Thiện Ác Đấu Tranh

3/44

1—Sự Tàn Phá Thành Qiê-ru-sa-lem

ƯỚC GÌ, ít nữa là ngày nay, ngươi đã hiểu biết sự làm cho ngươi được bình an! Song hiện nay những sự ấy kín giấu nơi mắt ngươi. Vì se có ngày xảy đen cho ngươi, khi quân nghịch đào hố xung quanh ngươi, vây ngươi chặt bốn bề. Họ sẽ hủy hết thảy, ngươi và con cái ở giữa ngươi nữa. Không để cho ngươi hòn đá này trên hòn đá kia, vì ngươi không biết lúc mình đã được thăm viếng” (Lu-ca 19:42-44). TT20 17.1

Từ đỉnh Ô-li-ve, Đức Chúa Giê-su nhìn xuống thành Giê-ru-sa-lem. Thành phố đẹp đẽ, thanh bình, nằm trải dài trước mặt Ngài. Đó là kỳ lễ Vượt Qua, và từ khắp nơi con cháu Gia-cốp đã tụ họp về để ăn mừng ngày quốc lễ. Ở giữa những khu vườn và ruộng nho, và giữa các đồi xanh thoai thoải,rải rác những chiếc lều của khách hành hương mọc lên bên những sườn đoi nhiều bậc, cạnh những dinh thự nguy nga, và những thành lũy kiên cố của kinh đô Y-sơ-ra-ên. Con gái Si-ôn, trong niềm kiêu hãnh, dường như muốn nói, ta ngồi như một nữ vương và sẽ không còn sầu khổ; rất khả ái và được an ninh trong đặc ân của Thiên đàng, như thời xa xưa nhạc sĩ hoàng gia đã hát, “Núi Si-ôn đẹp đẽ nổi lên về phía bắc, là kinh đô của Vua cao cả” (Thi thiên 48:2). Trước mắt là ngôi đền thờ nguy nga tráng lệ. Ánh sáng dịu dàng của buổi xế chiều chiếu lên những bức tường cẩm thạch trắng như tuyết và cổng dát vàng lóng lánh với ngọn tháp vươn cao. “Vẻ đẹp trọn vẹn” của ngôi đền thờ là niềm kiêu hãnh của dân Do Thái. Có con cái Y-sơ-ra-ên nào ngắm nhìn cảnh rực rỡ này mà không thấy lòng mình rộn lên niềm vui và thán phục! Nhưng có những tư tưởng khác đang chiếm ngự tâm trí Chúa. “Khi Đức Chúa Giê-su gần đến thành, thay thì khóc về thành” (Lu-ca 19:41). Giữa niềm hoan lạc như một vương giả sau chiến thắng khải hoàn trở về kinh thành, những cành chà là tung cao trong gió, những tiếng tung hô vang dội sườn đồi, và ngàn vạn giọng đồng thanh reo hò tôn vinh Ngài tức vị ngôi vua, Đấng Cứu Thế bỗng nhiên cảm thấy một nỗi sầu lắng trong lòng. Ngài, Con Đức Chúa Trời, Đấng Đã Hứa của Y-sơ-ra-ên, Đang đầy quyền năng đã chiến thắng sự chết và gọi kẻ chết sống lại từ mồ mả, tuôn tràn giọt lệ, đây không phải là sự buồn thảm thông thường, nhưng là một sự sầu khổ tột độ, không thể kìm hãm được. TT20 17.2

Những giọt lệ này không phải cho chính Ngài, mặc dù Ngài biết mình phải đi đâu. Trước mặt Ngài là nỗi thống kho ở vườn Ghết-sê-ma-nê. Ngài cũng thấy cổng chiên mà nhiều thế kỷ qua những con sinh tế đã được dẫn vào, và chính Ngài cũng sẽ đi qua “như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt” (Ê-sai 53:7). Không xa lắm là núi Sọ, nơi Ngài sẽ bị đóng đinh. Trên con đường mà Đấng Christ sắp phải trải qua, một sự tối tăm kinh khủng đang chờ đợi khi Ngài dâng hiến thân mình làm của lễ chuộc tội. Nhưng không phải suy gẫm về những cảnh đó khiến bóng đen bao trùm Ngài trong giờ phút hoan hỉ này. Không phải thấy trước những nỗi đau khổ làm lu mờ tinh thần vô vị kỷ của Ngài. Ngài khóc cho hằng ngàn người bị rủa sả trong thành Giê-ru-sa-lem—vì sự mù quáng và không ăn năn của những người mà Ngài đến để ban phước và cứu chuộc. TT20 18.1

Đức Chúa Giê-su thấy trước mắt mình hơn một ngàn năm lịch sử mà Đức Chúa Trời đã chăm gìn, ban ơn đặc biệt cho tuyển dân Ngài. Nào là núi Mô-ri-a, nơi con của lời hứa bị trói và đặt trên bàn thờ mà không kháng cự—tiêu biểu cho sự dâng hiến của Con Đức Chúa Trời. Nơi đó, giao ước ân điển, lời hứa vinh hiển về Đấng Mê-si, đã được xác nhận với cha của những người trung tín (Sáng thế Ký 22:9, 16-18). Nơi đó ngọn lửa thiêu đốt của lễ hy sinh đã bay về trời từ sân đạp lúa của Ọt-nan đã xoay lưỡi gươm của thiên sứ hủy diệt (1 Sử ký 21)—thích hợp với biểu hiệu hy sinh và trung bảo của Đấng Cứu Thế cho con người tội lỗi. Giê-ru-sa-lem đã được Đức Chúa Trời tôn vinh cao nhất trên đất. Chúa đã “chọn Si-ôn,” Ngài “ước Si-ôn làm nơi ở của Ngài” (Thi thiên 132:13). Nơi đây, qua nhiều thế hệ, các tiên tri đã truyền đạt sứ điệp cảnh cáo. Nơi đây, các thầy tế lễ đã dâng hương, và làn hương thơm ngan ngát hòa lẫn với lời cầu nguyện của dân sự đã bay lên trước ngai Đức Chúa Trời. Nơi đay huyết của những con sinh tế được dâng lên hằng ngày, hướng về Chiên Con của Đức Chúa Trời. Nơi đây Đức Giê-hô-va đã hiện diện trong đám mây trên nắp thi ân. Nơi đây là chân của chiếc thang mầu nhiệm nối liền đất với trời, (Sáng thế Ký 28:12; Giăng 1:51)—các thiên sứ đã lên xuống trên đó, và đã mở đường cho thế gian đến nơi chí thánh. Nếu dân Y-sơra-ên đã trung tín với Thiên đàng, thì Giê-ru-sa-lem được Đức Chúa Trời lựa chọn và sẽ đứng vững mãi mãi (Giê-rêmi 17:21-25). Nhưng lịch sử của tuyển dân này đã nhiều lần rời bỏ đạo và bội nghịch. Họ đã chống lại ân điển của Thiên đàng, lạm dụng đặc quyền và đã khinh thường cơ hội của họ. TT20 18.2

Mặc dù dân Y-sơ-ra-ên đã “nhạo báng sứ giả của Đức Chúa Trời, khinh bỉ các lời phán Ngài, cười nhạo những tiên tri của Ngài” (2 Sử ký 36:16), Ngài vẫn tỏ mình ra cho họ là “Giê-hô-va là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực” (Xuất Ê-díp-tô Ký 34:6); mặc dầu đã nhiều lần bị từ chối, Ngài vẫn thương xót họ. Hơn một người cha thương xót con mình, “Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ chúng, vì có lòng thương xót dân sự và đền của Ngài; nên hằng sai sứ giả đến cùng chúng” (2 Sử ký 36:15). Sau khi sự khuyên can, nài xin, và khiển trách đã thất bại, Ngài đã gửi đến họ món quà quý nhất của thiên đàng; đúng ra, Ngài đã trút cả thiên đàng trong Món Quà đó. TT20 19.1

