CUỘC Đời CHÚA CỨU THẺ - QUYỂN 1
Chương 16—“Trong Đèn Thờ Ngài”
Dựa theo Giăng 2:12-22
“Sau việc đó, Ngài với mẹ, anh em, và môn đồ Ngài đều xuống thành Ca-bê-na-um; và chỉ ở tại đó ít ngày thôi. Lễ vượt Qua của dân Giu-đa hầu đến, Đức Chúa Giê-su lên thành Giê-ru-sa-lem.” Trong chuyến đi này, Đức Chúa Giê-su nhập vào một trong những đoàn người đông đảo đang đi về thủ đô. Ngài chưa công khai tuyên bố sứ mạng của Ngài và âm thầm trà trộn vào đám đông. Trong những cơ hội như thế này, sự xuất hiện của Đấng Mê-si, là điều mà Giăng đã làm nổi bật trong sứ mạng của ông, thường là chủ đề của các cuộc đàm thoại. Niềm hy vọng về một ngày vinh quang của dân tộc được lưu ý đến với niềm phấn khởi. Đức Chúa Giê-su biết rằng niềm hi vọng ấy sẽ trở thành thất vọng vì nó được đặt trên một sự giải thích sai lầm về Kinh Thánh. Ngài đã giải thích các lời tiên tri một cách chân thành, và cố gắng khơi lại trong dân chúng lòng ham thích quay về nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời cách kỹ lưỡng hơn. CCC1 141.1
Các nhà lãnh đạo Giu-đa đã dạy dân chúng rằng tại Giê-ru-sa-lem là nơi họ được dạy dỗ để thờ phượng Đức Chúa Trời. Dân chúng từ khắp nơi trong xứ Pa-lét-tin và cả các xứ xa xôi kéo về nơi đây trong tuần lễ vượt Qua. Sân chung quanh đền thờ đầy dẫy người. Nhiều người không thể mang theo sinh lễ hầu dâng hiến tượng trưng cho Sinh Lễ Vĩ Đại. Để tạo sự thuận lợi cho những người này, người ta đã bán và mua các con sinh lễ tại sân ngoài của đền thờ. Dân chúng trong mọi giai cấp tụ họp tại đây để tìm mua lễ vật. Tại đây, người ta cũng đổi ngoại tệ ra tiền đền thờ. CCC1 141.2
Mỗi người Giu-đa phải nộp một nửa siếc-lơ vào đền thờ làm “tiền đền mạng mình” và số tiền này được sử dụng vào việc điều hành đền thờ (Xuất Ê-díp-tô Ký 30:12-16). Ngoài số tiền bị bắt buộc phải đóng này, người ta còn mang đến nhiều của dâng tự nguyện, được cất trong kho của đền thờ. Cũng có quy định là tiền ngoại quốc phải được đổi thành tiền của đền thờ gọi là siếc-lơ đền thờ, được thu để chi tiêu cho các công việc của đền thờ. Việc đổi tiền này tạo cơ hội cho sự gian lận, các mánh khoé moi tiền và đã biến thành một thứ mua bán bẩn thỉu và cũng là một nguồn thu nhập của các thầy tế lễ. CCC1 141.3
Các nhà buôn bán súc vật với một giá cắt cổ rồi họ chia lợi tức cho các thầy tế lễ và các nhà cầm quyền, là những người làm giàu trên mồ hôi nước mắt của người dân. Những tín hữu được dạy dỗ để tin rằng nếu họ không dâng lễ vật, con cái hay đất đai của họ sẽ không được Đức Chúa Trời ban phước. Vì vậy mà súc vật có thể được mua với giá cao, bởi vì người dân không muốn rằng từ nơi xa xôi đến, rồi quay trở về mà không đạt đuợc mục đích của chuyến đi là bày tỏ lòng sùng đạo qua sự dâng hiến. CCC1 142.1
Một số lớn lễ vật được dâng vào mùa lễ vượt Qua nên số bán tại đền thờ rất nhiều. Và hậu quả là ở đây đã trở thành một cái chợ với tiếng súc vật ồn ào hơn là một đền thờ thánh khiết của Đức Chúa Trời. Người ta có thể nghe tiếng trả giá qua lại đầy căng thẳng, tiếng bò rống, tiếng kêu be be của cừu, tiếng rù rù của bồ câu xen lẫn với những tiếng lẻng kẻng của tiền đồng và tiếng cãi lộn vang lên tại đây. Một cảnh tượng hổn độn đến độ lòng người thờ phượng bị bối rối, và những lời dâng lên Đấng Tối Cao bị tiếng ồn ào này lấn át mất cả. CCC1 142.2
