CUỘC Đời CHÚA CỨU THẺ - QUYỂN 2

16/31

Chương 45—ĐIỀM BÁO VỀ THẬP TỰ GIÁ

Dựa theo Ma-thi-ơ 16: 13-28; Mác 8: 27-38; Lu-ca 9: 18-27

Chức vụ trên đất của Đấng Cứu Thế đã đến hồi kết thúc. Trước mắt Ngài bày ra một viễn cảnh thật rõ ràng, đó là con đường Ngài sắp sửa dấn thân. Kể cả trước khi mang lây nhân tính, thì Ngài đã nhìn thấy trọn con đường dài mình phải đi qua, để cứu rỗi những kẻ hư mất. Mỗi lời chì chiết làm tim Ngài tan nát, mỗi lời sỉ vả đè nặng tâm hồn Ngài, mỗi thiếu thốn Ngài phải gánh chịu, tất cả những viễn cảnh đó đều mở ra trước mắt Ngài từ trước khi Ngài cởi bỏ mão triều thiên và áo choàng của Vua trời, từ bỏ ngôi thiên cung mà bước xuống, để mặc nhân tính như loài người chúng ta. Con đường từ máng cỏ tới Ca-va-ri bày ra trước mắt Ngài. Ngài biết nỗi đau đớn sẽ đổ ập trên mình. Biết hết những điều đó, vậy mà Ngài vẫn nói: “Nầy tôi đến; trong quyển sách đã có chép về tôi: Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi lây làm vui mừng làm theo ý muốn Chúa, luật pháp Chúa ở trong lòng tôi.” (Thi Thiên 40: 7, 8). CCC2 121.1

Ngài thấy rõ kết quả sứ mạng của mình. Cuộc sống tại thế của Ngài đầy vất vả và hi sinh, nhưng Ngài lại được khích lệ bởi một viễn cảnh khác, đó là hết thảy công khó của Ngài hoàn toàn không thất bại. Hành động Ngài hi sinh mạng sống mình vì sự sống của nhân loại, Ngài sẽ đem nhân thế trở về cùng Đức Chúa Trời và làm dân sự trung tín của Ngài. Mặc dù trước tiên Ngài phải chấp nhận phép báp-têm bằng huyết, và mặc dù bóng của nỗi thống khổ không kể xiết che kín Ngài, nhưng trước mặt Ngài vẫn là niềm hân hoan, Ngài chọn thập tự giá, và coi nhẹ sự khổ nhục. CCC2 121.2

Các cảnh tượng bày ra trước mắt Ngài vẫn còn là điều bí ẩn với những kẻ theo Ngài, là những người vốn được chọn vào chức vụ. Tuy nhiên, đã đến lúc họ phải chứng kiến cơn hấp hối của Ngài. Họ phải nhìn thấy Đấng họ yêu mến và tin tưởng, bị giao nộp vào tay kẻ thù nghịch, và bị treo trên thập tự giá ở Ca-va-ri. Ngài sẽ phải để họ đương đầu với thế gian mà không có sự yên ủi bởi sự hiện diện hữu hình của Ngài. Ngài biết lòng hận thù và vô tín sẽ tàn hại họ ghê gớm ra sao và Ngài muốn chuẩn bị họ cho các cuộc thử thách. CCC2 121.3

Đức Chúa Giê-su cùng với các môn đồ Ngài vào một trong những thành gần Sê-sa-rê Phi-líp, ở bên kia ranh giới Ga-li-lê, trong một vùng mà sự thờ cúng thần tượng đang thịnh hành. Tại đây, các môn đồ bị tách ra khỏi sự ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Giu-đa, và gần hơn với sự thờ phượng của dân ngoại. Các hình thức mê tín của mọi nơi trên thế giới tràn ngập khắp vùng ấy. Đức Chúa Giê-su mong muốn rằng khi nhìn thấy những điều ấy họ sẽ cảm nghiệm được trách nhiệm của mình với người ngoại. Trong thời gian lưu lại vùng này, Ngài không giảng dạy dân chúng, nhưng dành nhiều thời gian hơn cho các môn đồ. CCC2 122.1

