Con Đường Giải-Thoát

13/15

CHƯƠNG 11: ĐẶC ÂN CẦU NGUYỆN:

ĐỨC Chúa Trời phán với chúng ta qua thiên-nhiên, Kinh-Thánh, sự chăm-gìn của Ngài và ảnh hưởng của Đức Thánh-Linh. Nhưng những phương-tiện nầy chưa đủ. Chúng ta cần phái dốc lòng mình ra cho Chúa. Muốn được sự-sống và năng-lực thiêng — liêng, chúng ta cần phải có sự thông-công mật-thiết với Thiên — Phụ. Tâm — thần của chúng ta có thể hướng về Chúa, chúng ta có thể suy-gẫm về công-việc của Ngài, sự thương-xót, ơn- phước; nhưng với nghĩa chính-xác nhứt, thì chúng ta chưa thông-công với Ngài. Muốn thông công với Chúa chúng ta cần phải bày-tỏ mọi sinh-hoạt hằng ngày của chúng ta cho Ngài. CDG 139.1

Cầu-nguyện là mở lòng ra cho Đức Chúa Trời cũng như cho người bạn thân. Cầu-nguyện không phải tỏ cho Đức Chúa Trời biết chúng ta là người thế nào, nhưng là để dọn mình tiếp-rước Chúa. Cầu- nguyện không phải để đem Chúa hạ xuống tới mực của chúng ta, nhưng là nâng mình lên với Chúa. CDG 140.1

Khi Đức Chúa Jêsus còn sống trên-đất, Ngài dạy các môn-đồ cách cầu-nguyện. Ngài khuyên họ trình-bày mọi nhu-cầu hằng ngày lên cho Chúa và giao-phó mọi phiền-lo cho Ngài. Chúa đã bảo-đảm với các môn-đồ rằng lời cầu-xin của họ sẽ được đoái đến, thì lời bảo-đảm ấy cũng được ứng-dụng cho chúng ta ngày nay vậy. CDG 140.2

Trong khi còn sống chung với nhân-loại, chính mình Đức Chúa Jêsus cũng thường cầu — nguyện. Đấng Cứu-Thế của chúng ta cũng hòa mình với mọi nhu-cầu và yếu-đuối của chúng ta. Trong phương- diện đó Chúa là Đấng hay cầu-xin, khẩn khoản tìm cầu với Cha để được thêm sức mới, để có thể mạnh tiến nhận lấy nhiệm-vụ và thử-thách. Chúa là gương-mẫu cho chúng ta trong mọi sự, Ngài là người anh của chúng ta trong khi mình yếu-đuối, “bị thử-thách trong mọi mặt như chúng ta, nhưng không hề phạm tội”, vốn là Đấng vô tội nên bản- tánh của Ngài là chống-trả lại điều ác. Ngài cũng phải chịu những cuộc giao-tranh, những dằn-vật của tâm-hồn trong thế-gian tội-ác nầy như chúng ta. Vì mang lấy nhân-thể nên Ngài cần phải cầu- nguyện và coi sự cầu-nguyện như là một đặc-ân. Ngài tìm được sự an-ủi và niềm vui trong khi thông-công với Cha Ngài. Nếu Đấng Cứu-Chuộc nhân-loại, tức là Con của Đức Chúa Trời cảm thấy cần phải cầu-nguyện, thì những con người yếu- đuối, đầy tội-lỗi cần phải hết lòng và bền-đổ cầu- nguyện hơn biết bao nhiêu. CDG 140.3

