Thiện Ác Đấu Tranh
19—Sự Sáng Trong Nơi Tối Tăm
CÔNG VIỆC của Đức Chúa Trời trong thế gian, trải qua các thời đại, luôn luôn có những chỗ giang nhau trong mỗi cuộc cải chánh lớn hay phong trao tôn giáo. Nguyên tắc của Chúa đối với loài người lúc nào cũng tương tự. Những phong trào quan trọng thời nay đi song song với những phong trào thời xưa, và kinh nghiệm của hội thánh thời xưa cho thời đại chúng ta những bài học quý giá. TT20 305.1
Không lẽ thật nào dạy rõ ràng hơn trong Kinh Thánh là việc Đức Chúa Trời bởi Thánh Linh Ngài hướng dẫn đặc biệt các tôi tớ Ngài trong những phong trào lớn lao để truyền bá công việc cứu rỗi trên đất. Loài người là dụng cụ trong tay Đức Chúa Trời, được Ngài dùng để hoàn thành ý định về ân điển và lòng thương xót của Ngài. Mỗi người có một phận sự; mỗi người đều nhận đủ sự sáng của Chúa cần thiết cho nhu cầu của thời đại họ, và để thi hành công việc mà Chúa giao phó cho mình. Nhưng không có người nào, dù được Thiên đàng tôn trọng, có the hiểu trọn vẹn chương trình cứu rỗi hoặc ý muốn cua Đức Chúa Trời cho thời đại họ. Loài người không thể hiểu hoàn toàn điều Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành công việc Ngài giao cho họ, và cũng không hiểu kết quả của sứ điệp mà họ rao truyền vì danh Ngài. TT20 305.2
“Nếu ông dò xét, há có thể hiểu biết được sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời, và thấu rõ Đấng Toàn Năng sao?” “Đức Giê-hô-va phán: Ý tưởng Ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối Ta. Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối Ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng Ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu.” “Vì Ta là Đức Chúa Trời, và chẳng có Chúa nào khác; Ta là Đức Chúa Trời, chẳng có ai giống như Ta. Ta đã rao sự cuối cùng từ buổi đầu tiên, và đã nói từ thuở xưa những sự chưa làm nên” (Gióp 11:7; Ê-sai 55:8, 9; 46:9, 10). TT20 305.3
Chính các tiên tri mặc dù đã được soi sáng đặc biệt bởi Đức Thánh Linh cũng không hiểu hết các lời dã khải thị cho họ. Ý nghĩa sẽ được tỏ bày từ thời này tới thời kia, khi dân sự Đức Chúa Trời cần đến sự dạy dỗ cua các lời ấy. TT20 306.1
Sứ đồ Phi-e-rơ khi viết về sự cứu rỗi theo sự sáng của phúc âm, có nói, “Về sự cứu rỗi đó, các đấng tiên tri dã tìm tòi suy xét, và đã nói tiên tri về ân điển định sẵn cho anh em: nghĩa là tìm cho biết thời kỳ nào và thời kỳ cách nào mà Thánh Linh Đấng Christ ở trong lòng mình đã chỉ cho, là khi làm chứng trước về sự đau đớn của Đấng Christ và về sự vinh hiển sẽ theo sau. Các đấng ấy đã được tỏ cho rằng chẳng phải vì mình, bèn là vì anh em mà truyền ra những điều đó” (1 Phi-e-rơ 1:10-12). TT20 306.2
Mặc dầu các tiên tri không hiểu hết những lời đã tỏ ra cho họ, nhưng họ cố gắng nhận tất cả sự sáng mà Đức Chúa Trời đã tỏ cho họ. Họ chuyên cần dò xem cho biết thời kỳ và thời kỳ cách nào đã định bởi Đức Thánh Linh. Thật là một bài học cho dân sự Đức Chúa Trời trong thời đại Cơ Đốc, vì sự ích lợi cho họ mà những lời tiên tri được ban cho! “Các đấng ấy đã được tỏ cho rằng chẳng phải vì mình, bèn là vì anh em mà truyền ra những điều đó.” Hãy chứng kiến những người thánh này của Đức Chúa Trời “siêng năng dò xem” những sự khải thị ban cho họ để truyền cho những dòng dõi sau nay. Sự sốt sắng của họ tương phản với sự lãnh đạm của thời đại chúng ta về sự ban cho của Thiên đàng. Đó là lời quở trách về sự lanh đạm của những người yêu thế gian, thích cuộc sống dễ dãi, tuyên bố rằng những lời tiên tri là không thể hiểu được! TT20 306.3
