Thiện Ác Đấu Tranh

37/44

35—Tự Do Lương Tâm Bị Đe Dọa

NGÀY NAY tín đồ Cải chánh có thái độ tốt hơn ngày xưa đối với giáo hội La Mã. Trong những xứ mà hội Công giáo không có uy thế, thì họ muốn hòa giải để gây ảnh hưởng; những giáo lý phân rẽ họ với giáo phái Cải chánh thì ít được chú ý đến. Người ta nghĩ rằng sự tin tưởng khác nhau về những vấn đề thiết yếu cũng không nhiều, và có những điều tin kính mà giáo phái Cải chánh có thể dung hòa để hiểu giáo hội La Mã hơn. Có một thời kỳ, những người Cải chánh coi trọng sự tự do lương tâm mà họ đã phải tra giá rất cao. Họ dạy con cháu mình phải ghét giáo phái này và hễ kết bạn với La Mã là bất trung với Đức Chúa Trời. Ngày nay tình cảm này đã thay đổi biết bao! TT20 496.1

Những người bênh vực La Mã cho rằng hội đó đã bị phỉ báng, và giáo phái Cải chánh gần như tin theo điều ấy. Nhiều người tuyên bố đây là một sự bất công để phán đoán giáo hội ngày nay bằng những sự gớm ghiếc, vô nghĩa đã làm ô uế hội thánh trong những thế kỷ ngu dốt và tối tăm. Họ lý luận rằng sự tàn ác của giáo hội là do sự chưa khai hóa của thời đại, và xác nhận rằng ảnh hưởng của văn minh cận đại đã thay đổi tình cảm của hội thánh. TT20 496.2

Phải chăng những người này đã quên lời tuyên bố về sự vô ngộ mà các bậc cao cấp trong giáo hội bảo thủ trải qua tám thế kỷ? Trong thế kỷ mười chín, sự vô ngộ lại được tuyên bố cách mạnh mẽ hơn. La Mã xác nhận rằng, “Giáo hội không bao giờ sai lầm; và theo Kinh Thánh, chẳng bao giờ sai lầm” (John L. von Mosheim, Institute of Ecclesiastical History, book 3, century II, part 2, chapter 2, section 9, note 17), thì làm sao giáo hội có thể chối bỏ những nguyên tắc đã thống trị La Mã trải qua các thời đại? TT20 496.3

Chẳng bao giờ La Mã từ bỏ cao vọng vô ngộ của mình. Tất cả những điều giáo hội đã làm chống nghịch cùng những người từ chối không tiếp nhận những tín điều mà giáo hội cho là đúng; há La Mã không hành đọng như thế khi có cơ hội đến cho mình sao? Nếu những quyền hành cai trị của chính phủ bị cất đi, và La Mã được khôi phục lại quyền bính ngày xưa, và ta sẽ thấy chỗi dậy mau chóng tinh thần chuyên chế và sự bắt bớ của La Mã. TT20 497.1

Một tác giả trứ danh có nói về thái độ của quyền thế giáo hoàng đối với vấn đề tự do lương tâm và những sự nguy hiểm đe dọa Hiệp chủng quốc nếu chính sách của La Mã được thành công: TT20 497.2

“Nhiều người cho sự sợ sệt quyền thế Công giáo ở Mỹ là sự cuồng tín hay là chuyện trẻ con. Những người ấy không thấy chi hết trong bản tính và thái độ của La Mã trái nghịch với chế độ tự do của chúng ta, và họ không nhận biết sự nguy hại về sự tiến triển của giao hội ấy. Vậy chúng ta hãy so sanh vài nguyên tắc căn bản của chính phủ chúng ta với những nguyên tắc của hội Công giáo. TT20 497.3

“Hiến pháp Hiệp chủng quốc bảo đảm sự tự do lương tâm. Không có gì quý giá hay cốt yếu hơn. Giáo hoàng Pius IX, trong sắc lệnh ngày 15 tháng 8 năm 1854 có nói như vầy, ‘Những giáo lý mơ hồ, sai lạc hay ngông cuồng thuận lợi cho sự tự do lương tâm, là một sự sai lầm rat nguy hại, một bệnh dịch đáng sợ cho quốc gia.’ Trong sắc lệnh ngày 8 tháng 12 năm 1864, vị giáo hoàng ấy rủa sả những người đòi sự tự do lương tâm, tự do thờ phượng, và những người xác nhận rằng giáo hội không thể sử dụng vũ lực.’ TT20 497.4

“Tính cách hòa bình của La Mã ở Mỹ không có nghĩa là giáo hội thay đổi. La Mã chỉ dung thứ ở nơi nào mà quyền thế họ còn yếu. Giám mục O'Connor nói, ‘Sự tự do tín ngưỡng chỉ được ban hành khi nào người ta không làm điều gì có hại đến Công giáo.'. . . Tổng Giám mục St. Louis cũng nói, ‘Tà giáo và sự vô tín là hai tội trọng; trong các xứ đạo như Ý Đại Lợi và Tây Ban Nha chẳng hạn, người nào cũng theo Công giáo, và đạo Công giáo là một phần quan trọng trong luật nước, nên hai tội trọng trên đây đều bị hình phạt như các tội trọng khác.’. . . TT20 497.5

“Mỗi hồng y, tổng giám mục, và giám mục của Giáo Hội Công Giáo thề trung thành với Đức Giáo Hoàng như sau, ‘Tôi sẽ dùng hết sức lực tôi để bắt bớ và phản đối những người theo tà giáo, ly giáo, và phản nghịch lại chua tự xưng của chúng ta (giáo hoàng), hay những vị kế nghiệp người.’ ” (Josiah Strong, Our Country, chương 5, đoạn 2-4). TT20 498.1

Hẳn nhiên trong hội Công giáo có những tín đồ chân chánh. Hằng ngàn thuộc viên trong hội này phục vụ Đức Chúa Trời theo sự sáng mà họ nhận lãnh được. Họ không được phép đọc Kinh Thánh nên họ không biết được lẽ thật. Họ không bao giờ thấy sự tương phản giữa thờ phượng theo tâm thần và lẽ thật với hình thức và lễ nghi. Đức Chúa Trời thương xót những linh hồn ấy, họ được dạy dỗ theo đức tin lầm lạc và không thỏa mãn. Ngài sẽ khiến những tia sáng rực rỡ chiếu vào sự tối tăm dày đặc đang bao phủ họ. Ngài sẽ tỏ cho họ lẽ thật nơi Đức Chúa Giê-su, và nhiều người trong họ sẽ trở về với dân sự Chúa. TT20 498.2

