CUỘC Đời CHÚA CỨU THẺ - QUYỂN 1

12/61

Chương 6—“Chúng Ta Đã Thấy Ngôi Sao Của Ngài”

Dựa theo Ma-thi-ơ 2

“Khi Đức Chúa Giê-su đã sanh tại Bết-lê-hem, xứ Giu-đê, đang đời vua Hê-rốt, có mây thầy bác sĩ ở bên đông phương đến thành Giê-ru-salem, mà hỏi rằng: Vua dân Giu-đa mới sanh tại đâu ? Vì chúng ta đã thây ngôi sao Ngài bên đông phương, nên đến đặng thờ lạy Ngài.” CCC1 47.1

Những nhà thông thái từ phương Đông đến là những nhà hiền triết. Họ thuộc về một giai cấp có ảnh hưởng rộng lớn bao gồm những nhà quý tộc, nắm giữ trong tay nhiều tài sản và nền học thức của dân tộc họ. Nhiều người trong số những người này có uy tín rộng lớn trên quần chúng. Một số người khác là những người liêm sỉ cương trực, chuyên tìm hiểu sự chỉ dẫn của Đấng Cung Cấp Mọi Sự được bày tỏ trong thiên nhiên, và họ được tôn kính vì sự liêm khiết và khôn ngoan của họ. Những nhà thông thái tìm đến với Đức Chúa Giê-su thuộc về giai cấp này. CCC1 47.2

Ánh sáng của Đức Chúa Trời cũng đã chiếu soi cả trong những nơi tăm tối của thế giới ngoại giáo. Khi các thầy bác sĩ nghiên cứu về các ngôi sao trên trời, tìm cách thăm dò sự bí ẩn giấu kín trong các đường vận chuyển sáng ngời của chúng, họ đã nhìn thây được sự vinh hiển của Đấng Tạo Hóa. Để có được sự hiểu biết rõ ràng hơn nữa, họ đến với Kinh Thánh (Cựu Ước) của người Hê-bơ-rơ. Trong xứ của họ cũng đã có những lời tiên tri quý báu tiên đoán về sự ra đời của một Vị Giáo sư tâm linh. Ba-la-am là một trong số những pháp sư của xứ họ, có một thời gian người từng là tiên tri của Đức Chúa Trời. CCC1 47.3

Được cảm động bởi Đức Thánh Linh, người đã tiên đoán về sự thịnh vượng của dân Y-sơ-ra-ên và về sự xuất hiện của Đấng Mê-si. Các lời tiên tri của người đã được lưu truyền lại từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Nhưng trong Cựu Ước, việc Đấng Cứu Thế đến đã được bày tỏ một cách rõ ràng hơn. Các thầy bác sĩ vui mừng được biết rằng việc Ngài đến đã gần kề và rằng toàn thể thế giới sẽ hiểu biết về vinh quang của Chúa. CCC1 47.4

Các thầy bác sĩ đã thây một luồng ánh sáng huyền bí trên bầu trời vào đêm mà hào quang của Đức Chúa Trời tràn ngập vùng đồi núi Bết-lê-hem. Khi ánh sáng mờ dần, một ngôi sao sáng ngời xuất hiện và như luyến tiếc lưu lại trên bầu trời. Đây không phải là một định tinh, cũng không phải là một hành tinh, và hiện tượng này gợi lên trong lòng họ một sự tò mò đặc biệt. Ngôi sao ấy chính là một đoàn thiên sứ sáng ngời ở rất xa, nhưng các thầy bác sĩ không hay biết về sự kiện này. Nhưng họ hiểu rằng ngôi sao này có một ý nghĩa rất đặc biệt. Họ thăm hỏi các thầy tế lễ và các nhà hiền triết, cùng nghiên cứu các tài liệu cổ xem thử có ghi lại điều gì liên quan đến hiện tượng này. Tiên tri Ba-la-am đã tiên đóan: “Một ngôi sao hiện ra từ Gia-cốp, một cây phủ việt trồi lên từ Giê-ru-sa-lem.” (Dân số ký 24:17). Ngôi sao lạ này phải chăng là dấu báo trước về Đấng được hứa ban? Các thầy bác sĩ đã tiếp đón ánh sáng của Lẽ Thật được gửi tới từ trời. Ánh sáng này giờ đây lại tỏa trên họ những tia sáng chói ngời hơn. Trong giấc mơ, họ được dạy phải đi tìm gặp Vị Vua vừa chào đời. CCC1 48.1