Con Đức Chúa Trời đã được sai đến để nài xin với thành phố không hối cải. Chính Đấng Christ đã đem Y-sơ-ra-ên như một cây nho tốt ra khỏi Ê-díp-tô (Thi thiên 80:8). Chính tay Ngài đã đuổi các dân ngoại. Ngài đã trồng “vườn nho trên một gò rất tốt.” Ngài đã bảo vệ nó bằng những hàng rào chung quanh. Ngài đã sai đầy tớ tới chăm sóc nó. Ngài tuyên bố, “Có điều chi nên làm cho vườn nho ta mà ta không làm cho nó chăng?” (Ê-sai 5:1-4). Mặc dù Ngài mong nó sanh trái nho, thì nó lại sanh trái nho hoang; bây giờ chính Ngài đã đến vườn nho mình với lòng hy vọng thấy được kết quả, để có thể cứu vớt khỏi sự hủy diệt. Ngài đã đào quanh gốc nho, tỉa sửa cành lá. Ngài cố gắng không mệt mỏi để cứu vớt cây nho mà chính Ngài đã trồng. TT20 19.2

Trong ba năm Chúa sự sáng và vinh hiển đã đến giữa dân sự mình. Ngài “đi từ nơi nọ qua chỗ kia, làm phước và chữa lành hết thảy những người bị ma quỷ ức hiếp,” “rịt những kẻ vỡ lòng, rao cho kẻ bị cầm tù được tha,” “kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, kẻ phung được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết được sống lại, kẻ khó khăn được nghe giảng tin lành” (Công vụ các Sứ đồ 10:38; Lu-ca 4:18; Ma-thi-ơ 11:5). Ngài đã nhân từ mời gọi mọi người, “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” (Mathi-ơ 11:28). TT20 20.1

Mặc dù “chúng nó lấy dữ trả lành, lấy ghét báo thương” (Thi thiên 109:5), Ngài vẫn vững lòng thi hành sứ mạng tình thương. Những người tìm cầu ân điển của Ngài thì không bao giờ bị từ chối. Mặc dù sống cảnh không nhà, nay đây mai đó, bị thiếu thốn và sỉ nhục, Ngài đến để phục vụ các nhu cầu và làm nhẹ gánh đau khổ của loài người, để nài xin họ chấp nhận sự sống. Giống như làn sóng tình thương bị đẩy lui bởi những tấm lòng cứng cỏi, dội trởlại với lớp sóng mạnh hơn, tràn ngập tình yêu thương không diễn tả được. Nhưng Y-sơra-ên đã xây lưng lại người Bạn tốt nhất và Đấng Trợ giúp duy nhất. Họ đã khinh thường tiếng gọi của tình thương, bác bỏ những lời khuyên răn, và chế nhạo những lời cảnh cáo của Ngài. TT20 20.2

Giờ phút hy vọng và tha thứ đã qua đi mau chóng; chén thịnh nộ trì hoãn đã lâu của Đức Chúa Trời gần đầy tràn. Đám mây bội đạo và phản nghịch tụ tập qua nhiều thời đại, bây giờ đen tối với tai họa, sắp sửa trút xuống trên dân sự tội loi; và Đấng duy nhất có thể giải cứu họ khỏi sự hủy diệt sắp đến thì bị khinh thường, ngược đãi, từ chối, và sắp bị đóng đinh. Ngày nào Đấng Christ bị treo trên cây thập tự tại núi Sọ, thì ngày đó nước Y-sơ-ra-ên không còn là dân sự đặc biệt và được ân phước của Đức Chúa Trời. Một linh hồn chết mất thì tai họa còn lớn hơn cả lời lãi và những kho báu của thế gian. Nhưng khi Đấng Christ nhìn xuống Giê-rusa-lem, sự hủy diệt của cả thành phố, cả quốc gia đang diễn ra trước mắt Ngài—thành này, nước này, đã một thời được tuyển chọn, là kho báu đặc biệt của Đức Chúa Trời. TT20 20.3

Các đấng tiên tri đã khóc về sự bội đạo của Y-sơ-ra-ên và những sự hoang vu kinh khủng do tội lỗi của dân gây ra. Tiên tri Giê-rê-mi ước gì mắt mình là nguồn lệ để khóc suốt ngày đêm cho những con gái dân mình bị giết và cho bầy của Đức Giê-hô-va bị bắt đi (Giê-rê-mi 9:1; 13:17). Thật đau lòng thay cho Đấng nhìn thấy trước, chẳng những nhiều năm, nhưng nhiều thế kỷ! Ngài trông thấy lưỡi gươm hủy diệt của thiên sứ giáng xuống trên thành mà đã từng là nơi Đức Giêhô-va ngự từ lâu nay! Từ sườn đồi Ô-li-ve, chính ngay chỗ mà về sau đội binh của Titus chiếm đóng, Đức Chúa Giê-su mắt đẫm lệ nhìn qua phía bên kia thung lũng thấy hành lang của đền thờ. Một viễn ảnh rùng rợn hiện ra trước mắt Ngài. Ngài thấy những đạo binh ngoại xâm bao vây tường thành Giê-ru-sa-lem. Ngài nghe tiếng ồn ào của đội binh đang tiến tới. Ngài nghe tiếng các bà mẹ và con họ kêu gào vì đói trong thành bị vây hãm. Ngài thấy ngọn lửa hủy diệt nơi thánh, các lâu đài và các tháp cao, không bao lâu các nơi này trở thành những đống tro tàn. TT20 21.1

Nhìn suốt qua các thế kỷ, Ngài thấy dân giao ước tản lạc trong các xứ “như những chiếc tàu đắm trên bờ biển hoang vu.” Nhưng trong hình phạt sắp giáng xuống thành Giê-rusa-lem, Ngài thấy chỉ là những giọt đầu tiên cua bát thạnh nộ mà trong ngày phán xét cuối cùng dân sự phải uống cạn. Vì thế, lòng thương xót của Đức Chúa Giê-su đã biêu lộ trong những lời than đau đớn này, “Hỡi Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-salem, ngươi giết các đấng tiên tri và ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi, bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng khứng!” (Ma-thi-ơ 23:37). Hỡi dân được ơn trên hết các dân, sao ngươi không biết lúc ngươi được thăm viếng, và sự bình an của các ngươi. Ta đã giữ cánh tay của thiên sứ sự công bình, ta đã kêu gọi ngươi ăn năn, nhưng ngươi không nghe. Chẳng những ngươi đã từ chối các tôi tớ, các sứ giả, các tiên tri, mà cả chính Đấng Thánh của Y-sơ-raên, Đấng Cứu Chuộc của ngươi. Nếu ngươi bị hủy diệt, ấy là chính trách nhiệm của ngươi. “Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống” (Giăng 5:40). TT20 21.2

Đấng Christ thấy Giê-ru-sa-lem là tiêu biểu cho thế gian cứng lòng, vô tín, bội nghịch, không bao lâu nữa sẽ bị hình phạt của Đức Chúa Trời. Những khốn khổ, tai nạn, giáng xuống trên loài người sa ngã, đã làm tâm hồn Ngài nức nở, khiến Ngài phải thốt ra lời than cay đắng ấy. Ngài nhìn thấy các tội lỗi đã lưu lại trong sự thống khổ, nước mắt, và dòng máu của nhân loại. Chúa động lòng thương xót vô hạn những kẻ bị ảnh hưởng và đau khổ trên trần gian; Ngài mong mỏi cứu giúp mọi người. Nhưng chính tay Ngài cũng không ngăn cản được làn sóng tai họa giáng xuống thế gian; vì chỉ một số ít linh hồn tìm kiếm Nguồn giải cứu duy nhất. Ngài sẵn sàng phó mạng sống mình để cứu tất cả mọi người; nhưng chỉ một số ít đến với Ngài để được sự sống. TT20 21.3

