Cẩu CHUYỆN Cứu CHUỘC (Quyến 2)

77/103

Con Thú Và Tương Nó

Con thú thứ nhất này tượng trưng cho giáo hội La Mã, một đoàn thể tôn giáo được mộc lấy sức mạnh dân sự, có quyền trừng phạt tất cả những ai không qui phục. Tượng của con thú biểu trưng cho một đoàn thể tôn giáo khác cũng được mặc lấy những quyền lực tương tự. Việc hình thành của ảnh tượng này là công việc của con thú mà đã dấy lên một cách yên tỉnh và những sự tin theo cách ôn hòa đáng chú ý là dấu hiệu của nước Mỹ. CC 190.1

Con thú với sừng như sừng chiên con ra lệnh cho “mọi người, nhỏ và lớn, giàu và nghèo, tự chủ và tôi mọi, đều chịu ghi dấu hoặc trên tay hữu, hoặc trên trán, hầu cho người nào không có dấu ấy, nghĩa là không có danh con thú hay số của tên nó, thì không thể mua cùng bán được.” Khảihuyền 13:16, 17. Đây là dấu liên quan đến những gì mà vị thiên sứ thứ ba đã cảnh báo. Đó là dấu của con thú thứ nhất và vì vậy, chúng ta có thể tìm thấy những đặc tính nổi bật của quyền lực ây. Tiên tri Đa-ni-ên đã tuyên bố rằng giáo hội La Mã, được biểu trưng bởi cái sừng nhỏ, có ý định thay đổi thời kì và luật pháp (Đa-ni-ên 7:25), trong khi Phao-lô gọi nó là con người của tội lỗi (2 Tê-sa-lôni-ca 2:3, 4)—người đã xưng mình trên Đức Chúa Trời; bất kì ai trong sự am hiểu gìn giữ luật pháp mà đã được thay đổi sẽ bày tỏ sự tôn kính hết mực với quyền lực mà qua đó sự thay đổi được thực hiện. CC 190.2

Điều răn thứ tư mà Rô-ma đã nỗ lực để dẹp sang một bên là mạng lịnh duy nhất của Mười Điều Răn chỉ về Đức Chúa Trời như là Đấng To Hóa của trời và đất, và như vậy, phân biệt Đức Chúa Trời chân thật khỏi mọi thần giả dối. Ngày Sa-bát được thiết lập để kỉ niệm công việc sáng tạo, và do đó hướng tâm trí của con người đến với Đức Chúa Trời chân thật và sống động. Sự việc quyền năng sáng tạo của Ngài được viện dần khắp Kinh Thánh như bằng chứng rằng Đức Chúa Trời của Y-sơ-raên là quyền năng hơn các thần của ngoại giáo. Nếu như ngày Sa-bát luôn được gìn giữ, thì những tư tưởng và tình cảm của con người sẽ hướng về Đấng Tạo Dựng của mình như là đối tượng để tôn kính và thờ phượng, và sẽ chẳng bao giờ có người thờ hình tượng, người vô thần hoặc kẻ bất tín. CC 191.1

Thể chế mà đã chỉ về Đức Chúa Trời như là Đấng Tạo Hóa là một dấu hiệu về quyền uy hợp pháp của Ngài trên mọi loài mà Ngài đã dựng nên. Việc thay đổi ngày Sa-bát là một biểu hiện hoặc dấu hiệu uy quyền của giáo hội La Mã. Những ai, hiểu rõ những đòi hỏi của điều răn thứ tư, nhưng lại cho để gìn giữ sự sai lạc thế cho ngày Sa-bát chân thật thì đang tôn thờ quyền lực mà tự nó truyền dạy phải như thế. CC 192.1