Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

146/343

Tại sao Đức Chúa Trời chọn Y-sơ-ra-ên

Tiên tri nói rằng: “Dù nhận được ân huệ, kẻ ác cũng không học điều công bình. Sống trong đất ngay thẳng, nó vẫn hành động gian tà, và không nhìn thấy uy nghiêm của Đức Giê-hô-va” (Ê-sai 26:10). Đây là tình trạng sau nạn Đại Hồng Thủy. Cư dân trên trái đất tiếp tục chống lại Chúa. Thế gian đã hai lần từ chối giao ước Chúa — cả hai loại người trước Đại Hồng Thủy và sau đó là con cháu Nô-ê, đều vứt bỏ thẩm quyền thiêng liêng. Sau đó, Chúa đã tiến hành một giao ước với Áp-ra-ham và lấy chính mình Ngài trong hình thể phàm trần để trở thành những người bảo vệ Luật pháp Ngài. KTS 166.6

Ngay lập tức, Sa-tan bắt đầu giăng bẫy dụ dỗ con người mắc vào rồi giết họ. Con cháu Gia-cốp bị cám dỗ kết hôn với dân ngoại và thờ thần tượng của chúng, nhưng lòng trung thành của Giô-sép là một bằng chứng cho đức tin thật sự. Thay vì che đậy gương sáng này, Sa-tan lại hành động bằng cách dùng chính các anh của Giô-sép để bán ông làm nô lệ, nhưng Chúa đã thắng. Cả hai nơi (ở trong nhà Phô-ti-pha và nhà tù) Giô-sép đều nhận được một sự giáo dục rằng với lòng kính sợ Chúa thì ở nơi nào cũng là cơ hội rèn luyện cho ông trở thành vị trí của một tể tướng. Người ta cảm nhận sức ảnh hưởng của ông lan tỏa cả đất nước và sự hiểu biết về Đức Chúa Trời cũng được mở mang xa hơn, rộng hơn. Các pháp sư thờ thần tượng cũng nơm nớp lo sợ. Họ bị Sa-tan gây ra suy nghĩ chống lại Đức Chúa Trời, nên họ tự đặt mình ở vị trí phải dập tắt gương sáng ấy. KTS 167.1

Sau khi Môi-se biến mất khỏi Ai Cập, sự sùng bái thần tượng dường như chế ngự trở lại. Năm này qua năm khác, những hy vọng của dân Y-sơ-ra-ên ngày càng yếu dần đi. Cả vua lẫn dân chúng đều chế giễu Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên. Tinh thần này dâng cao mãi đến khi nó phát triển đến đỉnh điểm trong Pha-ra-ôn, người mà Môi-se đương đầu. Khi người lãnh đạo Hê-bơ-rơ đứng trước vua với thông điệp từ “Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên”, đó không phải là vua không biết gì về một Đức Chúa Trời có thật, mà chính vì thái độ coi thường quyền năng Ngài, được thể hiện qua cách trả lời: “Đức Giê-hô-va là ai mà ta phải vâng lời Ngài…? Ta không biết Đức Giê-hô-va nào hết”. Từ đầu đến cuối, thái độ chống đối của Pha-ra-ôn là kết quả từ lòng thù hận và khiêu chiến. KTS 167.2

Trong những ngày thời Giô-sép, xứ Ai Cập là một nơi bình yên cho dân Y-sơ-ra-ên. Chúa được vinh danh từ cách thể hiện lòng tử tế của dân sự Ngài, bấy giờ Đấng nhẫn nại và đầy sự cảm thông, đã ban thời gian chờ đợi suy xét mọi việc trước khi phán quyết từng bản án. Dân Ai Cập được chứng kiến quyền năng của Giê-hô-va, tất cả mọi người đều sẵn sằng có thể qui phục Chúa để thoát khỏi sự trừng phạt. Tính ương ngạnh của vua chỉ đưa đến sự lan rộng hiểu biết về Chúa và khiến nhiều người Ai Cập dâng mình hầu việc Ngài. KTS 167.3

Việc hết mực sùng bái thần tượng và tính dữ dằn của người Ai Cập trong suốt những giai đoạn sau trong khi người Hê-bơ-rơ vẫn còn ở đó đã truyền cảm hứng cho dân Y-sơ-ra-ên đẩy lùi việc thờ thần tượng và chạy đi tìm nơi ẩn náu trong Đức Chúa Trời của cha ông họ. Nhưng Sa-tan đã làm lu mờ tâm trí họ, dẫn dụ họ bắt chước thói tục của những người chủ ngoại đạo. KTS 167.4