Người Giu-đa lại rất hãnh diện về lòng sùng đạo của họ. Họ vui mừng về đền thờ của họ và coi những lời chê bai về đền thờ như là một sự phạm thượng. Họ rất chặt chẽ trong việc thi hành những nghi lễ có liên quan đến đền thờ. Nhưng lòng tham tiền bạc đã huỷ bỏ lòng tôn sùng này. Họ không ý thức rằng họ đã đi lạc quá xa mục đích ban đầu của các nghi lễ do chính Đức Chúa Trời thiết lập. CCC1 142.3
Khi Đức Giê-hô-va hiện xuống trên Núi Si-nai, nơi này đã được nên thánh bởi sự hiện diện của Ngài. Môi-se được lệnh đặt những ranh giới xung quanh núi và làm thánh núi. Và lời cảnh cáo của Chúa đã phán như sau: “Vả, ngươi hãy phân định giới hạn cho dân sự ở chung quanh núi, và dặn rằng : Khá giữ mình, đừng leo lên núi, hoặc đụng đến chân; hễ kẻ nào đụng đến thì sẽ bị xử tử. Chớ ai tra tay vào mình người đó, nhưng người đó phải bị liệng đá hoặc bắn tên, bất luận vật hay người, cũng chẳng để cho sống đâu. Khi kèn thổi lên, dân sự sẽ đến gần núi” (Xuất Ê-díp-tô Ký 19:12-13). Và đây là một bài học; hễ nơi nào Đức Chúa Trời bày tỏ sự hiện diện của Ngài, nơi đó là thánh. Khuôn viên đền thờ của Đức Chúa Trời phải được coi là thánh. Nhưng vì tranh dành quyền lợi mà người ta quên mất ý nghĩa này. CCC1 142.4
Những thầy tế lễ và nhà cầm quyền được kêu gọi làm người đại diện của Đức Chúa Trời cho toàn dân. Đáng lý họ phải chỉnh đốn lại các sinh hoạt sai lầm nơi sân đền thờ. Họ phải làm gương cho dân về sự liêm khiết và lòng thương xót. Thay vì chỉ tính toán quyền lợi của mình, họ phải quan tâm tới tình trạng và nhu cầu của các tín đồ và phải sẵn sàng giúp đỡ những kẻ không có khả năng mua những lễ vật cần thiết. Nhưng họ lại không làm điều này. Lòng tham tiền làm cho tâm hồn họ trở nên chai đá. CCC1 142.5
Trong số những người tới dự cuộc lễ này, có những kẻ đang gặp hoạn nạn, thiếu thốn hay sầu khổ. Người mù, người què, người điếc cũng có mặt. Một số nằm trên giường cho người ta khiêng. Nhiều người tới dự lễ nhưng lại quá nghèo không có thể mua được những lễ vật khiêm tốn nhất để dâng cho Chúa, quá nghèo đến độ không mua nổi lương thực làm dịu cơn đói của chính họ. Những lời tuyên bố của các thầy tế lễ càng làm cho những người này đau khổ nhiều hơn. Các thầy tế lễ khoác lác khoe khoang lòng sùng đạo của họ; họ rêu rao rằng họ là những người hướng dẫn dân sự, nhưng họ lại chẳng có chút cảm thông hay xót thương. Người nghèo, kẻ ốm đau, kẻ hấp hối nài xin sự giúp đỡ của họ nhưng vô ích. Sự đau khổ của những người khốn cùng không đánh thức được lòng thương xót nơi con tim của các thầy tế lễ. CCC1 143.1
Khi Chúa Giê-su vào đền thờ, Ngài nắm được toàn bộ cảnh tượng. Ngài chứng kiến những vụ buôn bán gian lận. Ngài thây nỗi lo âu của người nghèo vì nghĩ rằng không có máu của sinh vật đổ ra, tội lỗi của họ sẽ không được tha. Ngài thây sân ngoài đền thờ bị biến thành nơi trao đổi của những điều dơ bẩn. Vùng đất thánh đã trở thành chốn đổi chác của mọi thứ. CCC1 143.2
Đấng Cứu Thế thây cần phải làm một điều gì đó. Vô số nghi lễ được lập ra cho người dân, nhưng họ không hề được dạy cách thích đáng về sự quan trọng của những nghi lễ này. Tín hữu dâng sinh lễ mà không hiểu rằng những sinh lễ này tượng trưng cho Sinh Lễ toàn hảo nhất. Và ngay giữa họ, có một Đấng mà các nghi lễ này đang chỉ đến, nhưng người ta không nhận ra và tôn kính Ngài. Ngài đã ban cho những sự dạy dỗ về các lễ vật. Ngài hiểu giá trị của những biểu tượng này, và Ngài thây rằng giờ đây chúng đều bị hiểu lầm và sai lạc. Ý nghĩa thiêng liêng của sự thờ phượng đã biến mất. Không có một mối liên kết giữa các thầy tế lễ, các nhà lãnh đạo với Đức Chúa Trời của họ. Chức vụ của Đấng Cứu Thế là thiết lập một sự thờ phượng hoàn toàn khác biệt. CCC1 143.3