Bởi đức tin mà Áp-ra-ham đã đi theo tiếng gọi của Đức Chúa Trời, người đi “mà không biết mình đi đâu,” (Hê-bơ-rơ 11:8). Bởi đức tin mà dân Y-sơ-raên đã đi theo trụ mây để đến Đất hứa. Cũng một thể ấy, những nhà thông thái ngoại đạo này đã bởi đức tin mà đi tìm Đấng Cứu Rỗi được hứa ban. Đất phương Đông có nhiều vật quý giá, và các thầy bác sĩ đã không đến tay không. Người ta có thông lệ dâng lễ vật để bày tỏ lòng tôn kính đối với một vị vua hay các nhà quý tộc, và những tặng phẩm quý giá nhất mà xứ họ có đã được đem đến đặng dâng cho Ngài, là Đấng mà mọi gia đình dưới trần gian được chúc phước. Họ cần phải hành trình trong ban đêm để có thể thây ngôi sao. Khách lữ hành đã giết thời giờ bằng cách lặp đi lặp lại các câu ngạn ngữ và các lời tiên tri về Đấng họ tìm kiếm. Mỗi khi dừng chân nghỉ ngơi, họ đều tìm kiếm các lời tiên tri, và họ nhận được lòng xác tín sâu đậm rằng Chúa đang hướng dẫn họ. Trong khi ngôi sao trước mặt là dấu hiệu ở bên ngoài, Đức Thánh Linh cũng thúc giục trong tâm hồn, khiến lòng họ gợi lên một niềm hy vọng chứa chan. Cuộc hành trình tuy dài, nhưng tràn đầy sự vui mừng đối với họ. CCC1 48.2

Họ đã đến được đất Y-sơ-ra-ên và đi xuống núi ô-li-ve, họ nhìn thây Giêru-sa-lem, và kìa ngôi sao đã dẫn họ đi trong suốt con đường gian khổ dừng lại phía bên trên đền thờ và sau một lúc thì biến mất. Với những bước đi hăm hở, họ vội vàng đi tới, nghĩ chắc rằng việc Đấng Mê-si ra đời hẳn phải được mọi miệng lưỡi nói đến một cách hân hoan. Nhưng họ đã hoài công thăm hỏi. Vào thành thánh, họ đến đền thờ. Họ ngạc nhiên khi thây chẳng có một ai biết gì về vị vua vừa sanh ra. Những câu hỏi của họ chẳng những không tạo nên niềm vui mà còn tạo ra thái độ kinh ngạc và sợ hãi, pha lẫn chút khinh miệt từ người nghe. CCC1 48.3

Lúc đó các thầy tế lễ đang dợt lại truyền thống của họ. Họ ca tụng tôn giáo và lòng ngoan đạo của chính mình, đồng thời họ lên án người Gờ-réc và người Rô-ma là những kẻ ngoại đạo và đầy dẫy tội lỗi hơn bất cứ ai. Các thầy bác sĩ không phải là những người thờ thần tượng, trong ánh mắt của Đức Chúa Trời, họ được đứng ở địa vị còn cao hơn cả những con người tự xưng là tôn thờ Ngài tại Giê-ru-sa-lem. Nhưng những thầy bác sĩ cũng đã bị những người Giu-đa này xem là hàng ngoại đạo. Ngay cả trong chốn của những người được chỉ định để canh giữ các lời tiên tri, những câu hỏi đầy lòng nhiệt thành của các thầy bác sĩ cũng không được đón nhận với một chút thiện cảm nào. CCC1 49.1

Việc các thầy bác sĩ đến đã được truyền đi cách nhanh chóng ra khắp Giêru-sa-lem. Mục đích chuyến đi lạ lùng của họ đã gây nên một sự náo động trong dân chúng và đã lan truyền tới tận hoàng cung vua Hê-rốt. Vốn gốc dân Ê-đôm và rất xảo quyệt, vua Hê-rốt đã bị giao động trước nguồn tin cho biết có thể có một kẻ tranh giành ngôi vị của mình xuất hiện. Vô số những vụ sát hại đẩm máu đã xảy ra trên con đường đến ngai vàng của vị vua này. Mang dòng máu ngoại bang, nhà vua bị dân dưới quyền cai trị của mình thù ghét. Chỉ có sự bao che của chánh quyền La Mã mới làm cho nhà vua ở yên được trên ngôi vị. Nhưng vị Vua mới chào đời này lại có chính danh hơn vua Hê-rốt. Ngài được sinh ra ngay trong chính xứ mình. CCC1 49.2