Thiên-Phụ đang chờ-đợi để ban ân-phước trọn lành của Ngài cho chúng ta. Chúng ta hãy hưởng đặc-ân uống nước nơi dòng yêu — thương lai-láng kia. Nhưng lạ-lùng thay, chúng ta lại cầu-nguyện quá ít. Đức Chúa Trời sẵn-sàng muốn nghe những lời cầu-xin thành — thật của bầy con hèn-hạ nhứt của Ngài, dầu vậy chúng ta rất miễn-cưỡng khi trình-bày mọi nhu-cầu của chúng ta lên Ngài, Thiên sứ nghĩ thế nào về con người khốn — khó, tuyệt- vọng, phải chịu cám-dỗ, mà lòng bác-ái vô-biên của Đức Chúa Trời hướng về họ, sẵn-sàng ban cho nhiều hơn mọi sự họ cầu-xin hay mơ-tưởng đến, nhưng họ lại cầu — nguyện quá ít và đức-tin cũng chẳng bao nhiêu? Thiên-sứ thích phủ-phục trước mặt Đức Chúa Trời, thích được ở bên Ngài luôn. Họ coi sự thông công với Chúa là niềm vui cao- cả nhứt. Mặt khác con người dưới thế cần đến sự tương-trợ của Đức Chúa Trời biết bao nhiêu, lại dường như thỏa lòng dò bước chân đi mà không cần ánh — sáng của Đức Thánh — Linh Ngài, cũng không cần mối giao-tình của sự hiện-diện Ngài. CDG 141.1

Sự âm u của điều-ác vây — phủ lấy những kẻ xao-lãng sự cầu-nguyện. Kẻ thù thì-thầm bên tai họ những lời cám-dỗ để xúi-giục họ phạm-tội. Sở-dĩ có mọi điều ấy xảy ra là vì họ không dùng đặc-ân của Đức Chúa Trời ban cho là cầu-nguyện. Trong khi cầu-nguyện là chìa khóa trong bàn tay đức-tin để mở cửa kho-tàn trên trời, là nơi chứa những quyền-năng bất-tận của Đấng toàn — năng, tại sao con trai và con gái của Đức Chúa Trời lại xao- lãng cầu-nguyện? Nếu chẳng cầu — nguyện không thôi và không liên-tục dè-giữ, chúng ta bị mối hiểm nguy dễ trở nên bất-cẩn và lìa xa con đường chánh- đáng. Kẻ đối-địch của chúng ta sẽ không thôi tìm- kiếm mọi cách để ngăn-cản con đường đến ngôi ân- phước, để chúng ta không tiếp nhận được đức- tin, ân-điển và sức-lực hầu chống-trả sự cám-dỗ. CDG 142.1

Muốn Chúa nghe và đáp lời cầu-nguyện, chúng ta phải thỏa-mãn vài điều-kiện sau đây: Một trong những điều-kiện đầu tiên ấy là chúng ta phải cảm- thấy mình cần được Ngài giúp-đỡ. Chúa đã hứa: “Ta sẽ rót nước trên kẻ khát, cho suối chảy trên đất khô.” Ê-sai 44:3. Những ai đói-khát sự công- bình, trông-mong nơi Đức Chúa Trời, có thể chắc chắn rằng sẽ được no-đủ. Tấm lòng phải mở- rộng để tiếp-đón ảnh — hưởng của Đức Thánh- Linh, nếu không, người không thể nào tiếp-nhận ân-phước của Đức Chúa Trời được. CDG 142.2

Chính cái nhu-cầu lớn-lao của chúng ta tự nó đủ là một lý-lẽ vững-chắc để khẩn-nguyện cách hùng-hồn cho chúng ta rồi. Nhưng chúng ta phải tìm-câu Đức Chúa Trời để nhờ Ngài thỏa-đáp mọi sự cho ta. Ngài từng phán: “Hãy xin, sẽ được” Lại nữa “Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao?” Ma-thi-ơ 7:7; Rô-ma 8:32. CDG 143.1

Nếu chúng ta còn giữ sự bất-chánh ở trong lòng, còn khư-khư ôm lấy tội tỏ-tường, Chúa sẽ chẳng nhận lời xin của chúng ta đâu. Nhưng lời cầu-nguyện của kẻ có tội, của tấm lòng đau-thương thống-hối lúc nào cũng được tiếp-nhận cả. Khi mọi lỗi-lầm đã được sửa-chữa, chúng ta có thể tin chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ đáp lời cầu-xin của chúng ta. Những công-đức riêng của chúng ta không thể nào làm mình hưởng được ân-huệ của Chúa. Chính sự hy-sinh cao — cả của Đức Chúa Jêsus sẽ cứu chúng ta. Huyết Ngài sẽ tẩy sạch mọi tội nhơ của chúng ta. Tuy vậy chúng ta còn có việc phải làm để đủ điều-kiện, thì lời cầu-xin của chúng ta mới được Chúa nhận. CDG 143.2

