Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn
Đấng Cứu Thế - Người lập giao ước mới
Một số tôn giáo khẳng định rằng Đấng Christ đã đến để dẹp bỏ Cựu Ước. Họ trình bày rằng tôn giáo của người Hê-bơ-rơ giống như không có, ngoại trừ những hình thức và nghi lễ. Nhưng đây là sai lầm. Trải qua mọi thời đại sau khi sa ngã, “trong Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã cho thế gian được hòa giải với Ngài” (2 Cô-rinh-tô 5:19). Đấng Christ là nền tảng và là trung tâm của hệ thống tế lễ. Kể từ khi cặp cha mẹ đầu tiên phạm tội, Chúa Cha đã đặt thế gian vào tay Đấng Christ, thông qua công việc cứu chuộc của mình, Ngài có thể cứu vớt nhân loại bị hư mất và củng cố quyền năng của luật pháp Đức Chúa Trời. Mọi liên lạc giữa thiên đàng và dòng giống nhân loại sa ngã đều phải thông qua Đấng Christ. Chính Con một của Đức Chúa Trời đã ban cho tổ phụ và tổ mẫu loài người lời hứa cứu chuộc. A-đam, Nô-ê, Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp và Môi-se đều hiểu rõ sứ điệp này. Các con người thánh thiện này từ lâu đã có tình bằng hữu với Đấng Cứu Thế, Đấng đã đến thế gian trong hình dáng người phàm trần. KTS 183.4
Đấng Christ là Đấng lãnh đạo dân Hê-bơ-rơ trong hoang mạc, là Thiên Sứ dẫn đường họ, ẩn mặt trong trụ mây. Chính Ngài đã ban luật pháp cho dân Y-sơ-ra-ên. (Xem thêm Phụ lục, ghi chú 6). Từ giữa vinh quang ở Si-nai, Đấng Christ đã công bố Mười Điều Răn trong luật pháp của Cha Ngài. Ngài trao cho Môi-se luật pháp khắc trên hai bảng đá. KTS 183.5
Đấng Christ trao đổi với dân sự Ngài thông qua các tiên tri. Sứ đồ Phi-e-rơ nói rằng các tiên tri: “đã báo trước về ân điển dành sẵn cho anh em, họ tra xem để biết vào thời điểm nào và hoàn cảnh nào mà Thánh Linh Đấng Christ trong họ đã chỉ dẫn, khi Ngài báo trước sự thương khó của Đấng Christ và vinh quang theo sau” (1 Phi-e-rơ 1:10-11). Tiếng của Đấng Christ đã nói suốt thời Cựu Ước. “Vì lời chứng của Đức Chúa Giê-su là tinh thần của lời tiên tri” (Khải Huyền 19:10). KTS 183.6
Khi còn trên đất, Chúa Giê-su đã hướng dẫn suy nghĩ của dân sự thời Cựu Ước. “Các ngươi dò xem Kinh Thánh vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: Ấy là Kinh Thánh đã làm chứng về Ta vậy” (Giăng 5:39). Vào thời kỳ đó, các sách Cựu Ước là một phần của Kinh Thánh đang tồn tại. KTS 184.1
Luật nghi lễ do Đấng Christ ban cho. Thậm chí sau khi người ta không còn tiếp tục gìn giữ nữa thì đại sứ đồ Phao-lô vẫn tuyên bố về những vinh hiển của luật này, xứng đáng với Đấng sáng tạo thiêng liêng của nó. Khói hương bay lên theo lời cầu nguyện của dân Y-sơ-ra-ên đại diện cho sự công bình của Ngài, đó là điều duy nhất có thể làm cho lời cầu xin của tội nhân được Chúa chấp thuận. Huyết con sinh tế trên bàn thờ chứng tỏ sẽ có một Đấng Cứu Thế. Bởi vậy, cho dù đi qua cảnh tối tăm và bội giáo, đức tin vẫn sống động trong lòng nhân loại mãi đến khi Đấng Cứu Thế của lời hứa giáng sinh. KTS 184.2
Chúa Giê-su đã là Ánh sáng của thế gian trước khi Ngài được sinh ra trong hình dáng con người. Từ Đấng Christ, tia sáng lập lòe đầu tiên đã rọi vào màn đêm tăm tối do tội lỗi bao trùm thế giới này. Từ Ngài, mọi tia sáng trên thiên đàng đã rọi xuống cho cư dân trên đất. KTS 184.3
Từ khi Đấng Cứu Chuộc đổ huyết báu Ngài và quay trở về thiên đàng “để bây giờ vì chúng ta hiện ra trước mặt Đức Chúa Trời” (Hê-bơ-rơ 9:24), ánh sáng vẫn đang tiếp tục tuôn chảy từ thập tự giá trên Đồi Sọ và từ đền thánh trên trời. Các sứ điệp của Đấng Christ ban cho có nghĩa là các luật nghi lễ. Khi các lẽ thật được tiết lộ, chúng ta nhìn thấy rõ nét hơn về tính cách và các mục đích của Chúa. Mọi tia sáng được thêm vào đều gửi một sự hiểu biết minh bạch hơn về kế hoạch cứu rỗi. Chúng ta nhìn thấy vẻ đẹp Lời Chúa và nghiên cứu từng trang từng trang cách vui thích. KTS 184.4
Chúa không dự tính cho dân Y-sơ-ra-ên xây dựng một bức tường ngăn cách giữa họ với người khác. Trái tim của Chúa Tình Yêu vẫn vươn ra hướng về mọi con người sống trên Địa Cầu, tìm kiếm họ để giúp họ tận hưởng, nhận lấy ích lợi từ tình yêu và ân điển Ngài. Ngài ban hồng ân cho tuyển dân để họ có thể chia sẻ cho người khác. KTS 184.5
Áp-ra-ham không tách mình khỏi những người xung quanh. Ông duy trì các mối quan hệ thân thiện với vua của các nước láng giềng, từ đó, Chúa của thiên đàng được tiết lộ qua cách sống của ông. KTS 184.6
Chúa bày tỏ chính Ngài với dân Ai Cập thông qua Giô-sép. Tại sao Chúa chọn Giô-sép để nâng ông lên một địa vị cao trọng hơn những người dân Ai Cập như vậy? Ngài muốn đặt ông vào cung điện nhằm để cho ánh sáng thiên đàng có thể mở rộng khắp đó đây. Giô-sép là một đại diện cho Đấng Christ. Dân Ai Cập nhìn vào Giô-sép như một người giúp đỡ họ, tình yêu thương của Đấng Tạo Hóa và Đấng Cứu Rỗi của họ. Đối với Môi-se, Chúa cũng đặt một sự sáng bên cạnh ngai vàng của vương quốc hùng mạnh nhất trên trái đất để mà tất cả có thể học được lẽ thật và Chúa hằng sống. KTS 184.7
Từ cuộc giải phóng dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập, sự hiểu biết về quyền năng của Chúa đã lan truyền rất xa và rộng khắp. Hàng thế kỷ sau cuộc di dân, các thầy tế lễ Phi-li- tin vẫn nhắc nhở dân họ về các tai vạ ở Ai Cập và cảnh báo đừng chống lại Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên. KTS 184.8