Hê-rốt nghi ngờ các thầy tế lễ âm mưu với những người ngoại quốc này để xúi giục dân chúng nổi dậy và lật đổ nhà vua khỏi ngai vàng. Tuy nhiên, nhà vua đã che giấu lòng nghi ngờ của mình, và quyết định phá vỡ những âm mưu phản loạn bằng một mưu kế xảo quyệt hơn. Nhà vua bèn triệu tập hết các thầy tế lễ cả và các thầy thông giáo (ký lục) rồi hỏi họ Thánh Kinh dạy gì về nơi chốn Đấng Mê-si được sanh ra. CCC1 49.3

Sự tìm hiểu đến từ một kẻ chiếm ngôi, và được thực hiện vì yêu cầu của những người xa lạ, đã chạm đến lòng kiêu ngạo của các giáo sư người Giuđa. Với thái độ dửng dưng họ mở các sách tiên tri khiến bạo chúa càng thêm điên tiết. Nhà vua nghĩ rằng bọn người này đang giả vờ để che dấu âm mưu của họ. Với một quyền uy họ không dám khinh thường, nhà vua ra lệnh cho họ phải tìm kiếm kỹ lưỡng hơn nữa và phải nói ngay nơi sinh của vị vua mà họ đang trông đợi. Rồi họ tâu với vua rằng: “Tại Bết-lê-hem, xứ Giu-đê, vì có lời của đấng tiên tri chép như vầy: Hỡi Bết-lê-hem, đất Giu-đa! Thật ngươi chẳng kém gì các thành lớn của xứ Giu-đa đâu, vì từ ngươi sẽ ra một tướng là Đấng chăn dân Y-sơ-ra-ên, tức dân Ta.” CCC1 49.4

Hê-rốt liền cho mời các thầy bác sĩ tới trong một buổi họp kín mật. Một cơn thịnh nộ lẫn với lo sợ nổi lên trong lòng, nhưng nhà vua vẫn cố giữ vẻ bình tĩnh, tiếp đón những người khách ngoại quốc một cách lịch sự. Nhà vua hỏi họ lúc nào thì ngôi sao xuất hiện và làm ra vẻ hân hoan về tin báo Đấng Cứu Thế sanh ra đời. Nhà vua yêu cầu họ: “Hãy hỏi thăm cho chắc về tích con trẻ đó, khi tìm được rồi, hãy cho ta biết đặng ta cũng đến mà thờ lạy Ngài.” Nói đoạn, nhà vua để họ tiếp tục cuộc hành trình tới Bết-lê-hem. CCC1 49.5

Các thầy tế lễ và các trưởng lão ở Giê-ru-sa-lem không phải là không hay biết gì về việc Đấng Cứu Thế ra đời như họ giả vờ. Lời tường thuật về biến cố các thiên sứ viếng thăm những kẻ chăn chiên đã loan truyền về Giê-rusa-lem, nhưng các thầy thông giáo coi như không đáng để họ quan tâm. Đáng lý ra chính họ đã đi tìm Đức Chúa Giê-su và sẵn sàng để dẫn các thầy bác sĩ tới nơi Ngài sinh ra. Nhưng sự việc lại ngược lại, chính các thầy bác sĩ đã khơi lên sự lưu ý của họ về sự ra đời của Đấng Mê-si. Họ hỏi: “Vua dân Giu-đa mới sanh tại đâu? Vì chúng ta đã thây ngôi sao Ngài bên Đông phương, nên đến đặng thờ lạy Ngài.” CCC1 50.1