Một yếu-tố khác để được đáp lời cầu-xin là đức-tin. “Kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm-kiếm Ngài.” Hê-bê-rơ 11:6. Đức Chúa Jêsus phán cùng các môn-đồ Ngài rằng: “Mọi điều các con xin trong lúc cầu — nguyện, hãy tin đã được, tất điều đó sẽ ban cho các con.” Mác 11:24. Chúng ta có tin lời Ngài không? CDG 144.1

Lời bảo-đảm của Chúa rộng-rãi bao-la và chính Chúa là Đấng thành-tín đã hứa như vậy. Khi chúng ta không nhận ngay được chính điều chúng ta cầu- xin, hãy cứ tin rằng Đức Chúa Trời đã nghe và Ngài sẽ đáp lời cho chúng ta. Chúng ta thường bất-nhứt và thiển-cận nên đôi khi chúng ta cầu-xin những điều không có lợi cho mình, và Thiên-Phụ đầy lòng bác-ái của Ngài, sẽ ban cho ta những gì tốt nhứt—tức là điều chúng ta sẽ ao-ước, nếu được ơn thiêng-liêng để nhận — xét sự việc đúng cách. Khi lời cầu-xin của chúng ta dường như không được đáp lại, chúng ta hãy vững tin nơi lời hứa của Chúa, vì không sớm thì chầy chắc-chắn mình sẽ nhận được ơn-phước mà mình cần nhứt. Nếu cho rằng lời cầu nguyện lúc nào cũng được thỏa- đáp đúng y cách-thức và điều mình xin, thì đó chi là điều phỏng-đoán thôi. Đức Chúa Trời rất thông- minh, Ngài không bao giờ lầm-lỗi được. Chúa cũng rất nhân.từ, nên không thể không ban cho những kẻ theo lối thẳng ngay. Vậy, bạn đứng sợ-hãi gì mà không trông-cậy nơi Chúa, dầu bạn thấy lời cầu — nguyện của mình không được chấp-nhận lập-tức. Nên trông-cậy nơi lời hứa bảo-đảm của Ngài: “Hãy xin sẽ được.” CDG 144.2

Nếu ta nghe theo lời khuyên-nhủ kia với lòng nghi-ngờ và lo-sợ, hoặc cố giải-quyết mọi việc mà mình không thấy rõ-ràng, rồi mới có đức-tin sau, mọi bối rối sẽ tăng thêm mà thôi. Nhưng chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời trong khi tự cảm-thấy hoàn-toàn bất-lực và phụ-thuộc như thực-trạng của chúng ta, rồi với đức tin đơn sơ và khiêm — nhường bày-tỏ mọi nhu-cầu cho Ngài là Đấng có trí hiểu — biết vô-biên, là Đấng thấy hết mọi sự, vừa là Đấng dùng ý-muốn và lời phán mà cai-trị mọi vật, Ngài có thể và sẽ nghe lời kêu-van của chúng ta, sẽ để sự sáng Ngài chiếu rạng vào lòng chúng ta. Nhờ lời cầu nguyện mà chúng ta được liên-lạc với trí khôn vô-tận của Đấng đời-đời. Tuy ta không có bằng-chứng nào cả, nhưng thật Đấng Cứu-Thế cúi nhìn xuống chúng ta với cả sự cảm- thương chan-chứa và tình yêu tuyệt-vời. Có thể chúng ta không cảm-thấy được cái vuốt-ve đầy triều-mến, nhưng bàn tay Ngài bao-phủ trên ta với lòng bác-ái cùng sự thương-xót dịu-hiền CDG 145.1