Mặc dù trí óc loài người là hữu hạn, không thể hiểu hết những ý định của Đấng Toàn Năng, nhưng thường là vì lầm lỗi hay chểng mảng của họ mà họ hiểu rất ít những sứ điệp của Thiên đàng. Trí hiểu của loài người, ngay cả những tôi tớ Đức Chúa Trời, thường bị lu mờ vì những ý kiến con người, những tập quán, hay sự dạy dỗ sai lạc, nên họ chỉ hiểu được một phần lẽ thật trong lời Ngài. Đó là trường hợp của các môn đồ Đấng Christ, mặc dù đang khi Ngài ở với họ. Vì trí họ thâm nhiễm những quan niệm thông thường về Đấng Mê-si là một vua tạm thời, có quyền thế để đưa dân Y-sơra-ên lên đứng đầu vũ trụ, do đó họ không thể hiểu được ý nghĩa lời Ngài nói trước về những sự thương khó và sự chết của Ngài. TT20 306.4
Đấng Christ đã sai họ đi với sứ điệp, “Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần; các ngươi hãy ăn năn và tin đạo tin lành” (Mác 1:15). Sứ điệp này căn cứ trên Đa-ni-ên đoạn 9. Thiên sứ tuyên bố thời kỳ sáu mươi chín tuần lễ sẽ kéo dài tới “Đấng Mê-si là vua”, vì vậy các môn đồ đầy dẫy niềm hy vọng và vui mừng trông chờ sự thành lập tại Giê-ru-sa-lem nước vinh hiển của Đấng Mê-si để thống trị khắp đất. TT20 307.1
Họ rao truyền sứ điệp mà Đấng Christ đã giao phó cho họ, mặc dù họ hiểu sai ý nghĩa của sứ điệp ấy. Trong khi sự tuyên bố của họ căn cứ trên Đa-ni-ên 9:25, họ không hiểu rằng, ngay câu sau của đoạn đó là “Đấng Mê-si bị trừ đi.” Từ khi còn nhỏ, lòng họ đã nghĩ đến nước vinh hiển trên đất, và điều này đã làm mù quáng sự hiểu biết của họ về lời tiên tri và về lời của Đấng Christ. TT20 307.2
Họ thi hành bổn phận của mình là trình bày cho nước Do Thái lời mời gọi thương xót, và cùng lúc đó, họ chờ Chúa lên ngôi Đa-vít, thì họ lại thấy Ngài bị bắt như một kẻ gian phi, bị đánh đòn, bị chế nhạo, bị kết án, và bị đóng đinh trên cây thập tự ở núi Sọ. Lòng các môn đồ tan vỡ vì những nỗi lo buồn, thất vọng trong những ngày Chúa ngủ trong mồ mả! TT20 307.3
Đấng Christ đã đến đúng theo kỳ hạn và cách thức đã dự ngôn trong lời tiên tri. Mỗi chi tiết trong chức vụ của Ngài đều được ứng nghiệm theo lời tiên tri. Ngài đã rao truyền sứ điệp cứu rỗi, và “lời Ngài có quyền phép.” Lòng các người nghe Ngài đã làm chứng quyền phép đó đến từ Trời. Lời Chúa và Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã làm chứng về chức vụ thiên thượng của Con Ngài. TT20 307.4
Các môn đồ vẫn ôm ấp với lòng tríu mến sâu xa Thầy yêu dấu của mình. Nhưng trí óc họ van còn hoài nghi, ngờ vực. Trong cơn khốn khổ,họ không nhớ những lời Đấng Christ nói về sự thống khổ và sự chết của Ngài. Nếu Đức Chúa Giêsu của Na-xa-rét là Đấng Mê-si thật, thì họ đâu có phải đau buồn và thất vọng? Đó là câu hỏi đã dày vò linh hồn họ trong những giờ vô vọng của ngày Sa-bát khi Đấng Cứu Thế nằm trong mồ, từ khi Ngài chết cho tới khi Ngài song lại. TT20 307.5