Nhưng giáo hội La Mã là một hệ thống ngày nay cũng không hòa hợp với tin lành của Đấng Christ hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử của đạo ấy. Nếu giáo hội Cải chánh không chìm đắm trong sự tối tăm thì họ sẽ phân biệt được dấu hiệu của thời đại. Giáo hội La Mã dự định những kế hoạch to tát và nhiều cách hành động. Hội nầy dùng tất cả mọi phương tiện để bành trướng ảnh hưởng và gia tăng thế lực cho một cuộc chiến đấu, để lấy lại quyền điều khiển thế giới; để tái thiết lập sự bắt bớ và lật đổ tất cả những gì các giáo phái Cải chánh thành lập. Giáo hội Công giáo thắng về mọi phương diện. Hãy xem số nhà thờ Công giao càng ngày càng thêm nhiều trong những xứ đạo Cải chánh. Hãy để ý đến danh tiếng của các trường đại học, trường thần đạo của họ ở nước Mỹ, thu hút được nhiều thanh niên hội Cải chánh đến học. Hãy xem sự tiến triển của nghi lễ ở nước Anh, và một số đông tín đồ chuyển đạo qua Công giáo. Những việc nầy làm bối rối những người biết quý trọng nguyên tắc thuần tuy của tin lành. TT20 498.3

Tín đồ Cải chánh đã liên kết, nhượng bộ và hòa giải với giáo hội La Mã cách bất ngờ đến nỗi hội Công giáo ngạc nhiên và không hiểu được. Họ nhắm mắt không thấy rõ tánh chất của giáo hội La Mã và những nguy hại do quyền tối thượng của giáo hội ấy gây ra. Dân chúng cần phải tỉnh dậy và ngăn cản sự tấn công của kẻ thù kinh khủng làm tổn hại đến sự tự do dân sự và tín ngưỡng. TT20 499.1

Có nhiều tín đồ Cải chánh nghĩ rằng Công giáo không hấp dẫn, và sự thờ phượng của đạo ấy chỉ gồm có những nghi lễ buồn tẻ. Đó là một sự sai lầm. Dù đạo ấy lập trên một nền tảng sai, nhưng không phải là một sự lừa dối tầm thường, thô sơ. Các nghi lễ của giáo hội La Mã thật hấp dẫn. Cách trưng bày lộng lẫy, nghi thức trang nghiêm làm say mê các giác quan, khiến người ta mất lý lẽ và lương tri. Mắt người ta bị mờ. Những nhà thờ tráng lệ, những cuộc diễn hành vĩ đại, bàn thờ thiếp vàng, những thánh vật quý giá, những bức họa nổi tiếng, những tác phẩm điêu khắc tuyệt diệu, thu hút những người ham thích mỹ thuật. Tai người ta càng bị say mê bởi những âm nhạc có một không hai. Tiếng đại phong cầm hòa hợp với giọng hát du dương của ca đoan, vang dội dưới vòm nhà thờ lớn, ru hồn giáo dân với vẻ oai nghiêm và cung kính. TT20 499.2

Những sự hoa mỹ và rực rỡ bên ngoài đánh lừa những linh hồn bị tổn thương vì tội lỗi, là bằng chứng của sự thối nát bên trong. Đạo của Đấng Christ không cần đến những sự hấp dẫn bên ngoài. Trong ánh sáng chiếu rọi từ thập tự giá, người ta sẽ thấy Cơ Đốc giáo chân chánh thật là trong sạch và dễ thương, không cần đến những sự trang hoàng bề ngoài để làm tăng giá trị. Vẻ đẹp thánh khiết, tinh thần dịu dàng và ôn hòa là đáng kể trước mặt Đức Chúa Trời. TT20 499.3

Kiêu cách bóng bẩy chưa chắc là bằng cớ của những tư tưởng trong sạch và cao thượng. Những người theo thế gian, ham thích nhục cảm có thể có những sở thích tế nhị và những quan niệm mỹ thuật cao. Cho nên Sa-tan dùng điều đó để làm cho người ta quên những nhu cầu thuộc linh, không nghĩ đến tương lai và về sự sống bất tử, xây bỏ Đấng Toàn Năng, và chỉ sống cho đời này mà thôi. TT20 499.4

Một tôn giáo chú trọng bề ngoài chỉ hấp dẫn những người chưa tái sanh. Sự xa hoa và những nghi lễ của đạo Công giáo có một sức cám dỗ và mê hoặc rất lớn, lừa dối nhiều người; và họ coi hội Công giáo La Mã chính là cửa thiên đàng. Chỉ có những người đặt đức tin trên nền tảng lẽ thật, và lòng họ được tái sanh bởi Thánh Linh Đức Chúa Trời mới tránh khỏi ảnh hưởng của đạo này. Hằng ngàn người đã không có một kinh nghiệm sống với Đấng Christ, sẽ dễ chấp nhận hình thức đạo đức không có sức mạnh thiêng liêng. Đó là tôn giáo phần đông người ta ưa thích. TT20 499.5

Sự giáo hội tự nhận mình có quyền tha tội khuyến khích nhiều người tự do phạm tội; và phép xưng tội—nếu không xưng thì không được giáo hội tha thứ—cũng có tánh cách cho phép làm ác. Người nào quỳ gối trước một người có tội để xưng ra những tư tưởng kín nhiệm trong lòng mình, tức là làm giảm năng lực và những thiên bẩm cao quý của linh hồn mình. Tỏ ra những tội lỗi cua mình cho một linh mục,— một người cũng sai lầm và tội lỗi như mình, và thường hay say sưa và làm điều ô uế—tức là làm hạ phẩm giá của mình để chuốc lấy sự sỉ nhục. Trong tư tưởng, người đó đã hạ Đức Chúa Trời xuống ngang hàng với loài người sa ngã, vì đã coi vị linh mục như thay mạt Đức Chúa Trời. Sự xưng tội nhục nhã giữa người với người là nguồn bí mật che đậy nhiều tội ác trong thế gian và để dành cho sự hủy diệt cuối cùng. Tuy nhiên, đối với người ưa thích tội lỗi, thì dễ xưng tội với một người như mình hơn là mở lòng ra cho Đức Chúa Trời. Bản tính của loài người là thà chịu khổ hạnh hơn là chừa bỏ tội lỗi; hành hạ xác thịt với áo gai còn dễ hơn là đóng đinh những ham muốn trên thập tự giá. Những người chưa tái sinh thì sẵn sàng mang cái ách nạng nề của mình hơn là mang ách của Đấng Christ. TT20 500.1

