CUỘC Đời CHÚA CỨU THẺ - QUYỂN 1
Chương 18—“Ngài Phải Dấy Lên”
Dựa theo Giăng 3:22-36
Trong một thời gian, ảnh hưởng của Giăng Báp-tít trên dân tộc còn lớn hơn ảnh hưởng của các quan trưởng, các thầy tế lễ hay vua chúa. Nếu Giăng nhận mình là Đấng Mê-si và dấy lên một cuộc nổi dậy chống lại Lamã thì hẳn các thầy tế lễ và dân chúng sẽ đổ xô tới dưới lá cờ của ông. Satan luôn chực sẵn để gợi cho Giăng Báp-tít mọi ý nghĩ dẫn tới tham vọng của các nhà chinh phục thế gian. Nhưng bằng chứng về quyền lực của nó hiển hiện trước mắt ông nên ông đã kiên định khước từ sự mua chuộc hấp dẫn này. Ông đã hướng sự chú ý của người ta đặt nơi mình về một Đấng Khác. CCC1 163.1
Giờ đây, Giăng đã thây sự yêu mến của dân chúng đang chuyển từ ông sang Chúa Cứu Thế. Từng ngày trôi qua, đám đông xung quanh ông giảm dần đi. Khi Đức Chúa Giê-su từ Giê-ru-sa-lem đến vùng đất gần Giô-đanh, dân chúng đổ xô tới để nghe Ngài. Số môn đồ Ngài tăng lên mỗi ngày. Nhiều người tới để nhận phép Báp-têm và dù bản thân Ngài không làm phép Báp-têm, Ngài vẫn ưng thuận cho các môn đồ làm việc này. Bằng cách như vậy, Ngài đã đóng dấu của mình trên công việc của người đi trước dọn đường cho Ngài. Nhưng các môn đồ của Giăng lại nhìn sự quý mến mỗi ngày mỗi lớn của dân chúng dành cho Đức Chúa Giê-su với ánh mắt ganh tỵ. Họ sẵn sàng chỉ trích chức vụ của Ngài và họ không phải chờ lâu để có cơ hội. Các môn đồ này và người Giu-đa tranh luận với nhau để xem phép Báp-têm nào có giá trị tẩy rửa linh hồn khỏi tội lỗi. Họ chủ trương rằng phép Báp-têm của Đức Chúa Giê-su khác về cơ bản với phép Báp-têm của Giăng. Và ngay sau đó, họ tranh luận với các môn đồ của Đấng Cứu Thế về hình thức lời nói thích hợp sử dụng trong phép Báp-têm, và cuối cùng, về quyền làm Báp-têm. CCC1 163.2
Các môn đồ của Giăng tới than phiền với ông. Họ nói: “Thưa thầy, kìa, người ở cùng thầy bên kia sông Giô-đanh, mà thầy đã làm chứng cho bây giờ đang làm phép Báp-têm, và ai nấy đều đến cùng người”. Sa-tan đã dùng những lời này để cám dỗ Giăng. Mặc dù chức vụ của Giăng sắp chấm dứt rồi, nhưng ông vẫn có thể gây trở ngại cho chức vụ của Đấng Cứu Thế. Nếu ông tự mãn và tỏ ra buồn phiền hay chán chường trước việc ông bị thay thế, hẳn là ông đã gieo rắc mầm mống sự chia rẽ, đã khuyến khích sự ghen tuông và đố kỵ, và gây cản trở thật sự đối với sự phát triển tin lành. Về bản chất, Giăng cũng có những khuyết điểm và yếu đuối như mọi người, nhưng tình yêu của Chúa đã chạm đến tâm hồn và biến đổi con người ông. Ông ở trong một bầu không khí không bị ô nhiễm bởi lòng ích kỷ và tham vọng; và ông ở xa tà khí của lòng ghen ghét đố kỵ. Ông chẳng hề tán thành sự bất mãn của các môn đồ mình, nhưng bày tỏ rằng ông hiểu mối quan hệ của mình với Đấng Mê-si rõ ràng ra sao, và ông sung sướng như thế nào khi được đón nhận Đấng mình đã dọn đường cho. CCC1 164.1
Ông nói: “Ví chẳng từ trên trời ban cho, thì không một người nào có thể lãnh chi được. Chính các ngươi làm chứng cho ta rằng ta đã nói: Ây không phải ta là Đấng Cứu Thế nhưng ta đã được sai đến trước Ngài. Ai mới cưới vợ, nấy là chàng rể, nhưng bạn của chàng rể đứng gần và nghe người, khi nghe tiếng của chàng rễ thì rất đỗi vui mừng”. Giăng đã tự giới thiệu mình là người bạn, người hành động như một sứ giả giữa hai bên đính hôn, cũng là người chuẩn bị cho cuộc hôn nhân. Khi chàng rể nhận được cô dâu của mình rồi, người bạn hoàn thành nhiệm vụ. Người bạn vui mừng trong niềm vui của người làm mai mối cho người khác gặp nhau. Cũng vậy, Giăng được kêu gọi để hướng dân chúng về cùng Đức Chúa Giê-su, và niềm hân hoan của ông là được thây chức vụ của Chúa Cứu Thế thành công. Ông nói: “Ây là sự vui mừng trọn vẹn của ta đó. Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống”. Với đức tin, nhìn về hướng Đấng Cứu Chuộc, Giăng đã vươn lên tới chiều cao của sự từ bỏ mình. Ông không tìm cách lôi kéo người khác về với mình, nhưng lại nâng tâm trí của họ mỗi lúc càng cao hơn đến khi gặp được Chiên Con của Đức Chúa Trời. Bản thân ông chỉ là một tiếng kêu, tiếng kêu trong đồng vắng. Giờ đây, ông vui mừng chấp nhận sự yên lặng và phai mờ để ánh mắt mọi người có thể dõi theo Ánh Sáng Sự Sống. CCC1 164.2
Những kẻ trung tín với lời kêu gọi làm sứ giả Đức Chúa Trời sẽ không được tìm kiếm danh vọng cho chính mình. Lòng vị kỷ phải tan biến trong tình yêu dành cho Đấng Cứu Thế. Không thể có sự kình địch làm vẩn đục sự nghiệp quý báu của Tin-lành. Họ sẽ nhận ra rằng họ có nhiệm vụ rao giảng như Giăng từng làm: “Kìa Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi của thế gian đi” (Giăng 1: 29). Họ sẽ đưa Chúa Cứu Thế lên cao và với Ngài, nhân loại cũng sẽ được nâng lên cao. “Đấng cao cả, ở nơi đời đời vô cùng, Danh Ngài là thánh, có phán như vầy: Ta ngự trong nơi cao và thánh, với người có lòng ăn năn, đau đớn và khiêm nhường, đặng làm tươi tỉnh thần linh của những kẻ khiêm nhường và làm tươi tỉnh lòng người ăn năn đau đớn” (Ê-sai 57:15). CCC1 164.3
Tâm hồn của đấng tiên tri quên mình đã tràn đầy ánh sáng của Chúa. Khi chứng kiến sự vinh hiển của Chúa Cứu Thế, lời lẽ của ông gần như một bản sao của lời Đấng Cứu Thế đã nói trong cuộc trao đổi với Ni-cô-đem. Giăng nói: “Đấng từ trên cao đến là trên hết mọi loài. Kẻ từ đất đến là thuộc về đất, và nói ra cũng như là thuộc về đất; còn Đấng từ trời đến thì trên hết mọi loài... Vì Đấng mà Đức Chúa Trời đã sai đến thì rao truyền Lời của Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Trời ban Thánh Linh cho Ngài không chừng mực.” CCC1 165.1
Đấng Cứu Thế cũng đã phán: “Vì Ta chẳng tìm ý muốn của Ta, nhưng tìm ý muốn của Đấng đã sai ta” (Giăng 5: 30). Đã có lời phán về Ngài: “Chúa ưa điều công bình, ghét điều gian ác; cho nên, hỡi Chúa, Đức Chúa Trời của Chúa lấy dầu vui mừng xức cho, khiến Chúa trổi hơn kẻ đồng loại mình” (Hê-bơ-rơ 1: 9). Đức Chúa Cha “Ban Thánh Linh cho Ngài không chừng mực”. CCC1 165.2
Đối với những ai đi theo Đấng Cứu Thế cũng vậy. Chúng ta có thể đón nhận ánh sáng từ trời chỉ khi nào chúng ta sẵn lòng để tâm hồn mình được gột sạch cho đến trống rỗng. Chúng ta không thể nhận ra bổn tánh của Đức Chúa Trời hay đón nhận Đấng Cứu Thế bởi lòng tin, nếu chúng ta không chấp nhận đem mọi tư tưởng quy phục Đấng Cứu Thế vào lòng. Đức Thánh Linh được ban không hạn định cho tất cả những ai làm như vậy. Trong Đấng Cứu Thế, “sự đầy dẫy của bổn tánh Đức Chúa Trời thảy đều ở trong Đấng ấy như có hình. Anh em lại nhờ Ngài mà có được đầy dẫy mọi sự “(Cô lô se 2: 9-10). CCC1 165.3
Các môn đồ của Giăng kêu lên rằng tất cả mọi người đều đang đến với Đấng Cứu Thế; tuy nhiên với một sự hiểu biết sâu sắc hơn, Giăng nói: “Không ai nhận lấy lời chứng của Ngài;” như vậy, chỉ ít người sẵn sàng đón nhận Ngài làm Chúa Cứu Thế để cứu họ khỏi tội lỗi. Nhưng “ai đã nhận lấy lời chứng của Ngài thì làm chứng chắc rằng Đức Chúa Trời là thật” (Giăng 3: 32-33). “Ai tin Con thì được sống đời đời.” Không cần phải tranh luận xem phép Báp-têm của Giăng hay của Đấng Cứu Thế sẽ tẩy sạch con người khỏi tội lỗi. Chính ân điển của Đấng Cứu Thế mới ban sự sống cho linh hồn. CCC1 165.4