Mặc dù đêm sầu thảm đã bao phủ bóng tối trên các môn đồ của Đức Chúa Giê-su, họ vẫn không bị bỏ rơi. Đấng tiên tri nói, “Dầu ngồi trong nơi tối tăm, Đức Giê-hô-va sẽ làm sự sáng cho ta. . . . Ngài sẽ dắt ta đến sự sáng và ta sẽ thấy sự công bình của Ngài” (Mi-chê 7:8, 9). “Chính sự tối tăm không thể giấu chi khỏi Chúa, ban đêm soi sáng như ban ngày, và sự tối tăm cũng như ánh sáng cho Chúa” (Thi thiên 139:12). Đức Chúa Trời đã phán, “Ánh sáng soi nơi tối tăm cho người ngay thẳng” (Thi thiên 112:4). “Ta sẽ khiến kẻ mù đi trên con đường mình không thuộc, dắt họ bởi các nẻo chẳng quen; Ta sẽ đổi bóng tối trước mặt họ ra ánh sáng, nơi cong quẹo ra ngay thẳng. Thật, Ta sẽ làm các sự đó, và không lìa bỏ chúng nó đâu” (Ê-sai 42:16). TT20 308.1
Nhân danh Chúa, các môn đồ đã rao báo đúng sứ mạng, và những biến cố đều ứng nghiệm. “Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần,” đó là sứ điệp của họ. Mãn hạn “thời kỳ này”—sáu mươi chín tuần lễ trong Đa-ni-ên 9 cho đến Đấng Mê-si, “Đấng Chịu xức dầu”—Đấng Christ chịu xức dầu bởi Đức Thánh Linh sau khi Ngài chịu Giăng làm phép báp-têm tại sông Giô-đanh. Và “nước Đức Chúa Trời” mà họ rao truyền đã đến gần, tức là được thành lập bởi sự chết của Đấng Christ. Nước ấy không phải là một nước thế gian như họ đã được dạy. Cũng không phải là nước trong tương lai, nước đời đời mà Chúa thiết lập khi “nước, quyền thế, va sự tôn đại của muôn nước ở dưới cả trời, sẽ được ban cho dân các thánh của Đấng Rất Cao;” trong nước đời đời ấy, “hết thảy các quyền thế đều hầu việc và vâng lời Ngài” (Đani-ên 7:27). Trong Kinh Thánh, “nước Đức Chúa Trời” được dùng để chỉ về nước ân điển và nước vinh hiển. Nước ân điển được Phao-lô dạy trong thư gởi cho người Hê-bơ-rơ. Sau khi chỉ về Đấng Christ, Đang Trung bảo đầy thương xót “cảm thương sự yếu đuối chúng ta,” sứ đồ nói, “Chúng ta hãy vững lòng đen gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót va tìm được ơn” (Hê-bơ-rơ 4:15, 16). Ngôi ân điển chỉ về nước ân điển; vì một ngôi chỉ về sự hiện hữu của một nước. Trong nhiều ví dụ của Đấng Christ, Ngài dùng “nước thiên đàng” chỉ về công việc của ân điển Chúa trong lòng người ta. TT20 308.2
Vậy, ngôi vinh hiển chỉ về nước vinh hiển; và nước ấy chỉ về những lời của Đấng Cứu Thế, “Khi Con người ngự trong sự vinh hiển mình mà đến với các thiên sứ thánh, thì Ngài sẽ ngồi trên ngôi vinh hiển của Ngài. Muôn dân nhóm lại trước mặt Ngài” (Ma-thi-ơ 25:31, 32). Nước này còn ở trong tương lai, và sẽ được thiết lập khi Đấng Christ phục lâm. TT20 308.3
Nước ân điển đã được lập ra từ khi loài người sa ngã, khi chương trình cứu chuộc loài người phạm tội được hoạch định. Nước đó đã hiện hữu trong ý định và lời hứa của Đức Chúa Trời; và bởi đức tin, người ta có thể làm công dân nước ấy. Nhưng nước này thật sự chưa được thiết lập cho tới khi Đấng Christ chết. Thật vậy, dầu Chúa đã thi hành chức vụ trong thế gian, đã mệt mỏi trước sự cứng lòng và vô ơn bạc nghĩa của loài người, Ngài có thể lui bước trước cảnh đóng đinh trên thập tự giá ở núi Sọ. Trong vườn Ghết-sê-ma-nê, chén đắng của sự đau khổ đã run rẩy trong tay Ngài. Ngài có thể chùi những giọt mồ hôi máu trên trán Ngài, và để thế gian bội nghịch chết mất trong tội ác. Nếu Ngài làm vậy, thì sẽ không có sự cứu chuộc cho nhân loại sa ngã. Nhưng khi Đấng Cứu Thế phó mạng sống mình, và khi Ngài gần trút hơi thở cuối cùng, và kêu lên, “Mọi sự đã được trọn,” thì chương trình cứu chuộc mới được bảo đảm. Lời hứa cứu rỗi ban cho tổ phụ chúng ta trong vườn Ê-đen được chuẩn y. Nước ân điển, lúc trước đã hiện hữu bởi lời hứa của Đức Chúa trời, bấy giờ được thành lập. TT20 309.1