Với ánh mắt dò xét khi đứng trên bậc tam cấp của khuôn viên đền thờ, Đấng Cứu Thế đã tiếp nhận quang cảnh diễn ra trước mắt Ngài. Với cặp mắt tiên tri, Ngài nhìn về tương lai, không phải chỉ thây trước vài năm, mà nhiều thế kỷ và nhiều thời đại. Ngài thây được các thầy tế lễ, các nhà lãnh đạo sẽ chà đạp quyền lợi của người thiếu thốn và ngăn cản việc rao giảng Tin-lành cho người nghèo. Ngài thây rằng tình yêu của Đức Chúa Trời sẽ bị che giấu đối với tội nhân và người ta sẽ biến ân điển của Ngài thành món hàng. Khi Ngài nhìn cảnh này diễn ra trước mắt, gương mặt Ngài phát ra một sự phẫn nộ, uy nghi và quyền năng. Người ta chú ý đến Ngài. Cặp mắt của những người đang làm những cuộc đổi chác dơ bẩn bị hút vào gương mặt Ngài. Họ không thể nhìn đi chỗ khác được. Họ có cảm tưởng rằng Con Người này đọc thâu được những tư tưởng thầm kín của họ, và khám phá những động cơ giấu kín của họ. Một số người tìm cách che mặt họ lại, dường như hành động tội lỗi của họ đã được viết ra trước mắt họ, được cặp mắt kia dò thâu không sót một điều nào. CCC1 143.4
Tiếng ồn ào im bặt. Âm thanh của đổi chác trả giá chấm dứt. Một sự im lặng khó chịu. Một không khí uy nghiêm phủ trùm lên đám đông. Mọi người có cảm tưởng mình đang khai trình trước tòa án phán xét của Đức Chúa Trời. Nhìn Đấng Cứu Thế, họ thây thần tánh loé sáng qua nhân tánh của Ngài. Đấng Cao Cả của thiên đàng đang đứng như là một Quan Tòa trong ngày cuối cùng, dù rằng không có vầng hào quang bao phủ Ngài như trong ngày cuối cùng, nhưng với cùng một quyền năng để đọc thâu linh hồn con người. Cặp mắt của Ngài quét qua đám đông, không sót một người nào. Diện mạo của Ngài dường như nổi bật lên trên tất cả mọi người với một phong cách uy nghi, và một luồng ánh sáng thiêng liêng chiếu ra trên gương mặt Ngài. Ngài phán, với giọng rõ ràng vang động, cùng một giọng phán đã thốt ra luật pháp trên núi Si-nai mà các thầy tế lễ và nhà cầm quyền đang chà đạp, “Hãy cất bỏ đồ đó khỏi đây, đừng làm cho nhà Cha ta thành ra nhà buôn bán.” CCC1 144.1
Ngài từ từ xuống khỏi thang cấp và đưa cây roi Ngài đã bện lên, Ngài tiến vào đền thờ và ra lệnh cho đám đông đang mặc cả mua bán ra khỏi khuôn viên đền thờ. Cho đến giây phút này, chưa hề thây Ngài tỏ ra nghiêm khắc và nhiệt thành như vậy. Ngài xô đổ bàn của những kẻ đổi tiền. Tiền rơi trên nền bằng đá cẩm thạch kêu lẻng kẻng. Không ai dám hỏi Ngài lấy quyền gì mà làm vậy. Không ai dám lượm lại số tiền phi nghĩa của họ. Đức Chúa Giê-su không trừng phạt họ bằng roi dây, nhưng cây roi đơn giản ấy trong tay Ngài xem ra dễ sợ như một thanh gươm đỏ rực. Những chức viên của đền thờ, các thầy tế lễ chỉ biết tính toán, những kẻ lái buôn và người bán súc vật, cùng với chiên với bò, chạy tán loạn với ý nghĩ duy nhất là thoát khỏi án phạt bởi sự hiện diện của Ngài. CCC1 144.2
Một sự kinh hoảng bao trùm đám đông vì họ đã nếm được bóng của thần tánh của Ngài. Những tiếng kêu kinh hãi thốt ra từ những cặp môi tái nhợt. Cả các môn đồ cũng phải run sợ. Họ khiếp sợ trước những lời nói và hành động của Đức Chúa Giê-su, hoàn toàn không giống bản tánh hàng ngày của Ngài. Họ nhớ lại lời đã được viết về Ngài: “Sự sốt sắng về nhà Chúa đã thiêu nuốt tôi” (Thi Thiên 69:9). Chẳng mây chốc đám đông hỗn loạn cùng với hàng hóa của họ đã bị đuổi ra khỏi đền thờ của Đức Giê-hô-va. Sân đền thờ không còn những sự đổi chác dơ bẩn nữa, một sự tĩnh mịch thâm sâu cùng oai nghiêm bao phủ trên cảnh hỗn loạn, Sự hiện diện của Đức Giêhô-va, là sự hiện diện ngày xưa đã thánh hóa núi, nay đã làm cho đền thờ được nên thánh để đem vinh hiển Danh Ngài. CCC1 144.3