Lòng kiêu ngạo và ghen tỵ đã khiến các thầy tế lễ và thông giáo đóng cửa lòng trước ánh sáng. Nếu họ tin tưởng các lời tường thuật từ những người chăn chiên và các thầy bác sĩ, thì họ bị đưa vào một vị thế không lối thoát, vì làm như vậy là tự chính họ bác bỏ lời tuyên bố rằng họ là những người duy nhất giải bày Lẽ Thật của Đức Chúa Trời. Các giáo sư với học thức này sẽ không thể hạ mình xuống để nhận những lời dạy dỗ từ những kẻ mà họ coi thường là người ngoại đạo. Họ nói, không thể nào Đức Chúa Trời lại bỏ qua họ để nói chuyện với những người chăn chiên dốt nát hay những người ngoại không chịu cắt bì. Họ quyết định bỏ qua, không quan tâm tới những lời tường thuật vốn đã khuây động vua Hê-rốt và cả thành Giê-ru-sa-lem. Họ cũng chẳng thèm đi tới Bết-lê-hem để xem sự thể có xảy ra như vậy không. Và họ để dân chúng coi việc quan tâm tới Đức Chúa Giê-su như là một sự khuây động cuồng tín. Đây là điểm bắt đầu của sự chối bỏ Đấng Cứu Thế của các thầy tế lễ và các thầy thông giáo. Từ điểm này, lòng kiêu ngạo và ngoan cố của họ sẽ phát triển thành lòng căm thù không lay chuyển đối với Đấng Cứu Thế. Trong khi Đức Chúa Trời mở cánh cửa cho dân ngoại thì những người lãnh đạo dân Giu-đa lại đóng cánh cửa này cho chính họ. CCC1 50.2

Các thầy bác sĩ đơn độc rời khỏi Giê-ru-sa-lem. Bóng đêm buông xuống khi họ rời cổng thành, nhưng lòng họ đầy hoan hỉ vì họ thây lại ánh sao dẫn đường thẳng tới Bết-lê-hem. Họ đã không hề được báo trước về nơi chốn nghèo hèn mà Đức Chúa Giê-su sanh ra như các kẻ chăn chiên đã được báo trước. Sau cuộc hành trình dài đăng đẳng, họ đã thất vọng trước thái độ thờ ơ của những người lãnh đạo dân Giu-đa, và họ đã rời Giê-ru-sa-lem với lòng tin bị giảm sút hơn khi họ bước vào thành này. Tới Bết-lê-hem, họ không thây những lính hoàng gia bảo vệ Vị Vua vừa chào đời. Không một người nào trong hàng quí phái của nhân loại hiện diện. Đức Chúa Giê-su được đặt nằm trong một máng cỏ. Cha mẹ Ngài, những người nông dân thất học, là những người canh giữ duy nhất của Ngài. Đây có phải là Đấng đã được chép trước là sẽ “lập lại các chi phái Gia-cốp” và “làm cho những kẻ được giữ gìn của Y-sơ-ra-ên lại được trở về” hoặc sẽ là “sự sáng cho các dân ngoại” để cho “sự cứu rỗi đến nơi đầu cùng đất?” (Ê-sai 49:6). CCC1 50.3

“Khi vào đến nhà thây Con Trẻ cùng Ma-ri, mẹ Ngài thì sấp mình xuống mà thờ lạy Ngài.” Họ nhận ra sự hiện hữu của Thần Tánh bên dưới nét khiêm tốn bình thường của nhân tánh Đức Chúa Giê-su. Họ dâng tấm lòng của họ cho Ngài là Đấng Cứu Thế của họ, đoạn bày các lễ vật ra là “vàng, nhũ hương và một dược.” Một lòng tin tuyệt vời! Hẳn là phải nói về những thầy bác sĩ từ phương Đông như sau này được nói về quan cai đội người La mã rằng, “Ta chưa hề thây ai trong dân Y-sơ-ra-ên có đức tin lớn dường ấy.” (Ma-thi-ơ 8:10). CCC1 51.1

Các thầy bác sĩ này đã không hiểu thâm ý của vua Hê-rốt đối với Chúa Giê-su. Sau khi đạt được mục tiêu của cuộc hành trình, họ chuẩn bị để trở lại Giê-ru-sa-lem, với ý định cho vua Hê-rốt hay về kết quả của họ. Nhưng trong một giấc chiêm bao, họ nhận được thông điệp là không được liên lạc với vua Hê-rốt nữa. Và họ đã trở về quê hương của mình bằng một con đường khác, không đi ngang qua Giê-ru-sa-lem. CCC1 51.2

