TÌNH YÊU TRONG LỬA
Lẽ thật được công nhận
Kẻ lừa đảo đại tài chuẩn bị vô số quan điểm dị biệt phù hợp với đủ mọi loại sở thích của người mà hắn muốn hãm hại. Kế hoạch của hắn là cho những kẻ giả dối, không hoán cải gia nhập vào hội thánh để cổ vũ thói nghi ngờ và bất tín. Nhiều người không có đức tin chân thật nơi Đức Chúa Trời đồng ý vài nguyên tắc của lẽ thật rồi tự xưng là tín đồ, những người như vậy có thể đưa vào hội thánh những điều sai trái như là giáo lý Kinh Thánh. Sa-tan biết người nào tiếp nhận lẽ thật bằng tình yêu thương sẽ làm đời sống họ nên thánh. Vì thế, hắn cố gắng thay thế lẽ thật bằng những học thuyết sai trái, chuyện bịa đặt và phúc âm khác. Ngay từ lúc bắt đầu, các tôi tớ của Đức Chúa Trời đã phải tranh đấu với các giáo sư giả, không phải vì giáo sư giả là những người xấu xa, mà vì họ dạy những tư tưởng sai lạc làm chết mất đời sống tâm linh. Ê-li, Giê-rê-mi, Phao-lô kiên quyết chống đối những kẻ xây bỏ Lời Đức Chúa Trời. Những nhà bảo vệ lẽ thật thánh thiện này không đón tiếp những kẻ theo chủ nghĩa tự do vì chúng có quan điểm không coi trọng đức tin đúng đắn. TTL 229.5
Lối giải thích Kinh Thánh cách mơ hồ và đầy ngẫu hứng, cùng nhiều học thuyết mâu thuẫn trong thế giới Cơ Đốc giáo là công việc của kẻ thù nguy hiểm nhất làm xáo trộn tâm trí chúng ta. Bất hòa và chia rẽ trong hội thánh hầu hết đều phát sinh từ việc giải nghĩa sai Kinh Thánh nhằm phục vụ cho một giả thuyết ưa thích. TTL 230.1
Thay vì xác nhận các giáo lý sai lầm, một số người lại tách câu ra khỏi đoạn Kinh Thánh. Họ chỉ lấy nửa câu để chứng minh quan điểm nếu phần còn lại của câu chứng tỏ nghĩa đối lập. Với tài xảo quyệt của con rắn, họ che đậy những sự bày tỏ không liên quan đến quan điểm của họ nhằm làm thỏa mãn những sở thích trần tục của người nghe. Còn những người khác thì quay sang dùng nhân vật và hình bóng rồi diễn giải chúng sao cho phù hợp với quan điểm của họ mà ít lưu tâm đến việc để Kinh Thánh tự giải nghĩa cho nó, sau đó họ trình bày những ý tưởng thiếu nhất quán của họ giống như những lời dạy của Kinh Thánh. TTL 230.2