Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

340/343

Đa-vít lại sa ngã vì tự cao

Tiếp xúc nhiều với dân ngoại dẫn tới mong muốn làm giống nhiều phong tục tập quán của họ, đánh thức tham vọng vĩ đại ở trần thế. Nhằm mở rộng bờ cõi, Đa-vít quyết định tăng quân số của mình bằng cách yêu cầu mọi người trong độ tuổi thích hợp phải gia nhập quân đội. Để thực hiện lệnh này, ông cần một cuộc điều tra dân số. Tính tự cao và tham vọng đã thúc đẩy hành động này. Dân số sẽ bày tỏ cho thấy sự tương phản của một đất nước yếu kém trước khi Đa-vít lên ngôi và một vương quốc hùng mạnh, giàu có dưới thời ông cai trị. Kinh Thánh ghi: “Sa-tan dấy lên, muốn làm hại dân Y-sơ-ra-ên, bèn giục Đa-vít lấy số dân Y-sơ-ra-ên”. Nước Y-sơ-ra-ên thịnh vượng dưới thời Đa-vít là do Đức Chúa Trời ban ơn, nhưng tăng nguồn lực cho quân đội hoàng gia sẽ khiến cho các nước xung quanh ấn tượng rằng dân Y-sơ-ra-ên chỉ trông cậy vào các đội quân của mình, thay vì trông cậy nơi Đức Giê-hô-va. KTS 379.3

Dân Y-sơ-ra-ên không bằng lòng với kế hoạch của Đa-vít là tham gia phục vụ quân đội thật hùng hậu. Đề xuất tu bộ dân là nguyên nhân phát sinh nhiều bất mãn, vì vậy các tướng quân bị đưa ra làm nhiệm vụ của các thầy tế lễ và các quan xét là những người đã từng tiến hành điều tra dân số trước đó. Mục đích rõ ràng là đi ngược lại các nguyên tắc cai trị trong luật lệ của Chúa. Ngay cả Giô-áp còn phản đối: “Tại sao… chúa tôi dạy biểu làm điều đó? Nhân sao chúa tôi muốn gây tội lỗi cho dân Y-sơ-ra-ên? Nhưng lời của vua thắng hơn lời của Giô-áp. Vì vậy, Giô-áp ra, đi khắp Y-sơ-ra-ên rồi trở về Giê-ru-sa-lem”. KTS 379.4

Đa-vít nhận tội. Tự trách mình, ông “thưa với Đức Chúa Trời rằng: Con làm điều đó, thật là phạm tội lớn; nhưng bây giờ xin Chúa bỏ qua tội ác của kẻ tôi tớ Chúa đi, vì con có làm cách ngu dại”. KTS 380.1

Buổi sáng hôm sau, tiên tri Gát báo lời phán của Chúa: “Đức Giê-hô-va có phán như vầy: Hãy chọn mặc ý ngươi, hoặc ba năm đói kém, hoặc bị thua ba tháng tại trước mặt kẻ thù địch ngươi và phải gươm của kẻ thù địch ngươi phá hoại, hay là bị ba ngày gươm của Đức Giê-hô-va, tức là ba ngày ôn dịch ở trong xứ, có thiên sứ của Đức Giê-hô-va hủy diệt trong khắp bờ cõi của Y-sơ-ra-ên”. KTS 380.2