Ngài sắp sửa nói với các môn đồ về nỗi thống khổ đang chờ đợi mình. Nhưng trước hết, Ngài lánh đi nơi khác và cầu nguyện, hầu cho tâm trí họ 122 được chuẩn bị để tiếp nhận Lời của Ngài. Đức Chúa Giê-su không vội truyền đạt ngay điều Ngài muốn họ biết khi đến với họ. Trước khi làm điều này, Ngài ban cho họ cơ hội để tuyên xưng đức tin nơi Ngài, nhằm thêm sức cho họ khi đương đầu với thử thách đang đến. Ngài hỏi: “Theo lời người ta nói thì Con người là ai?”. Các môn đồ buộc phải buồn rầu nhìn nhận rằng Y-sơra-ên đã không nhận ra Đấng Mê-si. Một số người khi được chứng kiến các phép lạ của Ngài đã tuyên bố Ngài là con vua Đa-vít. Đoàn dân đông được ăn bánh no nê ở Bết-sai-đa đã ước ao được tôn Ngài lên làm vua Y-sơ-raên. Nhiều người khác sẵn sàng xác nhận Ngài là một tiên tri, nhưng họ lại không tin Ngài chính là Đấng Mê-si. CCC2 122.2

Đức Chúa Giê-su lúc này lại đặt câu hỏi thứ hai, liên quan đến chính các môn đồ: “Còn các ngươi thì xưng Ta là ai?”. Phi-e-rơ thưa: “Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống”. Từ lúc ban đầu, Phi-e-rơ đã tin Đức Chúa Giê-su là Đấng Mê-si. Rất nhiều người bị những lời giảng dạy của Giăng Báp-tít kết tội và tiếp nhận Đấng Cứu Thế, đã bắt đầu hoài nghi về chức vụ của Giăng khi ông bị cầm tù và bị xử tử; và giờ đây họ lại ngờ vực, không tin Đức Chúa Giê-su là Đấng Mê-si, Đấng họ chờ đợi từ bây lâu. Nhiều môn đồ từng nóng lòng chờ đợi Đức Chúa Giê-su ngồi lên ngai Đavít, đã bỏ Ngài khi họ thấy rằng Ngài không có ý định làm vua. Nhưng Phie-rơ và các bạn mình vẫn một mực trung thành. Thái độ do dự của những kẻ hôm qua thì tôn vinh, hôm nay thì lên án đã không triệt tiêu đức tin của kẻ thật sự đi theo Cứu Chúa. Phi-e-rơ đã tuyên bố: “Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống”. Ông không chờ đợi người ta dành cho Chúa những vinh quang của một vì vua, nhưng ông tiếp nhận Đức Chúa Giê-su trong sự hạ mình của Ngài. CCC2 122.3

Phi-e-rơ đã thay mặt mười hai sứ đồ bảy tỏ đức tin. Tuy thế, còn lâu lắm các môn đồ mới biết được sứ mạng của Đấng Cứu Thế. Sự chống đối, xuyên tạc của các thầy tế lễ và các quan trưởng dù không thể tách các môn đồ ra khỏi Đấng Cứu Thế, nhưng ít nhiều vẫn khiến họ phải dao động. Họ không nhìn rõ con đường mình phải đi. Ảnh hưởng của các đạo lý trước đây, sự dạy dỗ của các thầy thông thái, thẩm quyền của các lời truyền khẩu vẫn che mắt họ khỏi Lẽ Thật. Hết lần này đến lần khác, những tia sáng quý báu từ Đức Chúa Giê-su chiếu trên họ, ấy vậy mà họ vẫn thường giống như những kẻ đang mò mẫm trong bóng tối. Nhưng hôm đó, trước khi họ phải mặt đối mặt với cuộc thử thách đức tin cam go, Đức Thánh Linh đã ban quyền phép trên họ. Trong giây phút ngắn ngủi, mắt họ dời khỏi “những sự thấy được” để nhìn “sự không thấy được.” (II Cô-rinh-tô 4:18). Bên dưới hình hài nhân loại, họ nhận ra sự vinh hiển của Con Đức Chúa Trời. CCC2 123.1