Trong việc dọn sạch đền thờ, Đức Chúa Giê-su đã tuyên bố sứ mạng của Đấng Mê-si và bước vào công việc của Ngài. Đền thờ đó, được dựng lên để làm nơi ngự trị của Đấng Hiện Hữu, với mục đích là một bài học cho Y-sơ-ra-ên và cho thế giới. Từ thuở đời đời, Đức Chúa Trời đã có ý định là mỗi sinh linh được tạo dựng, từ các thiên sứ sáng láng và thánh khiết cho đến con người, đều là một đền thờ cho Đấng Tạo Hóa ngự. Vì tội lỗi, nhân loại không còn là đền thờ cho Đức Chúa Trời nữa. Tâm hồn của con người bị tội lỗi làm cho tối tăm và đồi trụy; không còn bày tỏ sự vinh hiển của Đấng Thánh nữa. Nhưng bởi sự nhập thể của Con Đức Chúa Trời, ý định của Đấng Thiêng Liêng đã được thực hiện. Đức Chúa Trời ở trong loài người, và qua ân điển cứu rỗi, lòng người lại trở thành đền thờ của Ngài. Đức Chúa Trời muốn đền thờ tại Giê-ru-sa-lem phải là một chứng cớ liên tục về điạ vị cao sang đang mở ra cho mọi linh hồn. Nhưng người Giu-đa lại không hiểu được ý nghĩa quan trọng của kiến trúc mà họ quá hãnh diện trong đó. Họ không chịu dâng hiến tâm hồn thành những đền thờ cho Đức Thánh Linh của Chúa. Sân đền thờ tại Giê-ru-sa-lem, chứa đầy những tiếng ồn ào của những đổi chác dơ bẩn, tượng trưng một cách quá chính xác cho đền thờ của tâm hồn, bị dơ bẩn bởi những đam mê nhục dục và những tư tưởng xấu xa. Khi đuổi những kẻ mua và người bán của thế gian ra khỏi đền thờ, Đức Chúa Giê-su loan báo sứ mạng của Ngài là lau sạch tâm hồn khỏi những bợn nhơ của tội lỗi, khỏi những ham muốn thế gian, những nhục dục ích kỷ, những thói tục xấu xa hủy hoại linh hồn. CCC1 144.4
“Chúa mà các ngươi tìm kiếm sẽ thình lình vào trong đền thờ Ngài, tức là thiên sứ của sự giao ước mà các ngươi trông mong. Nầy, Ngài đến, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Nhưng ai sẽ đương nổi ngày Ngài đến, và ai đứng được khi Ngài hiện ra? Vì Ngài giống như lửa của thợ luyện, như tro thợ giặt. Ngài sẽ ngồi như kẻ luyện bạc và làm cho sạch; Ngài sẽ chùi các con trai Lêvi, làm cho chúng nó sạch như vàng và bạc” (Ma-la-chi 3:1-3). CCC1 145.1
“Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong anh em sao? Ví có ai phá hủy đền thờ của Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời sẽ phá hủy họ; vì đền thờ của Đức Chúa Trời là thánh, mà chính anh em là đền thờ.” (1 Cô-rinh-tô 3:16,17). Không ai có thể tự mình quăng ra khỏi vô số tội lỗi đã làm chủ tâm hồn. Chỉ có Đấng Cứu Thế mới có thể tẩy sạch được đền thờ linh hồn. Nhưng Ngài sẽ không ép buộc một người nào. Ngài không vào lòng người như vào đền thờ thuở xưa, nhưng Ngài phán: “Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho, thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với Ta” (Khải Huyền 3:20). Ngài sẽ đến, nhưng không phải chỉ một ngày mà thôi, bởi vì Ngài phán: “Ta sẽ ở và đi lại giữa họ, Ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ và họ làm dân Ta” (2 Côrinhtô 6:16). “Ngài giập sự gian ác chúng tôi dưới chân Ngài và ném hết thảy tội lỗi chúng nó xuống biển.” (Mi-chê 7:19). Sự hiện diện của Ngài sẽ làm thanh sạch và thánh hóa linh hồn chúng ta, để nó thành một đền thờ thánh cho Đức Giê-hô-va và “Nhà ở của Đức Chúa Trời trong Thánh Linh” (Ê-phê-sô 2:21, 22). CCC1 145.2
