CUỘC Đời CHÚA CỨU THẺ - QUYỂN 1
Chương 20—“Nếu Các Ngươi Không Thấy Phép Lạ”
Dựa theo Giăng 4: 43-54
Những người Ga-li-lê dự lễ vượt Qua trở về đã mang theo câu chuyện Đức Chúa Giê-su làm những việc lạ lùng. Sự phán quyết của các nhà lãnh đạo tôn giáo tại Giê-ru-sa-lem về các hành động của Đức Chúa Giê-su đã mở đường cho Ngài tại Ga-li-lê. Nhiều người dân đã than phiền về những lạm dụng diễn ra tại đền thờ, về lòng tham lam cũng như thái độ ngạo mạn của các thầy tế lễ. Họ hi vọng rằng Nhân Vật này, là Người từng khiến các quan trưởng phải chạy trốn, hẳn là Đấng Giải Thoát mà bao lâu nay họ mong đợi. Giờ đây, những tin tức họ nghe được xem ra đã xác nhận cho những chờ mong tươi sáng nhất của họ. Người ta cũng kể lại rằng có một nhà tiên tri đã tuyên bố mình chính là Đấng Mê-si. CCC1 181.1
Nhưng người dân ở Na-xa-rét lại không tin ở Đức Chúa Giê-su. Vì lý do này mà trên đường tới Ca-na, Đức Chúa Giê-su đã không ghé qua thăm Na-xa-rét. Chúa Cứu Thế đã tuyên bố với các môn đồ của Ngài rằng một đấng tiên tri không được tôn trọng tại chính quê hương của mình. Loài người chỉ có thể đánh giá bằng những gì họ thây được. Người hẹp hòi và có đầu óc trần tục xét đoán Đấng Cứu Thế theo gốc gác khiêm tốn của Ngài, theo cách ăn mặc giản dị của Ngài và theo việc làm vất vả thường ngày của Ngài. Họ không thể nhận ra được giá trị của sự trong sạch về mặt tinh thần không một vết nhơ tội lỗi của Ngài. CCC1 181.2
Tin về việc Đấng Cứu Thế trở lại Ca-na sớm loan truyền khắp Ga-li-lê, đem lại hi vọng cho người đau khổ và túng quẫn. Tại Ca-bê-na-um, những tin tức này đã lôi kéo sự chú ý của một người quý tộc Giu-đa làm quan thị vệ phục vụ nhà vua. Vị quan này có một người con đang mắc phải một chứng bệnh được coi là một bệnh nan y. Các thầy thuốc đã đầu hàng. Nhưng khi được nghe nói về Đức Chúa Giê-su, người cha này nhất quyết tìm cách xin Ngài giúp đỡ. Đứa trẻ đã rất yếu và sợ rằng nó sẽ không sống nổi cho tới khi ông trở về. Nhưng viên quan này thây rằng chính ông phải đích thân đến trình bày sự thể. Ông hi vọng rằng những lời cầu xin của một người cha có thể khơi dậy niềm cảm thông của vị Thầy Thuốc Vĩ Đại. CCC1 181.3
Tới Ca-na, ông thây một đám đông đang bao quanh Đức Chúa Giê-su. Lòng hồi hộp, ông lách qua đám đông tới trước Chúa Cứu Thế. Niềm tin của ông dao động khi ông chỉ thây trước mặt mình một con người ăn mặc giản dị, người đầy bụi bặm và có vẻ mệt nhọc vì cuộc hành trình. Ông nghi ngờ không biết con người này có thể làm được điều ông tới đây xin hay không. Nhưng ông vẫn tìm cách trao đổi với Đức Chúa Giê-su, kể cho Ngài nghe về mục đích chuyến đi của mình và cầu xin Chúa Cứu Thế đi với mình về nhà. Nhưng Đức Chúa Giê-su đã biết được nỗi phiền muộn của ông. Trước khi vị quan này rời khỏi nhà, Ngài đã nhìn thây nỗi đau khổ của ông rồi. CCC1 182.1
Nhưng Ngài cũng biết rằng người cha đã đặt điều kiện trong tư tưởng của ông về việc ông tin nơi Đức Chúa Giê-su. Nếu điều ông cầu xin không được thỏa mãn, ông sẽ không nhận Ngài là Đấng Mê-si. Trong lúc viên quan chờ đợi trong đau khổ và hồi hộp, Đức Chúa Giê-su nói: “Nếu các ngươi không thây phép lạ và điềm lạ, thì các ngươi chẳng tin.” CCC1 182.2