Có một sự giống nhau rõ rệt giữa giáo hội La Mã và đạo Do Thái trong thời Đức Chúa Giê-su. Trong khi giày đạp cách kín nhiệm tất cả những nguyên tắc của luật pháp Đức Chúa Trời, người Do Thái vẫn giữ cẩn thận những hình thức bề ngoài, đặt thêm những luật lệ nặng nề, chính xác và những tập quán nhọc nhằn, khó khăn. Người Do Thái xưng mình tôn trọng luật pháp, còn giáo hội La Mã thì xưng mình tôn trọng thập tự giá. Họ tôn vinh biểu hiệu sự đau khổ của Đấng Christ, nhưng họ đã phủ nhận Ngài bởi đời sống mình. TT20 500.2

Tín đồ Công giáo để thập tự giá trên nhà thờ, trên bàn thờ và trên áo họ. Thập tự giá của Đấng Christ được trưng bày, tôn trọng và đề cao khắp nơi, nhưng sự dạy dỗ của Ngài thì bị chon vùi dưới những lời truyền khẩu vô ý nghĩa, những lời giải thích sai lạc và những đòi hỏi quá đáng. Lời của Đấng Cứu Thế phán cùng những người Do Thái cuồng tín, rất thích hợp cho những nhà lãnh đạo giáo hội Công giáo La Mã, “Bọn ấy buộc những gánh nặng khó chịu, để trên vai người ta, còn mình thì không muốn động ngón tay vào” (Ma-thi-ơ 23:4). Những linh hồn chân thật run sợ ngày đêm trước cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời bị sỉ nhục, trong lúc một số đông các bậc cầm quyền trong giáo hội sống trong sự xa hoa và khoái lạc. TT20 500.3

Sự thờ hình tượng và thánh vật, sự khẩn cầu các thánh, và tôn sùng giáo hoàng là những lưới bẫy của Sa-tan để hướng dẫn người ta đi xa Đức Chúa Trời và Con Ngài. Vì mục đích hủy diệt các linh hồn mà Sa-tan khiến người ta không chú ý đến Đấng duy nhất có thể bảo đảm cho họ sự cứu rối. Hắn hướng dẫn người ta đến với những vật thay thế cho Đấng đã phán, “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cúng Ta, Ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” (Ma-thi-ơ 11:28). TT20 501.1

Ma quỷ luôn luôn cố gắng làm cho người ta hiểu sai bản tính của Đức Chúa Trời, hiểu sai tánh chất của tội lỗi, và đề tài thật của cuộc thiện ác đấu tranh. Hắn dùng những ngụy biện để làm giảm đi những đòi hỏi của luật pháp Đức Chúa Trời và cho phép phạm tội. Đồng thời hắn cũng khiến người ta có một quan niệm sai về Đức Chúa Trời để họ sợ và ghét Ngài chứ không thương Ngài. Hắn gán sự tàn ác của đặc tính hắn cho Đấng Tạo Hóa; thể hiện trong những hệ thống tôn giáo và những lối thờ phượng khác nhau. Vì vậy mà trí óc của con người bị mù quáng, và Sa-tan dùng họ như tay sai trong cuộc chiến chống lại Đức Chúa Trời. Bởi quan niệm sai về bản tính Đức Chúa Trời, các dân ngoại tin rằng muốn làm nguôi cơn giận của các thần, họ phải giết người để dâng của lễ hay làm những việc tàn bạo kinh khủng khác. TT20 501.2

Giáo hội Công giáo La Mã, đã kết hợp ngoại giáo và Cơ Đốc giáo, và cũng như ngoại giáo, họ đã trinh bày sai bản tính của Đức Chúa Trời, và dùng đến những phương pháp không kém hung ác và phản nghịch. Trong thời Công giáo cầm quyền tối thượng, họ dùng những dụng cụ tra tấn để bắt buộc người ta chấp nhận giáo lý của họ. Người nào chống trả thì bị đốt trên giàn hỏa. Những cuộc tàn sát được tổ chức đại quy mô chưa từng thấy cho đến khi được bày tỏ trong ngày phán xét. Dưới sự hướng dẫn của Sa-tan, những nha lãnh đạo cao cấp của giáo hội nghiên cứu những phương pháp hình phạt để gây sự đau đớn tột độ mà không chấm dứt sự sống của nạn nhân. Trong nhiều trường hợp, sự hình phạt được lập lại cho tới cùng độ của sự chịu đựng con người, cho tới khi nạn nhân bỏ cuộc, và tiếp nhận sự chết như là một sự giải thoát êm đềm nhất. TT20 501.3

Đó là số phận của những người dám chống nghịch giáo hội La Mã. Đối với thuộc viên mình, giáo hội La Mã dùng kỷ luật bằng roi, bắt nhịn đói, hành hạ thân thể hết sức khắc khổ, đau lòng. Muốn chắc được hưởng ân phước thiên đàng, những người khổ hạnh đã phạm luật pháp Đức Chúa Trời bằng cách phạm luật thiên nhiên. Họ được dạy dỗ là phải dứt bỏ những tình cảm liên hệ mà Đức Chúa Trời đã ban cho, để chúc phước và làm cho cuộc đời con người trên thế gian được tốt đẹp hơn. Nghĩa trang đã chôn hằng triệu nạn nhân cố sức cách vô ích đê tiêu diệt những tình nghĩa tự nhiên, chế ngự mọi tư tưởng và sự cảm thông đối với đong loại, vì tưởng là làm phiền lòng Chúa Trời. TT20 502.1