Quá đỗi kinh hoàng, các thầy tế lễ và những nhà cầm quyền chạy ra khỏi sân đền thờ và khỏi cái nhìn xuyên thâu tâm can họ. Trong cuộc chạy trốn của họ, họ gặp một số người khác đang trên đường tiến vào đền thờ, và bảo những người này quay trở ra, họ kể lại cho số người này những điều họ đã thây và đã nghe. Đấng Cứu Thế nhìn những con người đang chạy trốn với lòng thương hại vì sự sợ hãi của họ, và trước việc họ chẳng biết sự thờ phượng thật gồm có những gì. Qua cảnh tượng này Ngài nhìn thây hình ảnh của một quốc gia Do Thái sẽ bị tản lạc khắp nơi vì sự gian ác và cứng lòng của họ. CCC1 146.1
Và tại sao các thầy tế lễ lại chạy trốn khỏi đền thờ? Tại sao họ không giữ vững lập trường của họ? Đấng ra lệnh cho họ đi chỗ khác là con của một người thợ mộc, một người Ga-li-lê nghèo, không địa vị và quyền thế trong xã hội. Tại sao họ không chống lại Ngài? Tại sao họ bỏ lại những của cải thu thập được bởi cách bất chính và chạy trốn theo lệnh của một Đấng có dáng khiêm tốn như vậy? CCC1 146.2
Đấng Cứu Thế đã phán với uy quyền của một vị Vua, trong diện mạo và giọng nói của Ngài, có một điều gì đó mà họ không kháng cự lại được. Khi lệnh ban ra, họ nhận thức được, như họ chưa từng nhận thức trước đây, rằng họ là những người giả hình và ăn cướp. Khi thần thể chiếu loé qua nhân thể, họ không phải chỉ nhận ra cơn thạnh nộ trên gương mặt Ngài, mà họ còn thây tầm quan trọng của Lời Ngài. Họ có cảm giác như đang đứng trước toà án của Quan Án Đời Đời, và bản án đã được tuyên bố về họ cho đời này và đời đời. Trong phút chốc, họ được thuyết phục rằng Đấng Cứu Thế là một Đấng Tiên Tri; và nhiều người đã tin rằng Ngài chính là Đấng Mê-si. Đức Thánh Linh đã chiếu sáng trong đầu óc họ các lời của tiên tri liên quan đến Đấng Cứu Thế. Nhưng họ có khuất phục sự cáo trách này không? CCC1 146.3
Họ không ăn năn. Họ biết rằng lòng thương xót của Đấng Cứu Thế đối với người nghèo đã được khơi dậy. Họ biết họ có tội bóc lột khi trao đổi với dân chúng. Vì Đấng Cứu Thế nhìn ra được ý nghĩ của họ cho nên họ căm thù Ngài. Việc Ngài công khai quở trách đã làm nhục lòng kiêu hảnh của họ, và họ ganh tỵ với ảnh hưởng càng ngày càng lớn của Ngài trên dân chúng. Họ quyết tâm hạch hỏi Ngài lấy quyền gì để đuổi họ, và ai ban cho Ngài quyền hành này? CCC1 146.4
Chậm rãi và thận trọng, nhưng với lòng thù ghét, họ trở lại đền thờ. Nhưng cảnh tượng đã thay đổi biết bao ngay khi họ vắng mặt. Khi họ chạy trốn thì người nghèo đã ở lại, và lúc này họ đang nhìn Chúa Giê-su. Gương mặt của Ngài bộc lộ tình yêu thương và sự cảm thông. Mắt Ngài đẫm lệ, Ngài nói với những người đang run rẩy xung quanh Ngài: Đừng SỢ; Ta sẽ giải thoát các ngươi, và các ngươi sẽ tôn vinh Ta. Chính vì lẽ đó mà Ta đã đến trong thế gian. CCC1 146.5
Dân chúng tụ lại xung quanh Đấng Cứu Thế với những tiếng kêu khẩn thiết và đáng thương: Lạy Thầy, xin chúc phước cho tôi. Tai Ngài đã nghe thây mỗi tiếng kêu khóc. Với lòng thương xót còn lớn hơn cả lòng thương xót của một hiền mẫu, Ngài cúi xuống trên những kẻ bé mọn đang đau đớn. Tất cả đều được quan tâm đến. Mỗi người đều được chữa lành mọi bệnh tật. Kẻ câm mở miệng để ngợi khen Ngài; kẻ mù thây được gương mặt của Đấng đã chữa lành họ; lòng của những người đau khổ đầy tràn niềm vui. CCC1 147.1
