CUỘC Đời CHÚA CỨU THẺ - QUYỂN 1

48/61

Chương 24—“Người Há Chẳng Phải Là Con Người Thợ Mộc Sao?”

Dựa theo Lu-ca 4: 16-30

Một bóng mờ vắt ngang những ngày tươi sáng của chức vụ Đấng Cứu Thế tại Ga-li-lê. Người dân ở Na-xa-rét đã khước từ Ngài. Họ cất tiếng hỏi rằng: “Người chẳng phải là con của người thợ mộc sao?”.Thời thơ ấu và niên thiếu, Đức Chúa Giê-su đã thờ phượng cùng với anh em mình tại nhà hội ở Na-xa-rét. Từ khi bắt đầu chức vụ, Ngài không ở giữa họ nữa, nhưng họ đều biết những gì xảy ra với Ngài. Khi Ngài trở lại, sự quan tâm và chờ đợi của họ bị kích động tối đa. Nơi đây có bóng dáng và gương mặt quen thuộc của những người Ngài quen biết từ khi còn thơ ấu. Mẹ, anh em, và chị em của Ngài, cùng mọi ánh mắt đều hướng về Ngài khi Ngài bước vào nhà hội, tới chỗ ngồi của Ngài giữa các tín đồ trong một ngày Sa-bát. CCC1 221.1

Theo nghi lễ thông thường của ngày này, một trưởng lão sẽ đọc sách tiên tri, và khuyến khích dân chúng hi vọng ở Đấng đang đến, Đấng ấy sẽ thiết lập một triều đại vinh hiển, và đập tan mọi áp bức. Vị trưởng lão ấy sẽ tìm cách khuyến khích người nghe thông qua sự nhắc lại chứng cứ Đấng Mê-si đang đến gần. Trưởng lão cũng mô tả sự vinh hiển của việc Ngài đến, đề cao ý nghĩ cho rằng Ngài sẽ xuất hiện cầm đầu các đoàn quân để giải thoát Y-sơ-ra-ên. Khi một thầy ra-bi có mặt tại nhà hội, người ta chờ đợi thầy sẽ giảng một bài, và một người Y-sơ-ra-ên nào đó sẽ đọc sách tiên tri. Vào ngày Sa-bát này, Đức Chúa Giê-su được mời tham dự vào việc thờ phượng. Ngài “đứng dậy và đọc. Có người trao sách tiên tri Ê-sai cho Ngài” (Lu-ca 4: 16, 17). Đoạn Kinh Thánh Ngài đọc là một đoạn được hiểu rằng có ẩn ý về Đấng Mê-si: “Thần của Chúa ngự trên Ta; vì Ngài đã xức dầu cho Ta đặng truyền Tin-lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai Ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, kẻ mù được sáng, kẻ bị hà hiếp được tự do; và để đồn ra năm lành của Chúa.” “Đoạn, Ngài xếp sách, trả lại cho kẻ giúp việc...mọi người trong nhà hội đều chăm chỉ ngó Ngài... Ai nấy đều làm chứng về Ngài, lấy làm lạ về các lời đầy ơn lành từ miệng Ngài ra” (Lu-ca 4:20-22). Đức Chúa Giê-su đứng trước dân chúng như một bài giảng sống của các lời tiên tri nói về Ngài. Giải thích các lời đã đọc, Ngài nói về Đấng Mê-si như một người giải thoát kẻ bị áp bức, giải phóng kẻ bị cầm tù, cũng là người chữa lành kẻ đau khổ, làm kẻ mù thây được, và bày tỏ ánh sáng Lẽ Thật cho thế gian. Cung cách gây ấn tượng của Ngài cùng với nội dung lạ lùng của các Lời Ngài làm người nghe run lên với một sức mạnh họ chưa hề cảm thây trước đây. Làn sóng tác động của Chúa bẻ gãy mọi hàng rào ngăn cản; như Môi-se, họ được thây — Đấng vô hình. Khi lòng họ được Đức Thánh Linh cảm động, họ đáp lại bằng những lời thưa “A-men” sốt sắng và những lời tôn vinh Chúa. CCC1 221.2

