Cẩu CHUYỆN Cứu CHUỘC (Quyến 2)

54/103

Những Ngày Nguy Hiểm

Đó là những thời kỷ nguy hiểm cho hội thánh của Đấng Christ. Những người vâng giữ chuẩn mực cách thành tín quả thật chỉ có vài người. Mặc dù lẽ thật phải được đem ra làm chứng, song đôi khi lỗi lầm và sự mê tín dường như sẽ hoàn toàn phổ biến, và tôn giáo thật sẽ bị trục xuất khỏi thế gian. Phúc âm không được nhìn thấy, nhưng các hình thức tôn giáo gia tăng gấp bội, và dân chúng bị đè nặng bởi những bắt buộc khắt khe. CC 126.2

Họ được giảng dạy không chỉ trông cậy vào người lãnh đạo tôn giáo như là người cầu thay nhưng còn tin vào việc làm của chính mình để chuộc tội. Những cuộc hành hương dài, hành động ăn năn, sự thờ lạy các thánh tích, dựng nên các hội thánh, đền thờ, và bàn thờ, dâng những khoản tiền lớn cho hội thánh - họ bắt phải thực hiện những điều này và nhiều việc tương tự để làm nguôi cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời hay để đảm bảo đặc ân của người; như thể Đức Chúa Trời là con người, tức giận vì những chuyện vặt, hay nguôi cơn giận bởi các món quà hay những việc làm để hối lỗi! CC 127.1

Các thế kỷ vừa qua làm chứng cho sự gia tăng sai lầm không ngớt về những giáo lý được phổ biến từ thành La Mã. Sự giảng dạy của những triết gia ngoại đạo đã được lưu ý và tạo ra sự ảnh hưởng trong giáo hội. Nhiều người tự xưng là đã nhận đạo vẫn giữ các giáo lý về học thuyết ngoại đạo của mình, và không chỉ tiếp tục tự mình nghiên cứu lại còn thúc giục những người khác như là cách mở rộng sự ảnh hưởng của họ trong người ngoại. Do đó các sai lầm nghiêm trọng được đưa vào đức tin Cơ Đốc. Điểm nổi bật của những điều này là niềm tin vào sự bốt diệt tự nhiên của con người và ý thức về sự chết. Giáo lý này đặt nền tảng trên việc La Mã thiết lập sự cầu khẩn các vị thánh và sùng bái bà Ma-ri đồng trinh. Nỗi đau khổ đời đời cho sự khống ăn năn sau cùng của dị giáo, mà sớm được kết hợp thành đức tin cũng xuất hiện từ điều này. CC 127.2

Sau đó việc đưa ra chuyên bịa đgt khác của đạo ngoại mà La Mã gọi là sự chuộc tội được chuẩn bị, và dùng làm kinh hãi những đám đông nhẹ dạ và mê tín. Dị giáo này xác nhận sự tồn tại của nơi đau khổ, mà những linh hồn thuộc về nơi này không xứng đáng với sự nguyền rủa đời đời, thì phải chịu trừng phạt vì tội lỗi mình, và thiên đàng sẽ thừa nhận khi họ được giải thoát khỏi sự không thánh khiết. CC 128.1

Đế quốc La Mã cần một chuyện bịa đặt khác nữa để có thể thu lợi bởi sự sợ hãi và trụy lạc của những người ủng hộ nó. Giáo lý của những sự đam mê góp phần vào điều này. Sự tha thứ trọn vẹn cho tội lỗi trong quá khứ, hiện tại và tương lai và sự giải thoát khỏi mọi đau đớn và những hình phạt đã gánh chịu, được hứa cho tất cả những ai sẽ gia nhập vào các cuộc chiến của người lãnh đạo tôn giáo để mở rộng sự thống trị nơi thê’ gian của ông, trừng phạt những kẻ thù nghịch cùng ông, hay tiêu diệt những ai mà dám phủ nhận uy thế tôn giáo của ông. Dân chúng cũng được dạy rằng bởi việc dâng tiền cho hội thánh tự họ có thể thoát khỏi tội lỗi và cũng giải thoát cho linh hồn mà bị giam cầm trong lửa đau khổ của những bạn hữu đã mất của mình. Bằng những cách như thế đế quốc La Mã đã làm đầy kho bạc của nó và giữ vững vẻ lộng lẫy, xa hoa, và trụy lạc của những đại diện giả mạo của Người mà đã không biết đột đầu của Người nơi nào. CC 128.2

Lễ nghi trong Kinh Thánh về bữa tiệc của Đức Chúa Trời đã được thay thế bằng sự cúng tế sùng bái của dân chúng. Các thầy tế lễ biến bánh và rượu đơn giản thành thân thể và huyết thật của Đấng Cơ Đốc bởi lễ nghi lố lâng vô nghĩa của mình. Bởi sự kiêu câng và phạm thượng mà họ công khai cho rằng quyền lực là để “tạo nên Đấng Tạo Thế của mình”. Tất cả các Cơ Đốc nhân bị đòi hỏi, trong sự đau đớn của cái chết, thừa nhộn đức tin của mình trong dị giáo hãi hùng và sỉ nhục Thiên đàng này, bởi sự đau đớn của cái chết. Những ai chối bỏ điều này thì sẽ bị dâng cho lửa. CC 129.1

Sự hưng thịnh của chế độ tôn giáo là sự kinh hãi về luân lý của thế gian. Kinh Thánh hầu như không được biết đến, không chỉ đối với dân chúng, mà còn cả các thầy tế lễ. Những người đứng đầu câm ghét thứ ánh sáng mà sẽ bộc lộ tội lỗi họ như những người Pha-ri-si già dặn. Luật pháp của Đức Chúa Trời, chuẩn mực của sự công bình, đang bị bỏ đi, họ dùng quyền lực vô hạn, và tự do thực hiện sự trụy Iạc. Sai phạm, tính tham lam, và sự phóng đãng lan tràn. Con người không lùi bước khỏi tội ác, mà họ có thể đạt được sự giàu có hay địa vị. Các cung điện của các nhà lãnh đạo tổn giáo là nhửng quanh cảnh của sự trụy lạc kinh tởm nhất. Không có sự tiến triển nào về kiến thức, nghệ thuật, hay là văn minh trong những thế kỷ qua. Một sự tê liệt về trí tuệ và luân lý đã tấn công những người theo đạo Cơ Đốc. CC 129.2