Khi các thầy tế lễ và các quan cai quản đền thờ chứng kiến công việc lớn lao này, những âm thanh tai họ nghe được đúng là một sự mặc khải đối với họ. Dân chúng đang kể về những đau đớn mà họ đã trải qua, những hi vọng đã tiêu tan của họ, những ngày dài đau khổ và những đêm trường thao thức. Khi tia hi vọng cuối cùng dường như vụt tắt, thì Đấng Cứu Thế đã chữa lành cho họ. Một người nói, gánh quá nặng, nhưng tôi đã tìm được Đấng Trợ Giúp. Ngài là Đấng Cứu Thế của Đức Chúa Trời, và tôi sẽ hiến dâng đời sống tôi để phụng sự Ngài. Các bậc cha mẹ thì nói với con cái của mình rằng: Ngài đã cứu mạng sống của các con, các con hãy cất tiếng ngợi khen Ngài. Thế rồi giọng của trẻ thơ, của thiếu niên, của những người cha người mẹ, của bạn bè và của những người chứng kiến, hoà lại với nhau trong sự cảm tạ và ngợi khen. Lòng họ tràn đầy hi vọng và hạnh phúc. Sự bình an trở lại trong tâm hồn họ. Linh hồn và thân thể họ được phục hồi, họ trở về nhà và công bố khắp nơi về tình yêu thương vô đối của Đức Chúa Giê-su. CCC1 147.2
Lúc Đấng Cứu Thế bị đóng đinh, những người đã được chữa lành này không hề a dua theo đám đông độc dữ, là những kẻ đã cất tiếng la: “Đóng đinh nó, đóng đinh nó trên cây thập tự!” Họ có cảm tình với Chúa Giê-su bởi vì kinh nghiệm được mối cảm thông bao la và quyền năng diệu kỳ của Ngài. Họ biết rằng Ngài chính là Đấng Cứu Rỗi của họ bởi vì Ngài đã đem lại cho họ sức khoẻ cho thể xác lẫn tâm linh. Họ lắng nghe các sứ đồ giảng dạy; và Lời của Đức Chúa Trời đi vào trong lòng họ; đã giúp họ thâu hiểu. Họ trở thành những công cụ của lòng thương xót từ Đức Chúa Trời; và sự cứu rỗi của Ngài. CCC1 147.3
Đám đông đã chạy trốn khỏi sân đền thờ từ từ quay lại ngay sau đó. Họ đã bình tâm phần nào sau cơn kinh hoàng, nhưng gương mặt họ vẫn phảng phất vẻ do dự và e sợ. Họ nhìn công việc của Đức Chúa Giê-su với sự thán phục và tin chắc rằng các lời tiên tri về Đấng Mê-si đã được ứng nghiệm nơi Ngài. Tội làm ô uế đền thờ, phần lớn là do các thầy tế lễ. Bởi sự xếp đặt của họ mà sân đền thờ đã biến thành một cái chợ. Dân chúng có thể cho là ngây thơ. Uy quyền thiêng liêng của Đức Chúa Giê-su có làm rung động lòng họ, nhưng ảnh hưởng của các thầy tế lễ và nhà lãnh đạo vẫn chế ngự trên họ. Họ coi chức vụ của Đấng Cứu Thế như là một sự kiện rất mới mẻ và thắc mắc không biết Ngài lấy quyền gì để can thiệp vào những sinh hoạt đã được những nhà lãnh đạo tại đền thờ cho phép. Họ bực mình vì sự buôn bán đã bị cản trở, và họ dập tắt sự cáo trách của Đức Thánh Linh. CCC1 147.4
Hơn bất cứ người nào, các thầy tế lễ và các nhà lãnh đạo phải nhìn thây Đức Chúa Giê-su là Đấng Được Xức Dầu của Đức Giê-hô-va. Vì trong tay họ đã có Kinh Thánh bày tỏ sứ mạng của Ngài, và họ biết rằng việc dọn sạch đền thờ được thực hiện không phải quyền năng của con người. Càng thù ghét Đức Chúa Giê-su, họ càng không thể tránh được tư tưởng rằng Ngài có thể là một Đấng Tiên Tri được Đức Chúa Trời gởi đến để phục hồi lại sự thánh khiết cho đền thờ. Với lòng tôn kính do sợ hãi sanh ra, họ đến với Ngài và trả hỏi rằng: “Thầy làm như vậy thì cho chúng tôi xem thây phép lạ chi?” CCC1 148.1
Đức Chúa Giê-su đã cho họ một dấu. Bởi ánh sáng loé lên trong lòng họ và bởi thực hiện trước mặt họ những công việc mà Đấng Mê-si cần làm, Ngài đã đưa ra bằng chứng có sức thuyết phục về bổn tánh của Ngài. Giờ đây, khi họ đòi Ngài một dấu, Ngài đã trả lời lại bằng một ví dụ, cho thây rằng Ngài đọc được ác tâm của họ và hậu quả mà ác tâm đó sẽ dẫn đến. Ngài phán, “Hãy phá đền thờ nầy đi. Sau ba ngày, Ta sẽ dựng lại.” CCC1 148.2