Đức Chúa Giê-su trả lời Phi-e-rơ bằng lời phán: “Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi có phước đó; vì chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều nầy đâu, bèn là Cha Ta ở trên trời vậy”. CCC2 123.2

Lẽ Thật mà Phi-e-rơ tuyên xưng là nền tảng đức tin của mọi người theo Chúa. Đó chính là sự sống đời đời mà Đấng Cứu Thế đã từng tuyên bố. 123 Nhưng điều ông biết không phải là lý do để ông tự đề cao mình. Không phải qua sự khôn ngoan hay tốt lành của chính Phi-e-rơ mà điều đó đã được bày tỏ. Tự nhân loại không bao giờ có thể đạt tới sự hiểu biết về Chúa. CCC2 123.3

“Sự ấy vốn cao bằng các tàng trời: Vậy ông sẽ làm gì? Sâu hơn âm phủ: Ông hiểu biết sao đặng?” (Gióp 11: 8). Chỉ có tinh thần thuận phục mới có thể bộc lộ cho chúng ta những sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời, là sự “mắt chưa thấy, tai chưa nghe, và lòng người chưa nghĩ đến.” “Đức Chúa Trời đã dùng Đức Thánh Linh để bày tỏ những sự đó cho chúng ta, vì Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, cả đến sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa.” (I Cô-rinh tô 2: 9, 10). “Đức Giê-hô-va kết bạn thiết cùng người kính sợ Ngài”. Sự kiện Phi-e-rơ nhận ra vinh quang của Đấng Christ là bằng chứng rằng ông đã “được Đức Chúa Trời dạy dỗ.” (Thi Thiên 25: 14; Giăng 6: 45). Quả thật như vậy, “Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi có phước đó; vì chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều nầy đâu”. CCC2 123.4

Đức Chúa Giê-su lại phán: “Còn Ta, Ta bảo ngươi rằng: Ngươi là Phi-e-rơ, Ta sẽ lập Hội Thánh Ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó”. Chữ “Phi-e-rơ” có nghĩa là “hòn đá” - một hòn đá lăn. Phi-e-rơ không phải là một tảng đá để xây Hội Thánh trên đó. Các cửa âm phủ đã thắng ông khi ông thề thốt dữ dội nhưng rốt cuộc cũng chối Chúa. Hội Thánh được xây trên Đấng mà các cửa âm phủ không thắng nổi. CCC2 123.5

Nhiều thế kỷ trước khi Chúa Cứu Thế giáng sinh làm người, Môi-se đã có ý nhắc đến tảng đá cứu rỗi của Y-sơ-ra-ên. Tác giả Thi Thiên đã ca ngợi “Hòn đá về sức lực tôi”. Tiên tri Ê-sai đã viết: “Vậy nên, Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Nầy, Ta đặt tại Si-ôn một hòn đá để làm nền, là đá đã thử nghiệm, là đá góc quý báu, làm nền bền vững.” (Phục Truyền Luật lệ ký 32:4; Thi Thiên 62: 7; Ê-sai 28: 16). Chính Phi-e-rơ được sự soi dẫn của Đức Thánh Linh, nên ông đã viết về Đức Chúa Giê-su ứng với những lời tiên tri trên như sau: “Nếu anh em đã nếm biết Chúa là ngọt ngào. Hãy đến gần Ngài là Hòn đá sống, bị người ta loại ra, song được chọn và quý trước mặt Đức Chúa Trời, và anh em cũng như đá sống, được xây nên nhà thiêng liêng.” (I Phi-e-rơ 2: 3-5). CCC2 123.6

“Vì, chẳng ai có thể lập một nền khác ngoài nền đã lập, là Đức Chúa Giê-su Christ.” (I Cô-rinh-tô 3:11). “Trên đá nầy,” Đức Chúa Giê-su phán, “Ta sẽ lập Hội Thánh Ta”. Trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời và mọi sự khôn ngoan thiên thượng, trước mặt các quỷ sứ vô hình của âm phủ, Đấng Cứu Thế đã lập Hội Thánh của Ngài trên Tảng Đá sống. Tảng Đá đó là chính Ngài, cũng là thân xác Ngài đã bị vỡ ra và thâm tím vì chúng ta. Các cửa âm phủ không thắng nổi Hội Thánh được lập trên nền tảng đó. CCC2 124.1