Nhưng khi Đức Chúa Giê-su loan báo: “Hôm nay đã được ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà các ngươi mới vừa nghe đó,” thì họ bỗng cảm thây được khơi dậy trong tâm trí suy nghĩ về chính họ và về những lời tuyên bố của Ngài. Họ vốn là người Y-sơ-ra-ên, con cái của Áp-ra-ham mà lại bị coi như đang ở trong vòng nô lệ. Họ bị coi như những kẻ bị cầm tù cần phải được giải thoát khỏi quyền lực sự dữ; như kẻ ở trong tối tăm và cần đến ánh sáng Lẽ Thật. Lòng kiêu hãnh của họ bị xúc phạm và họ bắt đầu e ngại. Lời của Đức Chúa Giê-su cho thây chức vụ của Ngài vì họ hoàn toàn khác với những điều họ mong muốn. Những hành động của họ có thể bị điều tra gắt gao. Mặc dù các nghi lễ của họ bề ngoài được cử hành rất chính xác, họ cũng e ngại trước sự kiểm tra bởi những ánh mắt dò thấu rõ ràng tâm hồn. Họ thắc mắc: Người có tên Giê-su này là ai? Người đã tuyên bố rằng chính mình là sự vinh hiển của Đấng Cứu Thế, là con của một người thợ mộc và đã làm việc tại xưởng mộc với cha mình là Giô-sép. Họ đã từng thây Ngài vất vả lên xuống qua các ngọn đồi, họ quen biết các anh em Ngài và biết cuộc đời cũng như công việc của Ngài. Họ đã thây Ngài lớn lên từ tuổi thơ ấu tới tuổi niên thiếu và trưởng thành. Mặc dù cuộc đời Ngài không mang một tì vết nào, nhưng họ không tin rằng Ngài là Đấng được hứa ban. CCC1 222.1

Những lời Ngài giảng dạy về vương quốc mới và những gì họ nghe từ những người có tuổi nghịch nhau làm sao! Đức Chúa Giê-su chẳng nói gì về việc giải thoát khỏi người La-mã. Họ đã nghe nói về các phép lạ Ngài làm, và họ hi vọng rằng quyền phép của Ngài sẽ được thực thi vì lợi ích của họ, nhưng họ không thây có dấu hiệu gì cho thây Ngài sẽ làm như vậy. Khi họ mở cửa cho sự nghi ngờ, lòng họ trở nên chai cứng nên không thể nào làm mềm được dù chỉ là thoáng thôi. Sa-tan quyết định rằng những đôi mắt mù quáng sẽ không mở ra được vào ngày đó, những linh hồn bị trói buộc trong cảnh nô lệ sẽ không được trả tự do. Nó ra sức làm việc để trói buộc họ trong sự cứng lòng. Họ chẳng chú ý tới dấu hiệu đã ban cho họ, khi họ bị khuây động bởi nhận thức rằng chính là Đấng Cứu Chuộc đã ngỏ lời với họ. CCC1 222.2

Nhưng giờ đây Đức Chúa Giê-su ban cho họ một bằng chứng về thần tính của Ngài bằng cách bày tỏ những tư tưởng thầm kín của họ: “Ngài lại phán rằng: Chắc các ngươi lấy lời tục ngữ nầy mà nói cùng Ta rằng: Hỡi thầy thuốc, hãy tự chữa lấy mình; mọi điều chúng ta nghe ngươi đã làm tại Cabê-na-um, thì cũng hãy làm tại đây, là quê hương ngươi. Ngài lại phán rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, không có một đấng tiên tri nào được trọng đãi trong quê hương mình. Ta nói thật cùng các ngươi, về đời Ê-li, khi trời đóng chặt trong ba năm sáu tháng, cả xứ bị đói kém, trong dân Y-sơ-ra-ên có nhiều đàn bà góa; dầu vậy, Ê-li chẳng được sai đến cùng một người nào trong đám họ, nhưng được sai đến cùng một đàn bà góa ở Sa-rép-ta, xứ Si-đôn. Trong đời đấng tiên tri Ê-li-sê, dân Y-sơ-ra-ên cũng có nhiều kẻ mắc tật phung; song không có ai lành sạch được, chỉ có Na-a-man, người xứSy-ri mà thôi” (Lu-ca 4:23-27). CCC1 223.1