Như vậy, sự chết của Đấng Christ mà các môn đồ đã coi như là sự hủy diệt cuối cùng hy vọng của họ, lại làm cho hy vọng ấy chắc chắn đời đời. Trong khi sự chết của Ngài gây cho họ một cơn thất vọng lớn lao, thì lại chứng minh sự tin kính họ là đúng. Biến cố làm cho họ chìm đắm trong cơn đau buồn và thất vọng, lại mở ra cho tất cả con cháu của A-đam cửa hy vọng, là cửa dẫn đến cõi tương lai và hạnh phúc đời đời cho những người trung tín trải qua các thời đại. TT20 309.2
Mục đích của sự thương xót vô hạn đã được làm trọn, mặc dù qua sự thất vọng của các môn đồ. Trong khi họ được thu hút bởi ân điển và quyền phép của sự dạy dỗ Ngài, là Đấng “nói như chưa người nào nói,” lòng họ vẫn còn lẫn lộn giữa vàng ròng là tình yêu đối với Đức Chúa Giê-su với kim khí thấp kém là sự kiêu ngạo thế gian và những tham vọng ích kỷ. Ngay khi ở trong phòng Vượt qua, vào giờ nghiêm trọng khi Chúa của họ sẵn sàng vào vườn Ghết-sêma-nê, có “sự cãi lẫy nhau, cho biết ai sẽ được tôn là lớn hơn hết trong đám mình” (Lu-ca 22:24). Mộng ước của họ chỉ là ngôi vị, mão triều, và sự vinh hiển, trong khi đó ngay trước mặt họ là sự sỉ nhục, sự hấp hối trong vườn, phòng xử, và thập tự giá trên núi Sọ. Vì tự phụ và khao khát sự vinh hiển thế gian, khiến họ khư khư giữ lấy những sự dạy dỗ sai lầm của thời mình, và không nhận biết những lời của Đấng Cứu Thế nói về tính chất thật của nước Ngài, và quên lời dự ngôn về sự thương khó và sự chết của Ngài. Những sự sai lầm ấy dẫn đến những thử thách nặng nề, nhưng cần thiết để sửa dạy họ. Mặc du các môn đồ hiểu lầm về ý nghĩa của sứ điệp họ, và đã không ý thức sự mong đợi của họ, nhưng họ đã rao giảng sứ điệp cảnh cáo của Đức Chúa Trời, và Chúa ban thưởng đức tin và sự vâng lời của họ. Cho nên họ đã được giao phó trách nhiệm rao truyền cho cả thế gian biết về tin lành vinh hiển của Chúa sống lại. Để sửa soạn cho công việc này, họ phải trải qua kinh nghiệm dường như rất đắng cay đối với họ. TT20 309.3
Sau khi sống lại, Đức Chúa Giê-su hiện ra cho các môn đồ trên con đường đi đến làng Em-ma-út. “Đoạn, Ngài bắt đầu từ Môi-se rồi kế đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh” (Lu-ca 24:27). Lòng họ rất cảm động. Đức tin họ bừng dậy. Họ được “một hy vọng sống” ngay cả trước khi Đức Chúa Giê-su tỏ Ngài ra cùng họ. Ý định của Ngài là soi sáng sự hiểu biết của họ và lập đức tin họ trên “lời của các đấng tiên tri là lời vững chắc.” Ngài muốn lẽ thật đâm rễ trong lòng họ, không phải chỉ nhờ lời chứng của Ngài, nhưng nhờ bằng chứng chắc chắn qua các hình bóng của luật lễ nghi, và bởi những lời tiên tri trong Cựu Ước. Muốn rao truyền cho thế gian biết về Đấng Christ, các môn đồ cần có một đức tin sáng suốt, vì vậy Đức Chúa Giê-su lấy “Môi-se và các tiên tri” làm nền tảng cho sự dạy dỗ. Chính Đấng Cứu Thế sống lại đã làm chứng về sự quan trọng của Cựu Ước. TT20 310.1
