Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn
Có phải Chúa quá khắt khe?
Đa số người ta đánh giá chiều hướng khổ cực bắt nguồn từ vi phạm của tổ phụ và tổ mẫu loài người là hậu quả khủng khiếp của một lỗi nhỏ. Nhưng nếu họ suy nghĩ sâu xa vào câu hỏi này, họ có thể nhận ra sai lầm. Trong ân điển vô biên của mình, Chúa không đưa A-đam một thử thách khắt khe. Tình trạng thoải mái trong cách ngăn cản đã làm cho tội phát triển quá mạnh mẽ. Nếu cho A-đam vài thử thách lớn thì sau đó những người có khuynh hướng tội lỗi sẽ tự biện luận rằng “Đây chỉ là chuyện tầm thường, Đức Chúa Trời không câu nệ từng chi tiết nhỏ nhặt đâu”. KTS 28.1
Nhiều người dạy dỗ luật pháp Đức Chúa Trời không còn trói buộc trên chúng ta rồi họ thuyết phục rằng vâng phục các nguyên tắc của nó là điều không thể làm nổi. Nhưng nếu điều này là thật thì tại sao A-đam phải chịu hình phạt cho việc phạm tội? Sự vi phạm của tổ phụ tổ mẫu loài người đem đến tội lỗi và nỗi đau khổ cho cả thế gian, không mang lòng hào hiệp và ân điển của Chúa, mà là nhấn chìm dòng dõi xuống tuyệt vọng hoàn toàn. Đừng ai tự lừa dối mình, vì “tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rô-ma 6:23). KTS 28.2
Sau khi phạm tội, A-đam và Ê-va cầu xin được giữ nguyên ngôi nhà để ở vào thời gian họ còn vô tội và sung sướng. Họ thề rằng trong tương lai họ sẽ bày tỏ lòng vâng phục Chúa tuyệt đối. Nhưng họ được biết là thế giới tự nhiên của họ bị hư hoại vì tội lỗi. Họ bị giảm bớt sức mạnh chống cự tội lỗi. Giờ đây, trong tình trạng biết nhận thức tội lỗi, họ sẽ giảm đi năng lực duy trì tính toàn vẹn vốn có. KTS 28.3
Với tấm lòng nặng trĩu, họ phải chia tay ngôi nhà xinh đẹp của mình để đi ra ngoài cư ngụ trên đất nơi mà lời nguyền rủa tội lỗi đang ngự trị. Bầu khí quyển lúc bấy giờ cũng là đề tài đánh dấu những sự thay đổi, Chúa đầy lòng nhân từ cũng cung cấp cho họ bộ quần áo làm bằng da để bảo vệ khỏi giá lạnh. KTS 28.4
Dấu hiệu đầu tiên mà họ chứng kiến tình trạng sa sút là hoa tàn héo, lá rụng rơi khiến cho A-đam và vợ than khóc thảm thiết cho cái chết của họ còn nhiều hơn con người thời nay gào khóc. Khi những cành hoa xinh đẹp bắt đầu trơ trụi, cảnh tượng ấy đưa đến một sự thật lạnh lùng rằng cái chết là số phận của mọi vật sống. KTS 28.5
Vườn Ê-đen vẫn được giữ nguyên trên địa cầu rất lâu sau khi các cư dân đầu tiên bị đuổi ra khỏi những con đường dễ thương trong ấy. Nhưng đến lúc sự độc ác của con cháu A-đam và Ê-va bị phán xét bằng trận Đại Hồng thủy cho tình trạng phá hoại của họ, thì bàn tay đã tạo lập nên vườn Ê-đen đã rút khu vườn khỏi trái đất. Cuối cùng, khi Chúa thiết lập lại tất cả mọi sự đúng đắn, sẽ có “trời mới và đất mới” (Khải Huyền 21:1) thì vườn Ê-đen sẽ được khôi phục với nhiều vẻ đẹp vinh quang hơn lúc ban đầu. KTS 28.6