Những lời này có hai ý nghĩa. Không phải Ngài chỉ nói đến đền thờ và sự thờ phượng sẽ bị huỷ diệt, mà Ngài còn phán về sự chết của chính Ngài, tức là sự kiện; đền thờ chính là thân thể Ngài bị phá huỷ. Người Giu-đa đã khởi sự âm mưu làm điều này. Khi các thầy tế lễ và các nhà lãnh đạo trở lại đền thờ, họ đã đề nghị giết Đức Chúa Giê-su, như vậy sẽ thanh trừng được một người gây rối loạn cho họ. Nhưng khi Ngài chỉ ý định này của họ ra, họ lại không hiểu được Ngài. Họ cho rằng Ngài ám chỉ tới đền thờ tại Giê-ru-salem mà thôi, và vì vậy, họ đã phẫn nộ la lên: “Người ta xây đền thờ nầy mất bốn mươi sáu năm, mà Thầy sẽ dựng lại trong ba ngày?” Giờ đây, họ cảm thây là Chúa Giê-su đã chứng minh được sự cứng lòng của họ và họ lại càng nhất quyết trong việc loại bỏ Ngài. CCC1 148.3
Đấng Cứu Thế không có ý cho những người Giu-đa cứng lòng kia và ngay cả các môn đồ của Ngài hiểu những Lời Ngài Ngài vừa phán trong lúc này. Ngài biết rằng kẻ thù của Ngài sẽ giải thích sai các Lời của Ngài và dùng những lời này để chống lại Ngài. Khi bị đưa ra xét xử, những lời này sẽ được đưa ra để buộc tội Ngài, và tại thập tự giá; những lời này được tung ra để chế nhạo Ngài. Nhưng giải thích lúc này sẽ làm cho các môn đồ của Ngài biết rằng Ngài sẽ phải chịu khổ hình, và như vậy sẽ làm họ phiền muộn, là điều mà hiện tại họ chưa có khả năng để chịu đựng. Vả lại giải thích sẽ vạch ra cho người Giu-đa thây hậu quả của sự thành kiến và cứng lòng của họ quá sớm. Họ đã tiến vào con đường mà họ sẽ đeo đuổi cho đến ngày Đấng Cứu Thế sẽ bị dẫn đi như chiên con đến hàng làm thịt. CCC1 148.4
Chính vì lợi ích của những kẻ sẽ tin vào Ngài mà những lời này của Đấng Cứu Thế đã được thốt ra. Ngài biết là những lời này sẽ được lặp lại. Những lời này được thốt ra vào dịp lễ vượt Qua, sẽ tới tai của hàng ngàn người và sẽ được phổ biến ra khắp mọi nơi. Sau khi Ngài sống lại từ cõi chết, ý nghĩa của những lời này sẽ được làm rõ ràng, và sẽ là chứng cớ quyết định về thần thể của Ngài cho nhiều người. Vì tối tăm trong tâm linh, ngay cả các môn đồ của Chúa Giê-su cũng không hiểu được các bài học của Ngài. Nhưng ý nghĩa của nhiều bài học được làm sáng tỏ bởi những biến cố xảy ra sau đó. Khi Ngài không còn ở giữa họ, những lời này được ôm ấp trong lòng của họ. CCC1 148.5
Khi ám chỉ về đền thờ tại Giê-ru-sa-lem, những lời của Đấng Cứu Thế đã phán rằng: “Hãy phá đền thờ này đi, trong ba ngày Ta sẽ dựng lại!” có một ý nghĩa sâu xa hơn những gì người nghe hiểu. Đấng Cứu Thế là nền tảng và là sự sống của đền thờ. Các nghi lễ tại đây tiêu biểu cho sự hy sinh của Con Đức Chúa Trời. Hàng giáo phẩm được thiết lập để tượng trưng cho sự trung bảo và chức vụ của Đấng Cứu Thế. Toàn bộ kế hoạch về sự thờ phượng qua của dâng là hình bóng cho sự chết của Đấng Cứu Thế để chuộc tội thế gian. Những của lễ này sẽ trở thành vô hiệu khi biến cố lớn lao mà chúng ám chỉ đến được hoàn tất. Vì cả hệ thống nghi lễ đều tượng trưng cho Đấng Cứu Thế, nên chúng sẽ không có giá trị gì nếu đặt Ngài ra ngoài. Khi người Giu-đa đóng ấn sự kiện họ loại bỏ Đấng Cứu Thế bằng cách nộp Ngài để bị người ta giết đi, họ đã loại bỏ tất cả những gì đem lại sự quan trọng của đền thờ và các nghi lễ tại đây. Sự thánh khiết của đền thờ không còn nữa. Nó chỉ còn chờ để bị huỷ diệt mà thôi. Từ ngày đó trở đi, tất cả mọi sinh lễ và lễ nghi có liên quan đều trở thành vô nghĩa. Giống như sinh lễ của Ca-in, chúng không bày tỏ lòng tin nơi Đấng Cứu Thế. Trong khi đưa Đấng Cứu Thế đến chỗ chết, coi như người Giu-đã đã phá hủy đền thờ của họ. Khi Đấng Cứu Thế bị đóng đinh trên thập tự giá, tấm màn bên trong đền thờ bị xé ra làm hai từ trên xuống dưới, tượng trưng rằng Sinh Tế tối hậu đã được thực hiện, và như vậy hệ thống tế lễ chấm dứt vĩnh viễn. CCC1 149.1
