Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

68/343

Thành Sô-đôm khác

Ở thế giới đa tôn giáo ngày nay, lòng nhân từ của Chúa bị lợi dụng và xem nhẹ. Nhiều người cố làm luật pháp mất hiệu lực bởi “giáo lý chúng dạy chỉ là những luật lệ của loài người” (Ma-thi-ơ 15:9). Thái độ hoài nghi phổ biến ở nhiều hội thánh, không phải hoài nghi khả năng phán đoán phổ biến nhất (như là việc công khai từ chối Kinh Thánh) mà chính thái độ nghi ngờ đang phá hoại niềm tin rằng Kinh Thánh là sự khải thị của Chúa. Lòng mộ đạo chân thành với Chúa bị thay thế bằng chủ nghĩa giả tạo, rồi như một kết quả bội giáo, hành vi đồi bại xấu xa càng thịnh hành. Đấng Chirst đã loan báo: “Thời Lót cũng vậy, người ta ăn uống, trồng tỉa, xây dựng. Ngày Con Người hiện ra cũng như vậy” (Lu-ca 17:28-30). Thế giới nhanh chóng trở nên sẵn sàng bị hủy diệt. KTS 80.2

Đấng Cứu Thế của chúng ra đã nói: “Hãy thận trọng! E rằng vì sự ăn uống quá độ, say sưa và sự lo lắng đời này làm cho lòng các con mê mẩn chăng; và Ngày ấy đến thình lình như bẫy sập trên các con, cũng như trên tất cả mọi người ở khắp mặt đất” — tất cả sự chú ý của mọi người ở đây là tập trung vào thế gian này. “Vậy, phải luôn tỉnh thức và cầu nguyện để các con đủ sức tránh khỏi mọi điều sẽ xảy ra, và đứng trước mặt Con Người” (Lu-ca 21:34-36). KTS 80.3

Trước khi hủy diệt thành Sô-đôm, Chúa đã gửi cho Lót một thông điệp: “Hãy chạy trốn để cứu mạng mình!”. Giọng cảnh cáo đó cũng cất tiếng thông báo trước khi hủy diệt Giê-ru-sa-lem: “Khi các con thấy thành Giê-ru-sa-lem bị quân lính bao vây thì biết rằng sự tàn phá thành ấy sắp đến. Lúc ấy, ai ở trong miền Giu-đê hãy trốn lên núi” (Lu-ca 21:20,21). Tốt hơn là đừng trì hoãn, họ phải nhanh chóng nắm bắt lấy cơ hội trốn thoát. KTS 80.4

Có một việc đang xảy đến, một sự chia cắt rõ ràng khỏi kẻ xấu xa, đó là chạy trốn để cứu mạng. Chúng đến vào những ngày thời Nô-ê, Lót và với các môn đồ trước khi hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem ra sao thì cũng sẽ như vậy trong những ngày cuối cùng. Tiếng Chúa lại vang lên kêu gọi dân Ngài hãy tách rời khỏi sự xấu xa độc ác đang bành trướng. KTS 80.5

Sự đồi trụy và bỏ đạo trong những ngày cuối cùng đã được tiên tri Giăng đề cập tới trong sự hiện thấy về Ba-by-lon: “thành phố vĩ đại thi hành quyền lực trên các vua khắp thế gian” (Khải Huyền 17:18). Trước khi nó bị hủy diệt, có một tiếng khác từ trời bảo rằng: “Hỡi dân Ta hãy ra khỏi Ba-by-lôn, kẻo các con tham gia vào tội lỗi của nó và cùng chịu chung tai họa với nó chăng (Khải Huyền 18:4). Trong những ngày của Nô-ê và Lót, không có sự thỏa hiệp nào giữa Chúa và thế giới, không có cơ hội quay về lấy tài sản nào của thế gian này. KTS 81.1

Nhân loại đang mơ ước cảnh giàu sang và bình an. Nhiều người la lên: “Hòa bình và yên ổn” trong khi Thiên Đàng loan báo rằng sự hủy diệt nhanh chóng sắp đến với tội nhân. Đêm cuối cùng trước khi bị hủy diệt, các thành phố miền đồng bằng ấy vẫn ăn chơi trác táng trong lạc thú và cười nhạo lời cảnh báo của Thiên sứ, nhưng rồi đến khuya, cánh cửa tha thứ cho những dân cư bất cẩn của thành Sô-đôm đã đóng lại vĩnh viễn. Đức Chúa Trời sẽ không để họ luôn luôn coi thường như vậy. KTS 81.2

