Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn
Pha-ra-ôn không thể cứu nổi Ai Cập
Môi-se được báo trước rằng vua sẽ không cho đi, đến khi Chúa trừng phạt Ai Cập và đưa dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi bằng cách phô bày sâu sắc quyền năng Ngài. Trước mỗi tai họa, Môi-se đều diễn tả tai họa đó là gì và hậu quả ra sao để vua có thể tự cứu lấy mình khỏi mắc phải nếu ông chịu lựa chọn. Cứ mỗi lần trừng phạt bị từ chối thì sẽ có lần trừng phạt tiếp theo khắc nghiệt hơn cho đến lúc tấm lòng kiêu căng của vua phải nhúng nhường, nhận thức Đấng Tạo Hóa ra trời và đất là có thật và Ngài hằng sống. Chúa sẽ trừng phạt dân Ai Cập tội thờ thần tượng và làm thói khoe khoang của họ phải câm nín đến nỗi mà các dân tộc khác cảm thấy khiếp sợ các việc làm quyền năng của Ngài, còn dân sự Ngài được chỉ dẫn quay bỏ thần tượng và dâng lòng thành tôn kính Ngài. KTS 132.2
Môi-se và A-rôn tiếp tục vào cung yết kiến vua Ai Cập. Ở đó có đại diện của hai giai cấp bị bắt làm nô lệ, những hàng cột sừng sững bao xung quanh, đồ trang trí lộng lẫy, chính giữa có nhiều bức họa tráng lệ và nhiều hình tượng điêu khắc các vị thần ngoại giáo. Vua đòi làm phép lạ để chứng tỏ sứ mạng thiêng liêng của họ. A-rôn liền ném cây gậy xuống đất trước mặt Pha-ra-ôn, gậy biến thành con rắn. Vua triệu tập “các pháp sư và thầy phù thủy” đến, “mỗi người cũng ném gậy mình xuống, chúng cũng biến thành rắn. Nhưng cây gậy của A-rôn nuốt các gậy của họ”. Vua, quyết liệt hơn bao giờ hết, tuyên bố rằng quyền năng các pháp sư của ông cũng ngang bằng với Môi-se và A-rôn. Ông buộc tội hai tôi tớ Đức Chúa Trời là kẻ mạo danh, nhưng nhờ quyền lực thiêng liêng gìn giữ nên họ không bị ám hại. KTS 132.3