Ngoài Đấng Cứu Thế, phép Báp-têm, giống như mọi nghi lễ khác, đều là một hình thức không có giá trị. “Ai không chịu tin Con, thì chẳng thây sự sống đâu”. Sự thành công của chức vụ Đấng Cứu Thế được Giăng Báp-tít tiếp nhận với niềm hân hoan như đã trình bày bên trên, cũng được tường thuật cho giới cầm quyền ở Giê-ru-sa-lem. Các thầy tế lễ và các thầy thông giáo đã từng ghen tỵ vì ảnh hưởng của Giăng khi họ thây dân chúng bỏ các nhà hội để đổ xô vào đồng vắng. Nhưng tại đây lại có một Đấng còn có quyền năng lớn hơn nữa trong việc thu hút đám đông. Những nhà lãnh đạo trong Y-sơ-ra-ên không sẵn lòng nói như Giăng: “Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống”. Họ vùng dậy với quyết tâm mới để chấm dứt những việc làm đang kéo dân chúng ra khỏi ảnh hưởng của họ. CCC1 165.5
Đức Chúa Giê-su biết rằng họ sẽ không từ bỏ một nỗ lực nào nhằm gây ra sự chia rẽ giữa các môn đồ của Ngài và các môn đồ của Giăng. Ngài biết rằng bão tố sắp sửa đến để nhận chìm một trong số những đấng tiên tri lớn nhất từ trước đến nay được gửi đến thế gian. Muốn tránh mọi cơ hội gây hiểu lầm hay chia rẽ, Ngài âm thầm ngưng các công việc mình và lui về Gali-lê. Chúng ta cũng vậy, trong khi trung thành với Lẽ Thật, chúng ta cũng phải biết tránh mọi chuyện có thể dẫn đến bất hòa hay hiểu lầm. Bởi vì bất cứ lúc nào những chuyện như thế xảy ra, nhiều linh hồn sẽ bị hư mất. Bất cứ ở đâu có những trạng huống có nguy cơ dẫn đến bất hòa, chúng ta đều phải theo gương của Đức Chúa Giê-su và của Giăng Báp-tít mà tránh đi. CCC1 166.1
Giăng đã được kêu gọi để lãnh đạo với tư cách một nhà cải cách. Chính vì vậy, các môn đồ của ông có nguy cơ chỉ chú ý tới ông mà thôi, họ cảm thây rằng sự thành công của chức vụ của Giăng là do công sức của ông mà 166 không nhìn thây sự kiện ông chỉ là một dụng cụ qua đó Đức Chúa Trời hành động. Nhưng chức vụ của Giăng không đủ để đặt nền móng cho Hội-thánh của Đấng Cứu Thế. Khi ông hoàn thành nhiệm vụ của mình, một chức vụ khác sẽ tiếp nối mà sự làm chứng của ông không thể hoàn thành được. Các môn đồ của Giăng không hiểu được điều này. Khi họ thây Đấng Cứu Thế đang đến để thi hành chức vụ, họ đâm ra ghen tuông và bất mãn. CCC1 166.2
Những nguy hiểm tương tự vẫn còn đó. Đức Chúa Trời kêu gọi một người làm công việc nào đó; và khi người này đã đẩy công việc tới mức mà Ngài kêu gọi người đó làm, Chúa lại kêu gọi người khác để đẩy công việc đi xa hơn nữa. Nhưng, giống như các môn đồ của Giăng, nhiều người cảm thây rằng sự thành công của công việc lệ thuộc vào người thứ nhất. Người ta chú ý tới yếu tố con người thay vì chú ý tới Đức Chúa Trời. Khi sự ganh tị xảy đến, thì công việc của Đức Chúa Trời bị làm vẩn đục. Bởi vậy, kẻ được tôn vinh quá mức sẽ bị cám dỗ ấp ủ lòng tự cao tự đại. Người đó không biết lệ thuộc vào Đức Chúa Trời. Dân chúng được dạy phải dựa vào con người để được hướng dẫn, và do đó, họ bị rơi vào con đường lầm lạc và bị dẫn đi xa khỏi Đức Chúa Trời. CCC1 166.3
Công việc của Đức Chúa Trời không mang hình ảnh và tên tuổi của con người. Chúa luôn sử dụng những cá nhân khác nhau qua đó ý định của Ngài được thi hành cách tốt nhất. Hạnh phúc thay cho kẻ sẵn lòng hạ mình và nói như Giăng Báp-tít; “Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống.” CCC1 166.4