Vua thiên đàng khóc! Con Đức Chúa Trời Toàn Năng đã phải quỵ ngã vì nỗi lòng đau thương thống thiết! Cảnh tượng ấy đã khiến cả thiên đàng kinh ngạc, và chứng tỏ cho ta thầy sự ghê tởm của tội lỗi; mặc dầu Đấng Toàn Năng cũng khó cất khỏi những hậu quả của sự vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời. Đức Chúa Giê-su nhìn qua các thời đại cho đến thế hệ cuối cùng, thấy nhân loại chìm đắm trong sự lầm lạc, giống như điều đã gây ra sự tàn phá thành Giê-ru-salem. Tội trọng của người Giu-đa là chối bỏ Đấng Christ; tội trọng của thế giới Cơ Đốc là chối bỏ luật pháp Đức Chúa Trời, nền tảng của sự thống trị của Ngài ở trên trời và dưới đất. Những mạng lịnh của Đức Giê-hô-va bị khinh thường và chà đạp. Hằng triệu linh hồn ở dưới ách tội lỗi, làm nô lệ cho Sa-tan, sẽ phải chết lần thứ hai vì chối bỏ lời của lẽ thật trong ngày họ được thăm viếng. Thật là sự mù quáng khủng khiếp! Sự cuồng dại lạ lùng! TT20 22.1

Hai ngày trước lễ Vượt Qua, khi Đức Chúa Giê-su đã rời khỏi đền thờ lần cuối cùng, sau khi lên án sự giả hình của các nhà lãnh đạo Do Thái, Ngài cùng với các môn đồ lên núi Ô-li-ve, ngồi trên thảm cỏ nơi sườn đồi, nhìn xuống thành ấy. Một lần nữa, Ngài ngắm nhìn tường thành, tháp cao và các lâu đài. Một lần nữa, Ngài chiêm ngưỡng đền thờ nguy nga, như mão triều đẹp đẽ được đội trên ngọn núi. TT20 22.2

Hằng ngàn năm trước, tác giả Thi thiên đã ca tụng ân phước của Đức Chúa Trời ban cho Y-sơ-ra-ên là dựng đền thánh nơi ngự của Ngài, “Đền tạm Ngài ở Sa-lem, và nơi ở Ngài tại Si-ôn.” Ngài “chọn chi phái Giu-đa, là núi Si-ôn mà Ngài yêu mến. Ngài xây đền thánh Ngài giống như nơi rất cao” (Thi thiên 76:2; 78:68, 69). Đền thờ thứ nhất được xây cất trong thời thịnh vượng nhất của lịch sử Y-sơ-ra-ên. Vua Đa-vít đã thâu góp của cải, châu báu cho việc xây cất đền thờ và chương trình này được Chúa soi dẫn (1 Sử ký 28:12, 19). Sa-lô-môn, vị vua khôn ngoan hơn hết trong các vua Y-sơ-ra-ên đã hoàn tất công việc xây cất. Đền thờ này là một kiến trúc nguy nga, lộng lẫy nhất mà thế gian chưa từng thấy. Tuy nhiên Đức Giê-hô-va đã tuyên bố bởi tiên tri A-ghê về đền thờ thứ hai rằng, “Vinh quang sau rốt của nhà này sẽ lớn hơn vinh quang trước.” “Ta cũng làm rúng động hết thảy các nước, và những sự Ao Ước của các nước hầu đến; rồi ta sẽ làm cho vinh quang đầy dẫy nhà này, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy” (A-ghê 2:9, 7). TT20 22.3

Nhưng vì lòng bội nghịch của dân Y-sơ-ra-ên với Đức Chúa Trời, mà Ngài cho phép đền thờ bị tàn phá bởi vua Nêbu-cát-nết-sa. Đền thờ thứ hai được những người bị bắt làm phu tù trở về xây cất lại trên nền đất hoang vu, khoảng năm trăm năm trước Chúa giáng sinh. Những người lớn tuổi đã thấy sự vinh hiển của đền thờ Sa-lô-môn, thì khóc lớn tiếng khi người ta xây nền cho kiến trúc mới (Ê-xơ-ra 3:12), vì đền thờ thứ hai rất kém hơn đền thờ thứ nhất. Cảm giác của họ được tiên tri diễn tả, “Ai là kẻ còn sót lại ở trong các ngươi đã xem thấy vinh quang khi trước của nhà này? Và bây giờ các ngươi xem nó ra sao? Nó ở trước mắt các ngươi, há chẳng phải như là hư không sao?” (A-ghê 2:3). Lời hứa được ban cho rằng sự vinh hiển của nhà sau này sẽ vĩ đại hơn của nhà trước. TT20 23.1

Thật vậy, đền thờ thứ hai không nguy nga như đền thờ thứ nhất, hay được biệt ra thánh bởi những dấu chỉ về sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Cũng không có sự biểu lộ quyền lực siêu nhiên trong ngày lễ hiến dâng. Không có áng mây vinh hiển nào ngự trên đền thờ mới này. Cũng không có lửa từ trời giáng xuống để thiêu đốt của lễ trên bàn thờ. Sự vinh hiển không còn ngự giữa hai chê-ru-bin trong nơi Chí Thánh. Hòm giao ước, nắp thi ân và hai bảng luật pháp không còn thấy nữa. Không có tiếng phán từ trời để truyền cho thầy tế lễ biết ý muốn của Đức Giê-hô-va. TT20 23.2

Qua nhiều thế kỷ, dân Do Thái đã cố gắng luống công để chứng tỏ rằng lời hứa của Đức Chúa Trời ban cho tiên tri A-ghê đã được ứng nghiệm; nhưng sự kiêu hãnh và bất tín đã làm mù mắt họ về ý nghĩa thật của lời tiên tri. Đền thờ thứ hai không được tôn trọng bởi áng mây vinh hiển của Đức Giê-hô-va, nhưng bởi sự hiện diện của Đấng biểu lộ trọn vẹn bản tính của Đức Chúa Trời—đó là chính Đức Chúa Trời hiện diện trong xác thịt. “Ao Ước của các nước” thật sự đã đến trong đền thờ khi Người ở Na-xa-rét đã dạy dỗ và chữa lành trong đền thờ. Bởi sự hiện diện của Đấng Christ, và chỉ bởi cách ấy thôi, mà đền thờ thứ hai trổi hơn đền thờ thứ nhất về sự vinh hiển. Nhưng dân Do Thái đã từ chối sự Ban Cho của thiên đàng. Khi Đức Thầy khiêm tốn đã từ giã cổng thành bằng vàng, thì sự vinh hiển đã vĩnh viễn rời khỏi đền thờ. Lời của Đấng Cứu Thế đã ứng nghiệm, “Nhà các ngươi sẽ bỏ hoang” (Ma-thi-ơ 23:38). TT20 23.3