Khi chúng ta đến cùng Chúa để cầu xin ơn- phước và sự thương — xót, chúng ta cần phải có tấm lòng đầy yêu-thương và tha thứ. Làm sao chúng ta có thể cầu-khẩn: “Xin tha tội-lỗi cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng con” trong khi chúng ta mang nặng tinh-thần bất dung-tha? Ma-thi-ơ 6:12- Chúng ta muốn được Chúa nhậm lời cầu xin và tha — tội chừng nào, mình phải có tinh-thần tha-thứ như thế trước khi cầu-nguyện. CDG 145.2

Bền lòng cầu-nguyện cũng là một điều-kiện để được Chúa nhậm. Nếu muốn lớn lên trong đức-tin và kinh-nghiệm, chúng ta phải cầu-nguyện luôn luôn. Chúng ta phải “bền lòng mà cầu- nguyện” phải “bền-đỗ và tỉnh-thức trong sự cầu- nguyện, và thêm sự tạ-ơn vào.” Rô-ma 12:12; Cô- lô-se 4:2. Sứ-đồ Phi-e-rơ khuyên tín-giáo: “Hãy khôn-ngoan tỉnh-thức mà cầu-nguyện.” 1 Phi-e-rơ 4:7. Sứ-đồ Phao lô đã dặn: “Trong mọi sự hãy dùng lời cầu-nguyện, nài-xin, và sự tạ-ơn mà trình các sự cầu-xin của mình cho Đức Chúa Trời.” Phi-líp 4:6. Giu-đe nhắn-nhủ: “Hỡi kẻ rất yêu-dấu, hãy nhơn danh Đức Thánh-Linh mà cầu-nguyện, hãy giữ mình trong sự yêu-mến Đức Chúa Trời.” Giu- đe 20,21. Cầu-nguyện không thôi là mối dây liên- kết không thể dứt được trói chặt linh-hồn ta vào với Chúa, để sự sống của Chúa tràn tuôn vào đời sống chúng ta, rồi từ đời sống chúng ta sự tinh- sạch và thánh-khiết chảy trở về với Chúa. CDG 146.1

Cần phải bền lòng cầu-nguyện. Đừng để điều gì ngăn trở bạn. Hãy hết sức cố-gắng để giữ lấy sự thông-công giữa Chúa Jêsus và linh-hồn bạn. Hãy tìm mọi cơ-hội để dự những phiên cầu-nguyện. Những người thật lòng tìm kiếm sự giao-thông với thiên-đàng đều có mặt trong các phiên nhóm cầu-nguyện, trung thành trong công-việc ấy cùng hết lòng quan-tâm đến việc tiếp-nhận mọi lợi-ích mà họ có thể thâu-thập được. Họ sẽ tận-dụng mọi cơ-hội để có thể tự đặt mình vào nơi có những tia sáng chói lòa từ thiên-đàng chiếu ra. CDG 147.1

Chúng ta phải cầu-nguyện trong vòng gia-đình, nhưng trên hết, đứng bao giờ xao-lãng việc cầu- nguyện riêng, vì đó chính là sự sống của linh-hồn. Linh-hồn không thể nào phát-đạt nếu ta xao-lãng việc cầu-nguyện. Cầu-nguyện trong gia-đình không chưa đủ. Trong nơi thanh-vắng, hãy mở rộng tâm- hồn ta cho cặp mắt dò-xét của Đức Chúa Trời nhìn xem. Lời cầu — nguyện kín nầy chỉ có Đức Chúa Trời nghe mà thôi, Không một lỗ tai tọc-mạch nào được phép nghe những gánh nặng của tâm — hồn được dâng lên Chúa trong lời cầu-nguyện ấy. Trong lúc cầu nguyện riêng như vậy, linh-hồn phải được thoát khỏi ngoại-cảnh cùng mọi sự huyên-náo ở đời. Thầm-lặng nhưng thiết-tha, lời cầu nguyện ấy sẽ vang lên Đức Chúa Trời. Cái ảnh — hưởng êm — ái và bền-bỉ từ Đức Chúa Trời tỏa ra cho những ai tìm- kiếm Chúa trong lời cầu — nguyện riêng, vì Chúa là Đấng luôn lắng nghe những lời khấn-nguyện phát-xuất từ nơi sâu-thẳm của tâm- hồn. Bởi sự thầm-lặng và đức-tin đơn-sơ mà linh- hồn giữ vững sự thông-công với Đức Chúa Trời để tích-lũy lấy những tia sáng thiên-thượng hầu tăng-cường và giữ vững lấy mình trong khi giao- tranh với Sa tan. Đức Chúa Trời chính thật là đồn-lũy và sức-lực của chúng ta. CDG 147.2