Khi Đấng Cứu Thế phán những lời này, Hội Thánh xem ra còn rất yếu. Chỉ có vài tín đồ đơn lẻ; toàn bộ lực lượng của ma quỷ cùng những kẻ xấu xa toa rập với nhau để chống đối họ; nhưng những người đi theo Đấng Cứu 124 Thế không việc gì phải sợ hãi cả. Bởi Hội Thánh của Đức Chúa Giê-su được xây dựng trên Tảng Đá mạnh sức, nên họ không thể bị đánh bại. CCC2 124.2

Sáu ngàn năm, đức tin đã được xây dựng trên Đấng Cứu Thế. Và cũng sáu ngàn năm, biết bao trận cuồng phong bởi cơn giận của Sa-tan đổ xô vào Tảng Đá cứu rỗi của chúng ta, tức là Hội Thánh của Đấng Cứu Thế; nhưng nó vẫn đứng vững, không hề lay chuyển. Sứ đồ Phi-e-rơ đã nêu bật lên Lẽ Thật vốn là nền tảng đức tin của Hội Thánh, và bây giờ Đức Chúa Giê-su ban cho ông một danh hiệu làm kẻ đại diện cho hết thảy những người có đức tin trong Lời của Ngài. Ngài phán: “Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi; hễ điều gì mà ngươi buộc dưới đất, thì cũng sẽ phải buộc ở trên trời, và điều gì mà ngươi mở dưới đất, thì cũng sẽ được mở ở trên trời”. CCC2 124.3

“Chìa khóa nước thiên đàng” chính là Lời của Đấng Cứu Thế. Tất cả các Lời của Kinh Thánh, cộng thêm những lời Ngài vừa phán, đều là Lời của Ngài cả. Những Lời đó có quyền phép mở và đóng thiên đàng. Những Lời ấy tuyên bố các điều kiện nhờ đó con người được tiếp nhận hay bị từ bỏ. Như vậy, chức vụ của những kẻ rao giảng Lời Đức Chúa Trời là hương vị sự sống dẫn đến sự sống, hay hương vị sự chết dẫn đến sự chết. Sứ mạng của họ đem lại những giá trị đời đời. CCC2 124.4

Chúa Cứu Thế không giao chức vụ Tin Lành cho cá nhân Phi-e-rơ. Chỉ ít lâu sau đó, Đức Chúa Giê-su đã áp dụng Lời đã phán với Phi-e-rơ cho Hội Thánh. Và chính những Lời đó cũng đã được phán cho mười hai sứ đồ, những người đại diện cho hết thảy những ai tin Chúa. Nếu Đức Chúa Giêsu giao một nhiệm vụ đặc biệt hơn những người khác cho một trong các môn đồ, có lẽ chúng ta sẽ không thấy họ thường xuyên tranh cãi để xem ai là lớn nhất. Họ hẳn đã vâng phục ý muốn của Thầy mình, và tôn trọng người Ngài đã lựa chọn. CCC2 124.5

Thay vì chỉ định một kẻ làm đầu các môn đồ, Đấng Cứu Thế đã phán với họ như vầy: “Các ngươi đừng chịu người ta gọi mình bằng thầy;” “cũng đừng chịu ai gọi mình là chủ; vì các ngươi chỉ có một Chủ, là Đấng Christ.” (Ma-thi-ơ 23: 8, 10). CCC2 125.1