Thật là một sự thay đổi diệu kỳ trong lòng các môn đồ, khi một lần nữa họ nhìn thấy sắc diện đầy yêu thương của Thầy mình! (Lu-ca 24:32). Bấy giờ họ hiểu rõ hơn trước “Đấng mà Môi-se đã chép trong luật pháp, và các tiên tri đã nói đến.” Sự nghi ngờ, lo âu, thất vọng, nhường chỗ cho sự trông cậy vững chắc, và đức tin sáng suốt. Lạ lùng thay, sau khi Chúa thăng thiên, họ “cứ ở luôn trong đền thờ, ngợi khen và chúc tụng Đức Chúa Trời.” Những người chỉ biết sự chết nhục nhã của Đấng Cứu Thế, nhìn xem gương mặt các môn đồ hiện lên vẻ đau đớn, bối rối và thất bại chăng; nhưng trái lại họ thấy lộ ra sự vui mừng rạng rỡ và chiến thắng. Thật là một sự sửa soạn lạ thường mà các môn đồ đã nhận được để thi hành chức vụ đang chờ họ! Họ đã trải qua cơn thử thách đau đớn nhất mà họ có thể chịu đựng được, và đã thấy lời của Đức Chúa Trời hoàn thành cách chiến thắng, trong lúc người ta coi như là thất bại. Từ nay trở đi, điều gì có thể làm giảm đức tin hay tình yêu của họ? Trong sự buồn rầu, họ được sự “yên ủi lớn mạnh,” sự trông cậy là “cái neo của linh hồn, vững vàng bền chặt” (Hê-bơ-rơ 6:18, 19). Họ làm chứng về sự khôn ngoan và quyền phép của Đức Chúa Trời, và họ “chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Giê-su Christ, là Chúa chúng ta.” Họ nói, “Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần” (Rô-ma 8:38, 39, 37). “Lời Chúa còn lại đời đời” (1 Phi-e-rơ 1:25). “Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Giê-su Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa. Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta” (Rô-ma 8:34). TT20 310.2
Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán, “Dân ta sẽ không hề bị xấu hổ nữa” (Giô-ên 2:26). “Sự khóc lóc đến trọ ban đêm, nhưng buổi sáng bèn có sự vui mừng” (Thi thiên 30:5). Trong ngày Chúa sống lại, các môn đồ gặp Ngài, lòng họ nóng nảy khi nghe Ngài nói, họ nhìn đầu, tay và chân đã bị thương tích vì họ; trước khi Ngài thăng thiên, Đức Chúa Giê-su dẫn họ đến Bê-tha-ni, rồi Ngài giơ tay chúc phước và truyền dạy họ, “Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người,” Ngài nói thêm, “Và nầy, Ta thường ở cùng các ngươi luôn” (Mác 16:15; Ma-thi-ơ 28:20). Trong ngày lễ Ngũ tuần, Đấng Yên ủi đến và ban quyền phép từ trên cao, và các môn đồ rất vui mừng cảm thấy sự hiện diện của Chúa đã thăng thiên—bấy giờ, mặc dù con đường của họ cũng như của Chúa, dẫn đến sự hy sinh và tử vì đạo; nhưng họ có muốn đổi sự vinh hiển đời này, là điều hồi trước họ mong muốn, cho chức vụ giảng tin lành của ân điển Ngài và “mão triều thiên của sự công bình” sẽ nhận được khi Ngài trở lại chăng? Đấng có thể “làm trổi hơn tất cả những điều chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng,” đã ban cho họ sự thông công trong sự thương khó của Ngài, thì cũng được thông công trong sự vui mừng của Ngài—đó là niềm vui “dẫn nhiều linh hồn đến sự vinh hiển, sự vui mừng không thể tả xiết, đó là “sự vui mừng đời đời” mà sứ đồ Phao-lô nói rằng, “sự đau đớn nhẹ chỉ là tạm thời,” thì “không đáng kể.” TT20 311.1