Cầu-nguyện trong phòng riêng cũng chưa đủ. Trong khi lo công việc hằng ngày cũng hãy hướng lòng mình lên Đức Chúa Trời. Ê-nóc đồng đi với Đức Chúa Trời bằng cách ấy. Những lời cầu — nguyện thầm ấy chẳng khác nào mùi hương thơm tỏa ra trước ngôi ân-phước, và Sa — tan không thể nào thắng nổi những kẻ đưa lòng mình nương-náu luôn bên cạnh Đức Chúa Trời. CDG 148.1

Không lúc nào, cũng không nơi nào là không thuận-tiện để dâng lời cầu-xin lên Đức Chúa Trời. Không gì có thể ngăn-cản ta hướng lòng mình lên trong tinh-thần khấn-nguyện tha-thiết. Khi ở giữa đám đông nơi phố-phường tấp-nập, hoặc trong lúc giao-thiệp trên trường thương-mãi, chúng ta đều có thể cầu-xin sự hướng-dẫn thiên-thượng như Nê- hê-mi xưa kia khi dâng sớ lên vua Ạc-ta-xét-xe vậy. Bất-cứ nơi nào cũng có thể là chỗ để ta thông-công với Đức Chúa Trời. Ta phải mở cửa lòng luôn để lúc nào cũng có thể mời Đức Chúa Jêsus ngự vào. CDG 148.2

Tuy sống giữa vòng hoen-ố suy-đồi, ta có thể không hấp-thụ lấy uế — khí của thế-gian mà sống với bầu không-khí trong — sạch của thiên-đàng. Chúng ta có thể đóng kín cửa lòng khỏi những tư-tưởng ô — uế và mọi ý-nghĩ không thánh — khiết bằng cách dâng lòng mình lên Đức Chúa Trời qua lời cầu-nguyện thật tâm. Mọi kẻ nào mở lòng mình ra để tiếp-nhận sự nâng-đỡ và phước-hạnh của Đức Chúa Trời, sẽ bước đi trong bầu không- khí thánh-khiết hơn bầu không-khí của thế-gian, và sẽ được thông-công với thiên-đàng không thôi. CDG 149.1

Chúng ta phải nhìn thấy hình-ảnh của Đức Chúa Jêsus rõ-ràng hơn và thấu hiểu rõ-ràng hơn giá-trị của những sự thật vĩnh-cửu. Nét hoa-mỹ của sự thánh-khiết phải đầy-dẫy trong lòng của con-cái Đức Chúa Trời. Muốn được vậy, chúng ta phải cầu-xin Chúa bày-tỏ những sự-vật của thiên-đàng cho mình ngắm xem. CDG 149.2

Chúng ta phải để linh-hồn mình hướng thượng để Đức Chúa Trời ban cho hơi thở của thiên-đàng. Chúng ta có thể gần-gũi với Chúa đến đỗi hễ gặp cơn thử-thách bất-ngờ thì tư-tưởng của chúng ta liền hướng về Chúa cách vô-cùng tự-nhiên như loài hoa xoay về hướng mặt trời mọc vậy. CDG 149.3

