Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn
Các thành làm nơi ẩn náu
Sáu thành cấp cho người Lê-vi được chỉ định làm các thành ẩn náu, “là nơi kẻ vô ý đánh giết người có thể chạy đến ẩn náu. Những thành đó là nơi ẩn náu… cho đến khi đứng trước mặt hội chúng để chịu xét xử” (Dân số Ký 35:11,12). Cách dự liệu khoan dung này rất cần thiết bởi vì trách nhiệm trừng phạt kẻ giết người sẽ xét xử đến dòng họ gần nhất hoặc dòng dõi liền kề của kẻ sát nhân. Trường hợp tội lỗi có nhân chứng rõ ràng thì không cần phải đợi các quan tòa sơ thẩm xét xử. Người báo thù có thể truy bắt kẻ sát nhân và giết chết hắn ngay tại nơi mà hắn bị phát hiện. Chúa không bãi bỏ phong tục này mà chỉ tạo ra dự liệu để bảo đảm an toàn cho những người vô tình mang tội giết người. KTS 259.1
Các thành ẩn náu được thiết lập trên khắp đất nước để con người có thể chạy đến trong nửa ngày đường. Các nẻo đường dẫn đến đó luôn được duy tu bảo dưỡng. Các biển báo cũng được làm bằng cột dựng đứng có chữ Ẩn Náu viết rõ ràng, in đậm để kẻ chạy trốn không gặp trở ngại giây phút nào. Bất kỳ ai, người Hê-bơ-rơ, người lạ hoặc khách ngoại bang đều có thể áp dụng điều kiện dự phòng này. Kẻ sát nhân được xét xử công bằng bởi các quyền hợp pháp, trong thời gian điều tra tìm kiếm kẻ đã giết người có vô tội hay không thì người chạy trốn vẫn được bảo vệ trong thành ẩn náu. Tội nhân bị trao cho người báo thù xử. Tuy nhiên, khi thầy tế lễ thượng phẩm chết, tất cả những người nương thân trong các thành ẩn náu đều sẽ được ân xá trở về nhà mình. KTS 259.2
Có một cuộc kiểm tra dành cho kẻ giết người, đó là bị cáo không bị kết án bởi lời nói của một nhân chứng, cho dù bằng chứng chi tiết tội lỗi có thể rất nặng. “Nếu ai giết người thì bị xử tử như kẻ sát nhân dựa trên lời khai của các nhân chứng. Nhưng chỉ một nhân chứng thì không đủ để kết án tử hình” (Dân số Ký 35:30). Chính Đấng Cứu Thế đã dạy Môi-se những lời hướng dẫn này cho dân Y-sơ-ra-ên, khi Ngài hiện thân trên đất trong vai trò người Thầy Vĩ đại đã nhắc lại bài học rằng chỉ một nhân chứng thôi thì chưa đủ để phóng thích hoặc kết án. Một người dù có nhiều ý kiến cũng không đủ để giải quyết hết thắc mắc của cuộc tranh luận. “Dựa vào lời của hai hoặc ba nhân chứng mà mọi lời được xác nhận” (Ma-thi-ơ 18:16). KTS 259.3
Không có cách đền tội hoặc tiền chuộc nào có thể cứu vớt được người bị chứng minh phạm tội giết người. “Các con không được nhận tiền chuộc mạng kẻ sát nhân can án chết. Nó phải bị xử tử”. “Các con chớ làm ô uế đất mà các con sẽ ở. Vì chính máu làm ô uế đất và không thể thanh tẩy đất đã thấm máu ngoại trừ máu của kẻ đã làm đổ máu” (Dân số Ký 35:31,33). Vì sự an toàn và trong sạch của xứ đòi hỏi tội giết người phải bị trừng phạt thích đáng. KTS 259.4
Các thành ẩn náu là biểu tượng của nơi trú ẩn trong Đấng Cứu thế. Qua việc đổ máu chính mình Ngài, Đấng Cứu Thế đã cung cấp một nơi an toàn cho những người vi phạm luật pháp Chúa. Họ có thể chạy đến đó để tìm sự bảo vệ khỏi cái chết lần hai. Không quyền lực nào có thể giành khỏi tay Ngài những linh hồn đã tìm kiếm Ngài xin tha thứ. KTS 259.5
Một người chạy tìm thành ẩn náu thì không được trì hoãn. Không có thời gian nói lời tạm biệt người thân. Mệt nhọc, khó khăn cũng phải quên đi. Kẻ chạy trốn không dám chậm trễ một chút nào cho đến khi được an toàn trong thành. KTS 259.6
Chỉ kéo dài chút xíu hoặc bất cẩn cũng có thể cướp đi cơ hội sống còn của kẻ chạy trốn, vì vậy mọi sự trì hoãn hoặc thiếu quan sát có thể dẫn đến hậu quả mất linh hồn. Sa-tan, đối thủ mạnh nhất, vẫn đang thuyết phục tất cả những người vi phạm luật pháp thánh của Chúa và những người không hết sức tìm kiếm nơi trú ẩn trong thành ẩn náu đời đời sẽ bị trở thành con mồi của kẻ hủy diệt. KTS 260.1
Bất cứ khi nào tù nhân chạy ra khỏi thành ẩn náu đều trở thành trò chơi cho người báo thù nợ máu. Ngày nay cũng vậy, tội nhân tin vào Đấng Cứu Thế tha tội thôi cũng chưa đủ, mà họ phải trung thành với Đấng Cứu Thế bằng đức tin và thái độ vâng phục. KTS 260.2