Kinh nghiệm của các môn đồ rao giảng “tin lành về nước Đức Chúa Trời” khi Chúa đến lần thứ nhất, thì cũng giống như kinh nghiệm của những người rao giảng sự tái lâm của Chúa. Khi các môn đồ đi rao giảng, “Ký đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã gần,” thì cũng như Miller và các bạn đồng công của ông rao báo rằng thời kỳ tiên tri cuối cùng và dai nhất trong Kinh Thánh gần mãn, và ngày phán xét đến nơi, và nước đời đời sắp được thành lập. Sự rao giảng của các môn đồ về “thời kỳ” căn cứ vào bảy mươi tuần lễ trong Đa-niên 9. Miller và các bạn mình cũng rao truyền sứ điệp ngày chung kết của thời kỳ 2300 ngày trong Đa-ni-ên 8:14, trong đó có bảy mươi tuần lễ. Mỗi sứ điệp đều căn cứ trên sự ứng nghiệm của một phần khác của cùng một thời kỳ tiên tri. TT20 312.1
Cũng như các môn đồ đầu tiên, William Miller và các đồng bạn ông không hiểu hoàn toàn ý nghĩa của sứ điệp họ rao truyền. Những sự sai lầm xâm nhập vào hội thánh lâu nay, ngăn trở họ giải nghĩa đúng một điểm quan trọng trong lời tiên tri. Vì vậy, dẫu họ có rao truyền cho thế gian sứ điệp Đức Chúa Trời giao phó cho họ, nhưng qua sự hiểu sai ý nghĩa của sứ điệp ấy, nên họ phải thất vọng. TT20 312.2
Khi giải nghĩa Đa-ni-ên 8:14, “Cho đến hai ngàn ba trăm buổi mai buổi chiều; sau đó nơi thánh sẽ được thanh sạch,” Miller dùng quan điểm phổ thông dạy rằng trái đất là đền thánh, nên ong tin rằng sự làm sạch đền thánh chỉ về sự làm sạch trái đất bởi lửa khi Chúa tái lâm. Vì vậy, khi ông thấy rằng mãn thời kỳ 2300 ngày thì ông kết luận đó là thời kỳ Chúa tái lâm. Sự sai lầm của ông do sự chấp nhận quan điểm phổ thông về đền thánh. TT20 312.3
Hệ thống lễ nghi là hình bóng về của lễ và chức tế lễ của Đấng Christ, sự làm sạch đền thánh là công việc cuối cùng của thầy tế lễ thượng phẩm hằng năm. Đó là sự kết thúc của công việc chuộc tội, tức là cat bỏ tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên. Việc này chỉ về công việc cuối cùng của Thầy Tế lễ Thượng phẩm trên trời là xóa bỏ tội lỗi của dân sự Chúa đã được ghi trong các sách trên trời. Công việc này là công việc điều tra phán xét xảy ra trước khi Đang Christ tái lâm trên mây trời với quyền phép và sự vinh hiển lớn, vì khi Ngài đến thì trường hợp của mỗi người đều đã được quyết định. Đức Chúa Giê-su phán, “Ta đến . . . đem phần thưởng theo với Ta, để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm” (Khải huyền 22:12). Đó là công việc phán xét trước khi Chúa tái lâm mà thiên sứ thứ nhất đã rao báo trong Khải huyền 14:7, “Hãy kính sợ Đức Chúa Trời, và tôn vinh Ngài, vì giờ phán xét của Ngài đã đến.” TT20 312.4
Những người rao truyền lời cảnh cáo này thì rao truyền đúng sứ điệp và đúng thời kỳ. Nhưng cũng như các môn đồ đầu tiên rao truyền ‘ Kỳ đã trọn, và nước Đức Chúa Trời đã đến,” căn cứ vào lời tiên tri Đa-ni-ên 9, trong khi đó họ không hiểu rằng sự chết của Đấng Mê-si đã được dự ngôn cũng trong câu ấy; cũng vậy, Miller và các đồng bạn của ong giảng sứ điệp theo Đa-ni-ên 8:14 và Khải huyền 14:7, và không thấy rằng còn có những sứ điệp khác trong Khải huyền 14 cũng được ban cho trước khi chúa phục lâm. Cũng như các môn đồ đã hiểu lầm về nước Chúa được thành lập mãn thời kỳ bảy mươi tuần lễ, những tín đồ Phục lâm hiểu lầm rằng biến cố sẽ xảy ra mãn thời kỳ 2300 ngày. Trong cả hai trường hợp, sự sai lầm phổ thông đã làm mờ trí óc để hiểu lẽ thật. Cả hai nhóm người đều hoàn thành ý muốn Đức Chúa Trời trong việc rao truyền sứ điệp, và cả hai, qua sự hiểu sai của họ, nên đã thất vọng đắng cay. TT20 313.1