Hãy trình-bày cho Chúa mọi nhu cầu, mọi niềm vui, mọi nỗi khổ-đau, mọi sự lo-âu cũng như mọi sự sợ-hãi. Bạn không thể nào làm cho Chúa mang quá nặng đâu, cũng không có thể làm cho Ngài mệt-mỏi đâu. Chúa là Đấng thường đếm tóc trên đầu bạn sẽ không làm ngơ trước những sự thiếu- thốn của con Ngài đâu. “Chúa đầy lòng thương- xót và nhân từ.” Gia-cơ 5:11. Tấm lòng đầy tình- yêu của Chúa rất cảm-động bởi những sự đau-khổ cúa chúng ta, ngay khi chúng ta vừa thốt lời. Hãy dâng cho Chúa mọi phiền lo trong tâm-trí mình. Không có gì quá lớn đến Ngài mang không nổi vì Ngài nâng mọi thế-giới trên tay và điều khiển mọi sự trong vũ-trụ. Không có gì liên-quan đến sự an- khương của chúng ta mà lại quá nhỏ để Ngài không lưu-ý đến. Những đoạn đời của chúng ta không có chỗ nào quá đen — tối đến Ngài đọc không được; không một rối-rắm nào quá khó đến Ngàỉ giải-quyết không nổi. Không một tai-ương nào có thể xảy ra cho đứa con hèn-mọn nhứt của Ngài. Không một lo-âu vò-xé linh-hồn nào, không một niềm vui tươi nở nào, không một lời cầu-nguyện thành-thật nào thoát khỏi đôi môi của con-cái Ngài mà Cha chúng ta ở trên trời không chú-ý đến ngay, “Ngài chữa lành người có lòng đau thương, và bó vít của họ.” Thi-thiên 147:3. Mối liên-hệ giữa Đức Chúa Trời và mỗi linh-hồn trong thế-gian gắn-bó mật-thiết quá rõ-ràng trọn-vẹn đến nỗi dường như không có một linh-hồn nào không được Ngài chăm-lo,cũng như không còn có một linh-hồn nào mà Ngài không ban Con yêu-quí duy — nhứt của Ngài chết thay cho họ. CDG 150.1

Đức Chúa Jêsus phán rằng: “Các con sẽ nhơn danh Ta mà cầu xin, Ta chẳng nói rằng Ta không vì các con sẽ cầu-xin Cha đâu: Vì chính Cha yêu thương các con.” “Ta đã chọn các con ... hầu cho mọi điều chi các con nhơn-danh Ta cầu-xin Cha thì Ngài ban cho các con.” Giăng 16:26,27; 15:17. Nhơn-danh Đức Chúa Jêsus mà cầu-nguyện có ý- nghĩa đặc-biệt hơn là chỉ nhắc đến danh Chúa ở phần đầu và phần cuối bài cầu — nguyện. Điều đó có nghĩa là cầu-nguyện trong tinh-thần, trong tâm- trí của Đức Chúa Jêsus; có nghĩa là đã tin lời hứa của Chúa thì chúng ta phải trông-cậy trên ân-điển Ngài, làm việc của Ngài. CDG 151.1

Đức Chúa Trời không có ý-định chúng ta phải thành những ẩn-sĩ hay những nhà tu-hành xa-lánh cõi đời để hiến mình cho việc thờ-phượng. Cuộc đời chúng ta phải như của cuộc đời Đấng-Christ — một phần trên núi-non, một phần trong quần- chúng. Một người chỉ biết cầu-nguyện thôi chớ không làm gì khác cả, chẳng bao lâu sẽ không còn cầu-nguyện nữa, hoặc-vả lời cầu-nguyện của người chỉ còn là một thể-thức hay một thói-quen hằng ngày thôi. Khi con người tự tách mình ra khỏi xã- hội, trốn-tránh những phận-sự của Cơ-đốc-đồ, lánh xa việc mang lấy thập-tự khi họ không còn làm việc Chúa cách nhiệt-thành là Đấng hết lòng lo-toan cho họ, họ sẽ lạc mất chủ-đích của sự cầu- nguyện và cũng không cảm thấy được thúc-giục để dâng mình cho Chúa nữa. Lời cầu-nguyện của họ trở thành riêng — tư và ích-kỷ. Họ không còn cầu- xin cho những nhu-cầu của nhân-loạỉ, hoặc gây- dựng nước của Chúa, hoặc cầu-xin được thêm năng-lực để làm việc Ngài nữa. CDG 151.2