Các môn đồ lấy làm ngạc nhiên và sợ hãi khi nghe Chúa phán trước về sự hủy phá đền thờ, nên họ muốn hiểu tường tận hơn ý nghĩa của những lời Ngài. Hơn bốn mươi năm trời, công lao, tiễn của, tài kiến trúc, hết thảy đều dùng vào công việc xây cất đền thờ cho nguy nga, rực rỡ. Vua Hê-rốt Đại đế đã dâng vào công việc xây cất đền thờ nhiều của báu trong kho tàng người La Mã và dân Do Thái, và chính vua đã hiến dâng rất nhiều tặng phẩm quý giá cho đền thờ. Những tảng đá cam thạch trắng rằt to lớn được chở đến từ La Mã để đóng góp vào việc xây cất đền thờ. Các môn đồ nhóm họp chung quanh Thầy mình, chỉ cho Ngài thấy đền thờ kiên cố, và thưa cùng Ngài rằng, “Thưa Thầy, hãy xem đá và các nhà này là dường nào” (Mác 13:1). TT20 24.1

Lời Đức Chúa Giê-su đáp thật nghiêm trọng và kinh ngạc rằng, “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đây sẽ không còn một hòn đá nào chồng trên một hòn đá khác mà không bị đổ xuống” (Ma-thi-ơ 24:2). TT20 24.2

Các môn đồ liên kết sự hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem với biến cố Đức Chúa Giê-su đến trong vinh hiển để chiếm ngôi chủ tể của vũ trụ; để hình phạt những người Do Thái không ăn năn; và để giải phóng họ khỏi ách La Mã. Chúa đã nói với các môn đồ Ngài sẽ đến lần thứ hai. Vì thế khi nghe nói đến sự phán xét giáng trên Giê-ru-sa-lem, các môn đồ nghĩ về sự đến lần thứ hai của Ngài; nên khi Ngài đương ngồi trên núi Ô-li-ve, họ tới riêng cùng Ngài và hỏi, “Lúc nào những sự đó sẽ xảy ra? Và có điềm gì chỉ về sự Chúa đến và tận thế?” (Ma-thi-ơ 24:3). TT20 24.3

Tương lai đã được che khuất khỏi mắt môn đồ. Nếu lúc đó họ hiểu tường tận hai sự kiện khủng khiếp—sự đau khổ và sự chết của Đang Cứu Thế, và sự hủy diệt thành Giê-rusa-lem và đền thờ—lòng họ sẽ tràn đầy sự kinh khiếp. Ngài đã tỏ bày cho họ sơ lược về những biến cố quan trọng sẽ xảy ra trước ngày cuối cùng. Lời Ngài không được họ thau hiểu lúc đó, nhưng ý nghĩa được bày tỏ lần lần cho dân sự Ngài. Lời tiên tri của Ngài có hai ý nghĩa: sự hủy diệt thành Giê-rusa-lem, và báo trước sự khủngkhiếp trong ngày cuối cùng. TT20 24.4

Đức Chúa Giê-su nói cùng các môn đồ về sự phán xét sắp giáng xuống Y-sơ-ra-ên bội đạo, và đặc biệt là sự báo thù vì chối bỏ và đóng đinh Đấng Mê-si trên thập tự giá. Nhiều dấu hiệu tỏ tường sẽ đến trước tai họa kinh khủng ấy. Giờ đáng sợ sẽ đến thinh lình và mau chóng. Và Đấng Cứu Thế cảnh cáo các môn đồ rằng, “Khi các ngươi sẽ thấy sự gớm ghiếc tàn nát lập ra trong nơi thánh, mà đấng tiên tri Đa-niên đã nói (ai đọc phải để ý), thì ai ở trong xứ Giu-đê hãy trốn lên núi” (Ma-thi-ơ 24:15, 16; Lu-ca 21:20, 21). Khi cờ La Mã ngoại giáo phất phới trong nơi thánh, kéo dài ra ngoài tường thành vài trăm thước, thì các môn đồ Ngài phải chạy trốn để thoát nạn. Liền khi thấy những dấu hiệu, thì phải chạy trốn ngay lập tức. Trong khắp xứ Giu-đê hay trong thành Giêru-sa-lem, dấu hiệu chạy trốn phải được tuân theo tức khắc. Người nào ở trên mái nhà, đừng xuống chuyền những của quý. Ai làm ngoài ruộng hay trong vườn nho, đừng trở về lấy áo xống mình. Người nào muốn thoát khỏi sự hủy diệt toàn diện, chớ trì hoãn nhưng phải chạy trốn tức thì. TT20 25.1

Trong thời vua Hê-rốt, thành Giê-ru-sa-lem chẳng những được tu bổ lại đẹp đẽ, mà người ta còn xây cất những tường thành, những tháp cao và những đồn lũy khiến cho thành trở nên rất kiên cố. Trong thời này, người nào nói cách công khai sự tàn phá thành Giê-ru-sa-lem, thì bị coi như kẻ điên rồ, giống như trong thời Nô-ê vậy. Nhưng Đấng Christ đã phán rằng, “Trời đất sẽ qua, nhưng lời ta nói chang bao giờ qua đi” (Ma-thi-ơ 24:35). Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời nổi phừng trên Giê-ru-sa-lem vì cớ tội lỗi của nó, và sự cứng lòng vô tìn khiến nó bị hủy diệt chắc chắn. TT20 25.2

Qua tiên tri Mi-chê, Đức Chúa Trời đã phán, “Hỡi các trưởng của nhà Gia-cốp, và các ngươi là kẻ cai trị nhà Y-sơra-ên, hãy nghe điều này, các ngươi gớm sự chánh trực, và làm bại hoại sự bằng phẳng. Các ngươi lấy huyết xây thành Si-ôn, và lấy sự gian ác xây thành Giê-ru-sa-lem. Các quan trưởng xét đoán vì của hối lộ, các thầy tế lễ dạy dỗ vì tiền công, còn các kẻ tiên tri nói tiên tri vì bạc; rồi chúng nó nương cậy Đức Giê-hô-va mà rằng: Đức Giê-hô-va há chẳng ở giữa chúng ta sao? Tai vạ sẽ chẳng đến trên chúng ta!” (Michê 3:9-11). TT20 25.3

Những lời này miêu tả đúng sự bại hoại và tự xưng công bình của dân thành Giê-ru-sa-lem. Trong khi họ xưng mình giữ đúng tất cả những luật lệ của Đức Chúa Trời, nhưng lại phạm mọi nguyên tắc của luật pháp. Họ ghét Đấng Christ vì cớ sự trong sạch và thánh khiết của Ngài đã bày tỏ tội lỗi họ; nhưng lại vu cáo Ngài đã gây ra mọi rối loạn cho họ, và đây chính là hậu quả của tội lỗi họ. Mặc dù họ biết Ngài vô tội, nhưng họ tuyên bố rằng sự chết của Ngài là cần thiết để nước được an ninh. Những người lãnh đạo Giu-đa nói rằng, “Nếu chúng ta để cho người làm, thì thiên hạ tin người, rồi dân Rô-ma sẽ đến diệt nơi này và cả nước chúng ta nữa” (Giăng 11:48). Nếu Đấng Christ hy sinh, thì họ sẽ trở nên một dân tộc mạnh mẽ và hiệp một. Đó là điều họ lý luận, và họ đồng ý với quyết định của thầy tế lễ thượng phẩm, vì thà rằng một người chết còn hơn là để cho cả nước bị hủy diệt. TT20 26.1

Vì thế, các nhà lãnh đạo Do Thái đã “lấy huyết xây thành Si-ôn, và lấy sự gian ác xây thành Giê-ru-sa-lem” (Mi-chê 3:10). Và trong khi họ giết Đấng Cứu Thế mình vì Ngài quở trách tội lỗi họ, thì họ lại tự xưng công bình đến nổi coi mình là dân sự đặc biệt của Đức Chúa Trời, và trông đợi Ngài giải cứu họ khỏi kẻ thù nghịch. Đấng tiên tri nói tiếp, “Vậy nên, vì cớ các ngươi, Si-ôn sẽ bị cày như ruộng; Giê-ru-sa-lem sẽ trở nên đống đổ nát, và núi của nhà sẽ trở nên như nơi cao trong rừng” (Mi-chê 3:12). TT20 26.2