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đạt được ý định Ngài trong việc cho phép giảng sứ điệp cảnh cáo về sự phán xét như họ đã rao truyền. Ngày vĩ đại này đã đến, và trong dự định của Ngài, dân sự phải chịu thử nghiệm về thời kỳ, để bày tỏ những điều trong lòng họ. Sứ điệp này dùng để thử nghiệm và làm sạch hội thánh. Họ được hướng dẫn để thấy lòng mình yêu thương thế gian hay yêu thương Đấng Christ va thiên đàng. Họ xưng mình yêu mến Chúa, bây giờ họ phải chứng tỏ tình yêu ấy. Họ có sẵn sàng từ bỏ sự trông cậy và những tham vọng đời này, và vui mừng nghênh tiếp sự phục lâm cua Chúa chăng? Sứ điệp này có mục đích cho họ thấy rõ tình trạng thuộc linh của mình; và được ban cho vì tình thương xót để giúp họ tìm kiếm Chúa với lòng ăn năn thống hối. TT20 313.2
Như thế sự thất vọng do hiểu sai sứ điệp, đã làm ích cho họ. Đó là để thử nghiệm lòng những người xưng mình đã lãnh nhận sứ điệp cảnh cáo. Khi bị thất vọng, họ có bỏ liền kinh nghiệm mình và bỏ lòng tin cậy nơi lời Đức Chúa Trời chăng? Hay họ cầu nguyện và khiêm tốn, nghiên cứu kỹ xem họ đã hiểu sai lời tiên tri ở chỗ nào? Bao nhiêu người giữa vòng họ làm theo tình cảm, hay lo sợ, và khích động? Bao nhiêu người nửa tin nửa nghi? Rất đông người xưng mình yêu mến sự hiện đến của Chúa. Khi phải chịu sự nhạo báng và khinh dể của thế gian, và bị thử nghiệm về sự chậm trễ và thất vọng, họ có bỏ đức tin chăng? Vì không hiểu liền đường lối của Đức Chúa Trời, họ có bỏ những lẽ thật mà lời Ngài đã chứng minh rất rõ ràng chăng? TT20 313.3
Sự thử nghiệm nầy bày tỏ chí khí của những người có đức tin thật, vâng theo những điều mà họ tin đó là sự dạy dỗ của Đức Thánh Linh và của lời Đức Chúa Trời. Chỉ có bài học như thế mới có thể tỏ cho họ thấy sự nguy hiểm mà người ta gặp phải khi tiếp nhận những lý thuyết và những sự giải thích của loài người, thay vì để Kinh Thánh giải nghĩa cho Kinh Thánh. Những bối rối và đau khổ do kết quả về sự lầm lạc của họ, sẽ đem lại công việc sửa trị cần thiết cho những người có đức tin. Họ được hướng dẫn để nghiên cứu sâu xa hơn những lời tiên tri, khảo sát kỹ lưỡng hơn nền tảng đức tin của họ, và bỏ tất cả những điều không căn cứ trên Kinh Thánh, mặc dù được phần đông thế giới Cơ Đốc chấp nhận. TT20 314.1
Đối với những tín hữu này cũng như những môn đồ đầu tiên, điều gì dường như khó hiểu trong lúc bị thử thách, về sau trở nên rõ ràng cho họ. Khi họ thấy “sự cuối cùng” mà Chúa ban cho họ,thì họ sẽ hiểu rằng, mặc dù gặp sự thử thách do lỗi lầm của họ, ý định đầy tình thương của Chúa dành cho họ vẫn được hoàn thành. Họ sẽ học được từ kinh nghiệm phước hạnh này là Ngài “rất nhân từ và thương xót;” mọi đường lối của Đức Giê-hô-va là “nhân từ, thành tín cho những người giữ giao ước và lời chứng của Ngài.” TT20 314.2