Chúng ta mất-mát nhiều khi bỏ qua cơ-hội họp chung nhau để tăng-cường và khuyến-khích người khác làm việc Chúa. Ta không còn thấy lẽ-thật của lời Chúa là quan-trọng và linh-động nữa. Lòng chúng ta không còn được soi-sáng và kích-động bời ảnh-hưởng nên thánh của lời Chúa nên đời sống thiêng-liêng mình sa-sút lần. Vì cớ thiếu mất sự cảm-thông với nhau nên chúng ta bị thiệt-thòỉ nhiều trong việc giao-tiếp với tín-giáo.Kẻ nào chỉ khư-khư giữ lấy phần mình tức không giữ đúng cương-vị của Đức Chúa Trời đã chỉ — định cho người. Sự đào- luyện thích-nghi bản tánh của mình trong cách xử- thế giữa xã-hội giúp ta cảm-thông với kẻ khác, và đó cũng là phương-tiện để chúng ta phát-triển và thêm sức-lực trong công việc của Đức Chúa Trời. CDG 152.1

Nếu tín-đồ họp lại với nhau, cùng nhau bàn- luận về lòng bác-ái của Đức Chúa Trời và lẽ-thật cứu-rỗi quí — báu thì chính tâm — hồn họ sẽ được tươi-tỉnh cùng thêm sức mới cho người khác nữa. Mỗi ngày chúng ta có thể học hòi thêm về Cha của chúng ta ở trên trời, thâu-nhận thêm những kinh- nghiệm tươi mới về ân-điển Ngài, bây giờ chúng ta chỉ khao-khát được nói về tình yêu của Ngài, và trong khi chúng ta làm như thế, cõi lòng chúng ta sẽ được ấm-áp: được thêm can-đảm. Nếu chúng ta nghĩ và nói nhiều hơn về Đức Chúa Jêsus mà không quá quan-tâm đến cá-nhân mình, chúng ta sẽ được càng gần Chúa hơn. CDG 153.1

Nếu chúng ta thường suy-tưởng về Đức Chúa Trời như Ngài chăm-nom chúng ta, Ngài sẽ luôn luôn ở trong tâm-trí ta và không gì làm ta ưa- thích hơn là được nói về Chúa cùng chúc-tôn danh Ngài. Chúng ta nói về những sự-việc tạm-thời vì chúng ta thích những sự-việc ấy. Chúng ta nói về bạn-hữu mình vì chúng ta yêu mến họ, niềm vui cũng như nỗi buồn của mình đã kết chặt với họ. Thế thì chúng ta có lý-do trọng-đại biết chừng nào để kính-yêu Đức Chúa Trời hơn các bạn dưới thế của mình, dĩ-nhiên chúng ta đặt Ngài lên trên hết trong ý-nghĩ của chúng ta, nói đến sự nhân từ của Ngài và truyền ra quyền — năng Ngài. Những của quí-báu mà Ngài ban cho chúng ta, không phải để cho chúng ta đặt hết tư-tưởng và lòng say-mê của mình vào đó đến nỗi không còn nghĩ về Chúa được. Những vật đó luôn — luôn nhắc-nhở chúng ta đến Ngài, để buộc chúng vào mối bác-ái và ân-thâm đối với Ân — nhân của chúng ta ở trên trời vậy. Chúng ta sống quá gần với hạ-giới. Hãy nhướng mắt nhìn lên cửa đền thánh đang mở toang ở trên cao, là nơi sự vinh-hiển của Đức Chúa Trời chói lòa trên gương mặt của Đức Chúa Jêsus, là Đấng “có thể cứu toàn-vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời.” Hê-bơ-rơ 7; 25. CDG 153.2