Đại đa số dân cư trên thế giới từ chối lòng nhân từ của Chúa rồi sẽ bị chôn vùi nhanh chóng dưới sự đổ nát của ngày tận thế. Nhưng người nào nghe và vâng theo lời cảnh báo sẽ ở “nơi kín đáo của Đấng Chí Cao và hằng được ở dưới bóng của Đấng Toàn Năng” (Thi Thiên 91:1). KTS 81.3

Lót không sống lâu ở thành Xoa. Ông nhận thấy nó cũng sa đọa giống như thành Sô-đôm nên lo sợ nó cũng sẽ bị hủy diệt, vì vậy ông nhanh chóng chuyển vào sống ở trong hang động trên núi. Không lâu sau đó, thành Xoa cũng bị phá hủy hoàn toàn như ý Chúa thấy cần phải làm. KTS 81.4

Nhưng sự nguyền rủa thành Sô-đôm thậm chí cũng theo Lót lên tận trên núi. Hành động sai trái của hai con gái Lót là kết quả từ những lần kết giao với loại người xấu xa ở vùng suy đồi đạo đức. Lót chọn Sô-đôm vì ở đó vui vẻ và dễ kinh doanh, tuy vậy ông vẫn còn gìn giữ tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Cuối cùng, ông được cứu như “que củi đang cháy được kéo ra khỏi lửa”, mất hết tài sản, thương tiếc vợ chết, sống trong hang động, phải che giấu sự xấu hổ vào lúc tuổi già bóng xế. Ông để lại cho thế giới không phải là một dòng dõi người công bình, mà là hai dân tộc thờ thần tượng, chống đối lại Chúa và vẫn tiếp tục xung khắc với dân sự Ngài, khi hành vi tội lỗi trái đạo lý của chúng dâng đến tột đỉnh thì chúng sẽ bị tiêu diệt. Hậu quả của một bước đi dại dột thật khủng khiếp làm sao! KTS 81.5

“Con đừng nhọc công để làm giàu; hãy thôi nhờ cậy sự thông sáng của con”. “Kẻ ham lợi phi nghĩa gây rối rắm nhà mình”. “Còn những ai ham giàu có thì rơi vào sự cám dỗ, mắc vào cạm bẫy, sa vào những tham muốn dại dột và nguy hại, là những điều nhận chìm con người trong sự hủy diệt và hư mất” (Châm ngôn 23:4, 15:27; 1 Ti-mô-thê 6:9). KTS 81.6

Khi Lót vào Sô-đôm, ông hoàn toàn có ý muốn giữ mình khỏi bị lây nhiễm tính chất tội lỗi và điều khiển gia đình đi theo ông. Nhưng ông đã sai lầm. Hậu quả vẫn còn đó cho chúng ta nhìn thấy rõ. KTS 81.7

Giống như Lót, nhiều người thấy con cái mình hư mất, nhưng họ chỉ đủ sức cứu lấy linh hồn họ thôi. Công việc cả đời họ tiêu tan, cuộc sống của họ là một sự thất bại đau buồn. Nếu như họ thật sự chịu rèn luyện tính khôn ngoan thì con cái họ có thể không nhận được của cải nơi thế gian này, nhưng chúng chắc chắn sẽ được bảo đảm quyền thừa kế bất tử. KTS 81.8

Tài sản Chúa hứa ban cho chúng ta không ở thế gian này. Áp-ra-ham “cư trú trong đất hứa như trên đất ngoại quốc, ở trong các trại với Y-sác và Gia-cốp, là những người đồng thừa kế một lời hứa như ông; vì ông chờ đợi một thành có nền móng như Đức Chúa Trời thiết kế và xây dựng”. Chúng ta phải sống như những người hành hương hay những lữ khách ở trần thế này nếu như chúng ta dự tính giành được “một quê hương tốt hơn tức là quê hương trên trời” (Hê-bơ-rơ 11:9-10, 16). KTS 82.1