Nếu chúng ta muốn hiểu rõ sự tàn ác của Sa-tan diễn ra trong các thế kỷ, không phải ở giữa vòng những người chưa bao giờ nghe nói về Đức Chúa Trời, nhưng ngay trong vòng tín giáo, thì chúng ta chỉ cần đọc lịch sử giao hội La Mã. Bởi hệ thống lừa dối lớn lao này, mà vua chua của sự tối tăm đã đạt được ý định của hắn là làm ô danh Đức Chúa Trời, và làm đau khổ loài thọ tạo. Thấy hắn đã thành công trong việc trá hình và đạt được đích của hắn bởi những người lãnh đạo trong giáo hội La Mã, người ta hiểu rõ hơn lòng ác cảm của hắn đoi với Kinh Thánh. Nơi nào Kinh Thánh được đọc, thì lòng thương xót và tình yêu thương của Chúa được bày tỏ; người ta hiểu rằng Thiên phụ chẳng bao giờ bắt loài người phải chịu sự đau đớn như thế. Điều Ngài muốn ấy là lòng nhu mì, ăn năn, tinh thần khiêm nhường và vâng lời. TT20 502.2

Đời sống của Đấng Christ không dạy muốn lên thiên đàng phải tự giam mình giữa bốn bức tường trong tu viện. Ngài chẳng bao giờ dạy muốn có công đức phải dập tắt mọi tình cam yêu thương. Lòng Ngài tràn đầy tình thương. Người ta càng đạt đến sự trọn lành, thì càng trở nên nhạy cảm hơn, có ý niệm mạnh hơn về tội lỗi, và tình thương kẻ đau khổ sẽ sâu xa hơn. Giáo hoàng tự xưng mình là người thay mặt Đấng Christ; nhưng tính tình của ông có giống tính tình của Đấng Cứu Thế chăng? Đấng Christ có bao giờ phạt tù hay đốt trên giàn hỏa những người không nhìn nhận Ngài là Vua thiên đàng không? Ngài có bao giờ kết án xử tử những người không tiếp nhận Ngài chăng? Một ngày kia có một làng Sa-ma-ri không tiếp rước Ngài, sứ đồ Giăng lấy làm tức giận, bèn hỏi Chúa câu hỏi này, “Thưa Chúa, Chúa có muốn chúng tôi khiến lửa từ trên trời xuống thiêu họ giống như tiên tri Ê-li thời xưa chăng?” Đức Chúa Giê-su nhìn mon đồ Ngài cách thương xót, và quở trách người, “Con người đã đến không phải để diệt các linh hổn, song để cứu họ” (Lu-ca 9:54, 56). Thật khác thay tinh thần của Đấng Christ và của người xưng mình là thay mặt Ngài! TT20 502.3

Giáo hội La Mã ngày nay tỏ mình ra trước thiên hạ với vẻ vô tội và che đậy thành tích hung ác của mình với những lời xin lỗi. Bên ngoài, hội này mặc áo giống như Đấng Christ, nhưng bên trong vẫn không thay đổi. Mọi nguyên tắc giáo hội dạy ngày xưa, ngày nay vẫn còn. Những giáo lý đặt ra trong thời kỳ đen tối nhất thì vẫn còn thực hanh. Đừng ai để mình bị lừa dối. Quyền thế giáo hoàng mà ngày nay tín đồ Cải chánh tôn sùng, cũng giống như quyền thế đã thống trị thế gian trong thời Cải chánh. Bấy giờ những tôi tớ trung thành của Đức Chúa Trời đứng lên tố cáo những sự gian ác của hội ấy phải bị nguy đến tính mạng. Và bây giờ cũng vẫn một tinh thần tự kiêu ấy, hội này muốn đem mình lên trên các vua, các chúa, chiếm lấy các tước vị của Chúa. Tinh thần của hội này không kém tàn ác, chuyên chế hơn thời nó hủy bỏ sự tự do loài người và giết chết các thánh của Đấng Chí Cao. TT20 503.1

Quyền thế giáo hoàng đúng như lời tiên tri đã nói là sự bội đạo trong ngày sau rot (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3, 4). Chiến thuật của nó là trá hình để thực hiện ý định của mình cách hiệu nghiệm; nhưng dưới những hình thức khác nhau, nó vẫn giữ cái nọc độc của con rắn. Quyền thế giáo hoàng tuyên bố, “Chớ nên giữ đức tin với những kẻ tà giáo hay những kẻ bị nghi theo tà giáo.” (Lenfant, History of the Council of Constance, bộ 1, trang 516). Lịch sử của quyền thế giáo hoàng đã được ghi chép với huyết của các thánh, và làm thế nào có thể nhìn nhận quyền thế ấy là một phần của hội thánh Đấng Christ được? TT20 503.2

Người ta có lý khi nhìn nhận rằng trong những xứ các hội thánh Cải chánh, giáo hội Công giáo không khác gì mấy với giáo hội Cải chánh ngày nay. Có một sự thay đổi; nhưng không phải thay đổi quyền thế giáo hoàng. Thật vậy, giáo hội Công giáo rất giống với giáo hội Cải chánh ngày nay, vì giáo hội Cải chánh đã thoái hóa kể từ những ngay của các nhà Cải cách. TT20 503.3

Vì giáo hội Cải chánh tìm kiếm ân huệ của thế gian, nên sự yêu thương giả dối đã làm mù mắt họ. Và kết quả dĩ nhiên là họ tin điều thiện là ác, và điều ác là thiện. Đáng lẽ phải đứng dậy để bênh vực cho lẽ thật đã được truyền lại cho các thánh, họ lại xin La Mã tha thứ về sự thiếu tình thương và cuồng tín của họ. TT20 504.1

Một số đông người, ngay trong vòng những người không có ý kiến tốt đoi với La Mã, ít nghĩ đến sự nguy hiểm về quyền thế và ảnh hưởng của hội này. Nhiều người xác nhận rằng sự tối tăm thiêng liêng trong thời Trung cổ có lợi cho sự truyền bá những tín điều, sự mê tín, sự áp chế của La Mã, nhưng sự sáng lớn hơn của thời cận đại đã giúp cho sự phổ biến, sự hiểu biết sâu rộng về tôn giáo, trừ bỏ sự nguy hại của một cơn phục hưng cố chấp và chuyên chế. Người ta chế nhạo, và nói việc ấy không thể xảy ra được. Thật vậy, thời đại chúng ta có đặc ân lớn được hưởng sự sáng lớn về tôn giáo, đạo đức, cũng như tinh thần. Nguồn lẽ thật đã đến cho thiên hạ từ Kinh Thánh. Nhưng chớ nên quên rằng hễ sự sáng càng lớn, thì sự tối tăm càng thêm đối với những kẻ chối bỏ sự sáng. TT20 504.2