Khi thời gian giải cứu Y-sơ-ra-ên đã đến, Sa-tan quyết định giữ lại bằng được số dân đông đảo đó (khoảng hơn hai triệu người) bằng kế hoạch ngu dân, mê tín dị đoan, vô danh tiểu tốt và kiếp nô lệ, để sau đó hắn có thể xóa sạch hoàn toàn ký ức về Chúa trong tâm trí họ. KTS 167.5

Khi Môi-se thể hiện các phép lạ trước mắt vua, Sa-tan cố gắng giả mạo công việc của Chúa nhằm kháng cự Ngài. Hành động của hắn hóa ra bổ sung cho các lần thể hiện quyền năng thiêng liêng và vinh quang càng vĩ đại hơn. KTS 167.6

“Chúa dẫn dân Ngài ra đi một cách hớn hở, dắt những người Ngài chọn ra đi trong tiếng hát vui mừng… để họ gìn giữ luật lệ Ngài và vâng theo luật pháp Ngài” (Thi Thiên 105: 43-45). KTS 167.7

Sống trong cảnh bó buộc của Ai Cập, đại đa số dân Y-sơ-ra-ên đã đánh mất sự hiểu biết về luật pháp Chúa nên đã lẫn lộn các nguyên tắc với tập tục và truyền thống của dân ngoại. Chúa đã đem dân sự Ngài đến núi Si-nai, ở đó chính giọng nói Ngài đã thông báo về luật pháp Ngài. KTS 168.1

Thậm chí trong khi Chúa đang tuyên bố về luật pháp Ngài cho dân sự thì Sa-tan cũng bày mưu dụ dỗ họ phạm tội. Bằng mưu kế dẫn dắt họ thờ thần tượng, hắn sẽ hủy diệt giá trị của việc thờ phượng, bởi làm sao còn người nào có thể được nâng cao giá trị khi họ chỉ yêu mến những gì được đại diện bởi công việc của tay mình làm? Nếu dân sự có thể quên mối quan hệ của họ với Chúa để rồi quỳ gối trước những vật gớm ghiếc và vô cảm kia, thì niềm đam mê sai trái trong lòng họ ngày càng trở thành vô giới hạn, sau đó Sa-tan sẽ điều khiển họ hoàn toàn. KTS 168.2

Ngay tại chân núi Si-nai, Sa-tan bắt đầu lập kế hoạch lật đổ luật pháp Chúa, tiếp tục cùng một công việc mà hắn từng bắt đầu ở thiên đàng. Suốt bốn mươi ngày Môi-se ở trên núi với Đức Chúa Trời, Sa-tan gieo rắc lòng nghi ngờ, bội giáo và nổi loạn. Khi Môi-se ra khỏi hiện diện của vinh quang thánh để đi xuống núi cầm theo luật pháp mà dân sự đã cam kết vâng phục, ông chứng kiến dân sự của giao ước Đức Chúa Trời đang quỳ lạy trước một cái tượng đúc bằng vàng. KTS 168.3

Sa-tan đã lập mưu khiến họ hư hỏng. Từ khi họ thể hiện bản thân họ hoàn toàn hạ cấp như vậy, Sa-tan tin chắc rằng Chúa sẽ hủy bỏ giao ước của Ngài với họ. Theo kế hoạch này thì hạt giống (các hậu duệ) của Áp-ra-ham, là những người gìn giữ sự hiểu biết về một Đức Chúa Trời hằng sống và từ đó sinh ra một Hạt Giống thật trong kế hoạch sẽ đối đầu với Sa-tan, cũng sẽ tiêu tan. Nhưng sự nổi loạn vĩ đại đó bị thất bại một lần nữa. Trong khi những kẻ cứng đầu tự mình đứng về phe Sa-tan đã bị trừng phạt, toàn bộ dân sự còn lại đã hạ mình ăn năn hối cải nên họ đã nhận được sự tha thứ đầy nhân từ. Cả vũ trụ đều xem quang cảnh diễn ra ở núi Si-nai, tất cả đều tận mắt chứng kiến sự khác biệt giữa đường lối cai trị của Chúa và của Sa-tan. KTS 168.4