Chúng ta càng phải chúc-tụng Chúa càng hơn “vì sự nhân-từ Ngài và vì các công-việc lạ-lùng Ngài làm cho con-cái loài người.” Thi thiên 107:8. Giờ thờ-phượng của chúng ta không phải chỉ để cầu-xin và thụ-hưởng mà thôi. Đừng nên bao giờ chỉ nghĩ đến sự thiếu-thốn của mình mà không bao giờ nghĩ đền những ân-huệ mình đã nhận được. Chúng ta cầu-xin không biết bao nhiêu nhưng ít tạ ơn thay! Chúng ta thụ — hưởng không thôi, tuy vậy, ít khi nào tỏ lòng biết ơn, ít khi nào chúc- tôn Chúa về những gì Ngài đã làm cho mình. CDG 154.1

Xưa kia khi dân Y sơ-ra-ên nhóm nhau lại để thờ-phượng Chúa, Ngài chỉ-dẫn họ rằng: “Các con sẽ ăn tại đó, trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời các con, vui-vẻ cùng gia-quyến mình, vì mọi việc mình làm đã được Giê-hô-va Đức Chúa Trời con ban phước cho.” Phục-truyền Luật-Iệ Ký 12:7. Việc gì làm để vinh-hiển Chúa, phải được làm với lòng vui-mừng, với bài hát chúc — tôn và tạ ơn, chớ không phải với sự u-sầu buồn-thảm. CDG 154.2

Đức Chúa Trời của chúng ta là Chúa rất nhân hiền và đầy lòng thương-xót. Không bao giờ nên coi sự hầu việc Chúa là điều buồn lòng và mệt- mỏi. Sùng-bái Đức Chúa Trời và phụng.sự Ngài phải là sự vui-thỏa. Chúa không muốn con-cái Ngài là những kẻ mà Ngài ban cho sự cứu-rỗi lớn-lao, xem Chúa như người chủ hà-khắc. Ngài là bạn thiết của họ, nên khi họ thờ-phượng Ngài, Chúa ngự giữa họ để ban phước, an-ủi họ, làm cho lòng họ chứa-chan niềm vui và tình yêu. Đức Chúa Trời muốn con-cái Ngài được an-ủi trong sự hầu việc Ngài cũng tìm được vui-thú hơn khốn- khổ. Chúa định rằng mọi ai đến thờ-lạy Ngài sẽ đem về với họ những tư — tưởng quí — báu về sự chăm-lo và lòng bác-ái của Chúa, để họ được vui- vẻ trong mọi công — việc hằng ngày, và thật-thà, chánh-trực trong mọi sự. CDG 155.1

Chúng ta hãy quây-quần nhau quanh thập-tự, Đấng Christ và sự đóng-đinh Ngài phải là chủ-đề để suy-gẫm, thảo-luận, và là mối xúc-cảm vui- mừng nhứt cho chúng ta” Chúng ta phải ghi-nhớ mọi ân- phước mà Đức Chúa Trời ban cho, và khi chúng ta nhận-thức được tình yêu sâu-xa của Ngài, chúng ta sẽ sẵn sàng giao-phó mọi sự vào bàn tay đã bị đóng đinh trên thập-tự cho chúng ta. CDG 155.2

Linh-hồn sẽ nương cánh tạ ơn mà bay bổng lên thiên — đàng. Trên thiên — cung cao kia, Đức Chúa Trời được thờ — phượng bằng bài ca, tiếng nhạc, nên khi chúng ta bày-tỏ lòng biết ơn của mình tức phù-hợp với sự thờ-phượng của thiên- binh vậy. “Kẻ nào dâng sự cảm-tạ làm của-lễ, tôn-vinh Chúa.” Thi — thiên 50:23. Vậy chúng ta hãy hết lòng tôn — kính, vui-mừng mà đến trước Đấng Tạo-Hóa mình để “tạ ơn, và tiếng ca hát”. Ê-sai 51:3. CDG 156.1