Nếu tín đồ Cải chánh học Kinh Thánh với tinh thần cầu nguyện thì họ sẽ thấy chân tướng của giáo hoàng, và sẽ gớm ghét và tránh xa quyền thế ấy; nhưng có nhiều người khôn ngoan theo mắt mình, không cảm thấy cần xin Đức Chúa Trời cách khiêm nhường để được dẫn dắt trong lẽ thật. Dầu họ tự phụ đến đâu về sự sáng của mình, họ cũng chẳng biết Kinh Thánh hay quyền năng của Đức Chúa Trời. Muốn cho lương tâm mình được yên ổn, họ tìm những phương tiện ít thiêng liêng và ít nhục nhã. Điều họ muốn, ấy là phương pháp quên Đức Chúa Trời mà tỏ vẻ như nhớ đến Ngài. Quyền thế giáo hoàng làm thỏa mãn những nhu cầu của họ. Quyền thế này dự bị cho hai hạng người trong thế gian, bao gồm gần hết nhân loại—những người muốn được cứu rỗi bởi công đức mình, và những người muốn được cứu trong tội lỗi mình. Đó là bí quyết của quyền thế Công giáo. TT20 504.3

Thời kỳ tri thức tối tăm rất thuận lợi cho sự thành công của quyền thế giáo hoàng. Nhưng cũng được chứng minh rằng thời kỳ tri thức rực rỡ cũng thuận lợi cho quyền thế ấy nữa. Trong các thế kỷ trước, người ta sống không có lời Đức Chúa Trời, và không có kiến thức về lẽ thật, mắt họ bị che khuất, và hằng ngàn người sa vào lưới bẫy vì không thấy lưới giăng ở dưới chân mình. Trong thế hệ ngày nay, nhiều người bị chói lòa bởi những lý thuyết của sự tri thức giả;” không phân biệt được lưới bẫy, nên cũng sa vào đó dễ dàng như những người mù. Đức Chúa Trời muốn chúng ta quý trọng trí năng mình như là sự ban cho của Đấng Tạo Hóa, và phải xử dụng cho duyên cớ lẽ thật và sự công bình. Nhưng khi người ta sinh lòng kiêu ngạo và đầy tham vọng, đề cao lý thuyết mình lên trên lời Đức Chúa Trời, thì sự tri thức còn làm hại hơn sự ngu dốt. Như thế, sự tri thức giả ngày nay phá hoại đức tin nơi Kinh Thánh, và thành công trong việc dọn đường để chấp nhận quyền thế giáo hoàng với những nghi lễ rực rỡ, giống như trong thời kỳ Hắc ám, kiến thức đã bị che giấu để mở đường cho sự bành trướng của quyền thế này. TT20 504.4

Trong phong trào hiện nay đang tiến triển ở Hiệp chủng quốc là muốn được chính phủ nâng đỡ các cơ sở và hội thánh mình, nhóm Cải chánh đã đi theo bước chân giáo hội La Mã. Hơn thế nữa, họ mở cửa cho quyền thế giáo hoàng để lấy lại ở nước Mỹ quyền tối thượng mà La Mã dã mất ở Âu châu. Điều làm cho phong trào này có ý nghĩa hơn là dự định với mục đích chính là bắt buộc giữ ngày Chủ nhật—một sự thiết lập của La Mã, mà hội này tuyên bố là dấu của quyền thế mình. Tinh thần của quyền thế giáo hoàng—một tinh thần làm theo những phong tục của thế gian, coi trọng những lời truyền khẩu của loài người hơn các điều răn cua Đức Chúa Trời, đã xâm nhập vào các giáo hội Cải chánh, khiến họ tôn trọng ngày Chủ nhật như quyền thế giáo hoàng đã làm trước họ. TT20 505.1

Nếu độc giả muốn biết những phương tiện sẽ được dùng trong cuộc tranh chiến đang chuần bị, thì chỉ cần đọc lịch sử của những phương pháp mà La Mã đã dùng cho cùng một mục đích trong các thế kỷ trước. Nếu độc giả muốn biết giáo hội La Mã liên kết với Cải chánh sẽ đối xử thế nào với những người từ chối những tín điều của họ, hãy xem lại cách đối xử của La Mã với ngày Sa-bát và những người bênh vực ngày ấy. TT20 505.2

Những sắc lệnh của vua, những sự quyết định của hội nghị, những chỉ dụ của hội thánh với sự ủng hộ của quyền thế chính trị, đó là những phương tiện để làm cho lễ ngoại giáo được long trọng trong thế giới Cơ Đốc. Dự luật đầu tiên bắt buộc giữ ngày Chủ nhật được vua Constantine ký thành luật năm 321 S.C. Sắc lệnh này bắt buộc dân trong thành phải nghỉ “ngày đáng kính của mặt trời,” nhưng cho phép dân thon que được tiếp tục công việc canh nông. Mặc dù chiếu chỉ này hoàn toàn có tính cách ngoại giáo, nhưng được Constantine bắt buộc tuân giữ sau khi vua chấp nhạn Cơ Đốc giáo. TT20 505.3

Nhận thấy chỉ dụ của vua không đủ để thay thế mạng lệnh Đức Chúa Trời, giám mục Eusebius, muốn được ân huệ của các nhà lãnh đạo, cũng là bạn đặc biệt và nịnh thần của Constantine, tuyên bố rằng Đấng Christ đã chuyển ngày Sabát qua ngày Chủ nhật. Không có một bằng chứng nào trong Kinh Thánh để bênh vực cho giáo lý mới này. Giám mục Eusebius đã nhìn nhận sự sai lầm và trưng dẫn những tác giả của sự thay đổi ấy. Ông nói, “Tất cả những điều phải làm trong ngày Sa-bát, chúng tôi đã chuyên qua Ngày của Chúa” (Robert Cox, Sabbath Laws and Sabbath Duties, trang 538). Nhưng lý luận về ngày Chủ nhật, dù không có bằng chứng cũng làm cho người ta mạnh dạn giày đạp ngày Sa-bát của Chúa. Tất cả những người muốn được thế gian tôn trọng đều chấp nhận ngày lễ phổ thông này. TT20 506.1