“Đấng Cứu Thế là đầu mọi người”. Đức Chúa Trời, Đấng đã đặt mọi sự dưới chân Đấng Cứu Thế, “ban cho Đấng Christ làm đầu Hội Thánh, Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ, tức là sự đầy đủ của Đấng gồm tóm mọi sự trong mọi loài.” (I Cô-rinh-tô 11: 3; Ê-phê-sô 1:22, 23). Hội Thánh được xây trên nền móng Đấng Cứu Thế. Hội Thánh phải vâng Lời Đấng Cứu Thế, là đầu của Hội Thánh. Hội Thánh không được phụ thuộc vào con người, hay bị con người kiểm soát. Nhiều người đòi hỏi một vị trí trong Hội Thánh, cho họ uy quyền để đề ra điều người ta phải tin hay điều người ta phải làm. Đức Chúa Trời không phê chuẩn đòi hỏi này. Chúa Cứu Thế tuyên bố: Tất cả các ngươi đều là anh em. Tất cả đều có thể bị cám dỗ, và tất cả đều có thể mắc sai lầm. Chúng ta không thể để con người hữu hạn hướng dẫn chúng ta. Tảng Đá đức tin là sự hiện diện sống động của Đấng Cứu Thế trong Hội Thánh. Kẻ yếu đuối nhất cũng có thể cậy nhờ Tảng Đá này, và những ai tin rằng mình là kẻ mạnh nhất sẽ phải trở thành kẻ yếu nhất, nếu không, họ sẽ biến Đấng Cứu Thế thành “cây đèn thần” của mình. “Đáng rủa thay là kẻ nhờ cậy loài người, lấy loài xác thịt làm cánh tay”. Chúa là Hòn Đá, “công việc của Hòn Đá là trọn vẹn.” “Phàm kẻ nào nương náu mình nơi Người có phước thay!” (Giê-rê-mi 17: 5; Phục Truyền Luật Lệ ký 32:4; Thi Thiên 2:12). CCC2 125.2

Sau khi Phi-e-rơ tuyên xưng đức tin, Đức Chúa Giê-su truyền cho các môn đồ không được cho ai hay Ngài là Đấng Cứu Thế. Ngài đã truyền như vậy vì sự chống đối quyết liệt của người Pha-ri-si và các thầy thơ ký. Mặt khác, dân chúng và cả các môn đồ đều có quan niệm sai lầm về Đấng Mê-si, đến nỗi một sự loan báo công khai về Ngài sẽ không cho họ ý tưởng thật sự về bản thể hay về chức vụ của Ngài. Hết ngày này sang ngày khác, Ngài giải bày với họ Ngài là Cứu Chúa, và qua đó Ngài muốn họ có quan niệm đúng đắn về Ngài, tức là Đấng Mê-si. CCC2 125.3

Các môn đồ vẫn còn trông chờ Ngài cai trị với tư cách một ông vua trần thế. Mặc dù Ngài đã giấu kín ý định mình trong một thời gian khá lâu, nhưng họ tin rằng Ngài sẽ không ở mãi trong sự nghèo nàn và tăm tối; đã đến lúc phải thiết lập nước của Ngài. Lòng thù hận của các thầy tế lễ cùng các thầy thông giáo đối với Đức Chúa Giê-su là không bao giờ dứt, rồi Đấng Cứu Thế sẽ bị chính dân Ngài khước từ, bị lên án như một kẻ lừa bịpđó là những điều mà các môn đồ của Ngài chẳng bao giờ cho phép nó xuất hiện trong tâm trí. Nhưng giờ của quyền lực tối tăm đang tới gần và Đức Chúa Giê-su phải mở ra cho các môn đồ thấy sự tranh chiến đang chực sẵn phía trước. Ngài buồn bã khi tiên báo về cuộc thử thách. CCC2 125.4

Đến lúc ấy, Ngài vẫn tránh không cho họ biết một điều gì liên quan đến nỗi thống khổ và cái chết của Ngài. Trong cuộc nói chuyện với Ni-cô-đem, Ngài phán rằng: “Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy, hàu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời.” (Giăng 3:14, 15). Nhưng các môn đồ đã không được nghe điều đó, mà nếu có nghe, họ cũng không hiểu. Tính đến giờ phút ấy, các môn đồ đã có thời gian ở cùng Đức Chúa Giê-su, nghe Ngài dạy dỗ, chứng kiến việc Ngài làm, thậm chí, bất kể vẻ ngoài khiêm nhường của Ngài cũng như sự chống đối của các thầy tế lễ và dân chúng, họ vẫn đồng lòng với Phie-rơ làm chứng rằng: “Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống”. CCC2 126.1

