Ngài bị 150 coi thường, bị khinh bỉ, bị chế nhạo, bị dẫn từ thành này đến thành nọ cho tới khi sứ mạng của Ngài hoàn tất; khi chúng ta nhìn ngắm Ngài trong vườn Ghết-sê-ma-nê, gương mặt Ngài nhỏ những giọt mồ hôi máu, cho đến lúc Ngài hấp hối trên thập tự giá, khi chúng ta thấy các sự đó, cái tôi của chúng ta không còn đòi phải được nhìn nhận nữa. Việc nhìn ngắm Đức Chúa Giêsu, khiến chúng ta sẽ phải xấu hổ về sự lạnh nhạt, thờ ơ, tính tự tư tự lợi của chúng ta. Chúng ta phải sẵn lòng là một cái gì đó hoặc không là gì cả, như thế, chúng ta mới có thể hết lòng hầu việc Thầy mình. Chúng ta sẽ có lòng hân hoan mang thập tự giá theo chân Đức Chúa Giê-su, sẵn lòng chịu thử thách, ô nhục, hay bắt bớ vì Ngài. CCC2 150.1

“Vậy chúng ta là kẻ mạnh, phải gánh vác sự yếu đuối cho những kẻ kém sức, chớ làm cho đẹp lòng mình.” (Rô-ma 15: 1). Không có linh hồn nào tin Đấng Cứu Thế lại bị coi khinh, cho dù đức tin của người đó còn yếu đuối và bước đi chập chửng như đứa trẻ. Bởi tất cả những gì giúp chúng ta trội hơn người khác, như: Học thức uyên bác, nhân cách cao quý, sự tin kính trong Đấng Cứu Thế, kinh nghiệm tôn giáo, chính là chúng ta mang nợ những người ít được ưu đãi hơn; và chúng ta phải hầu việc họ trong khả năng tối đa của mình. Nếu chúng ta mạnh, chúng ta phải nắm tay kẻ yếu. Các thiên sứ vinh hiển, là những kẻ luôn nhìn thấy mặt Cha trên trời, vui mừng giúp việc những con người bé nhỏ của Ngài. Những linh hồn đang run sợ, lại còn có những nét đáng chê trách trong tính cách, nhưng lại được các thiên sứ chăm sóc đặc biệt. Các thiên sứ luôn có mặt ở những nơi cần đến mình hơn cả, để giúp đỡ những kẻ đang tranh đấu vất vả với cái tôi của mình, và đang phải ở trong tình huống dễ nản lòng nhất. Dầu vậy, những người trung tín đi theo Đấng Cứu Thế vẫn sẽ hợp tác với những con người đang ở trong cơn thống khổ này. CCC2 150.2

Nếu một trong những con người nhỏ bé này bị suy sụp, phạm lỗi với bạn, khi ấy, công việc của bạn là tìm cách an ủi người ấy. Đừng chờ người đó phải làm hòa trước. Đức Chúa Giê-su với lòng nhân từ, mềm mại, Ngài phán rằng: “Các ngươi tưởng thế nào? Nếu người nào có một trăm con chiên, một con bị lạc mất đi, thì há chẳng để chín mươi chín con lại trên núi, mà đi kiếm con đã lạc mất sao? Quả thật, Ta nói cùng các ngươi, nếu người kiếm lại được, thì lấy làm vui mừng về con đó hơn chín mươi chín con không lạc. Cũng thể ấy, Cha các ngươi ở trên trời không muốn cho một đứa nào trong những đứa trẻ nầy phải hư mất”. Ngài lại phán: “chính mình anh em lại phải giữ, e cũng bị dỗ dành chăng.” (Ga-la-ti 6:1), hãy đi tới với kẻ lầm lạc và “hãy trách người khi chỉ có ngươi với một mình người”. Đừng để người phải xấu hổ bằng cách phơi bày tội lỗi của người trước mặt kẻ khác, cũng đừng làm ô Danh Đức Chúa Trời bằng cách công khai lỗi lầm của một trong những kẻ mang Danh Ngài. Phải thường xuyên trình bày Lẽ Thật cho kẻ lầm lạc một cách rõ ràng, phải dẫn người tới chỗ thấy được sai lầm của mình, để người có thể sửa chữa lại. Nhưng các ngươi không được xét đoán hay lên án. Đừng tìm cách tự bào chữa. Hãy làm hết sức để cảnh tỉnh người. Trong việc băng bó 151 các vết thương của linh hồn, cần phải hết sức tế nhị, nhạy cảm. Chỉ có tình yêu thương tuôn trào từ Đấng Đau Khổ tại Ca-va-ri mới chữa lành được vết thương đó mà thôi. Hãy đối xử với nhau như anh em với sự hiền lành nhân từ, và cũng hãy biết rằng nếu ngươi thành công, ngươi sẽ “cứu linh hồn khỏi sự chết,” và “che đậy vô số tội lỗi.” (Gia-cơ 5: 20). CCC2 151.1