Gần bốn mươi năm, sau khi Đấng Christ phán trước về số phận của thành Giê-ru-sa-lem, Chúa trì hoãn sự phán xét đã định cho thành Giê-ru-sa-lem và quốc gia. Lạ lùng thay sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời đối với những kẻ khước từ phúc âm của Ngài và giết chết Con Ngài. Ẩn dụ về cây vả không sinh trái tiêu biểu cho đường lối của Ngài đối với dân Giu-đa. Mạng lịnh này đã được truyền ra, “Hãy đốn nó đi; cớ sao nó choán đất vô ích?” (Lu-ca 13:7). Nhưng lòng thương xót của Đức Chúa Trời còn dung thứ nó ít lâu nữa. Trong vòng dân Giu-đa có nhiều người chưa biết về bản tính và công việc của Đấng Christ. Các con cháu không có cơ hội nhận lầy những sự dạy dỗ mà tổ phụ họ đã khinh thường. Đức Chúa Trời dùng các sứ đồ để chiếu sự sáng Ngài cho họ; Ngài muốn để cho họ thấy sự ứng nghiệm của lời tiên tri, chẳng những về sự giáng sinh và đời sống của Đấng Christ, mà còn về sự chết và sống lại của Ngài nữa. Họ không bị đoán phạt về tội lỗi của tổ phụ mình, nhưng sau khi đã hiểu biết về sự sáng mà tổ phụ họ đã nhận được, và chối bỏ sự sáng đã ban thêm cho họ, thì họ dự phần vào tội lỗi của tổ phụ họ, và làm trọn sự gian ác của tổ phụ mình. TT20 26.3

Sự nhịn nhục lâu dài của Đức Chúa Trời đối với Giê-rusa-lem xác nhận lòng cứng cỏi, không ăn năn của người Giuđa. Bởi lòng ghen ghét và hung ác của họ đối với các môn đồ của Đức Chúa Giê-su, mà họ đã chối bỏ lời kêu gọi cuối cùng của lòng thương xót Đức Chúa Trời. Vì thế mà Đức Chúa Trời đã cất đi sự che chở của Ngài, và cất đi quyền lực ngăn cản Sa-tan và các sứ hắn, dân sự đã rơi vào tay của kẻ lãnh đạo mà họ lựa chọn. Người Giu-đa đã khinh thường ân điển của Đấng Christ, là ân điển giúp họ chiến thắng những khuynh hướng xấu xa, nên bây giờ những khuynh hướng ấy trở lại cai trị họ. Sa-tan khơi dậy những dục vọng hung ác nhất và đê hèn nhất trong lòng họ. Họ không còn phán đoán nữa, không thể phán đoán được nữa, nhưng bị điêu khiển bởi những dục vọng và sự giận dữ mù quáng. Họ trở nên hung ác như Sa-tan. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, trong giai cấp thượng lưu cũng như hạ cấp, người ta chỉ ngờ vực, ganh tị, ghen ghét, bất hòa, phản nghịch và giết chóc. Chỗ nào cũng không có sự an ninh. Bạn hữu và họ hàng phản bội nhau. Cha mẹ giết con cái, và con cái giết cha mẹ. Các nhà cầm quyền không còn quyền năng chế ngự lòng mình, họ trở nên tàn bạo, chuyên chế. Người Giu-đa đã chấp nhận những lời chứng dối để lên án Con vô tội của Đức Chúa Trời. Nên bây giờ những sự vu cáo làm cho đời họ bất an. Từ lâu, bởi hành động mình, họ đã tuyên bố, “Hãy cất Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên khỏi mặt chúng tôi” (Ê-sai 30:11). Họ đã được điều mình ao ước. Họ không còn sợ Đức Chúa Trời nữa. Sa-tan lãnh đạo quốc gia, các nhà cầm quyền về chính trị và tôn giáo đều ở dưới sự điều khiển của hắn. TT20 27.1

Đôi khi các nhà lãnh đạo của các đảng phái đối lập hiệp nhau để cưỡng đoạt và tra tấn những nạn nhân khốn khổ của họ, rồi quay lại tàn sát nhau không chút thương xót. Ngay cả sự thánh khiết của đền thờ cũng không ngăn cản họ làm ác được. Những kẻ đến thờ phượng bị giết chết trước bàn thờ, và đền thánh bị ô uế bởi những xác người. Nhưng với sự tự phụ cách mù quáng và phạm thượng, những kẻ khởi đầu công việc ghê tởm ấy tuyên bố công khai rằng họ không lo sợ chi về so phận của thành Giê-ru-sa-lem, vì là thành của Đức Chúa Trời. Để làm vững chắc quyền bính mình, họ lo lót những tiên tri giả rao truyền, ngay cả khi đội binh La Mã đang bao vây thành, rằng dân chúng phải chờ đợi sự giải cứu từ Đức Chúa Trời. Và đến giờ phút chót, dân chúng vẫn tin chắc rằng Đấng Chí Cao sẽ can thiệp để đánh bại kẻ thù của họ. Nhưng dân Y-sơ-ra-ên đã khinh thường sự che chở của thiên thượng, nên bây giờ họ không được bảo vệ. Giê-ru-salem khốn khổ! Bị phân rẽ từ bên trong, đường phố nhuộm đỏ máu con cái mình vì giết hại lẫn nhau; còn bên ngoài thì quân thù tàn phá đồn lũy và giết chết chiến sĩ của nó. TT20 27.2

Tất cả những lời dự ngôn của Đức Chúa Giê-su về sự tàn phá thành Giê-ru-sa-lem đều ứng-nghiệm từng chi tiết. Người Giu-đa đã kinh nghiệm lời cảnh cáo này, “Các ngươi lường cho người ta mực nào, thì họ cũng lường lại cho mực ấy” (Ma-thi-ơ 7:2). TT20 28.1

Những dấu kỳ và phép lạ xuất hiện, báo trước tai họa và sự hủy diệt. Giữa đêm, một ánh sáng lạ thường chiếu sáng trên đền thánh và bàn thờ. Khi mặt trời lặn, người ta thấy trong mây hình ảnh những chiến xa và những chiến sĩ sẵn sàng ra trận. Các thầy tế lễ hành chức ban đêm trong đền thánh lấy làm kinh khiếp về những tiếng động bí ẩn. Đất rúng động, người ta nghe nhiều tiếng kêu lên rằng, “Chúng ta hãy đi khỏi đây.” Cổng lớn phía đông, được gắn chặt bằng những song sắt vào những tảng đá to lớn, nặng đến nỗi hai mươi người cũng khó đẩy nổi, tự nhiên mở ra vào nửa đêm không phải bởi tay người.—Milman, The History of the Jews, quyển 13. TT20 28.2