Cũng bằng cách thức tương tự, Giô-sép nhận được lệnh phải trốn qua Ê-díp-tô cùng Ma-ri và con trẻ. Thiên sứ nói: “Rồi cứ ở đó cho tới chừng nào ta bảo ngươi; vì vua Hê-rốt sẽ kiếm Con Trẻ ấy mà giết.” Giô-sép vâng lời không chút do dự, bắt đầu cuộc hành trình vào ban đêm cho an toàn hơn. Qua các thầy bác sĩ, Đức Chúa Trời đã muốn dân tộc Giu-đa lưu ý đến sự ra đời của Con Ngài. Việc họ dò hỏi tại Giê-ru-sa-lem, dư luận xôn xao của quần chúng và cả sự ghen tỵ của Hê-rốt đã khiến các thầy tế lễ và các thầy thông giáo, dẫn nhiều tâm hồn phải chú ý tới các lời tiên tri liên quan đến Đấng Mê-si, và tới biến cố lớn lao đang diễn ra. CCC1 51.3

Sa-tan luôn luôn tìm cách che đậy ánh sáng của thiên đàng dành cho thế gian, và nó đã sử dụng âm mưu xảo quyệt nhất để tiêu diệt Đấng Cứu Thế. Nhưng Đấng Không Hề Ngủ, không hề mơ màng vẫn luôn canh giữ người Con yêu dấu của Ngài. Đấng đã làm mưa ma-na xuống từ trời cho dân Y-sơ-ra-ên, đã nuôi Ê-li trong thời gian đói kém cũng đã dành cho Ma-ri và trẻ thơ Giê-su một nơi trú ẩn trên một vùng đất của dân ngoại. Và qua các lễ vật của các thầy bác sĩ đến từ một xứ của dân ngoại, Chúa đã cung cấp những gì cần thiết cho một cuộc hành trình đến nước Ê-díp-tô và cư ngụ tại một vùng đất của những người xa lạ. CCC1 51.4

Các thầy bác sĩ đã được đứng vào trong số những người đầu tiên tiếp nhận Đấng Cứu Thế. Lễ vật của họ là những lễ vật đầu tiên được đặt dưới chân Ngài. Họ có vinh dự cao quý là được phục vụ Chúa qua các lễ vật này. Đức Chúa Trời hẳn lấy làm vui lòng đề cao những của dâng đến bởi tình yêu và khiến đem lại kết quả hữu hiệu nhất để phục vụ Ngài. Nếu chúng ta dâng tấm lòng của chúng ta cho Chúa Giê-su, thì chúng ta cũng sẽ đem những lễ vật đến dâng cho Ngài. Vàng bạc, những của cải quý báu nhất trần gian, cũng như tài năng trí tuệ và tinh thần cao nhất của chúng ta sẽ được vui lòng dâng hiến lên Ngài, là Đấng đã yêu thương chúng ta và ban chính mình Ngài vì chúng ta. CCC1 51.5

Ở Giê-ru-sa-lem, vua Hê-rốt nóng lòng chờ đợi các thầy bác sĩ trở lại. Thời gian trôi qua, nhưng vẫn không thây tăm hơi của các nhà thông thái. Nhà vua bèn sinh nghi, nghĩ rằng các thầy thông giáo đã khám phá ra âm mưu của mình cho nên họ mới thiếu thiện chí trong việc tiết lộ nơi Đấng Mê-si sanh ra, và các thầy bác sĩ cũng đã biết được âm mưu của mình nên đã cố tình tránh gặp lại nhà vua. Người phát điên lên khi nghĩ đến những điều nầy. Mưu của người đã thất bại, nhưng vẫn còn cách là dùng vũ lực. Nhà vua sẽ áp dụng cách này để vị vua mới chào đời trở thành một tấm gương hầu cho những ai chống đối phải tránh. Những người Giu-đa ngạo mạn này sẽ được thây hậu quả khi tìm cách lập một người khác lên ngôi vua. CCC1 52.1

Quân lính tức khắc được sai đến Bết-lê-hem với lệnh là giết hết các trẻ con từ hai tuổi trở xuống. Những ngôi nhà yên tĩnh của thành Đa-vít đã được chứng kiến những cảnh tượng hãi hùng mà sáu trăm năm trước đây, đã được tỏ ra cho đấng tiên tri thây: “Người ta nghe tiếng kêu la, phàn nàn, than khóc trong thành Ra-ma ấy là Ra-chên khóc các con mình, mà không chịu yên ủi, vì chúng nó không còn nữa.” CCC1 52.2