Đã đến lúc phải vén bức màn che giấu tương lai. “Từ đó, Đức Chúa Giêsu mới tỏ cho môn đồ biết rằng mình phải đi đến thành Giê-ru-sa-lem, phải chịu tại đó nhiều sự khốn khổ bởi những người trưởng lão, thầy tế lễ cả, cùng thầy thông giáo, và phải bị giết, đến ngày thứ ba phải sống lại”. Các môn đồ nghe mà không thốt nên lời vì đau buồn và kinh ngạc. Đấng Cứu Thế đã đón nhận việc Phi-e-rơ nhìn nhận Ngài là Con Đức Chúa Trời; và giờ đây những Lời của Ngài có ý nói đến nỗi thống khổ và cái chết của Ngài, và đối với các môn đồ thì điều đó xem ra khó hiểu vô cùng. Phi-e-rơ không thể giữ im lặng được nữa. Ông tìm cách can ngăn Thầy mình, như thể muốn kéo Ngài khỏi cái chết đang chực sẵn. Ông thốt lên: Đức Chúa Trời nào nỡ vậy! Sự đó sẽ không xảy đến cho Chúa đâu!!” CCC2 126.2

Phi-e-rơ yêu mến Chúa mình, nhưng Đức Chúa Giê-su không khen ngợi ông vì đã bày tỏ ước muốn che chở Ngài khỏi hoạn nạn. Lời Phi-e-rơ chẳng hề giúp ích hay yên ủi cho Đức Chúa Giê-su trong cơn thử thách nặng nề đang ở phía trước. Những lời ấy không phù hợp với ý định của Đức Chúa Trời về ân điển dành cho thế gian hư mất, cũng không phù hợp với bài học về sự từ bỏ chính mình mà Đức Chúa Giê-su đã đến để dạy dỗ bằng chính tấm gương của Ngài. Phi-e-rơ không muốn thấy thập tự giá trong chức vụ của Đấng Cứu Thế. Ảnh hưởng mà mây lời của ông gây nên hoàn toàn đi ngược lại điều mà Đấng Cứu Thế muốn gieo vào tâm trí của những kẻ theo Ngài, và chính miệng Chúa Cứu Thế đã phải thốt ra một trong những lời khiển trách nghiêm khắc nhất: “Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau Ta! Ngươi làm gương xấu cho Ta; vì ngươi chẳng nghĩ đến việc Đức Chúa Trời, song nghĩ đến việc người ta”. CCC2 126.3

Sa-tan đang cố làm cho Đức Chúa Giê-su nản lòng và khiến Ngài quay lưng lại với sứ mạng của mình; và trong tình yêu mù quáng, Phi-e-rơ đã lên tiếng cám dỗ Chúa. Vua sự xấu xa là tác giả của ý tưởng trong Phi-e-rơ. Đằng sau lời kêu gọi bốc đồng là sự xui giục của Sa-tan. Trong đồng vắng, Sa-tan nói sẽ giao quyền cai trị thế gian cho Đấng Cứu Thế với điều kiện Ngài phải từ bỏ con đường hạ mình và hi sinh. Giờ đây cũng như vậy, nó đang cám dỗ các môn đồ của Đấng Cứu Thế. Nó tìm cách làm cho Phi-e-rơ dán mắt vào sự vinh hiển thế gian, để ông chẳng còn chú ý gì đến thập tự giá mà Đức Chúa Giê-su muốn ông để mắt tới. Và qua Phi-e-rơ, Sa-tan lại gây sức ép trên Đức Chúa Giê-su để Ngài sa vào chước cám dỗ. Nhưng đó không phải là điều khiến Chúa Cứu Thế phải phiền lòng; mà Ngài nghĩ tới các môn đồ. Sa-tan đã xen vào giữa Phi-e-rơ và Thầy, để lòng vị môn đồ này không còn cảm động trước cảnh Đấng Cứu Thế hạ mình vì chính ông. CCC2 126.4

Lời của Đấng Cứu Thế được phán ra, không phải cho Phi-e-rơ, mà cho kẻ đang tìm cách tách mình khỏi Đấng Cứu Chuộc. “Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau Ta!”. Đừng xen vào giữa Ta và tôi tớ sai lầm của Ta nữa. Hãy để Ta mặt đối mặt với Phi-e-rơ, để Ta có thể bày tỏ cho người thấy lẽ mầu nhiệm của tình yêu thương Ta. CCC2 127.1