Nhưng dẫu cố gắng như vậy vẫn có thể không mang lại kết quả gì. Khi ấy, Đức Chúa Giê-su lại phán: “Hãy mời một hai người đi với ngươi”. Ảnh hưởng của họ hợp lại có thể phát huy tác dụng khi người đầu tiên không làm được điều đó. Không phải mời họ đến với mục đích kéo thêm đồng minh để dự phần vào vụ rắc rối, mà họ là những người thích hợp hơn để hành động một cách không thiên vị, và hành động này sẽ làm cho lời khuyên răn của họ có tác động mạnh mẽ hơn đối với người lầm lạc. Nếu lúc ấy kẻ lầm lạc vẫn không nghe họ, vấn đề mới được đưa ra trước toàn nhóm tín đồ. Các thành viên của Hội Thánh với tư cách là những người đại diện cho Đấng Cứu Thế, hãy hiệp một trong sự cầu nguyện và nài xin để kẻ lầm lạc ăn năn. Đức Thánh Linh sẽ nói chuyện qua các tôi tớ của Ngài, hãy nài xin kẻ lạc lối trở lại cùng Đức Chúa Trời. Sứ đồ Phao-lô được Đức Thánh Linh soi dẫn, nên ông đã nói như vầy: “Như Đức Chúa Trời bởi chúng tôi mà khuyên bào. Chúng tôi nhân Danh Đấng Christ mà nài xin anh em: hãy hòa thuận lại với Đức Chúa Trời.” (II Cô-rinh-tô 5:20). Kẻ nào khước từ lời đề nghị này có nghĩa là tự họ đã cắt đứt sợi dây cột mình với Đấng Cứu Thế, và như thế họ đã tách mình ra khỏi Hội Thánh. Đức Chúa Giê-su phán: Từ nay về sau “Hãy coi người như kẻ ngoại và kẻ thâu thuế vậy”. Nhưng không được phép coi người ấy là kẻ bị cắt đứt hẳn với lòng nhân từ của Đức Chúa Trời. Những anh em trong Hội Thánh không được khinh dể hay thờ ơ với kẻ lầm lạc, nhưng phải lấy lòng trìu mến và cảm thông mà đối xử với người như một trong những con chiên lạc mất mà Đấng Cứu Thế vẫn đang tìm kiếm để đưa về bầy của Ngài. CCC2 151.2

Lời dạy dỗ của Đấng Cứu Thế về cách xử sự đối với người lầm lạc được lặp lại dưới hình thức đặc biệt hơn lời dạy dỗ của Đức Chúa Trời đã ban cho Y-sơ-ra-ên qua Môi-se: “Chớ có lòng ghen ghét anh em mình; hãy sửa dạy kẻ lân cận mình, đừng vì cớ họ mà phải mắc tội.” (Lê-vi ký 19:17). Nghĩa là, nếu một người thờ ơ với nhiệm vụ Đấng Cứu Thế đã giao phó, là nhiệm vụ đưa kẻ lầm lạc và tội lỗi về lại đường ngay nẻo chánh, người đó trở thành kẻ dự phần tội lỗi. Chúng ta phải chịu trách nhiệm về những điều xấu xa mà chúng ta phải chứng kiến giống như chính hành động của mình vậy. CCC2 152.1

Tuy nhiên, chúng ta phải trình bày sự sai trái với chính kẻ đã làm điều đó. Chúng ta không được biến sự sai lầm thành đề tài tranh cãi và phê phán, ngay cả sau khi vấn đề đã được đưa ra trước Hội Thánh, chúng ta cũng không được mách lẻo cho người khác. Bởi vì việc biết được những khuyết điểm của những Cơ-đốc nhân sẽ chỉ có thể là cớ vấp phạm cho những người không tin mà thôi. Và qua việc chúng ta xoáy đi xoáy lại những điều 152 này, bản thân chúng ta sẽ chỉ chuốc lấy tai họa; bởi vì hành động cứ nhìn đi, ngắm lại đó, khiến bản thân chúng ta sẽ lung lay... Trong khi chúng ta tìm cách sửa sai cho một người anh em, Đức Thánh Linh của Đấng Cứu Thế sẽ dẫn chúng ta tới chỗ che chở cho người ấy trong chừng mực có thể, hầu cho người anh em đó của chúng ta khỏi phải chịu sự chỉ trích của ngay cả các anh em mình, và còn hơn thế nữa là khỏi sự phê bình của kẻ vô tín. Chính chúng ta cũng phạm lỗi và chúng ta cần đến lòng thương xót và sự tha thứ của Đấng Cứu Thế, vì vậy mà Ngài truyền cho chúng ta hãy đối xử với nhau như chúng ta ước ao Ngài đối xử với chính mình. “Hễ điều gì mà các ngươi buộc ở dưới đất thì cũng sẽ buộc ở trên trời, và điều gì mà các ngươi mở ở dưới đất thì cũng sẽ mở ở trên trời”. Đức Chúa Giê-su cũng nhắn nhủ rằng: Các ngươi đang hành động như những sứ giả của thiên đàng, và kết quả của chức vụ các ngươi có giá trị đời đời. CCC2 152.2

Nhưng chúng ta không phải gánh trách nhiệm lớn lao này một mình. Ở đâu lời của Ngài được tuân theo với tấm lòng chân thành, ở đó có Đấng Cứu Thế. Ngài không chỉ có mặt trong các lần Hội Thánh nhóm họp, nhưng ở bất cứ nơi nào có các môn đồ nhóm lại vì Danh Ngài, cho dù số người nhóm lại không nhiều, thì Ngài cũng sẽ hiện diện ở đó. Và Ngài phán: “Nếu hai người trong các ngươi thuận nhau ở dưới đất mà cầu xin không cứ việc chi, thì Cha Ta ở trên trời sẽ cho họ”. Đức Chúa Giê-su phán: “Cha Ta ở trên trời,” như nhắc nhở các môn đồ rằng trong khi bởi nhân tính, Ngài liên kết với họ, cùng chịu thử thách như họ, và cảm thông trong những nỗi đau khổ với họ, thì bởi thần tính, Ngài gắn với ngai của Đấng Vô Cùng. Đây quả thật là một sự bảo đảm lạ lùng! Các sinh linh trên trời hiệp cùng loài người trong niềm cảm thông và hầu việc để cứu rỗi những kẻ hư mất. Và hết cả quyền phép trên trời phối hợp với năng lực của con người trong việc đem các linh hồn về với Đấng Cứu Thế. CCC2 152.3