Người Giu-đa đã tự rước họa vào thân. Nếu họ bước đi trong sự trung tín và khiêm nhường trước mặt Đức Chúa Trời thì hẳn là Ngài đã làm cho cơn thạnh nộ của nhà vua trở nên vô dụng. Nhưng tội lỗi đã làm họ ngăn cách khỏi Đức Chúa Trời, và khiến họ khước từ Đức Thánh Linh là Đấng Bảo Hộ duy nhất của họ. Họ không tìm hiểu Kinh Thánh với lòng khao khát được sống phù hợp với ý định của Đức Chúa Trời. Họ tìm kiếm những lời tiên tri để giải thích theo chiều hướng đề cao chính họ và cho thây Đức Chúa Trời khinh dể các dân tộc khác như thế nào. Họ khoác lác tuyên bố rằng Đấng Mê-si sẽ đến như một vị vua chinh phục những kẻ thù của Ngài và dày đạp lên trên dân ngoại trong cơn thịnh nộ của Ngài. Bởi vậy, họ đã khơi dậy lòng căm thù của những kẻ cai trị họ. Qua việc họ bóp méo chức vụ của Đấng Cứu Thế, Sa-tan đã có ý lập mưu tiêu diệt Đấng Cứu Thế. Nhưng thay vì tai họa xảy ra cho Đấng Cứu Thế, chúng lại đổ lại trên đầu của chính họ. CCC1 52.3

Hành động độc ác này là một trong những hành động cuối cùng đã làm cho triều đại của Hê-rốt trở nên tối tăm. Sau vụ sát hại các trẻ vô tội, nhà vua đã mắc phải một tai ương mà không ai có thể kéo người ra khỏi. Người đã phải chết, một cái chết thật đáng sợ. CCC1 52.4

Giô-sép, lúc này vẫn còn ở xứ Ê-díp-tô, ông được một thiên sứ của Đức Chúa Trời truyền phải trở về xứ Y-sơ-ra-ên. Với quan niệm rằng Đức Chúa Giê-su là người nối nghiệp ngôi vua Đa-vít, Giô-sép muốn sinh sống tại Bếtlê-hem. Nhưng hay tin A-chê-la-u trị vì trên xứ Giu-đê thay cho cha mình thì Giô-sép sợ rằng vị vua mới sẽ tiếp tục mưu đồ chống lại Đấng Cứu Thế của vua cha chăng. Trong số tất cả các con của Hê-rốt, A-chê-la-u là kẻ giống người nhất về tính tình. Việc người kế vị cha cũng đã được đánh dấu bằng một cuộc nổi dậy ở Giê-ru-sa-lem và vụ lính La Mã tàn sát hàng ngàn người Giu-đa. CCC1 52.5

Nhưng Giô-sép lại được hướng dẫn đến một nơi an tòan. Người trở về Na-xa-rét, quê hương của mình trước đây và Đức Chúa Giê-su đã sinh sống tại đây gần ba mươi năm, “ứng nghiệm lời các đấng tiên tri đã nói rằng: Người ta sẽ gọi Ngài là người Na-xa-rét.” Ga-li-lê bị đặt dưới sự kiểm soát của một trong số những người con của Hê-rốt, nhưng số người ngoại quốc sống lẫn lộn ở đây nhiều hơn là tại Giu-đê. Vì thế người ta không mây quan tâm đến những tin tức có liên quan đặc biệt tới người Giu-đa, và những lời tuyên bố về Đức Chúa Giê-su ít gây nên sự ghen tỵ của những người cầm quyền tại đây. CCC1 53.1

Đấng Cứu Thế đã được đón tiếp như vậy khi Ngài đến thế gian. Hầu như không có một nơi ngơi nghỉ hay ẩn náu an toàn cho Đấng Cứu Thế bé thơ. Đức Chúa Trời không tin tưởng khi giao Con yêu dấu của Ngài cho loài người, ngay cả khi Ngài đến để thực hiện chương trình cứu rỗi cho chính con người. Đức Chúa Trời đã truyền cho các thiên sứ chăm gìn và bảo vệ Đức Chúa Giê-su cho tới khi Ngài hoàn tất chức vụ của Ngài trên thế gian và chết bởi tay của những người mà Ngài đã đến để cứu họ. CCC1 53.2