Khi quyền thế giáo hoàng được thiết lập vững vàng, thì sự tôn sùng ngày Chủ nhật cũng được tiếp tục. Trải qua một thời gian, những nông dân làm việc đồng áng ngoài giờ thờ phượng, và ngay thứ Bảy vẫn được coi như ngày Sa-bát. Nhưng sự thay đổi tiến tới dần dần. Những quan tòa bị cấm tuyên án các vụ dân sự trong ngày Chủ nhật. Sau đó ít lâu, tất cả các giai cấp đều được lệnh phải nghỉ những công việc thường, nếu không tuân thì những người tự do phải bị phạt vạ và những người tôi tớ bị đánh đòn. Về sau, lệnh ban hành là những người giàu bị phạt mất nửa gia tài, và nếu cứ ngoan cố, sẽ bị bắt làm tôi mọi. Những người thuộc về hạ cấp thì bị lưu đầy chung thân. TT20 506.2

Phép lạ cũng được lệnh dùng. Người ta kể chuyện một nông dân sắp đi cày ruộng trong ngày Chủ nhật, ông ta dùng một miếng sắt chùi cày, miếng sắt ấy dính nơi tay ong trong hai năm, “ông đau đớn và hổ thẹn vô cùng” (Francis West, Historical and Practical Discourse on the Lord’s Day, trang 174). TT20 506.3

Về sau, giáo hoàng truyền lịnh cho các linh mục họ đạo khiển trách những người phạm ngày Chủ nhật, kêu gọi họ đi nhà thờ cầu nguyện, kẻo họ sẽ đem lại tai họa cho mình và cho những người lân cận. Một giáo hội nghị đưa ra một lý luận, và đã được dùng nhiều nơi, ngay cả tín đồ Cải chánh nữa, là bởi vì có những người bị sét đánh trong khi làm việc ngày Chủ nhật, điều đó chứng tỏ rằng ngày đó phải là ngày Sa-bát. Những giám mục nói, “Điều đó thật rõ ràng là Đức Chúa Trời không đẹp lòng đối với những người coi thường ngày này.” Sau đo một sự kêu gọi tới các linh mục, mục sư, các vua chúa, và các giáo hữu trung tín “hãy làm hết sức mình để ngày ấy được tôn trọng lại, vì sự lợi ích cho Cơ Đốc giáo, ngày ay về sau sẽ được giữ cách sùng bái hơn” (Thomas Morer, Discourse in Six Dialogues on the Name, Notion, and Observation of the Lord’s Day, trang 271). TT20 506.4

Những chỉ dụ của hội nghị chứng tỏ không hữu hiệu, chính quyền được yêu cầu ban sắc lệnh để gieo sự khủng khiếp trong lòng người và bắt buộc họ phải nghỉ việc ngày Chủ nhật. Trong một hội nghị nhóm tại La Mã, tất cả những quyết định trên đây đều được xác định lại với quyền lực mạnh hơn và nghiêm trọng hơn. Những quyết định này được kết hợp với luật tôn giáo và được chính quyền bắt buộc tuân giữ trong hầu hết các xứ Cơ Đốc giáo. (Xin xem Heylyn, History of the Sabbath, pt. 2, chương 5, sec. 7). TT20 507.1

Vì sự giữ ngày Chủ nhật không được Kinh Thánh xác nhận nên thường gây ra vài bối rối. Tín đồ chất vấn uy quyền các thầy giáo vì họ bỏ mạng lệnh mà Đức Giê-hô-va đã tuyên bố, “Ngày thứ Bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi,” để tôn trọng ngày mặt trời. Để cung cấp cho sự thiếu lời chứng trong Kinh Thánh, họ dùng những phương kế khác để giải nghĩa. Cuối thế kỷ thứ mười hai, một nhà tuyên truyền sốt sắng về ngày Chủ nhật đi thăm các hội thánh nước Anh, ông gặp các người làm chứng trung thành cho lẽ thật; ông không thành công trong việc bênh vực thuyết của mình, nên ông từ giã nước Anh để đi tìm những bằng chứng mạnh hơn. Khi trở về, công việc của ông thành công lớn, vì ông đem theo một cuốn sách nói là đến từ Đức Chúa Trời, có chép điều răn truyền giữ ngày Chủ nhật, kèm theo những lời hăm dọa khủng khiếp cho những người chống nghịch. Tài liệu “quý báu” này—người ta nói là từ trời rơi xuống thành Giê-ru-sa-lem, trên bàn thờ thánh Si-mê-ôn tại núi Sọ. Thật ra, cuốn sách ấy đến từ mưu mô của giáo hoàng ở La Mã. Tại đây, những sự gian lận, giả mạo, có mục đích làm giáo hội thịnh vượng và quyền thế, được coi như là chánh đáng. TT20 507.2

Cuốn sách ấy cấm làm việc bắt đầu từ giờ thứ chín, tức 3 giờ chiều, ngày thứ Bảy cho đến mặt trời mọc ngày thứ Hai; quyền lực của sách ấy được chứng nhận bởi nhiều phép lạ. Sách chép rằng những người làm việc sau giờ chỉ định đều bị tê bại. Một người xay bắp, không thấy ra bột nhưng thấy máu chảy ra, và cái bánh xe của cối dừng lại mặc dầu áp lực của nước rất mạnh. Một người đàn bà để ổ bánh vào lò, nhưng khi lấy ra thấy bánh còn sống, mặc dầu cái lò rất nóng. Một bà khác sửa soạn bột để làm bánh vào giờ thứ chín ngay thứ Bảy, nhưng quyết định cất bột đợi tới ngày thứ hai, ngay hôm sau bà thấy bánh đã được làm và nướng chín bởi quyền phép Đức Chúa Trời. Một người đàn ông nướng bánh vào giờ thứ chín ngày thứ Bảy, khi cắt bánh vào sáng hôm sau, ông thấy máu chảy ra. Những người bênh vực cho ngày Chủ nhật thiết lập sự thánh khiết của ngày đó dựa trên những sự thêu dệt ngu dốt và mê tín trên. (Xin xem Roger de Hoveden, Annals, vol. 2, trang 528-530). TT20 507.3

Tại Tô Cách Lan cũng như tại Anh quốc, sự tôn sùng ngày Chủ nhật được hỗ trợ bằng cách kết hợp với một phần của ngày Sa-bát. Nhưng thời gian biệt riêng ra thánh thì không giống nhau. Một sắc lệnh của vua Tô Cách Lan tuyên bố rằng, “Ngày thứ Bảy từ mười hai giờ trưa phải biệt riêng ra thánh,” và không ai được phép làm một công việc thế gian nào kể từ lúc đó cho đến sáng thứ Hai. (Morer, Dialogues on the Lord’s Day, trang 290, 291). TT20 508.1