Trong bảy năm, một người đi lên đi xuống trong các đường phố thành Giê-ru-sa-lem, rao báo nhữngtai họa sắp giáng xuống trên thành. Ngày đêm, người ấy cứ lập đi lập lại, “Tiếng kêu từ phía đông! Tiếng kêu từ phía tây! Tiếng kêu từ bốn hướng gió! Tiếng kêu nghịch cùng Giê-ru-sa-lem và nghịch cùng đền thờ! Tiếng kêu nghịch cùng chàng rể và cô dâu! Tiếng kêu nghịch cùng cả dân chúng!”—Milman, The History of the Jews, quyển 13. Người kỳ dị này bị bắt bỏ tù và bị đánh đòn, nhưng miệng người chẳng bao giờ thốt ra một lời than phiền. Người chỉ trả lời cho những kẻ mắng nhiếc, bạc đãi người, rằng, “Khốn thay! Khốn thay cho Giê-ru-salem! Khốn thay! Khốn thay cho dân của ngươi!” Tiếng cảnh cáo của người chỉ ngưng dứt khi người bị giết trong cuộc vây hãm mà người đã noi trước. TT20 28.3

Không một Cơ Đốc nhân nào bị chết trong sự tàn phá thành Giế-ru-sa-lem. Chúa cảnh báo các môn đồ Ngài, nên những người tin lời Ngài đều chú ý đến dấu hiệu đã hứa, “Khi các ngươi sẽ thấy quân lính vây thành Giê-ru-sa-lem, hãy biết sự tàn phá thành ấy gần đến. Lúc đó, ai ở trong xứ Giu-đê hãy trốn lên núi; ai ở trong thành phải đi ra ngoài, ai ở ngoài đồng đừng trở vào thành” (Lu-ca 21:20, 21). Sau khi một đội binh La Mã, dưới sự hướng dẫn của Cestius, đã bao vây thành Giê-ru-sa-lem, mọi sự dường như thuận tiện để tấn công tức thì, nhưng họ không ngờ phải bỏ sự bủa vây. Quân đội trong thành thấy không the chống cự nổi, đã muốn đầu hàng, thì bỗng nhiên tướng La Mã rút lui, không có lý do rõ rệt. Đức Chúa Trời vì lòng thương xót đã điều khiển những biến cố để làm ích cho dân sự Ngài. Dấu hiệu Chúa hứa đã được ban cho các Cơ Đốc nhân đang chờ đợi, và đây là cơ hội để thoát nạn cho mọi người, tất cả những ai muốn vâng theo lời cảnh báo của Đấng Cứu Thế. Sự việc biến chuyển khiến không người Giu-đa hay người La Mã nào ngăn cản các Cơ Đốc nhân chạy trốn. Thấy tướng Cestius rút lui, người Giu-đa kéo quân ra khỏi thành Giê-ru-sa-lem, lật đật đuổi theo; trong khi đôi bên giao chiến, các Cơ Đốc nhân có cơ hội lìa khỏi thành. Lúc đó, ở thôn quê cũng không có kẻ nghịch cản đường họ, còn người Giu-đa bấy giờ thì ở trong thành giữ Lễ Lều Tạm. Cho nên các Cơ Đốc nhân có thể chạy trốn mà không gặp khó khăn. Không trì hoãn, họ chạy trốn tới nơi an toàn—thành phố Pella, thuộc xứ Perea, bên kia sông Giô-đanh. TT20 29.1

Những lực lượng Giu-đa đuổi theo đội binh Cestius và tấn công cách mãnh liệt khiến cho đội binh Cestius bị hăm dọa hủy diệt trọn vẹn. Quân La Mã đã rút lui cách cực kỳ khó khăn. Người Giu-đa trở về Giê-ru-sa-lem trong khải hoàn, chỉ thiệt hại chút ít, và đem về nhiều chiến lợi phẩm. Nhưng sự thành công bề ngoài ấy chỉ đem lại cho họ sự bất hạnh mà thôi. Nó khiến họ có tinh thần chống đối người La Mã cách mạnh mẽ và đã đem lại nhiều tai họa đắng cay trên thành bị kết án này. TT20 29.2

Tai họa khủng khiếp giáng trên thành Giê-ru-sa-lem khi Titus bao vây trong kỳ le Vượt Qua. Bấy giờ có hằng triệu người Giu-đa nhóm họp trong thành. Lương thực được tích trữ trong thành, nếu được cẩn thận bảo tồn, có thể đủ dùng trong nhiều năm. Nhưng các đảng phái thù nghịch đã tiêu hủy các kho chứa lương thực, nên không bao lâu dân chúng bị nạn đói kém khủng khiếp. Một đấu lúa mì bán tới một ta-lâng. Sự giằn vặt của cơn đói dữ dội đến nổi người ta phải gặm da dây nịt, giày dép và bao thuẫn của họ. Nhiều người ban đêm phải lén ra ngoài thành tìm rau hoang để ăn. Những kẻ nào bị bắt thì bị tra tấn dã man đến chết, còn người nào về được an toàn thì cũng bị cướp mất lương thực mà họ đã liều mạng sống để thâu lượm. Những người cầm đầu đã tra tấn một cách vo nhân đạo, nhất là những người đói khổ dám giấu giếm chút ít lương thực. Đây là những người ăn uống đầy đủ, nhưng thường dùng bạo lực để đoạt lấy thực phẩm để dành cho tương lai. TT20 29.3

Hằng ngàn người phải chết vì đói kém và dịch lệ. Tình cảm tự nhiên dường như bị hủy diệt. Chồng cướp của vợ, và vợ cướp của chồng. Con cái giựt đồ ăn khỏi miệng cha mẹ già của chúng. Câu hỏi của tiên tri, “Đờn bà há dễ quên con mình cho bú sao?” Được trả lời trong thành hư mất này, “Chính tay người đờn bà vẫn có lòng thương xót, nấu chín con cái mình, dùng làm đồ ăn cho mình giữa khi con gái dân ta bị phá hại” (Ê-sai 49:15; Ca thương 4:10). Bấy giờ lời tiêntri từ mười bốn thế kỷ trước cũng ứng nghiệm nữa, “Trong lúc ngươi bị quân nghịch vây tại các thành mình, làm cho cùng đường túng thế, người nữ nào non nớt và mảnh khảnh hơn hết trong các ngươi, vì sự yểu điệu hay là sự sắc sảo mình, vốn không đặt bàn chơn xuống đất, sẽ nhìn giận chồng rất yêu của mình, con trai và con gái mình. . . và những con cái mình sanh đẻ; vì trong cơn thiếu thốn mọi điều, nàng sẽ ăn nhẹm chúng nó” (Phục truyền Luật lệ Ký 28:56, 57). TT20 30.1

Để bắt người Giu-đa đầu hàng, người La Mã nỗ lực khủng bố họ. Những tù nhân chống cự khi bị bắt đều bị đánh đòn, tra tấn và đóng đinh trước tường thành. Mỗi ngày có hàng trăm người bị chết như thế, và công việc ghê sợ tiếp diễn cho tới khi dọc theo Trũng Giô-sa-phát và trên núi Sọ, có rất nhiều cây thập tự được dựng lên khít nhau, khó đi ngang qua được. Như thế là ứng nghiệm lời tuyên bố khủng khiếp của người Giu-đa trước tòa án Phi-lát, “Xin huyết người lại đổ trên chúng tôi và con cái chúng tôi” (Ma-thi-ơ 27:25). TT20 30.2