Với Phi-e-rơ, đây là một bài học cay đắng, và dù chậm trễ, ông cũng đã học biết rằng con đường của Đấng Cứu Thế trên thế gian phải ngang qua nỗi thống khổ và sự ô nhục. Môn đồ lùi bước không đi theo Chúa trong cơn thống khổ. Nhưng trong cơn thử thách nóng bỏng như lửa đốt, Phi-e-rơ phải học cách nắm lấy ơn phước. Sau này, khi phải còng lưng vì tuổi tác và vì làm việc vất vả, ông viết: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, khi anh em bị trong lò lửa thử thách, chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường. Nhưng anh em có phần trong sự khốn khó của Đấng Christ bao nhiêu, thì hãy vui mừng bấy nhiêu, hầu cho đến ngày vinh hiển của Ngài hiện ra, thì anh em cũng được vui mừng nhảy nhót.” (I Phi-e-rơ 4:12,13). CCC2 127.2

Lúc này, Đức Chúa Giê-su giải thích cho môn đồ hiểu rằng chính cuộc sống từ bỏ chính mình của Ngài là tấm gương để các môn đồ noi theo. Đức Chúa Giê-su kêu gọi dân chúng cùng các môn đồ đang kéo lại gần Ngài mà phán: “Nếu ai muốn theo Ta, thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta”. Thập tự giá có liên quan đến thẩm quyền của người La-mã. Đó là công cụ tàn bạo nhất và là án tử hình ô nhục nhất. Các tử tội thấp hèn nhất bị bắt buộc phải vác thập tự giá tới nơi hành quyết; và thường thì khi người ta đặt thập tự giá trên vai, họ chống cự lại một cách dữ dội nhưng tuyệt vọng, cho tới khi họ bị chế ngự và thập tự giá được cột chặt trên họ. Nhưng Đức Chúa Giê-su lại yêu cầu những ai theo Ngài phải vác thập tự giá mà đi. Dù chỉ hiểu lơ mơ, các môn đồ cũng biết rằng những lời này ngầm bảo họ phải thuận phục cho đến chết vì Đấng Cứu Thế, đây là sự hạ mình cay đắng nhất. Lời Chúa Cứu Thế đã đề cập đến sự thuận phục trọn vẹn. Tuy nhiên, Ngài đã gánh chịu hết thảy những điều đó cho họ. Đức Chúa Giê-su chẳng màng chi thiên đàng trong khi loài người chúng ta bị hư mất. Ngài đã từ bỏ vương triều trên trời để đổi lấy cuộc sống và cái chết nhục nhã nơi hạ giới. Ngài là Đấng có đủ mọi sự giàu sang vô giá trên trời, mà đã trở nên nghèo hèn, để nhờ đó chúng ta được giàu sang. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải noi theo con đường Ngài đã đi. CCC2 127.3

Vì tình yêu Đấng Cứu Thế dành cho những linh hồn lạc mất mà Ngài đã chết thay, nghĩa là Ngài bằng lòng chịu đóng đinh mình vào thập tự giá. Một người con của Đức Chúa Trời, lúc nào cũng phải coi mình như một mắt xích trong dây xích đã được hạ xuống để cứu rỗi thế gian, là người đồng công với Đấng Christ trong chương trình nhân từ của Ngài, đi với Ngài để tìm kiếm và cứu vớt kẻ hư mất. Môn đồ của Đấng Christ phải luôn hiểu rằng họ đã dâng mình cho Đức Chúa Trời rồi, nên họ phải bày tỏ Đấng Christ cho thế gian qua tánh hạnh của mình, Sự hi sinh chính mình, sự cảm thông, tình yêu thương, biểu lộ trong cuộc đời Đấng Christ phải được bộc lộ trong đời sống người hầu việc Đức Chúa Trời. CCC2 127.4

“Ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ Ta mà mất sự sống thì sẽ được lại”. Lòng ích kỷ sẽ dẫn đến sự chết. Không chi thể nào có thể sống nếu chỉ phục vụ cho mình nó mà thôi. Nếu tim không bơm máu lên đầu hay xuống tay, chẳng bao lâu huyết áp sẽ giảm hẳn đi. Cũng như dòng máu trong thân thể chúng ta, thì tình yêu của Đấng Cứu Thế chảy khắp thân thể mầu nhiệm của Ngài, tức là Hội Thánh Chúa. Chúng ta là chi thể của nhau trong thân thể mầu nhiệm của Đấng Cứu Thế, và linh hồn nào từ chối truyền tình yêu Đấng Cứu Thế sẽ bị chết mất. Và “người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì? Vậy thì người lấy chi mà đổi linh hồn 128 mình lại?”. CCC2 128.1

Bỏ qua sự nghèo khổ và nhục nhã trong đời này, Ngài hướng các môn đồ tới sự vinh hiển khi Ngài đến, không phải trong sự lộng lẫy của ngai vua thế gian, mà với sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và các cơ binh trên trời. Khi ấy, Ngài phán: “Ngài sẽ thưởng cho từng người, tùy việc họ làm”. Và để khuyến khích họ, Ngài hứa: “Quả thật, Ta nói cùng các ngươi, trong các ngươi đứng đây, có một vài kẻ sẽ không chết trước khi thấy Con người ngự đến trong nước Ngài”. Nhưng các môn đồ không hiểu được những lời này. Vinh quang xem ra còn rất xa vời. Họ dán mắt vào những cảnh tượng gần hơn, cuộc sống thế gian nghèo nàn, nhục nhã và đau khổ. Chẳng lẽ niềm hi vọng tràn trề về nước của Đấng Mê-si của họ sẽ bị dập tắt hay sao? Họ sẽ không được thấy Chúa mình được tôn vinh trên ngai Đa-vít sao? Có thể nào Đấng Cứu Thế lại phải sống đời một kẻ lang thang vô gia cư, hèn hạ, bị khinh dễ, khước từ và bị giết chết sao? Sự đau buồn đè nặng lòng họ vì họ yêu mến Thầy mình. Còn đầu óc họ căng thẳng bởi vì hoài nghi. Xem ra thật không thể nào hiểu nổi vì sao Con Đức Chúa Trời lại phải chịu sự sỉ nhục tàn nhẫn như vậy. Họ thắc mắc tại sao Ngài lại bằng lòng đi Giê-ru-sa-lem để hứng chịu sự thống khổ mà Ngài biết trước đang chờ Ngài ở đó. Làm sao Ngài lại có thể ép mình nhận một kết cục như vậy, và bỏ rơi họ trong hoàn cảnh còn tệ hơn lúc họ phải dò dẫm trong bóng tối trước khi Ngài đem chính Ngài để soi sáng cho họ? CCC2 128.2

Trong vùng Sê-sa-rê Phi-líp, Đấng Cứu Thế ở ngoài tầm kiểm soát của Hêrốt và Cai-phe, các môn đồ lập luận như vầy: Ngài không việc gì phải sợ hãi về lòng thù nghịch của người Giu-đa hay về quyền lực La-mã. Tại sao Ngài lại không rao giảng ở đây, nơi cách xa người Pha-ri-si? Tại sao Ngài lại cần phải nộp mình cho phải chết? Nếu Ngài chết đi, làm sao nước của Ngài có thể được lập vững bền đến nỗi các cửa âm phủ cũng không thắng nổi? Với các môn đồ, đây quả thật là một lẽ mầu nhiệm. CCC2 128.3

Thế mà lúc đó họ lại còn đi dọc theo bờ hồ Ga-li-lê để đến thành Giê-rusa-lem, nơi mọi hi vọng của họ bỗng tan thành mây khói. Họ không dám ngăn cản Đấng Cứu Thế, nhưng lại rỉ tai nhau, giọng buồn phiền khi đề cập đến tương lai. Thậm chí trong lúc hỏi han này nọ, họ vẫn giữ ý nghĩ rằng một biến cố tình cờ nào đó biết đâu sẽ đảo ngược biến cố đang chờ đợi Chúa mình. Bởi vậy, trong suốt sáu ngày u ám và dài đăng đẳng, họ buồn phiền và hoài nghi, hi vọng và sợ hãi. CCC2 129.1