Mặc dù với tất cả bằng cớ cho thây rõ rằng Đức Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế, nhưng người nào đến cầu xin Ngài cũng khư khư chỉ đặt lòng tin của họ nơi Ngài tùy thuộc vào việc Ngài có chấp nhận điều họ cầu xin hay không. Chúa Cứu Thế đối chiếu sự cứng lòng này với niềm tin giản dị của những người Sa-ma-ri, họ không đòi hỏi một phép lạ hay một điềm lạ nào. Lời của Ngài, là bằng chứng rằng lúc nào bản thể Đức Chúa Trời cũng hiện diện trong Ngài, đã có một quyền phép với sức thuyết phục đạt thâu tấm lòng họ. Đấng Cứu Thế đau đớn khi thây dân của Ngài, vốn đã được ban cho những lời tiên tri thiêng liêng, lại có thể không nghe thây tiếng của Đức Chúa Trời đang phán với họ qua Con Ngài. CCC1 182.3
Nhưng viên quan này cũng có một chút niềm tin; vì ông đã tới cầu xin điều xem ra, đối với ông, còn quý trọng hơn hết tất cả các ơn phước. Đức Chúa Giê-su còn có một ơn phước lớn hơn để ban cho. Ngài ước muốn, không chỉ chữa lành đứa nhỏ, mà còn biến viên quan và gia đình ông thành những kẻ dự phần vào ân điển cứu rỗi, và nhen nhúm lên một ánh sáng tại Ca-bê-na-um sẽ sớm trở thành nơi Ngài hoạt động trong tương lai. Nhưng viên quan phải thây được nhu cầu của mình trước khi ước ao có được ân điển của Đấng Cứu Thế. Quan thị vệ này tiêu biểu cho nhiều người trong dân tộc ông. Những người này quan tâm tới Đức Chúa Giê-su vì những động cơ ích kỷ. Họ hi vọng nhận được một thứ lợi lộc đặc biệt nào đó từ quyền năng của Ngài và đặt lòng tin tùy thuộc vào việc ơn phước vật chất này có được ban cho hay không; nhưng họ lại không thừa nhận căn bệnh tâm hồn của họ và không nhìn thây nhu cầu về ân điển của Chúa. CCC1 182.4
Như một luồng ánh sáng lóe lên, những Lời của Chúa Cứu Thế nói với viên quan đã lột trần tấm lòng ông. Ông nhận thây những động cơ của việc tìm kiếm Đức Chúa Giê-su quả có tính ích kỷ. Niềm tin lung lay của ông hiện ra bản chất thực sự của nó. Trong nỗi đau đớn cùng cực, ông hình dung được rằng sự nghi ngờ có thể bị trả giá bằng sinh mạng của con ông. CCC1 183.1
Ông biết rằng mình đang đứng trước mặt Đấng có thể đọc được những ý nghĩ thầm kín và đối với Đấng này, mọi sự đều có thể làm được. Trong cơn đau đớn, ông kêu lên: “Lạy Chúa, xin Chúa xuống trước khi con tôi chưa chết.” Niềm tin của ông đặt nền tảng trên Đấng Cứu Thế, như Gia-cốp, khi vật lộn với thiên sứ, cũng đã la lên: “Tôi chẳng cho người đi đâu, nếu người không ban phước cho tôi” (Sáng Thế Ký 32:36). CCC1 183.2
Như Gia-cốp, ông đã thắng. Chúa Cứu Thế đã không thể rời khỏi linh hồn đang bám lấy Ngài, đang bày tỏ nhu cầu cấp bách của mình. Ngài phán: “Hãy đi, con của ngươi sống.” Viên quan từ giã Chúa Cứu Thế với niềm vui và sự bình an mà trước đây ông chưa hề biết tới. Không chỉ tin con mình được bình phục, ông còn tin chắc chắn rằng Đấng Cứu Thế là Đấng Cứu Chuộc. CCC1 183.3
Cũng vào chính giờ đó, những người ở nhà tại Ca-bê-na-um đang canh chừng đứa bé sắp chết thây một sự thay đổi đột ngột và kỳ diệu. Bóng sự chết như đã được cất khỏi gương mặt đứa trẻ đau ốm. Cơn nóng sốt nhường chỗ cho vẻ ửng hồng của một sức khỏe đang trở lại. Con mắt lờ mờ đã sáng lại đầy vẻ thông minh. Cơ thể không còn yếu ớt và hốc hác, nhưng đã trở nên mạnh mẽ. Đứa bé không còn dấu vết gì của bệnh tật nữa. CCC1 183.4
Cơ thể nóng bỏng vì sốt đã trở nên mềm mại và mát mẻ, và nó đang chìm trong một giấc ngủ an lành. Cả nhà đều ngạc nhiên và hết sức vui mừng. CCC1 183.5