Titus muốn chấm dứt cảnh kinh sợ ấy để cho Giê-ru-salem tránh khỏi bị hủy diệt hoàn toàn. Nhìn thấy những xác người đầy dẫy trong các trũng, Titus rất lấy làm ghê tởm. Từ đỉnh đồi Ô-li-ve, người ngắm xem đền thờ, và ra lệnh không ai được đụng đến một hòn đá nào của đền thờ nguy nga ấy. Trước khi xâm chiếm thành kiên cố này, Titus tha thiết kêu gọi cấp lãnh đạo Giu-đa đừng bắt buộc ông phải làm ô uế đền thánh bằng sự đổ huyết. Và nếu họ bằng lòng ra khỏi đền thánh và chiến đấu ở những nơi khác, thì không một người lính La Mã nào sẽ xâm phạm đến đền thờ. Chính tướng Josephus, trong lời kêu gọi hùng biện nhất, đã nài xin họ đầu hàng để được sống và bảo tồn thành cùng đền thánh họ. Nhưng lời yêu cầu của ông được đáp lại bằng những lời rủa sả đắng cay. Những mũi lao phóng vào vị trung gian cuối cùng này khi ông đứng cầu khẩn với họ. Người Giu-đa đã bịt tai không nghe tiếng của Con Đức Chúa Trời; và giờ đây, tất cả những lời cầu xin này chỉ làm cho họ càng cương quyết chống cự đến cùng. Những cố gắng của Titus để bảo tồn đền thờ đều vô ích. Một Đấng cao trọng hơn ông đã tuyên bố rằng không một hòn đá nào chồng trên một hòn đá nào mà không bị đổ xuống. TT20 30.3

Sự cứng cỏi mù quáng của những người lãnh đạo Giuđa và những tội ác đáng ghê sợ trong thành bị bao vây này khiến cho lính La Mã ghê tởm, và cuối cùng Titus quyết định chiếm lấy đền thờ. Tuy nhiên, ông cương quyết bảo vệ đền thánh khỏi bị hủy diệt nếu có the được. Nhưng mạng lịnh của ông không được tuân theo. Một đêm kia, sau khi ông đi nghỉ trong lều mình, thì người Giu-đa lén ra khỏi đền thờ, tấn công những quân lính bên ngoài. Trong cuộc chiến đấu, một người lính ném một thanh củi đang cháy dở vào cửa chính, tức thì các phòng bằng gỗ bá hương chung quanh đền thờ bắt lửa cháy. Titus và đội binh lật đật chạy đến chửa cháy. Nhưng mạng lịnh của ông không được tuân theo. Trong cơn giận dữ, các binh sĩ ném những thanh củi cháy rực vào các phòng trong đền thờ, đoạn dùng gươm giết chết vô số người an trốn trong nơi thánh. Máu chảy lai láng như nước xuống các bậc thang trong đền thờ. Hằng muôn ngàn người Giu-đa bị giết chết. Những tiếng kêu lớn vang lên giữa tiếng ồn ào của chiến trận, “Y-ca-bốt!” nghĩa là sự vinh hiển đã lìa khỏi đây. TT20 31.1

“Titus không thể ngăn cản được cơn giận dữ của quân lính. Khi ông và các tướng tá vào quan sát bên trong đền thờ, thì họ rất ngạc nhiên về sự rực rỡ của đền thánh. Ngọn lửa chưa đến nơi thánh, nên Titus cố gắng lần cuối cùng khuyên giục quân lính chữa lửa. Đội trưởng Liberalis cố gắng dùng nhân viên dưới quyền đẽ bắt quân lính phục tùng theo chỉ thị. Nhưng ngay cả sự tôn trọng hoàng đế cũng không thể ngăn cản được sự giận dữ của lính La Mã đối với người Giuđa. Không cách gì có thể đem lại lý trí cho những binh sĩ mù quáng vì hiếu chiến và tham lam. Trông thấy những phiến vàng lấp lánh dưới ngọn lửa đang cháy, các quân lính nghĩ rằng những của báu vô tận được giấu kín trong đền thánh. Một binh sĩ ném ngọn đuốc thắp sáng vào cánh cửa đang mở của đền thờ, tức thì cả đền thánh cháy bùng lên trong nháy mắt. Bị lòa mắt bởi khói và lửa, các sĩ quan đành phải rút lui, để phó mặc ngôi đền thờ nguy nga cho số phận phũ phàng của nó. TT20 31.2

“Cảnh tượng thật rất ghê sợ đối với người La Mã, nhưng đối với người Giu-đa thì sao? Cả đỉnh đồi sáng bừng lên như một hỏa diệm sơn. Các tòa nhà lần lượt sụp đổ trong đám lửa thiêu đốt với tiếng nổ vang rền như sấm. Những mái nhà gỗ bá hương cháy rực như tấm thảm lửa; những tháp nhỏ thếp vàng chiếu ra những ngọn lửa đỏ hừng; từ những tháp cao ở cửa thành bay lên những trụ lửa và khói chiếu sáng các ngọn đồi phụ cận. Trong cảnh tối tăm, dân chúng kinh sợ vì thấy sự tàn phá càng tăng thêm: họ tụ tập trên các tường thành và trên những nơi cao của thành. Họ hết sức thất vọng, sợ hãi và hận thù. Tiếng la hét của quân lính La mã trong khi chạy qua chạy lại; tiếng rên siết của đám dân phiến loạn bị thương tích trong đám lửa, hòa với tiếng nổ của lửa và tiếng gỗ bị cháy đổ ầm ầm như sấm động. Tiếng dội từ núi rừng vọng lại những tiếng than vản của dân chúng ở trên cao; dọc theo tường thành dội lại những tiếng la hét và khóc than của những người đang hấp hối vì đói khát, ráng thu hết tàn lực thốt lên những lời rên rỉ đau đớn, buồn thảm. TT20 32.1

“Cảnh tàn sát bên trong thậm chí còn khủng khiếp hơn những cảnh tượng từ bên ngoài. Đàn ông, đàn bà, già trẻ, kẻ phiến loạn, thầy tế lễ, chiến sĩ và kẻ kêu cầu lòng nhân từ, tất cả đều bị giết không chút thương xót. Số người bị sát hại nhiều hơn số những kẻ sát nhân. Quân lính phải leo lên những đống xác người để tiếp tục công việc hủy diệt.”— Milman, The History of the Jews, quyển 16. TT20 32.2

Sau khi đền thờ bị thiêu hủy, chẳng bao lâu cả thành Giêru-sa-lem cũng sa vào tay người La Mã. Những nhà lãnh đạo Giu-đa bỏ lại những tháp kiên cố của họ ra đi, và Titus bàng hoàng khi nhìn chúng bị bỏ hoang. Ông rất ngạc nhiên khi chiêm ngưỡng những tháp này, và tuyên bố rang Đức Chúa Trời đã phó các tháp ấy cho mình; vì không có một chiến cụ nào, dù mạnh mẽ đến đâu, có thể hạ nổi những thành lũy kiên cố phi thường này. Cả thành và đền thờ đều bị san bằng, và nơi thánh “bị cày như ruộng” (Giê-rê-mi 26:18). Trong cuộc bao vây và tàn sát sau đó, hơn một triệu người Giu-đa bỏ mạng; những kẻ còn sống sót bị bắt làm phu tù, bị bán làm nô lệ, bị đem qua La Mã để làm vẻ vang kẻ chiến thắng, bị quăng cho thú dữ ăn ở hí trường, hay bị tản lạc khắp nơi trên đất. TT20 32.3

Người Giu-đa đã tự tạo lấy gông cùm cho mình, họ đã tự rót đầy chén báo thù. Nước họ bị tàn phá, và tất cả những tai họa tiếp theo sau khi họ tản lạc đều chỉ là hậu quả của công việc họ làm. Tiên tri đã nói, “Hỡi Y-sơ-ra-ên, sự bại hoại của ngươi, ấy là tại ngươi dấy loạn nghịch cùng ta,” “vì ấy là tại tội lỗi ngươi đã làm cho ngươi sa ngã” (Ô-sê13:9; 14:1). Nhiều người cho rằng sự đau đớn của dân Giu-đa là hình phạt đến trực tiếp từ những mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Nói như vậy là mắc mưu của kẻ lừa dối đại tài vì hắn tìm cách che đậy công việc của hắn. Vì dân Giu-đa đã ngoan cố khước từ tình yêu thương và lòng nhân từ của Đức Chúa Trời, nên họ mất sự bảo vệ của Ngài, và Sa-tan được phép cai trị họ theo ý muốn của hắn. Những sự tàn ác gớm ghê diễn ra trong sự hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem chứng tỏ quyền lực của Sa-tan trên những kẻ theo hắn. TT20 33.1