Bởi việc liên hệ tới các biến cố trong cuộc đời của các tiên tri, Đức Chúa Giê-su đối diện với các thắc mắc của những người nghe. Các tôi tớ Đức Chúa Trời đã chọn cho một chức vụ đặc biệt không được phép làm việc cho một dân cứng lòng và vô tín. Nhưng những ai có lòng cảm nghiệm và niềm tin, sẽ được đặc biệt giúp đỡ với những chứng cớ về quyền phép của Ngài qua các tiên tri. Vào thời Ê-li, Y-sơ-ra-ên đã bỏ Đức Chúa Trời. Họ bám vào tội lỗi, và bỏ ngoài tai những lời cảnh cáo của Đức Thánh Linh qua các sứ giả của Đức Chúa Trời. Bởi vậy, họ đã tự tách mình khỏi các phương tiện, qua đó ơn phước của Đức Chúa Trời có thể đến với họ. Chúa đã đi qua khỏi nhà Y-sơ-ra-ên, và tìm thây một nơi trú ngụ cho tôi tớ Ngài tại một vùng đất của người ngoại, với một người phụ nữ không thuộc về dân được chọn. Nhưng người đàn bà này được giúp đỡ vì bà đã đi theo ánh sáng mình nhận được, và lòng bà mở ra để đón nhận ánh sáng mà Đức Chúa Trời gửi đến qua tiên tri. CCC1 223.2

Cũng vì lý do đó mà vào thời Ê-li-sê, những kẻ mắc bệnh phung trong Y-sơ-ra-ên đã không được quan tâm tới. Nhưng Na-a-man, một người quý phái ngoại đạo, đã trung tín với điều ông cho là đúng, và đã cảm thây nhu cầu lớn cần được giúp đỡ. Ông đã ở trong những điều kiện để đón nhận ân điển Đức Chúa Trời. Ông không những được thanh tẩy khỏi bệnh phung, mà còn được diễm phúc hiểu biết về Đức Chúa Trời chân thật. CCC1 223.3

Địa vị của chúng ta ở trước mặt Đức Chúa Trời không tùy thuộc ở số lượng ánh sáng chúng ta nhận được, mà tùy thuộc vào việc chúng ta sử dụng những gì chúng ta có. Như vậy, cả người ngoại vốn chọn điều phải trong giới hạn họ có thể phân biệt được, có điều kiện thuận lợi hơn là những kẻ đã có được nhiều ánh sáng, và xưng là mình hầu việc Đức Chúa Trời, nhưng lại coi nhẹ ánh sáng, và bởi cuộc sống thường ngày, đi ngược lại với những gì họ tuyên bố. CCC1 224.1

Những lời Đức Chúa Giê-su nói với những người nghe Ngài tại nhà hội đã đánh vào tận gốc rễ của sự tự cho mình là công bình, mở ra cho họ thây sự thật chua chát rằng họ đã rời xa Đức Chúa Trời và đánh mất quyền đòi hỏi là dân sự của Ngài. Mỗi lời như một con dao sắc cắt ngang qua tâm hồn khi thực trạng của họ bị phơi bày ra trước mắt. Họ giờ đây đã coi khinh niềm tin mà Đức Chúa Giê-su thoạt đầu đã gợi lên cho họ. Họ không muốn nhìn nhận rằng Ngài, Người vốn xuất thân từ sự nghèo khổ và thấp hèn, có thể là gì khác hơn một con người bình thường. CCC1 224.2

Sự vô tín của họ đã sinh ra ác tâm. Sa-tan đã kiểm soát họ, và họ tức giận la hét chống lại Chúa Cứu Thế. Họ đã quay lưng lại với Đấng có chức vụ chữa lành và phục hồi; giờ đây, họ để lộ tất cả bản chất của kẻ phá hoại. CCC1 224.3

Khi Đức Chúa Giê-su nói đến những ơn phước được ban cho dân ngoại, lòng kiêu hãnh dân tộc của những kẻ nghe Ngài nổi dậy và lời Ngài bị chìm ngập trong những tiếng la hét ồn ào. Những người này lấy làm hãnh diện về sự tuân giữ luật pháp; nhưng giờ đây, khi lòng tự ái của họ bị tổn thương, họ sẵn sàng phạm tội giết người. Cử tọa nhốn nháo tra tay túm lấy Đức Chúa Giê-su, lôi Ngài ra khỏi nhà hội và khỏi thành. Ai cũng có vẻ hăm hở tiêu diệt Ngài. Họ đẩy Ngài tới chót núi với ý định xô Ngài xuống. Tiếng la hét, chửi rủa vang dội cả một góc trời. Có kẻ ném đá về phía Ngài, nhưng bất thình lình, Ngài đã biến mất. Các sứ giả trên trời hằng ở bên Ngài trong nhà hội đã ở với Ngài giữa đám đông điên dại vì tức giận. Các vị ấy đã bao bọc Đức Chúa Giê-su và đưa Ngài tới một nơi an toàn. CCC1 224.4