Nhưng mặc dầu tất cả những sự cố gắng để thiết lập ngày Chủ nhật thánh, các giáo hoàng công khai thú nhận uy quyền thiên thượng của ngay Sa-bát và sự thiết lập do loài người để thay thế ngay đó. Trong thế kỷ mười sáu, một hội nghị giáo hoàng đã tuyên bố rõ rang, “Hết thảy các Cơ Đốc nhân hãy nhớ rằng ngày thứ Bảy dã được Đức Chúa Trời biệt riêng ra thánh, và đã được chấp nhận và vâng giữ, chẳng những người Do Thái mà thôi, nhưng tất cả những người khác xưng mình thờ phượng Đức Chúa Trời; mặc dầu chúng ta là Cơ Đốc nhân đã đổi ngày Sa-bát sang ngày Chúa nhật” (Morer, Dialogues on the Lord’s Day, trang 281, 282). Những người thay đổi luật pháp Đức Chúa Trời không phải là không biết công việc họ làm. Họ đã đặt mình lên trên Đức Chúa Trời. TT20 508.2

Một chú thích rõ ràng về chính sách của La Mã đối với những người chống đối đã diễn ra trong cuộc bắt bớ lâu dài và đẫm máu những người Waldenses, mà một số trong nhóm họ đã giữ ngày Sa-bát. Những người khác cũng chịu khổ tương tự vì lòng trung thành vâng giữ điều răn thứ tư. Lịch sử các hội thánh ở Ê-thi-ô-pi và Abyssinia có ý nghĩa đặc biệt. Giữa sự sầu thảm của thời kỳ Hắc Ám, những Cơ Đốc nhân miền Trung Phi châu đã bị thế giới lãng quên, và trong nhiều thế kỷ họ được hưởng sự tự do sống theo đức tin mình. Nhưng cuối cùng La Mã được biết về họ và vua xứ Abyssinia bị dụ dỗ để nhìn nhận giáo hoàng là người thay mặt Đấng Christ. Sau đó có những sự nhượng bộ khác. Một sắc lệnh được ban hành cấm giữ ngày Sa-bát với những hình phạt nghiêm khắc. (Xin xem Michael Geddes, Church History of Ethiopia, trang 311, 312). Nhưng sự chuyên chế của giáo hoàng không bao lâu trở thành ách thống khổ khiến dân Abyssinia quyết tâm hủy phá cái ách đó khỏi cổ họ. Sau một cuộc đấu tranh dữ dội, giáo hội La Mã bị đuổi ra khỏi xứ, và đức tin ngày trước được phục hồi. Các hội thánh đều vui mừng về sự tự do của họ, và chẳng bao giờ quên bài học về sự lừa gạt, cuồng tín và quyền chuyên chế của La Mã. Họ rất thỏa lòng sống trong khu vực cô lập của mình, không được thế giới Cơ Đốc giao biết đến. TT20 508.3

Những hội thánh ở Phi châu giữ ngày Sa-bát như hội Công giáo đã giữ trước khi hoàn toàn bỏ đạo. Trong khi họ giữ ngay thứ Bảy theo điều răn của Đức Chúa Trời thì họ cũng nghỉ việc trong ngày Chủ nhật theo phong tục của hội thánh. Khi La Mã nắm quyền thế tối thượng thì họ chà đạp ngày Sa-bát của Đức Chúa Trời để tự tôn mình; nhưng những hội thánh ở Phi châu, ẩn dật gần một ngàn năm, không theo sự bội đạo này. Khi ở dưới quyền cai trị của La Mã thì họ bị bắt buộc bỏ ngày Sa-bát thật và đề cao ngày sa-bát giả; nhưng không bao lâu khi họ lấy lại được sự độc lập thì họ trở lại vâng giữ điều răn thứ tư. TT20 509.1

Những chuyện ghi chép trong quá khứ chứng tỏ rõ ràng sự chống nghịch của La Mã về ngày Sa-bát thật và những người bênh vực ngày đó, để tôn trọng ngày họ thiết lập. Lời Đức Chúa Trời dạy rằng những chuyện ấy sẽ được diễn lại khi giáo hội Công giáo và Cải chánh hiệp nhau để đề cao ngày Chủ nhật. TT20 509.2

Lời tiên tri trong Khải huyền 13 nói quyền thế của con thú có hai sừng giống như chiên con sẽ khiến “thế gian cùng dân cư nó phải” thờ phượng quyền thế giáo hoàng—tiêu biểu bởi con thú “giống như con beo.” Con thú có hai sừng cũng “khuyên dân cư trên đất tạc tượng cho con thú,” và bắt buộc tất cả những người “nhỏ và lớn, giàu và nghèo, tự chủ và tôi mọi,” chịu dấu con thú. (Khải huyền 13:11-16). Điều này đã được bày tỏ Hoa Kỳ là quyền thế được tượng trưng bởi con thú có hai sừng giống chiên con, và lời tiên tri này được ứng nghiệm khi Hoa Kỳ bắt buộc giữ ngày Chủ nhật mà La Mã tuyên bố đó là quyền tối thượng đặc biệt của mình. Nhưng sự tôn sùng quyền thế giáo hoàng này chẳng những chỉ ở Hoa Kỳ mà thôi. Ảnh hưởng của La Mã ở trong những xứ đã có lần nhìn nhận sự thống trị của mình vẫn chưa bị hủy bỏ. Và lời tiên tri đã nói trước sự phục hồi của quyền thế ấy. Tôi thấy “một cái trong các cái đầu nó như bị thương đến chết; nhưng vết thương chết ấy được lành, và cả thế gian đều lấy làm lạ mà theo con thú đó” (Khải huyền 13:3). Vết thương đến chết của con thú chỉ về sự sụp đổ của quyền thế giáo hoàng năm 1798. Sau đó, tiên tri nói, “vết thương chết ấy được lành, và cả thế gian đều lấy làm lạ mà theo con thú đó” (Khải huyền 13:3). Sứ đồ Phao-lô nói rõ ràng rằng, “người tội ác ấy” sẽ tiếp tục cho tới ngày Chúa tái lâm (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3-8). Gần tới ngày cuối cùng, nó sẽ tiếp tục làm công việc lừa dối. Và tiên tri nói về quyền thế giáo hoàng, “Hết thảy những dân sự trên đất đều thờ lạy nó, là những kẻ không có tên ghi trong sách sự sống của Chiên Con đã bị giết từ buổi sáng thể (Khải huyền 13:8). Trong cả Cựu và Tân Thế giới, giáo hoàng sẽ nhận được sự sùng bái vì lòng tôn kính đối với ngày Chủ nhật mà giáo hội La Mã đã thiết lập dựa hoàn toàn trên uy quyền của mình. TT20 509.3

