Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

322/343

Các nước thù địch âm mưu chống lại Đa-vít

Một khối liên minh các nước xung quanh hiệp nhau chống lại Đa-vít. Sau điều này là những cuộc chiến dữ dội nhất, những vinh quang to lớn nhất, gia tăng quyền lực mạnh mẽ nhất diễn ra trong thời gian vua trị vì. Ông không làm chuyện gì kích động khối liên minh thù địch này. Hoàn cảnh sau đây mới tác động hình thành khối liên minh: KTS 361.2

Tin tức về việc Na-hách (vua dân Am-môn) băng hà đồn đến Giê-ru-sa-lem, vị vua này đã từng cư xử tốt với Đa-vít khi người còn là một kẻ chạy trốn Sau-lơ. Muốn bày tỏ lòng biết ơn và đau buồn của mình, Đa-vít cử một đoàn sứ giả đến gửi thông điệp thành kính chia buồn cùng với Ha-un — con trai vua dân Am-môn. KTS 361.3

Các quan trưởng của Ha-un giải thích sai thông điệp của Đa-vít. Họ “nói cùng Ha-un, chúa mình, rằng: Ông tưởng rằng Đa-vít sai những kẻ an ủi đến cùng ông là vì tôn kính cha ông sao? Đa-vít sai những tôi tớ đến cùng ông, há chẳng phải vì muốn xem xét thành. Do thám nó đặng phá diệt đi chăng?”. Chúng không thể hiểu được tâm hồn cao thượng trong thông điệp Đa-vít gửi là vì xúc động. Tin tưởng các quan trưởng nói đúng, Ha-un cư xử với các sứ giả của Đa-vít như những tên gián điệp, trút lên họ sự sỉ nhục và xúc phạm. KTS 361.4

Chúa đã để cho dân Am-môn thực hiện mưu đồ tội lỗi trong lòng chúng, để Đa-vít nhìn thấy rõ bản chất thật của chúng. Ý Ngài không muốn dân Y-sơ-ra-ên liên kết với dân tộc ngoại giáo này. KTS 361.5

Biết chắc chắn Đa-vít sẽ trừng trị họ vì gây ra chuyện xấu hổ này với Y-sơ-ra-ên, dân A-mô-rít chuẩn bị chiến tranh. Các nước nằm trong lãnh thổ giữa sông Ơ-phơ-át và Địa Trung Hải cấu kết nhau tiêu diệt nước Y-sơ-ra-ên. KTS 361.6

Người Hê-bơ-rơ không mong chờ chiến tranh. Nhưng dưới sự chỉ huy của Giô-áp, họ tiến về thành của dân A-mô-rít. Quân lực liên minh các nước thù địch đã thất bại trong trận chiến đầu tiên, nhưng qua năm sau họ lại tiếp tục gây chiến. Đa-vít hiểu rõ tình thế dựa vào kết quả xung đột vừa qua, nên vua đã đích thân cầm quân ra trận, nhờ ơn phước Chúa mà họ đã giáng một đòn đại bại thảm khốc đến nỗi dân Sy-ri từ Lê-ba-non đến Ơ-phơ-rát không những phải từ bỏ chiến tranh mà còn phải phục dịch cho dân Y-sơ-ra-ên. KTS 361.7

Những mối nguy hiểm cố bành trướng để đe dọa hủy diệt đất nước đã bị tỏ ra quá tầm thường. Nhằm kỷ niệm cho lần giải phóng này, Đa-vít hát: KTS 362.1

Đáng ngợi khen Hòn Đá tôi!
Nguyện Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi tôi được tôn cao!
Tức là Đức Chúa Trời báo oán cho tôi,
Khiến các dân suy phục tôi.
Ngài giải cứu tôi khỏi kẻ thù nghịch tôi.
KTS 362.2

Thi Thiên 18:46-48

Xuyên suốt bài hát, Đa-vít nhấn mạnh tinh thần dân sự tôn Đức Giê-hô-va là sức mạnh và Đấng giải cứu họ: KTS 362.3

Kẻ này nhờ cậy xe cộ, kẻ khác nhờ cậy ngựa,
Nhưng chúng tôi nhờ cậy danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi.
KTS 362.4

Thi Thiên 20:7

Vương quốc Y-sơ-ra-ên lúc bấy giờ đạt đến phạm vi cực rộng đúng như những gì Đức Chúa Trời đã hứa cùng Áp-ra-ham: “Ta cho dòng dõi ngươi xứ này, từ sông Ê-díp-tô cho đến sông lớn kia, tức là sông Ơ-phơ-rát” (Sáng Thế Ký 15:18). Y-sơ-ra-ên đã trở thành một cường quốc, các dân tộc xung quanh đều ngưỡng mộ và kính trọng. Đa-vít điều khiển được những cảm giác yêu mến và bổn phận của thần dân đối với mình, giống như bất cứ hoàng đế quyền lực nào vẫn có thể làm. Vua tôn kính Chúa nên bây giờ Chúa ban vinh quang cho vua. KTS 362.5

Tuy nhiên, nguy hiểm vẫn rình rập khi thịnh vượng. Khoảng thời gian tận hưởng vui mừng sau chiến thắng vĩ đại nhất là lúc Đa-vít rơi vào mối đe dọa khắt khe nhất, phải đối diện với thất bại nhục nhã nhất cuộc đời mình. KTS 362.6