Như các thiên sứ đã gìn giữ Lót và đưa ông an toàn ra khỏi Sô-đôm. Như các thiên sứ đã che chở Ê-li-sê tại một thành nhỏ bên miền núi. Khi đồi núi bao quanh vang dội tiếng ngựa xe của vua Sy-ri và đám tùy tùng được vũ trang, Ê-li-sê đã nhìn thây nơi các dốc núi gần đây các đạo binh dày đặc của Đức Chúa Trời, ngựa và xe bằng lửa bao quanh lấy tôi tớ của Đức Giê-hô-va. Cũng vậy, ở mọi thời đại, các thiên sứ luôn ở gần những kẻ trung thành theo Đấng Cứu Thế. Sự liên kết rộng rãi của sự dữ đã được dàn trận chống lại tất cả những kẻ sẽ chiến thắng; nhưng Đấng Cứu Thế muốn chúng ta hướng về những điều không thây được, về những đạo quân trên trời đóng xung quanh tất cả những ai yêu mến Đức Chúa Trời, để giải thoát họ. Chúng ta không bao giờ biết được sự can thiệp của các thiên sứ đã gìn giữ chúng ta khỏi những hiểm nguy như thế nào, thây được và không thây được, cho tới khi, trong ánh sáng đời đời, chúng ta nhìn thây sự quan phòng của Đức Chúa Trời. Khi ấy, chúng ta sẽ thây toàn bộ gia đình trên trời quan tâm theo dõi gia đình ở bên dưới này, và các sứ giả từ ngai Đức Chúa Trời hộ tống từng bước đi của chúng ta, hết ngày này sang ngày nọ. CCC1 224.5

Khi ở trong nhà hội, Đức Chúa Giê-su đọc một đoạn trong sách các tiên tri, Ngài đã dừng lại ở phần nói về đặc điểm của sứ mạng Đấng Mê-si. Sau khi đọc các câu “đặng rao năm ban ơn của Đức Giê-hô-va,” Ngài đã bỏ không đọc câu “và ngày báo thù của Đức Chúa Trời chúng ta” (Ê-sai 61: 2). Điều này cũng chính là Lẽ Thật như điều thứ nhất của lời tiên tri, và Ngài không đọc câu này, Đức Chúa Giê-su cũng đã không chối bỏ Lẽ Thật. Nhưng câu cuối cùng này lại là câu mà những người nghe thích nghe và mong sớm được ứng nghiệm. Họ lên án người ngoại, không nhận thây là chính tội của họ còn lớn hơn cả tội của kẻ khác. Bản thân họ cũng đang rất cần đến lòng thương xót, nhưng họ lại sẵn sàng từ chối lòng thương xót ấy với người ngoại. Hôm đó, trong nhà hội, khi Đức Chúa Giê-su đứng giữa họ, là cơ hội của họ để đón nhận lời kêu gọi từ Trời. Ngài vốn “lấy sự nhân từ làm vui thích,” (Mi-chê 7:18), đã vui lòng cứu họ khỏi sự hủy diệt mà tội lỗi đang đem đến. CCC1 225.1

Không phải Ngài không ban thêm cho họ một lời kêu gọi ăn năn trước khi từ bỏ họ. Lúc kết thúc chức vụ tại Ga-li-lê, Ngài đã về thăm lại nơi mình sinh sống thời thơ ấu. Từ khi Ngài bị khước từ tại đây, tiếng tăm về sự giảng dạy và các phép lạ Ngài làm đã lan truyền khắp xứ. Không ai giờ đây có thể chối bỏ sự thật rằng Ngài có quyền phép siêu phàm. Dân chúng ở Na-xarét đã biết rằng Ngài đang làm điều tốt lành, cứu chữa tất cả những ai bị Sa-tan áp bức. Xung quanh họ, nhiều làng không có lấy một tiếng than van về bệnh tật phát ra từ một nhà nào đó, vì Ngài đã đi qua đây và đã chữa lành tất cả các kẻ bệnh tật trong làng. Lòng nhân từ được bày tỏ trong mỗi hành động trong cuộc đời của Ngài đã chứng minh rằng Ngài được Chúa xức dầu. CCC1 225.2