Từ giữa thế kỷ thứ mười chín, những người học lời tiên tri tại Hoa Kỳ đã rao truyền lời chứng nấy cho thế gian. Những biến cố đang xảy ra nhanh chóng để ứng nghiệm lời tiên tri này. Những thầy giáo trong giáo hội Cải chánh tuyên bố có mạng lệnh thiên thượng để giữ ngày Chủ nhật, nhưng họ cũng không có bằng chứng của Kinh Thánh, giống như các nhà lãnh đạo của giáo hoàng đặt ra những phép lạ để thay thế điều răn của Đức Chúa Trời. Sự xác nhận rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời trên những người vi phạm ngày Chủ nhật Sa-bát sẽ tái diễn; công việc này đã bắt đầu được thúc đẩy. Và một phong trào bắt buộc giữ ngày Chủ nhật đang tiến tới mau chóng. TT20 510.1

Lạ lùng thay là sự sáng suốt và mưu mẹo của giáo hội La Mã. Họ có thể đọc các dấu hiệu. Họ biết chờ dịp tốt, thấy rằng các giáo phái Cải chánh tôn sùng họ, vì đã chấp nhận ngày sa-bát giả và đang sửa soạn dùng mọi cách để bắt buộc tuân giữ ngày đó giống như họ đã làm trong quá khứ. Những người chối bỏ sự sáng của lẽ thật nhưng lại tìm sự giúp đỡ của một quyền thế tự xưng là vô ngộ để đề cao ngày mà họ thiết lập. Thật dễ dàng phong đoán giáo hội Công giáo rất sẵn sàng giúp đỡ các giáo hội Cải chánh trong công việc này. Ai hiểu hơn các nhà lãnh đạo của giáo hoàng để đối phó với những người không phục tùng giáo hội? TT20 510.2

Giáo hội Công giáo La Mã với tất cả các giáo khu khắp thế giới, hiệp thành một tổ chức lớn lao để phục vụ dưới sự kiểm soát của giáo hoàng. Hằng triệu giáo dân trong mỗi nước khắp thế giới, được dạy dỗ phải trung thành với giáo hoàng. Bất kỳ thuộc về quốc gia hay chính phủ nào, họ phải đặt uy quyền của giáo hội lên trên tất cả. Mặc dầu hứa nguyện trung thành với quốc gia, họ cũng phải thề hứa trung thành với La Mã, và họ được tha thứ khỏi mọi hứa nguyện trái với quyền lợi của giáo hội. TT20 511.1

Lịch sử minh chứng những sự cố gắng khéo léo và kiên nhẫn của La Mã để xen vào những công việc của các nước; khi đã đứng vững và đạt đến mục tiêu của mình ngay cả phải hủy hoại các vua chúa và dân chúng. Năm 1204, Giáo hoàng Innocent III có trích từ Peter II, vua xứ Arragon, lời thề hứa lạ thường như sau, “Tôi, Peter, vua xứ Arragon, xưng ra và hứa luôn luôn trung thành và phục tùng chúa tôi là Giáo hoàng Innocent, những người kế vị Ngài và giáo hội La Mã, vâng lời Ngài trung thanh bảo vệ vương quốc tôi, binh vực cho đức tin Công giáo, và bách hại những người theo tà giáo” (John Dowling, The History of Romanism, quyển 5, chương 6, sec. 55). Điều này hợp với quyền thế của giáo hoàng La Mã “đối với ông cất chức các vua là hợp pháp” và “tha các công dân khỏi phục tùng những người cai trị bất công” (Mosheim, Ecclesiastical History, quyển 3, cent. 11, pt. 2, chương 2, sec. 9, note 17). TT20 511.2

Chúng ta hãy nhớ rằng, sự tự phụ của La Mã chẳng bao giờ thay đoi. Những nguyên tắc của Gregory VII và Innocent III vẫn còn là những nguyên tắc của hội Công giáo La Mã. Và nếu có quyền lực thì họ sẽ thực hành những nguyên tắc này cách mạnh mẽ như trong các thế kỷ trước. Tín đồ Cải chánh biết rất ít họ đang làm gì khi họ chấp nhận sự giúp đỡ của La Mã trong việc đề cao ngày Chủ nhật. Trong khi nhóm này tìm đủ cách để đạt mục đích, thì La Mã nhắm mục tiêu tái lập uy thế, phục hổi quyền tối thượng đã mất. Nguyên tắc này có lần đã được thiết lập tại Hoa Kỳ mà hội thánh có thể xử dụng hay kiểm soát chính phủ; những luật tôn giáo có thể bị luật chính quyền bắt buộc tuân theo; tóm lại, quyền thế hội thánh và chính phủ chế ngự lương tâm, và sự chiến thắng của La Mã trong xứ này được bảo đảm. TT20 511.3

Lời Đức Chúa Trời đã cảnh cáo về sự nguy hiểm sắp đến; nếu các giáo hội Cải chánh không để ý tới những lời cảnh cáo này và học biết những mục tiêu thật sự của La Mã, thì lúc đó đã quá trễ để tránh khỏi lưới bẫy. La Mã đã âm thầm bành trướng thế lực. Những giáo lý của họ đang cố gắng gây ảnh hưởng trong ngành lập pháp, trong các hội thánh và trong lòng người. Họ che giấu những cơ cấu lớn lao, vĩ đại trong những nơi bí mật để dành cho những sự bách hại được tái diễn. Âm thầm và chắc chắn, họ gia tăng lực lượng để đợi giờ tấn công. Những gì họ muốn thì họ đã đạt được. Không bao lâu chúng ta sẽ thấy mục tiêu của La Mã. Người nào tin và vâng lời Đức Chúa Trời sẽ bị sỉ nhục và bắt bớ. TT20 512.1