“Sau ba ngày Ta sẽ dựng lại.” Trong cái chết của Đấng Cứu Thế, các quyền lực của tối tăm xem ra thắng thế, và hân hoan trong sự chiến thắng của chúng. Nhưng từ ngôi mộ mượn của Giô-sép, Chúa Giê-su đã trỗi dậy; là Đấng toàn thắng. “Ngài đã truất bỏ các quyền cai trị cùng các thế lực, dùng thập tự giá chiến thắng chúng nó, và nộp ra tỏ tường giữa thiên hạ” (Cô-lô-se 2:15). Bởi sự chết và sự sống lại, Ngài thi hành chức vụ “nơi đền tạm thật, bởi Chúa dựng lên, không phải bởi một người nào” (Hê-bơ-rơ 8:2). Loài người đã dựng đền tạm của người Giu-đa và xây nên đền thờ cho dân Giu-đa, nhưng đền thánh ở trên cao; không phải do tay người xây nên, còn đền thờ ở dưới đất chỉ là một tiêu biểu. “Nầy, có một người tên là Chồi Mống sẽ nứt ra từ chỗ người, và Người ấy sẽ xây đền thờ Đức Giêhô-va. Chính Người sẽ xây đền thờ Giê-hô-va; và chính Người sẽ được sự oai nghiêm, ngồi cai trị trên ngôi mình, làm Thầy Tế Lễ ở trên ngôi mình” (Xa-cha-ri 6:12,13). CCC1 149.2
Các lễ nghi chỉ về Đấng Cứu Thế đã qua rồi. Mắt loài người phải hướng về của lễ thật sự cho tội lỗi thế gian. Chức tế lễ của con người đã chấm dứt, nhưng chúng ta nhìn lên Đức Chúa Giê-su, là Thầy Tế Lễ của giao ước mới, và hướng về “huyết rưới ra, huyết đó nói tốt hơn huyết của A-bên” (Hê-bơrơ 12:24). “Đức Thánh Linh lấy đó chỉ ra rằng hễ đền tạm thứ nhứt đương còn thì đường vào nơi rất thánh chưa mở.... Nhưng Đấng Cứu Thế đã hiện đến, làm Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của những sự tốt lành sau nầy; Ngài đã vượt qua đền tạm lớn hơn và trọn vẹn hơn, không phải tay người dựng ra, nghĩa là không thuộc về đời nầy; Ngài đã vào nơi rất thánh một lần thì đủ hết, không dùng huyết của dê đực và của bò con, nhưng dùng chính huyết mình, mà được sự chuộc tội đời đời” (Hê-bơ-rơ 9:8-12). CCC1 150.1
“Bởi đó, Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy” (Hê-bơ-rơ 7:25). Dầu cho chức việc đã được chuyển từ đền thờ dưới đất lên đền thờ trên trời, dầu cho đền thánh và thầy tế lễ thượng phẩm của chúng ta không còn thây được bởi mắt loài người, nhưng không phải vì thế mà các môn đồ lại phải 150 chịu thiệt thòi. Sự thông hiệp của họ không bị đứt đoạn, quyền năng của họ không bị giảm đi bởi vì Đấng Cứu Thế vắng mặt. Trong khi Chúa Giê-su thi hành chức vụ ở đền thánh trên trời thì Ngài cũng vẫn còn làm chức việc của Hội Thánh dưới thế gian bởi Đức Thánh Linh. Dầu mắt thường không còn nhìn thây Ngài, nhưng lời hứa lúc từ biệt của Ngài đã được ứng nghiệm: “Và nầy Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Ma-thi-ơ 28:20). Khi ủy thác quyền năng của Ngài cho các chức vụ thấp hơn, sự hiện diện mạnh mẽ của Ngài vẫn ở với Hội Thánh. CCC1 150.2
“Ây vậy, vì chúng ta có thầy tế lễ thượng phẩm lớn đã trải qua các từng trời, tức là Đức Chúa Giê-su, Con Đức Chúa Trời, thì hãy bền giữ Đạo chúng ta đã nhận tin. Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một Thầy Tế Lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội. Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng” (Hê-bơ-rơ 4:14-16). CCC1 150.3