Lại nữa, khi nghe Ngài nói, dân thành Na-xa-rét đã được Đức Thánh Linh đánh động. Nhưng cả bây giờ, họ vẫn không chịu nhìn nhận rằng Nhân Vật này, vốn đã lớn lên giữa họ, là một Nhân Vật khác và cao quý hơn họ. Và đau hơn nữa là trong khi Ngài nhận mình là Đấng được hứa ban, Ngài đã thực sự từ chối nhìn nhận họ có địa vị với Y-sơ-ra-ên; bởi vì Ngài đã cho họ thây họ không xứng đáng được hưởng ơn của Đức Chúa Trời bằng một người ngoại và người đàn bà. Do đó, mặc dù họ nêu câu hỏi “Người bởi đâu được những điều này? Sự khôn sáng mà người được ban cho là gì, và thể nào tay người làm được những phép lạ dường ấy?” Họ cũng không muốn nhìn nhận Ngài là Đấng Cứu Thế của Đức Chúa Trời. Vì sự cứng lòng của họ, Chúa Cứu Thế đã không thể làm nhiều phép lạ nơi họ. Chỉ một số ít đã mở lòng mình trước ân điển của Ngài, và Ngài đã miễn cưỡng bỏ đi, không bao giờ trở lại nữa. CCC1 225.3

Sự cứng lòng, khi một lần được chấp nhận, đã tiếp tục làm chủ người dân thành Na-xa-rét. Như nó đã làm chủ tòa Công luận và cả dân tộc. Với các thầy tế lễ và dân chúng, lần đầu tiên từ chối sự bày tỏ quyền năng của Đức Thánh Linh cũng là điểm khởi đầu của sự cuối cùng. Để chứng minh rằng việc họ khước từ lần đầu tiên là đúng, họ tiếp tục cãi lại các Lời của Đấng Cứu Thế. Việc họ khước từ Đức Thánh Linh đạt tới tuyệt đỉnh nơi thập tự giá tại Ca-va-ri, qua biến cố thành của họ bị phá hủy, dân tộc họ bị tản lạc khắp bốn phương trời. CCC1 225.4

Ôi, Đấng Cứu Thế mong mỏi mở cho Y-sơ-ra-ên những kho tàng quý báu của Lẽ Thật biết chừng nào! Nhưng sự mù quáng tâm linh của họ đã đến độ không thể nào bày tỏ được những Lẽ Thật liên quan đến nước của Ngài. Họ dựa vào các giáo điều và những nghi lễ vô dụng trong khi Lẽ Thật từ trời đang chờ đợi họ tiếp nhận. Họ vung vãi tiền bạc vì những thứ rơm rác, trong khi bánh sự sống ở ngay trong tầm tay họ. Tại sao họ lại không tới được với Lời của Đức Chúa Trời và cẩn thận tìm hiểu xem họ có ở trong sự lầm lạc không? Kinh Thánh Cựu Ước đã khẳng định một cách rõ ràng từng chi tiết của chức vụ Đấng Cứu Thế, và Ngài không ngừng trích dẫn sách các tiên tri và tuyên bố: “Hôm nay đã được ứng nghiệm Lời Kinh Thánh mà các ngươi mới vừa nghe đó.” Nếu họ chân thành tìm hiểu Kinh Thánh, để Lời của Đức Chúa Trời kiểm tra các lý thuyết của họ, Đức Chúa Giê-su chẳng cần phải than khóc về việc họ cứng lòng không chịu ăn năn. Ngài không cần phải tuyên bố rằng: “Nầy, nhà các ngươi sẽ bỏ hoang” (Lu-ca 13: 35). Nếu họ làm quen với bằng cớ về chức vụ của Đấng Mê-si, thì hoạn nạn hủy diệt thành phố họ hãnh diện có thể không xảy ra. CCC1 226.1

Nhưng đầu óc của người Giu-đa đã trở nên quá hẹp hòi bởi niềm tin mù quáng. Các bài học của Đấng Cứu Thế vạch trần những thiếu sót trong tánh hạnh của họ và đòi hỏi họ phải ăn năn. Nếu họ tiếp nhận lời dạy dỗ của Ngài, họ sẽ phải thay đổi cách sống đạo và từ bỏ những tham vọng họ hằng ôm ấp. Để có được vinh hạnh từ trời, họ phải hy sinh danh vọng của người đời. Nếu họ tuân theo Lời của Thầy Thông Giáo mới này, họ phải đi ngược lại quan niệm của những nhà tư tưởng lớn và của các thầy giáo thời bây giờ. Lẽ Thật không được dân chúng thời Đấng Cứu Thế ưa chuộng. Thời chúng ta, Lẽ Thật cũng không được ưa chuộng. Lẽ Thật đã không được ưa chuộng từ khi Sa-tan lần đầu tiên làm cho loài người chán ghét Lẽ Thật bằng cách đưa ra những lời dối trá dẫn đến sự tự cao tự đại. Ngày nay, chúng ta đã chẳng gặp những học thuyết không có nền tảng trên Lời của Đức Chúa Trời đó sao? Con người há chẳng cố bám chặt vào các học thuyết này như người Giu-đa xưa bám vào các truyền thống của họ đó sao? CCC1 226.2