Chúng ta không thể biết được mình mắc nợ Đấng Christ bao nhiêu về sự bình an và bảo vệ mà chúng ta được hưởng. Chính quyền năng của Đức Chúa Trời đã ngăn ngừa nhân loại hoàn toàn thoát khỏi sự điều khiển của Sa-tan. Những kẻ bất tuân và những người vô ân nên cảm tạ Ngài, vì do lòng nhân từ và nhịn nhục, Ngài đã kiểm soát quyền lực hung bạo của kẻ gian ác. Nhưng khi con người vượt quá sức chịu đựng của thiên thượng, thì Ngài mới cất đi sự che chở đó. Không phải Đức Chúa Trời thi hành án phạt kẻ phạm tội; Ngài chỉ lìa bỏ những kẻ khước từ lòng thương xót của Ngài để họ gặt lấy những điều họ đã gieo ra. Chối bỏ mọi ánh sáng của lẽ thật, khinh thường mọi lời cảnh cáo, chiều theo mọi dục vọng xấu xa, vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời, đó là những hột giống và tất nhiên phải kết trái. Nếu Thánh Linh của Đức Chúa Trời luôn luôn bị chống đối, cuối cùng Ngài sẽ lìa bỏ kẻ có tội, và kết quả là họ sẽ không có quyền lực để chế ngự dục vọng của mình, và sự bảo vệ để chống lại mưu kế quỷ quyệt và hận thù của Sa-tan. Sự tàn phá thành Giê-ru-sa-lem là một sự cảnh cáo đáng ghê sợ và nghiêm trọng cho tất cả những người khinh thường ân điển Đức Chúa Trời, và chống nghịch lại lời kêu gọi đầy thương xót của Ngài. Chưa bao giờ người ta thấy bằng chứng hiển nhiên hơn về sự Đức Chúa Trời ghét tội lỗi, và sự hình phạt chắc chắn sẽ giáng xuống trên những kẻ phạm tội. TT20 33.2

Lời tiên tri của Đấng Cứu Thế về số phận thành Giê-rusa-lem còn một ứng nghiệm nữa, mà sự tàn phá khủng khiếp thành này chỉ là hình bóng của một biến cố quan trọng khác. Trong số phận của thành được lựa chọn, chúng ta có thể thấy trước sự hình phạt của một thế giới đã từ chối lòng thương xót của Đức Chúa Trời và chà đạp luật pháp Ngài. Đen tối thay tình cảnh của trái đất chúng ta trải qua những thế kỷ đầy dẫy tội ác. Suy gẫm về những điều này làm lòng người buồn rầu và trí người bối rối. Chối bỏ uy quyền của Chúa đã đem lại những hậu quả khủng khiếp. Nhưng một cảnh tượng đen tối hơn sẽ diễn ra trong tương lai. Những cuộc hỗn độn, xung đột, cách mạng mà lịch sử đã ghi chép, “kẻ đánh giặc trong khi giao chiến, cùng cả áo xống vấy máu” (Ê-sai 9:4), không đáng kể so với những sự khủng khiếp trong ngày lớn của Đức Chúa Trời, ngày mà Thánh Linh của Ngài không làm chức vụ che chở nữa, nhưng lìa bỏ trọn vẹn những ke phạm tội, phó mặc chúng vào mọi sự ham muốn của loài người, và sự giận dữ của Sa-tan. Bấy giờ, hơn lúc nào hết, người ta sẽ thấy rõ hậu quả của chính thể Sa-tan. TT20 34.1

Trong ngày đó, cũng như trong ngày tàn phá thành Giêru-sa-lem, dân sự Đức Chúa Trời sẽ được giải cứu, “những kẻ. . . được chép vào sổ người sống” (Ê-sai 4:3). Đấng Christ đã hứa Ngài se trở lại để tiếp rước con cái Ngài. “Mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống. Ngài sẽ sai thiên sứ mình dùng tiếng kèn rất lớn mà nhóm lại những kẻ đã được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia” (Ma-thi-ơ 24:30, 31). Bấy giờ những kẻ chẳng hề nhận biết Đức Chúa Trời và không vâng theo phúc âm của Đức Chúa Giê-su Christ sẽ bị hủy diệt bởi hơi miệng Ngài và bị trừ bỏ bởi sự chói sáng của sự Ngài đến (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:8). Cũng như dân Y-sơ-ra-ên ngày xưa, những kẻ ác hủy diệt lẫn nhau; họ là những nạn nhân của sự gian ác họ gây ra. Đời sống tội lỗi đã làm họ không hòa hợp với Đức Chúa Trời, và trở nên sa sút đến nỗi sự vinh hiển của Ngài đối với họ là một ngọn lửa thiêu đốt. TT20 34.2

Chúng ta hãy coi chừng đừng khinh thường sự dạy dỗ trong những lời của Đấng Christ. Ngài đã cảnh cáo các môn đồ về sự tàn phá thành Giê-ru-sa-lem, nói trước cho họ về biến cố ấy hầu họ có thể tránh khỏi tai họa. Cũng một lẽ đó, Ngài đã cảnh cáo thế gian về ngày hủy diệt cuối cùng, và các dấu hiệu về ngày lớn ấy, hầu cho ai muốn đều có thể tránh khỏi cơn thạnh nộ sắp đến. Đức Chúa Giê-su có phán, “Sẽ có các điềm lạ trong mặt trời, mặt trăng, cùng các ngôi sao; còn dưới đất, dân các nước sầu não rối loạn vì biển noi tiếng om sòm và sóng đào” (Lu-ca 21:25; Ma-thi-ơ 24:29; Mác 13:2426; Khải huyền 6:12-17). Những người chứng kiến các điềm báo trước sự đến của Ngài phải hiểu rằng, “Con người gần đến, Ngài đương ở trước cửa” (Ma-thi-ơ 24:33). Ngài khuyên dạy, “Vậy, các ngươi hãy thức canh” (Mác 13:35). Người nào chú ý đến lời cảnh cáo ấy sẽ không ở trong sự tối tăm đến nỗi ngày ấy đến thình lình trên họ. Nhưng đối với những kẻ không thức canh thì “ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong ban đêm vậy” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:2-5). TT20 35.1

Thế gian ngày nay cũng không sẵn sàng tiếp nhận sứ điệp Chúa truyền đạt cho thời đại này, cũng như dân Giu-đa đã khinh thường lời cảnh cáo của Đấng Cứu Thế về Giê-ru-salem. Bất kỳ lúc nào, ngày của Chúa sẽ đến thình lình cho những kẻ ác. Cuộc đời cứ tiếp diễn bình thường; người ta cứ say đắm trong các thú vui, lo làm ăn buôn bán, đi qua đi lại, mê tham tiền bạc; những nhà lãnh đạo tôn giáo cứ đề cao những sự tiến bộ của thế gian, và dân chúng bị ru ngủ trong sự an ninh giả tạo. Bấy giờ, như một kẻ trộm thình lình nửa đêm vào nhà không canh giữ, những kẻ chểnh mảng và gian ác sẽ bị tai họa thình lình vụt đến “chắc không tránh khỏi đâu” (1 Tê-sa-ìô-ni-ca 5:3). TT20 35.2