Ca-na không xa Ca-bê-na-um mây và viên quan có thể về tới nhà vào buổi chiều, sau cuộc trao đổi với Đức Chúa Giê-su. Dù vậy, ông không vội vã lắm trên đường trở về nhà. Mãi tới sáng hôm sau ông mới về tới Ca-bê-na-um. Đường về trở nên mới lạ làm sao. Khi ông đi tìm gặp Đức Chúa Giê-su, lòng ông nặng trĩu buồn phiền. Lúc đó mặt trời đối với ông cũng đầy vẻ khắc nghiệt. Tiếng chim hót cũng nghe như tiếng chế nhạo. Nhưng bây giờ, ông có cảm giác hoàn toàn khác. Thiên nhiên như mang một bộ mặt mới. Ông có cái nhìn khác hẳn. Đi giữa thiên nhiên vào một buổi sáng mai êm ả, tất cả đều như đang cùng ông ngợi khen Đức Chúa Trời. Trong khi ông còn cách xa nơi ở của mình thì người đầy tớ đã chạy tới gặp ông, cốt để trấn an ông. Họ biết chắc ông đang lo lắng. Nhưng ông lại không tỏ dấu ngạc nhiên trước tin họ mang đến cho ông, ông lại quan tâm hỏi họ về giờ giấc đứa trẻ bắt đầu được khỏi bệnh. Họ trả lời: “Bữa qua, hồi giờ thứ bảy cơn rét lui khỏi.” Vào đúng lúc niềm tin của người cha được bảo đảm: “con trai ngươi sống,” tình yêu của Đức Chúa Trời đã chạm đến đứa trẻ đang hấp hối. Người cha vội vàng vào nhà để mừng con mình. Ông ôm chặt nó vào lòng như một kẻ từ cõi chết trở lại và không ngớt ngợi khen Đức Chúa Trời về sự phục hồi lạ lùng này. CCC1 183.6
Quan thị vệ ước ao được biết thêm nữa về Đấng Cứu Thế. Sau này, ông và cả gia đình, sau khi nghe Ngài giảng dạy, đã trở thành môn đồ của Ngài. Nỗi đau đớn của họ đã được thánh hóa thành sự đầu phục Chúa của cả gia đình. Tin về phép lạ lan truyền và tại Ca-bê-na-um, nơi Ngài làm nhiều việc lạ lùng, con đường đã được dọn cho chức vụ của chính Đấng Cứu Thế. CCC1 184.1
Đấng đã chúc phước cho viên quan tại Ca-bê-na-um cũng ao ước được chúc phước cho hết thảy chúng ta. Nhưng như người cha đau khổ, chúng ta cũng thường tìm kiếm Đức Chúa Giê-su vì mong muốn nhận được một ân huệ vật chất nào đó. Và chúng ta sẽ tin hay không tin vào tình yêu của Ngài tùy thuộc vào điều chúng ta xin có được chấp thuận hay không. Chúa Cứu Thế mong muốn ban cho chúng ta một ơn phước còn lớn hơn điều chúng ta xin; và Ngài chậm trễ trả lời chúng ta để Ngài có thể cho chúng ta nhận thây sự xấu xa của chính tâm hồn mình và ý thức nhu cầu cấp bách về ân điển của Ngài. Ngài mong muốn chúng ta bỏ lòng ích kỷ đã dẫn chúng ta đi tìm Ngài. Thú nhận điều chúng ta cần phải bỏ đi và nhu cầu cấp bách của mình, chúng ta phải phó thác trọn vẹn cho tình yêu của Ngài. CCC1 184.2
Viên quan thị vệ muốn lời cầu xin của mình được nhậm rồi mới tin. Nhưng ông đã phải chấp nhận Lời của Đức Chúa Giê-su thì nhu cầu của ông mới được thỏa đáp và ơn phước sẽ được ban cho. Chúng ta cần phải học bài học này. Không phải vì chúng ta thây hay cảm nhận rằng Đức Chúa Trời nghe chúng ta mà chúng ta tin. Khi chúng ta đến cùng Ngài với niềm tin, mọi lời cầu xin của chúng ta đều tới thẳng lòng của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta cầu xin Ngài chúc phước, chúng ta phải tin rằng chúng ta nhận được và cám ơn Ngài là chúng ta đã nhận được rồi. Khi chúng ta thực hiện trách nhiệm của mình, chắc chắn rằng sự chúc phước sẽ được thực thi vào lúc chúng ta cần hơn hết. Khi chúng ta đã học để làm như vậy rồi, chúng ta sẽ biết là lời cầu xin của chúng ta đã được nhậm. Đức Chúa Trời sẽ làm “trổi hơn vô cùng,” “tùy sự giàu có vinh hiển Ngài,” và “y theo quyền phép tối thượng của năng lực Ngài” (Ê-phê-sô 3:20,16; 1:19). CCC1 184.3