Các nhà lãnh đạo Giu-đa đầy lòng kiêu ngạo về mặt tinh thần. Lòng ước mong tự tôn vinh mình được bày tỏ ngay cả trong sự hầu việc tại đền thánh. Họ thích những chỗ ngồi cao nhất trong nhà hội. Họ thích những lời chào hỏi ngoài chợ và thích được cửa miệng của người đời tán dương chức tước. Khi niềm tin đích thực suy giảm, họ lại càng cương quyết bám lấy các truyền thống, lời truyền khẩu và nghi lễ. Vì sự hiểu biết của họ bị thành kiến ích kỷ làm cho ra tăm tối, họ không thể làm cho sức mạnh của những lời kết án Đấng Cứu Thế và sự khiêm tốn của cuộc đời Ngài ăn khớp được với nhau. Họ không thây được sự thật rằng cái lớn lao đích thực không cần đến vẻ bề ngoài. Sự nghèo nàn của Người này xem ra hoàn toàn không phù hợp với việc Ngài khẳng định mình là Đấng Mê-si. Họ thắc mắc: nếu Ngài là Đấng như Ngài nói, tại sao Ngài lại khiêm tốn như vậy? Nếu Ngài bằng lòng với việc không cần tới sức mạnh của vũ khí, dân tộc của họ sẽ ra sao? Làm sao quyền lực và sự vinh hiển bây lâu nay hằng mong đợi có thể làm cho các dân tộc quy phục thành của người Giu-đa? Các thầy tế lễ đã chẳng giảng dạy rằng Y-sơ-ra-ên sẽ cai trị toàn thế giới đó sao? Và điều đó làm sao có thể xảy ra được nếu các thầy giáo vĩ đại của họ lại sai lầm? CCC1 226.3

Nhưng không phải chỉ vì vấn đề bề ngoài quá tầm thường của đời sống Ngài khiến người Giu-đa khước từ Đức Chúa Giê-su. Ngài là hiện thân của sự thánh khiết, và họ thì lại là những kẻ dơ bẩn. Ngài là một cái gương về sự trọn vẹn giữa loài người. Cuộc sống không chê trách vào đâu được của Ngài soi sáng lòng họ. Sự thành thật của Ngài đã vạch trần sự giả dối của họ, sự rỗng tuếch của việc giữ Đạo có tính khoe khoang của họ, và bộc lộ cho họ thây sự gian ác trong bản tánh bỉ ổi của họ. Người ta không hoan nghinh một ánh sáng như vậy. CCC1 227.1

Nếu Đấng Cứu Thế đã kêu gọi mọi người chú ý tới những người Pha-ri-si và đề cao sự hiểu biết cũng như niềm tin của họ, hẳn là họ đã hoan hỉ đổ xô tới Ngài. Nhưng khi Ngài nói về nước trời như một sự ban bố lòng nhân từ cho toàn thể nhân loại, Ngài đã trình bày một bộ mặt của tôn giáo mà họ không thể chấp nhận được. Chính đời sống và sự dạy dỗ của họ đã không hề làm cho sự hầu việc Đức Chúa Trời trở thành một gánh nặng. Khi họ thây Đức Chúa Giê-su quan tâm tới những kẻ họ thù ghét và xua đuổi, những tình cảm xấu xa trong lòng ngạo mạn của họ đã bị kích động. Mặc dù niềm kiêu hãnh của họ là “sư tử của chi phái Giu-đa” (Khải huyền 5:5), Y-sơ-ra-ên phải trỗi hơn mọi dân tộc. Họ có thể đã chịu đựng sự thất vọng về những hi vọng hão huyền tốt hơn là họ có thể chấp nhận những Lời Đấng Cứu Thế khiển trách về tội lỗi, và sự quở mắng họ cảm thây khi đứng trước sự thánh khiết của Ngài. CCC1 227.2